Bạn đang xem bài viết Bệnh Đường Tiêu Hóa Ở Mèo: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh rối loạn tiêu hóa ở mèo
1. Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở mèo
Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở mèo làm giảm tiêu hóa hoặc hấp thụ thức ăn, hoặc làm thay đổi sự đi qua đường tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến dạ dày và ruột của mèo, dẫn đến đau hoặc các ảnh hưởng khác như mất nước, mất cân bằng axit-bazơ, điện giải và suy dinh dưỡng.
Các triệu trứng rối loạn tiêu hóa ở mèo:
Thay đổi khẩu vị cùng với nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.
Tăng hoặc giảm cảm giác khát.
Lông xỉn màu hoặc không đẹp.
Mèo giảm cân, gầy ốm
Rối loạn tiêu hóa ở mèo có thể là mãn tính hoặc cấp tính, trong đó vấn đề tiêu hóa cấp tính không đáng lo ngại, còn mèo bị bệnh tiêu hóa mãn tính cần được kiểm tra thú y để đánh giá nguyên nhân cơ bản và xác định phương pháp chữa trị thích hợp, và yêu cầu về dinh dưỡng cũng khắt khe hơn.
Mèo bị bệnh về đường tiêu hóa
Các bệnh về đường tiêu hóa ở mèo gồm có:
Mèo bị viêm dạ dày ruột cấp tính: Đường tiêu hóa bị viêm cấp tính do ăn thực phẩm ôi thiu hoặc hư hỏng, nuốt phải dị vật, ăn thực vật độc hại, ký sinh trùng bên trong, căng thẳng, dị ứng thực phẩm.
Mèo bị viêm đại tràng: Bệnh thường xuất hiện ở mèo dưới 5 tuổi, gây viêm ruột già dẫn đến việc đi đại tiện thường xuyên, đau đớn. Biểu hiện là phân có thể chứa chất nhầy và máu từ đại tràng. Nguyên nhân gây viêm đại tràng có thể là do khối u, thay đổi thực phẩm, dị ứng (bao gồm cả thực phẩm), nuốt dị vật.
Mèo bị tiêu chảy: Đây là bệnh do nhiễm trùng, ký sinh trùng bên trong, căng thẳng, thay đổi thức ăn cho mèo, đồ ăn thừa của người, hoặc từ đồ ăn nhẹ, ăn thực phẩm hư hỏng từ thùng rác và rối loạn chức năng cơ quan.
Mèo bị táo bón: Bệnh xảy ra do mèo bị mất nước, không đủ chất xơ, ăn phải nhiều lông không tiêu hóa được, lão hóa, khối u, bệnh tủy sống, rối loạn thần kinh ruột lớn, rối loạn chuyển hóa hoặc nội tiết và suy nhược, và thiếu tập thể dục. Những còn mèo béo phì thường hay mắc táo bón hơn.
Mèo bị viêm tụy: Mèo bị viêm hoặc nhiễm trùng tuyến tụy (một tuyến thon dài nằm phía sau dạ dày) do giảm lưu lượng máu (do mất nước, hoặc ảnh hưởng các bệnh khác) nhiễm trùng, bệnh hoặc chấn thương.
Mèo bị suy tụy ngoại tiết: Biểu hiện đặc trưng là giảm cân, tăng thèm ăn và có phân mềm, nguyên nhân chủ yếu là do viêm tụy mãn tính.
Mèo bị viêm ruột non: Bệnh viêm ruột non làm suy yếu khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng dẫn đến tiêu chảy kéo dài, giảm cân và mất cảm giác ngon miệng ở mèo và chán ăn.
Cách chữa bệnh đường tiêu hóa ở mèo
Nếu bạn phát hiện mèo bị các bệnh về đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy và táo bón kéo dài hơn một vài ngày hoặc thấy các triệu chứng tăng cường, thì bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y. Điều này là rất quan trọng để tránh gặp các vấn đề mất nước, nhiễm trùng và các biến chứng gan hoặc thận.
