Bạn đang xem bài viết Bệnh Viêm Ruột (Ibd) Ở Mèo được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Triệu chứng và phân loại
Tiêu chảy
Sụt cân
Mệt mỏi
Trầm cảm
Nôn mửa mãn tính, gián đoạn
Xì hơi (đầy hơi)
Đau bụng
Bụng sôi ùng ục
Phân dính máu đỏ tươi
Lông khô yếu
Nguyên nhân
Mặc dù chưa có nguyên nhân nào được làm rõ, nhưng người ta cho rằng có nhiều nguyên nhân. Quá mẫn cảm với vi khuẩn và/hoặc dị ứng thực phẩm bị nghi là nguyên nhân chính gây bệnh này. Các chất gây dị ứng thực phẩm bị nghi là nguyên nhân chính gây bệnh này bao gồm các protein của thịt, phụ gia thực phẩm, màu thực phẩm, chất bảo quản, protein của sữa và gluten (lúa mì). Yếu tố di truyền cũng bị nghi gây ra IBD.
Chẩn đoán
Bác sĩ thú y có thể tiến hành các xét nghiệm để xác định nồng độ cobalamin và folate trong máu để đánh giá chức năng của ruột non. Các hình ảnh X-quang thông thường ở những con mèo bệnh này thường cho kết quả bình thường. Bác sĩ thú y có thể tiến hành các xét nghiệm tương phản Bari để đánh giá chi tiết hơn. Bari làm rõ hình ảnh của các cơ quan hơn. Nó thường được dùng bằng đường uống, sau đó là một loạt các xét nghiệm X quang khi bari di chuyển xuống dưới trong đường tiêu hóa. Những bất thường ở thành ruột, như độ dày gia tăng, có thể được nhìn thấy qua các xét nghiệm tương phản bari. Tương tự, siêu âm có thể giúp xác định những thay đổi trong thành ruột. Các xét nghiệm cụ thể hơn sẽ được thực hiện để loại trừ nếu chất gây dị ứng thực phẩm có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Lấy một mẫu mô nhỏ từ ruột mèo bằng phương pháp phẫu thuật cũng có thể xác nhận chẩn đoán.
Điều trị
Ở hầu hết các con mèo, IBD không thể được “chữa khỏi” nhưng có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, ngay cả sau khi phục hồi hoàn toàn, tình trạng tái phát có thể diễn ra phổ biến. Mục tiêu chính của việc điều trị là làm ổn định trọng lượng cơ thể, cải thiện các triệu chứng tiêu hóa và giảm phản ứng của hệ miễn dịch. Do đó, thuốc ức chế miễn dịch và kháng sinh là các thành phần chính của liệu pháp. Ngoài ra, cobalamin được dùng ở một số con mèo để điều trị tình trạng thiếu hụt.
Trong các trường hợp mất nước, liệu pháp thay thế dịch được tiến hành để khắc phục tình trạng thiếu chất dịch. Mèo bị nôn mửa liên tục thường không được cho uống bất cứ thứ gì và có thể cần điều trị bằng liệu pháp truyền dịch cho đến khi hết nôn. Quản lý chế độ ăn uống là một phần thiết yếu khác của liệu pháp, với chế độ ăn kiêng không gây dị ứng được khuyến cáo nhất. Thông thường sẽ mất khoảng hai tuần để quan sát phản ứng của mèo với chế độ ăn như vậy.
Chăm sóc
Tiên lượng ngắn hạn ở hầu hết mèo là rất tốt, nhưng trong trường hợp bệnh nặng, tiên lượng thường rất kém. Một lần nữa, điều quan trọng cần lưu ý là IBD không thể chữa khỏi được, nhưng có thể kiểm soát được ở hầu hết mèo. Hãy kiên nhẫn với các phương pháp điều trị do bác sĩ thú y đưa ra và tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo về chế độ ăn uống. Ở những con mèo bệnh đã ổn định, thường sẽ cần phải khám lại hàng năm.
