Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Có Nguy Hiểm Không? được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bà bầu bị tiêu chảy là hiện tượng rất hay gặp, tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra vô số bất tiện. Vậy bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này?1. Nguyên nhân bị tiêu chảy khi mang thai
Theo các chuyên gia, đau bụng tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu. Nguyên nhân tiêu chảy là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa, trong thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em rất kém, theo đó hệ tiêu hóa cũng yếu đi, dễ dẫn đến tình trạng “tào tháo đuổi”.
Ngoài ra, cũng có một số trường hợp, ăn thực phẩm lạ hay ăn quá nhiều chất đạm, dầu mỡ nên cơ thể không hấp thu được, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Bên cạnh đó, tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị tiêu chảy.
2. Các triệu chứng bà bầu thường gặp
Tùy vào nguyên nhân mà tình trạng tiêu chảy ở bà bầu có thể kéo dài từ 1 – 10 ngày. Các triệu chứng thường gặp là:
– Đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi đau dữ dội
– Đi ngoài phân lỏng.
– Đi ngoài nhiều lần có thể làm người mẹ bị nôn mửa, kiệt sức, mệt mỏi.
Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho mẹ và em bé trong bụng.
3. Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?
Tình trạng tiêu chảy ở phụ nữ mang thai thường nặng hơn bình thường do sức đề kháng kém, bởi vậy, mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Những cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.
Hơn nữa, mẹ bầu mệt mỏi, kém ăn, suy kiệt có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến thai chết lưu trong bụng mẹ.
Bởi vậy, bị tiêu chảy khi mang bầu cần được điều trị kịp thời tránh trường hợp do cấp cứu muộn, phải dùng nhiều thuốc, kháng sinh vì có thể khiến mẹ bị sảy thai, hoặc nguy cơ để lại dị tật cho thai nhi.
4. Điều trị tiêu chảy ở bà bầu
Khi gặp tình trạng tiêu chảy, bà bầu thường rất lo lắng, không dám dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Trường hợp này, thai phụ nên đi khám để được điều trị phù hợp, nhanh khỏi bệnh.
– Trà gừng: Đun sôi gừng và trà trong nước. Để nguội, lọc lấy nước và uống.
– Pha thêm mật ong vào nước, uống hàng ngày.
Nếu bệnh tiêu chảy không tự hết, mẹ có thể cần đến kháng sinh. Tuy nhiên cần được bác sĩ thăm khám, tư vấn trước khi sử dụng.
Bên cạnh đó, bà bầu cần chú ý trong việc ăn uống. Tránh ăn những thực phẩm các mẹ từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng.
5. Phòng tránh tiêu chảy như thế nào?
Để tránh tình trạng tiêu chảy trong thời gian mang bầu, chị em cần đặc biệt đến chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày: – Ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống, thịt sống…
– Ăn uống đảm bảo vệ sinh, hạn chế ăn uống ở hàng quán
– Tránh ăn thức ăn ôi thiu, chỉ sử dụng thực phẩm còn tươi mới, có xuất xứ rõ ràng.
– Mẹ nên kiêng ăn các thực phẩm cay, ngọt, đồ tanh
– Tránh món ăn nhiều gia vị
– Không uống nước ngọt có ga và các chất kích thích
Thay vào đó, các mẹ có thể bổ sung các món ăn dễ tiêu hóa như tinh bột, khoai tây nghiền, chuối, cà rốt, bí, cháo, bột yến mạch, sữa chua… Và đừng quên có chế độ nghỉ ngơi thoải mái, hợp lý trong suốt thai kỳ.
6. Lời khuyên của chuyên gia
Theo chuyên gia, nếu tình trạng tiêu chảy không hết sau 2 – 3 ngày, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế, để bác sĩ tiến hành khám sức khỏe, xác định nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy.
– Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Mẹ không được dùng bất kỳ một loại thuốc điều trị tiêu chảy nào nếu không được kê đơn để tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi.