Bác sĩ thú y thường sẽ dùng thuốc điều trị giảm triệu chứng, và truyền dịch để điều trị và ngăn ngừa mất nước.
Nếu mèo bị bệnh đường tiêu hóa, việc ăn uống của chúng sẽ phải thay đổi. Bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ thú y:
Cần tránh những thực phẩm gì?
Nên cho ăn loại thức ăn được đề nghị trong bao lâu?
Khi thực hiện như trên, bao lâu thì mèo có thể khỏi bệnh?
Cách chữa một số bệnh đường tiêu hóa phổ biến ở mèo
1. Bệnh tiêu chảy ở mèo
Tiêu chảy ở ruột non: Bệnh dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải. Máu từ ruột non sẽ có màu đen hoặc nâu do máu bị tiêu hóa một phần bởi các enzyme được tiết ra bởi ruột non. Máu này thường được nhìn thấy dưới dạng các vệt sẫm, đốm hoặc màu bã cà phê.
Nếu mèo đi vệ sinh phân mềm nhưng vẫn vui vẻ, ăn uống như bình thường, bạn cần theo dõi dấu hiệu chất thải tiếp theo như thế nào trước khi thực hiện bất kỳ quyết định nào.
Dấu hiệu mèo bị bệnh tiêu chảy nặng:
Mèo chán ăn, bỏ ăn, nôn nhiều
Đau đớn.
Thiếu năng động, giảm hoạt động.
Có máu trong phân (đen, hoặc máu đỏ).
Mèo có tình trạng sức khỏe kém sẵn (còn quá bé, quá già, vừa bị ốm).
Cách tự chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà:
Thay đổi chế độ ăn và tăng lượng chất xơ cho mèo bằng cách lựa chọn những thực phẩm ít chất béo, nhiều carbohydrate để dễ tiêu hóa như khoai tây, mì, cơm, phở … cùng thịt gà. Bạn có thể nghiền nhuyễn bí đỏ trộn thức ăn để bổ sung chất xơ.
Thử làm chậm tiêu chảy ở mèo với Metronidazole, Prednisolone hoặc Tylosin.
Cho mèo ăn thêm men vi sinh trộn với thức ăn.
Bổ sung thuốc tăng cường hệ miễn dịch cho mèo tăng sức đề kháng.
Nếu mèo bị nhiễm giun sán, cần cho mèo uống thuốc giun kết hợp với các điều trị trên.
Mèo có các dấu hiệu của tiêu chảy nặng cần được đưa tới bác sĩ thú y.
2. Mèo bị Táo bón
Nếu quá 48 tiếng mà mèo không đi nặng thì đó có thể là dấu hiệu của táo bón. Bệnh này không gây nguy hiểm nhưng khiến mèo khó chịu. Các dấu hiệu mèo bị táo bón:
Mèo tỏ ra khó khăn và rặn đi vệ sinh.
Phân nhỏ, cứng, hoặc khô.
Phân chứa nhầy hoặc máu.
Chán ăn.
Cách tự chữa táo bón cho mèo:
Uống nhiều nước sẽ giúp mèo khỏi táo bón. Bạn có cách hầm nước cá, nước tôm hoặc nước ngao ít thêm gia vị để giúp mèo thay đổi khẩu vị và bồi dưỡng cho mèo.
Nếu bạn tự nấu ăn cho mèo, hãy cho thêm nước và nấu món ăn nhão hơn.
Có thể bổ sung dầu ô liu để tăng khả năng bôi trơn đường tiêu hóa.
Chuyển bữa ăn chính của mèo sang các loại thức ăn dạng hộp, pate cho mèo để vừa bổ sung nước vừa kích thích mèo ăn.
Tỉa lông, cắt lông và chải lông thường xuyên để phòng tránh việc lông rụng nhiều lẫn vào thức ăn gây táo bón cho mèo.
Chơi với mèo, tập thể dục cho mèo nhiều hơn.