Bệnh Viêm Miệng Ở Chó, Mèo – Mắc Xương
1. Nguyên Nhân: Nguyên nhân gây bệnh là do nấm men Candida albican. Bệnh thường xảy ra ở chó, mèo non hoặc ở những con lớn tuổi. Những điều kiện khác thường là do dùng kháng sinh kéo dài, cơ thể suy giảm miễn dịch, suy nhược, làm biến đổi hệ vi khuẩn trong xoang miệng là nhnữg điều kiện cho nấm phát sinh bệnh.
2. Triệu Chứng: Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi những vãy trắng, hay màng giả trên niêm mạc miệng hay lưỡi, đôi khi lan cả đến môi, bệnh tích thường nổi lên với sự sung huyết ở xung quanh và bên ngoài còn ở dưới thì lóet, những bệnh tích này có thể lan tràn đến hầu hoặc thực quản. Bệnh làm cho con vật đau. Có thể phân lập định danh nấm C. albican từ những bệnh tích.
3. Điều Trị: Nên phân biệt với những bệnh gây viêm lóet khác. Các thuốc có thể dùng là: – Ketoconazole 10 mg/kg, cho uống ngày 2 lần cho đến khi bệnh khỏi. – Bôi potassium permanganate 1/3000 trong nước ngày một lần. – Bôi dung dịch nystatin ngày bốn lần. – Cố gắng cho chó ăn thức ăn lỏng dễ tiêu để chó dễ nuốt, và bổ sung các vitamine A, B, C trong khẩu phần.
Mắc Xương:
Chẩn đoán: Viêm miệng: thú bệnh đau đớn, ăn uống khó khăn, chảy nhiều nước bọt, miệng rất hôi, có nhiều vết lở loét trên lưỡi, lợi, chó bệnh có thể sốt. Mắc xương: chó có biểu hiện đau đớn, khó chịu, không ăn được, chân hay cào lên miệng, mở miệng kiểm tra có thể thấy xương dính chặt vào hàm trên hoặc hàm dưới. Nếu mắc xương ở thực quản thì có thể dùng tay sờ nắn vùng cổ, thú sẽ có phản ứng đau, trường hợp này phải chụp X-quang để xác định vị trí mắc xương.
Điều trị: Viêm miệng: Dùng kháng sinh Suanovil (spiramycin) 1,5ml/10kgP/ngày, tiêm bắp. Kháng viêm dùng Dexamethasone 1ml/5kgP, cung cấp vitamin C hoặc B- complex. Mắc xương: dùng dụng cụ để gắp xương ra khỏi miệng. Nếu mắc xương ở vùng thực quản cần can thiệp bằng ngoại khoa kết hợp kháng sinh chống phụ nhiễm.
chúng tôi
Bệnh Viêm Tai Ở Chó Mèo Có Nguy Hiểm Hay Không?
Bệnh viêm tai ở chó mèo có nguy hiểm hay không?
1. Bệnh viêm tai ở chó mèo là gì? Nguyên nhân thú cưng bị mắc bệnh?
Viêm tai bao gồm: Viêm tai giữa và viêm tai trong là những vấn đề về tai rất hay gặp trên chó mèo. Nguyên nhân thường gặp là do nhiễm khuẩn. Nếu chó/mèo nhà bạn từng bị ghẻ tai một thời gian dài, hoặc có khối u trong tai, hoặc có ngoại vật lọt vào tai (hạt cỏ, côn trùng…) đều có thể tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Những nguyên nhân khiến chó bị viêm tai
2. Biểu hiện khi chó mèo mắc bệnh viêm tai
Bệnh viêm tai (nhất là viêm tai giữa) không hề dễ phát hiện nếu như bạn không là người thường xuyên ngoáy tai cho thú cưng của mình. Những thú cưng hay được đi grooming và vệ sinh ở những cơ sở Grooming thì sẽ được phát hiện ngay khi bé mới bị viêm tai. Nhưng nếu tự mình quan sát bé cẩn thận, bạn cũng có thể nhận biết bệnh viêm tai sớm qua các biểu hiện sau:
– Gãi tai hoặc vùng xung quanh tai
– Tai bị sưng có màu nâu, vàng hoặc có máu
– Có lớp vỏ và vảy bên trong hoặc ngoài tai
– Chó bị rung lông trong và ngoài tai
– Chó cọ tai vào tường nhà hoặc nên nhà do ngứa
– Chó lắc đầu hoặc nghiêng đầu
– Chó di chuyển không bình thường
– Mất khả năng nghe hoặc nghe kém
– Tai có mùi tanh, hôi khó chịu
– Chó có các biểu hiện như buồn rầu, khó chịu, chán ăn
3. Cách điều trị chó mèo bị viêm tai
Khi phát hiện chó mèo của mình bị viêm tai, bạn cần xem xét tình trạng nặng/nhẹ của bệnh và nhanh chóng chữa trị. Nếu bé chỉ mới có biểu hiện viêm tai nhẹ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị viêm tai là THUỐC NHỎ TAI DEXORYL CHO CHÓ MÈO CHAI 10G.