– Uống đủ nước: Mẹ cần đảm bảo cơ thể không bị mất nước. Hãy bù lại nước, một số chất điện giải, vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt cần đi khám ngay nếu có hiện tượng nước tiểu có màu vàng sẫm, cảm buồn nôn, đau đầu, miệng khô, đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu…
Bà bầu bị tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp, bởi vậy mẹ không nên quá lo lắng. Trong trường hợp cần thiết, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị để khỏi bệnh sớm.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng
Bị Chuột Cắn Chảy Máu Có Sao Không, Có Nguy Hiểm Không?
Cách xử lý vết thương khi bị chuột cắn
Ngay khi bị chuột cắn chảy máu thì bạn nên thực hiện một vài bước sau để xử lý vết thương:
Rửa sạch ngay vết cắn bằng xà phòng và nước ấm. Chú ý làm sạch sâu vết thương và hãy rửa sạch xà phòng để hạn chế tình trạng bị kích ứng xà phòng.
Thường xuyên theo dõi tình trạng vết thương để đề phòng các diễn biến nhiễm trùng như đỏ, sưng tấy, chảy mủ,…
Lau khô ráo vết thương và băng lại bằng gạc sạch để tránh tình trạng chảy máu. Những vết cắn của chuột có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng nên bạn có thể bôi thêm thuốc mỡ có chứa kháng sinh vào vị trí vết thương.
Hỏi ý kiến bác sĩ, cần thiết thì có thể tiêm phòng uốn ván hoặc khâu lại nếu vết cắn rộng và sâu.
Trong trường hợp bắt được con chuột đã cắn bạn thì bạn nên theo dõi nó xem có bị nhiễm bệnh hay không.
Bị chuột cắn chảy máu có sao không?
Khi bị chuột cắn bạn có thể mắc một số các bệnh nguy hiểm sau:
1. Bệnh Sodoku
Đây là một loại bệnh do nguyên nhân nhiễm xoắn khuẩn mang tên Spirillum minus từ vết chuột cắn, sau khi bị chuột cắn từ 5-30 ngày. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ thường kéo dài từ 1 – 2 tháng và tỉ lệ tử vong là khoảng 6 – 10%.
Biểu hiện của bệnh Sodoku
Sốt cao (39 độ C – 40 độ C), thường xuyên cảm thấy ớn lạnh, sốt thành từng cơn, sốt không không có chu kỳ, xen kẽ. Trong 1 – 3 tháng, sự tái phát cơn sốt sẽ có thể xuất hiện thêm vài lần
Các dấu hiệu bên ngoài bao gồm: các ban sản xuất huyết, gần như dính liền với nhau, chủ yếu tập trung ở phần da đầu, mặt và nửa thân trên.
Những chỗ bị cắn ngoài da có thể tự khỏi, nhưng đa số các trường hợp xuất hiện ban xuất huyết hoại tử tại chỗ và có phản ứng của hạch khu vực.
2. Bệnh dịch tễ
Bệnh xuất hiện ở các vùng khác nhau trên thế giới nhưng hay gặp ở Mỹ và đôi khi ở châu Âu. Bệnh có thể lây truyền qua người trực tiếp thông qua vết cắn hoặc vết cào của chuột nhiễm bệnh. Có nguyên nhân nhiễm bệnh khác là việc tiếp xúc giữa bàn tay không được bảo vệ với các con chuột bệnh trong phòng thí nghiệm. Thời gian ủ bệnh là từ 3-10 ngày, bệnh xuất hiện đột ngột.
Biểu hiện của Sodoku:
Biểu hiện đầu tiên của người bệnh là sốt cao trên 40 độ, gai rét, đau đầu.
Đau cơ, đau khớp, viêm khớp dạng thấp, tập trung ở các khớp lớn, phát ban xuất huyết ở gan bàn chân, bàn tay.
Hội chứng nhiễm trùng xuất hiện dai dẳng dài ngày kèm buồn nôn, nôn.
Biểu hiện sốt sẽ giảm dần sau 3-5 ngày thậm chí không cần điều trị kháng sinh.các biểu hiện của khớp cũng biến mất trong khoảng 10-14 ngày.
Bệnh nhân nặng thường có các biến chứng viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim, viêm màng não, viêm phổi, thiếu máu.