Đánh giá
Mèo Bị Tiêu Chảy: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bằng Thuốc
Nguyên nhân mèo bị tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chú mèo nhà bạn bị tiêu chảy như:
– Do rối loạn tiêu hóa: Khi mèo ăn xác những động vật chết bị thối rữa như chim, chuột, thạch sùng,.. sẽ khiến chúng bị tiêu chảy.
– Do ngộ độc: Nếu chú mèo nhà bạn lỡ ăn phải chất hóa học, thuốc diệt côn trùng, cây cỏ độc,… cũng sẽ gây nên tình trạng tiêu chảy.
– Do nhiễm giun sán: Những bé mèo dưới 2 tháng tuổi thường có khả năng nhiễm giun sán cao hơn, nếu chúng không được tẩy giun kịp thời sẽ có nguy cơ bị tử vong.
– Do một số căn bệnh như: Bệnh care (tiêu chảy xuất huyết), bệnh viêm màng bụng truyền nhiễm, bệnh phức hợp virus Leukemia, bệnh suy giảm miễn dịch,…
– Do nhiễm khuẩn: Mèo bị viêm ruột cấp tính do nhiễm các loại vi khuẩn Salmonella, Camphylobacter, E.Coli…Cầu trùng Coccidia, toxoplasma, giardia…
Dấu hiệu cho thấy mèo bị tiêu chảy
Mèo bị tiêu chảy có các dấu hiệu phổ biến như thường xuyên đi phân, phân lỏng lẻo. Mèo bị ứ nước và sau đó tiếp tục căng thẳng cũng sẽ bị tiêu chảy. Một số dấu hiệu đi kèm với tiêu chảy như:
Khi kiểm tra phân của mèo bạn thấy phân lỏng, chảy nước nếu kéo dài hiện tượng này hơn 1 ngày thì bạn nên lấy mẫu phân đến tìm bác sĩ thú y.
Cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà
Điều trị bằng thuốc
Thường các bác sĩ thú y sẽ kê đơn để làm chậm quá trình tiêu chảy của mèo gồm những loại thuốc như Metronidazole, Prednisolone hoặc Tylosin… Trường hợp nếu phát hiện mèo có ký sinh trùng thì sẽ kê đơn thuốc khác phù hợp. Cho nên trước tiên bạn hãy cho mèo uống một trong những loại thuốc này trước.
Bạn hãy cho mèo vào phòng nhỏ và đóng cửa lại, dùng tay không thuận giữ chặt mèo, tay còn lại quấn mèo trong khăn như cái kén. Bạn cho thuốc vào ống tiêm và cho vào miệng mèo, mỗi lần chỉ nên nhỏ 1 ít thuốc là đủ.
Nên đưa thuốc trực tiếp vào miệng mèo, không được để rơi vãi ra ngoài. Sau khi cho mèo uống thuốc bạ hãy nhỏ một ít nước ấm vào miệng mèo để trôi bớt vị thuốc còn sót lại.
Thay đổi thức ăn cho mèo
Nếu tình trạng tiêu chảy ở mèo kéo dài 1 ngày do việc thay đổi khẩu phần ăn của mèo thì bạn hãy cho chúng ăn lại khẩu phần ăn cũ để phân trở lại như bình thường. Vì có thể sự thay đổi thức ăn khiến chúng bị tiêu chảy.
Nếu thấy phân không còn lỏng thì hãy từ từ thay đổi khẩu phần ăn mỗi ngày 1 ít và sử dụng thêm men tiêu hóa để giúp mèo ổn định đường tiêu hóa tốt hơn.
Khi cho mèo ăn, bạn nên cho nửa thìa cafe Metamucil không mùi, không vị vào thức ăn từ 1-2 lần/ngày, cho vào thức ăn của chúng trong vòng 5-7 ngày để cải thiện tình trạng. Ngoài ra, bạn có thể dùng bí ngô thường đóng hộp để điều trị tiêu chảy cho mèo.
Thêm men vi sinh vào thức ăn của mèo
Men vi sinh giúp cung cấp những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và cân bằng lại hoạt động của đường ruột. Bạn hãy dùng FortiFlora, loại men tiêu hóa này có vị hấp dẫn và giúp mèo dễ tiêu hóa nhanh chóng kèm theo đó là sản phẩm Purina có sẵn ở hiệu thuốc (OTC).
Cung cấp nhiều nước
Khi bị tiêu chảy, cơ thể mèo sẽ mất rất nhiều nước. Nhận biết dấu hiệu mất nước bằng cách bạn hãy kéo phần da thừa tự nhiên sau gáy của chúng nếu chúng trở lại trạng thái bình thường ngay lập tức thì cơ thể còn đủ nước, nếu phần da không trở về trạng thái cũ thì chứng tỏ mèo đang bị mất nước. Bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Cách phòng bệnh tiêu chảy ở mèo
– Khi phát hiện mèo bị tiêu chảy thì bạn nên giữ mèo cách xa những tác nhân gây hại như chúng tôi đã liệt kê ở trên.
– Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, không nên đột ngột thay đổi lường thức ăn cho mèo.
– Nên tiêm phòng bệnh đầy đủ để giảm thiểu các nguyên nhân gây bệnh như ký sinh trùng, giun sán,…
– Dọn dẹp khu vực nuôi nhốt cho sạch sẽ. Nếu nuôi mèo trong căn hộ thì nên dọn dẹp nơi ở của mèo cho khô ráo và thoáng mát.
– Thường xuyên theo dõi sức khỏe của mèo định kỳ. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường thì hãy mang chúng đến bác sĩ thú y ngay.
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Bệnh Hen Khẹc Ở Gà
Bệnh hen khẹc ở gà là dấu hiệu trung của những bệnh sau đây:
Bệnh CRD hay còn gọi là viêm đường hô hấp mãn tĩnh: Trường hợp này gà hen khẹc liên tục. Ngoài ra gà còn bị chảy nước mắt, lúc đầu nước mắt lỏng chảy nhiều sau đó đặc và lâu ngày có thể gây ra mù mắt. Gà bị tiêu chảy phân xanh lẫn trắng hoặc có thể gà bị viêm khớp.
Trường hớp thứ 2 có thể gà bị IB hay còn gọi là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm cũng gây ra hiện tượng hen khẹc. Gà bỏ ăn, dấu hiệu mệt mỏi, ủ rũ, thận sưng to,… Trạng thái cơ thể gà giảm sút rất nhanh. Nếu không chữa trị kịp thời tỷ lệ gà chết rất cao
Trường hợp thứ 3 có thể gà bị viêm thanh phế quản truyền nhiễm: Bệnh này chủ yếu gà ở độ tuổi hậu bị, sinh sản mắc bệnh nhiều hơn. Gà cũng có biểu hiện hen khẹc nhưng kiểm tra ở mũi và miệng có dịch nhầy màu hồng, kiểm tra vách tường hay nền chuồng có vệt mầu thâm đen.
Trường hợp thứ 4 gà có thể mắc bệnh ORT hay gọi là bệnh viêm đa xoang: Biểu hiện gà bị hen khẹc, đớp ngáp khí.
Trường hợp thứ 5 gà bị bệnh Newcastle: Dấu hiện gà hen khẹc, vảy mỏ, hay kêu toác, diều thường chướng diều đầy hơi, khi dốc ngược gà lên thấy nước có màu xám và mùi hôi.
Nếu gà nhà bà con dấu hiệu bị hen khẹc thì tìm hiểu xem bị 1 trong năm trường hợp trên để có thể điều trị đúng bệnh và kịp thời.
Tiếp theo là dùng kháng thể GUM tiêm cho đàn gà trong 3 ngày liên tục. Liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.
Sau 3 ngày tiêm kháng thể GUM dùng vaxcin ND-IB Hòa với nước cho toàn đàn uống với liều lượng gấp 2 lần tiêm phòng.
Đồng thời dùng thuốc diệt vi khuẩn bội nhiễm ví dụ như doxy 50 hoặc doxcy 75 hoặc tymycosin hoăc tetramycin. Một trong 3 loại thuốc trên kết hợp với Flor 30 hoặc thiamphenicol 20% hoặc enrocin 10% trộn vào khẩu phần ăn hằng ngày. Cho ăn liên tục 5-7 ngày và kết hợp với vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa giúp gà mau chóng hấp thụ và hồi phục.