3. Bệnh sốt Haverhill
Bệnh này do Streptobacillus moniliformis lây qua đường tiêu hóa và phổ biến hơn bệnh Sodoku. Người bệnh sẽ có những triệu chứng về tiêu hóa như buồn nôn, nôn. Trên da có các triệu chứng như các ban xuất huyết ở gan bàn chân, bàn tay. Các biến chứng có thể xuất hiện nếu không được điều trị kịp thời đó là viêm nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim, viêm phổi, viêm màng não, viêm màng ngoài tim, hội chứng thiếu máu…
Streptobacillus moniliformis là trực khuẩn gram âm, không di động, ưa khí, không vỏ bao, đa hình thể. Chúng thường có hình cầu, oval, thoi, một số trường hợp chúng cuộn thành hình khối. Chúng được tìm thấy trong mũi hầu của chuột.
Biểu hiện lâm sàng:
Thời gian ủ bệnh Haverhill từ 3 -10 ngày.
Bệnh nhân xuất hiện đột ngột nhiều biểu hiện bị nhiễm trùng, sốt cao trên 40 độ C, đau đầu
Biểu hiện ngoài da là ban xuất huyết ở gan bàn chân và gan bàn tay.
Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp nhiễm trùng không đối xứng và thường tập trung ở những khớp lớn
Dù không tiêm kháng sinh, dấu hiệu sốt sẽ giảm dần từ 3 – 5 ngày, các biểu hiện thấp khớp sẽ mất đi từ 10 – 14 ngày
Biến chứng: viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim, viêm phổi, hội chứng thiếu máu, viêm màng não.
4. Virus Hanta
Loại virus này có thể gây bệnh cho mọi người. Nguyên nhân là do hít phải những vật thể trong không khí được tạo ra từ chất thải của chuột có nhiễm virus. Phần lớn thời gian phát bệnh từ 2-3 tuần. Biểu hiện của bệnh do Virus Hanta gây ra có hai dạng:
Hội chứng phổi (HPS)
Trong giai đoạn sớm của bệnh, bệnh nhân có các triệu chứng giống với bệnh cúm thông thường, bao gồm: sốt, ho, nhức đầu, đau mỏi cơ bắp, chán ăn, suy nhược cơ thể,….
Khoảng 4 – 10 ngày sau khi phát bệnh, bệnh nhân bắt đầu có những biểu hiện nặng hơn: sốt cao, ho, khó thở, thở gấp,… có thể dẫn đến chứng suy hô hấp.
Hội chứng thận kèm theo sốt xuất huyết (HFRS)
Gây ra tình trạng tình trạng hạ huyết áp và gây rối loạn các chức năng điều hòa nội môi, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cơ thể
Bệnh nhân có dấu hiệu sốt, đau cơ kéo dài từ 3 – 5 ngày
Giảm tiểu cầu, hạ huyết áp và vô niệu.
Tỷ lệ tử vong có thể 5 – 10% tùy từng giai đoạn bệnh tiến triển.
Một số phòng tránh bị chuột cắn
Một số phương pháp giúp bạn hạn chế tình trạng bị chuột cắn như:
Giữ gìn nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, không chất nhiều đồ đạc không dùng đến vào một chỗ để hạn chế nơi trú ẩn của chuột.
Đóng kín cửa nhà, cửa tủ để chuột ở ngoài không xâm nhập vào trong nhà.
Lưu giữ thức ăn thừa đúng cách để không thu hút lũ chuột vào nhà.
Sử dụng găng tay, khẩu trang khi dọn dẹp nhà cửa để tránh sự tiếp xúc với nước tiểu và phân chuột
Dùng nước tẩy rửa để lau sạch sẽ những nơi bị ô nhiễm ngay sau khi bạn phát hiện phân chuột hoặc nước tiểu chuột, sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô ráo.
Không nên quét khô ở những nơi nhiễm phân và nước tiểu của chuột vì có thể hít phải bụi mang virus gây bệnh.
Khi Nào Mèo Bị Tiêu Chảy Là Nguy Hiểm?
Làm thế nào để giúp mèo ngưng tiêu chảy?
Bạn nên đưa mèo đi khám để được kê thuốc khi bị tiêu chảy (Ảnh: Catster)
Như bạn thấy ở trên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy mà chỉ có bác sĩ thú y mới có thể chẩn đoán chính xác tình hình bệnh của mèo. Vì vậy, tốt nhất bạn nên cho mèo đến khám bác sĩ thú y để nhận được hướng dẫn điều trị phù hợp. Trường hợp mèo chỉ bị đi phân hơi lỏng hoặc tiêu chảy nhẹ, bạn có thể thử những cách giúp mèo ngừng tiêu chảy nhẹ tại nhà trước khi đến phòng khám.