Thở Khò Khè Ở Chó: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Thở khò khè xảy ra khi một thứ gì đó chặn luồng không khí bình thường đi vào và ra khỏi đường hô hấp, dẫn đến tiếng huýt sáo khi chó thở. Sự tắc nghẽn có thể ở trong khí quản hoặc phế quản lớn.
Đường hô hấp bị hạn chế do hen suyễn, dị ứng, dịch nhầy, dị vật, hoặc nhiễm trùng đều có thể dẫn đến thở khò khè. Nếu chó cảm thấy như nó không thể lấy đủ không khí, nó có thể hoảng sợ, hoặc có thể tìm một chỗ để nằm xuống để cố gắng thở tốt hơn.
Thở khò khè không khẩn cấp thường kéo dài chỉ trong vài giây. Nó có thể tự khỏi, hoặc tái phát liên tục, cần phải đi đến bác sĩ thú y để giải quyết.
Nếu chó của bạn thở khò khè liên tục, hoặc nướu của nó có màu xanh cho thấy nó không nhận đủ oxy, hoặc nếu chó của bạn có vẻ khó thở, đó là những dấu hiệu cho thấy tình trạng thở khò khè có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng; bạn sẽ cần phải đưa chó đến bác sĩ thú y cấp cứu ngay lập tức.
Nguyên nhân
Thở khò khè do bệnh truyền nhiễm
Chó có thể nhiễm ký sinh trùng sống trong phổi và đường hô hấp, gây ra các tình trạng thứ phát do kích ứng các mô hô hấp. Giun tim có thể gây ra thở khò khè, sự di trú khác thường của giun móc hoặc giun đũa.
Một nguyên nhân phổ biến của thở khò khè và hắt hơi ngược là ve mũi, một loại ký sinh trùng phổ biến có tính lây nhiễm cao ở chó. Chó có thể mang bọ ve trong nhiều năm và dấu hiệu duy nhất bạn có thể thấy là thở khò khè hoặc hắt hơi khi chó bị quá khích.
Các bệnh do vi khuẩn và virus cũng có thể gây thở khò khè và ho. Chó bị thở khò khè do bệnh truyền nhiễm thường có tiền sử sống gần những con chó khác, chẳng hạn như ở trong một khu vực thường xuyên có những con chó khác, như công viên dành cho chó, cơ sở chăm sóc chó theo ngày, hoặc cắt tỉa lông chó.
Thở khò khè do dị ứng
Chó có thể bị dị ứng giống như con người. Phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, khói thuốc lá, v.v. đều có thể gây ra dị ứng ở chó, kể cả hen suyễn do dị ứng, khiến chó thở khò khè do đường hô hấp bị hẹp.
Chó thở khò khè do dị ứng theo mùa có thể chỉ có vấn đề trong một giai đoạn trong năm.
Thở khò khè do tổn thương khí quản hoặc viêm phế quản
Ở chó, khí quản bao gồm sụn hình chữ C được đóng khín bởi một màng linh hoạt. Ở một số con chó giống nhỏ, màng đó có thể dần trở nên lỏng lẻo hoặc mềm, và khi chó hít vào, khí quản có thể tự bị tổn thương, thu hẹp đường khí và khiến cho chó khó thở hơn. Thu hẹp khí quản thường gặp ở các giống chó Pug, Maltese, Shih Tzu, Lhasa Apso, và các giống chó nhỏ, mũi ngắn khác. Sự phấn khích hoặc sự gắng sức có thể làm cho tình trạng thở khò khè này xấu đi.
Viêm phế quản mạn tính cũng có thể gây ra sẹo ở đường hô hấp, khiến cho phế quản kém linh hoạt hơn, dẫn đến thở khò khè và ho liên tục.
Thở khò khè do bệnh tim
Những con chó bị suy tim sung huyết do bệnh van tim cũng có thể thở khò khè do tích tụ dịch trong phổi. Chó bị thở khò khè do suy tim thường là chó già, mặc dù, trong những trường hợp hiếm gặp, chúng cũng có thể là chó con Chó bệnh thường có mức năng lượng thấp cùng với ho dai dẳng.
Thở khò khè do có vật lạ
Thở khò khè do có vật lạ trong đường hô hấp luôn là trường hợp khẩn cấp. Đây thường là một vấn đề ở những con chó nhai xương, bóng hoặc đồ chơi; đặc biệt là ở chó con. Những con chó thích chạy với quả bóng ngậm trong miệng có thể sẽ vô tình nuốt bóng xuống cổ họng của chúng.
Nếu một vật lạ cản trở hoàn toàn đường hô hấp, chó sẽ bất tỉnh do thiếu oxy. Nếu vật đó chỉ cản trở một phần đường thở, chó sẽ thở khò khè dữ dội và có thể hoảng sợ.
Nếu bạn nghi ngờ rằng chó của bạn đang thở khò khè do một thứ gì đó nó hít vào, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức để được điều trị. Vấn đề này không thể giải quyết được ở nhà.
Chẩn đoán
Bác sĩ thú y sẽ hỏi bạn bệnh sử chi tiết – những sự kiện dẫn đến tình trạng thở khò khè, khi chó của bạn bắt đầu gặp phải các vấn đề về hô hấp, v.v. Hãy chắc chắn nắm rõ lịch sử di chuyển của chó, các loại thuốc nào mà chó đang sử dụng, bao gồm thuốc phòng ngừa bệnh giun tim, và lịch sử vắc xin của chó.
Khám sức khỏe và có thể là xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, sẽ được sử dụng để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng thở khò khè ở chó. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể bao gồm xét nghiệm máu, chụp X quang và/hoặc các xét nghiệm khác nếu cần.
Điều trị
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân của tình trạng thở khò khè. Với những vật lạ, bác sĩ thú y có thể sẽ chó của bạn dùng thuốc an thần và loại bỏ vật lạ bằng các dụng cụ y tế. Nếu chó thở khò khè do nhiễm trùng, việc điều trị sẽ nhằm mục đích loại bỏ những nhiễm trùng đó.
Nếu thở khò khè là do hen suyễn do dị ứng hoặc viêm phế quản, bác sĩ thú y sẽ nói chuyện với bạn về các loại thuốc có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng đó và những thứ bạn có thể làm ở nhà để giảm thiểu các chất gây dị ứng cho chó, chẳng hạn như hút bụi, bộ lọc không khí HEPA, v.v.
Nếu thở khò khè là do bệnh tim, bác sĩ thú y có thể sẽ kê đơn thuốc để giúp tim bơm máu mạnh hơn và dễ dàng hơn. Thở khò khè do tổn thương khí quản được điều trị bằng thuốc ho và bằng cách kiểm soát môi trường của thú cưng; tức là, đảm bảo vật nuôi có nơi mát mẻ để nghỉ ngơi, nơi mà nó không bị quá nóng.
Phòng bệnh
Có một số nguyên nhân gây thở khò khè sẽ không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây bệnh như ho cũi chó, bệnh giun tim, giun móc, giun đũa, và các loại virus có khả năng lây nhiễm cao như virus sài sốt, có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng thích hợp và kiểm soát ký sinh trùng bên trong.
Nhiễm giun tim có thể gây tử vong – các dấu hiệu như thở khò khè có thể không xuất hiện cho đến khi tình trạng nhiễm trùng đã đi quá xa đối với các lựa chọn điều trị. Khi bác sĩ thú y nhắc nhở bạn có các biện pháp phòng ngừa bệnh giun tim cho chó, hãy chắc chắn thực hiện nó thường xuyên, theo lời khuyên của bác sĩ thú y và làm theo tất cả các khuyến cáo về vắc-xin cho chó.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Đường Tiêu Hóa Ở Mèo: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!