Khi nào mèo bị tiêu chảy trở nên nguy hiểm?
Bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe mèo để phát hiện ra những dấu hiệu nguy hiểm (Ảnh: CatTime)
Nếu mèo bị tiêu chảy với lượng ít nhưng bạn thấy rằng có nhiều khả năng em ấy sẽ bị nặng hơn. Khi tiêu chảy nhiều nước có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước đáng kể và mất cân bằng điện giải.
Ăn mất ngon
Ủ rũ, trầm cảm
Mèo có vẻ bị đau hoặc khó chịu
Máu trong phân (có thể là phân màu đen hoặc dính máu đỏ)
Nôn ói
Hoặc nếu mèo là mèo con, mèo lớn tuổi hoặc có sẵn bệnh nền thì nhiều khả năng tiêu chảy sẽ nhanh chóng làm sức khỏe của mèo yếu đi.
Trong những trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y. Ngay cả khi nguyên nhân cuối cùng của tiêu chảy không có gì nghiêm trọng.
Tóm lại, khi mèo bị tiêu chảy nhẹ, bạn có thể thử một vài cách ở nhà để giúp mèo khỏi bệnh. Song, nếu cảm thấy quá lo lắng, bạn có thể cho mèo đi khám. Đặc biệt, khi thấy mèo có những dấu hiệu ở trên thì cần lập tức cho mèo đến phòng khám thú y ngay để được điều trị.
Bà Bầu Uống Sữa Vinamilk Probi Có Tốt Không?
Bà bầu uống sữa Vinamilk probi có tốt không? Men sống Probiotic trong Sữa chua Vinamilk Probi sẽ bổ sung trực tiếp hàng tỉ những lợi khuẩn cho đường ruột, làm ức chế những vi khuẩn có hại, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Bà bầu uống sữa Vinamilk probi có tốt không?
Sữa chua uống Probi được bổ sung Probiotic giúp tăng cường khả năng miễn dịch, để cơ thể luôn khỏe mạnh, không mắc phải những bệnh vặt thông thường và luôn tràn đầy sức sống. Men sống Probiotic trong Sữa chua Vinamilk Probi sẽ bổ sung trực tiếp hàng tỉ những lợi khuẩn cho đường ruột, làm ức chế những vi khuẩn có hại, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
+ Thành phần: Nước, bột sữa, đường, chất béo sữa, chất ổn định dùng cho thực phẩm, hương tổng hợp.
+ Ưu điểm: Sữa chua Vinamilk Probi mới được bổ sung 13 tỷ lợi khuẩn từ Đan Mạch giúp hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa và miễn dịch, cho cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Hương vị thơm ngon, đa dạng mùi vị
+ Sữa chua Vinamilk Probi sẽ bổ sung trực tiếp 13 tỉ lợi khuẩn Probiotics cho đường ruột, làm ức chế những vi khuẩn có hại.
+ Hỗ trợ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể luôn luôn khỏe mạnh, không mắc phải những bệnh vặt thông thường và luôn tràn đầy sức sống.
+ Cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh từ bên trong, giúp hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.
Chính vì những lợi ích trên nên người lớn đặc biệt là bà bầu uống sữa chua probi rất tốt cho sức khoẻ và nên ăn loại sữa chua chứa men vi sinh sống này mỗi ngày để tăng cường miễn dịch đường ruột, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm thiểu tối đa nguy cơ dẫn đến các bệnh tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đầy hơi ợ hơi, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, táo bón, hội chứng kích thích ruột, viêm ruột, trĩ…
Tags: bà bầu có nên uống sữa chua lợi khuẩn, sua chua probi co tot khong, bà bầu có được uống yakult, bà bầu có được uống sữa chua probi, bà bầu có uống được lactomin plus, bà bầu uống sữa chua uống được không, bà bầu ăn sữa chua dê có tốt không, bà bầu có uống được yakult không
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Có Nguy Hiểm Không? trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!