Thuốc nhỏ tai trị viêm tai cho chó mèo Dexoryl của công ty chuyên sản xuất các loại thuốc dành cho động vật rất lớn trên thị trường – VIRBAC. Công dụng của Dexoryl . Thuốc nhỏ tai dạng huyền dịch dầu, giúp khuếch tán thuốc tốt hơn. . Điều trị cục bộ bệnh viêm tai ngoài do vi khuẩn, nấm hoặc ngoại kí sinh. . Gentamycin trong thuốc có tác động chống lại vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) gây bệnh viêm tai trên chó mèo. . Thiabendazole có tác dụng diệt nấm mạnh và Dexamethasone là một chất kháng viêm phổ biến. . Dexoryl ở dạng huyền dịch dầu giúp khuếch tán tốt hơn các thành phần hoạt độngcủa thuốc vào ống tai. . Dexoryl có mùi hương lavender dễ chịu và kéo dài, giúp khử mùi hôi trong tai chó, mèo bị viêm. Cách sử dụng: – Nhỏ 0,5ml (3-4 giọt), 2 lần/ngày, trong 7-14 ngày tùy theo triệu chứng bệnh. – Nhẹ nhàng xoa bóp tai sau khi nhỏ thuốc để thuốc khuếch tán tốt hơn. – Nên rửa tai trước bằng Epi-Otic để làm sạch , giúp Dexoryl phát huy tác động tốt hơn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm loại PHẤN XỨC TAI GROOMER’S EAR POWDER. Sản phẩm chuyên dụng được dùng để duy trì vệ sinh tai và điều trị các bệnh lý viêm loét tai, mùi hôi hay có mủ ở thú cưng rất hiệu quả.Dùng thường xuyên đảm bảo cho tai thú cưng luôn sạch sẽ và khô ráo Sử dụng được cho cả cho chó con và mèo con
Xuất xứ:Professional Pet Products,The USA.
Ngoài ra, để yên tâm nhất, bạn có thể đưa bé tới ngay các cơ sở thú y để được các bác sĩ khám chữa bệnh và tư vấn sử dụng thuốc tốt nhất nha.
Nhằm giúp ba mẹ chăm sóc da và lông cho bé đơn giản và tiện dụng hơn, Petsaigon với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thú cưng tại TPHCM ra mắt Dịch Vụ Tắm Vệ Sinh và Cắt Tạo Kiểu Lông cho chó và mèo. Khi sử dụng dịch vụ Tắm Cắt Lông cho chó mèo tại Petsaigon, bạn hoàn toàn có thể yên tâm với chất lượng đội ngũ thợ Grooming tại Petsaigon đều đã được đào tạo bài bản, tốt nghiệp từ những cơ sở giảng dạy Grooming tốt nhất ở TPHCM.
Viêm Gan (Mãn Tính) Ở Mèo
Viêm kéo dài, liên tục ở gan là một căn bệnh được gọi là viêm gan, bệnh gây ra do sự tích tụ các tế bào bị viêm trong gan và phát triển thành sẹo hoặc hình thành mô xơ quá mức trong gan (xơ hóa). Những thay đổi sinh học này có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan.
Triệu chứng
Chậm chạp
Chán ăn
Sút cân
Nôn mửa
Chứng cuồng uống và đa niệu
Nướu đổi màu vàng và mô màng chảy mủ
Tích tụ dịch ở vùng bụng
Thể trạng kém
Các dấu hiệu hệ thần kinh – như là buồn chán hoặc co giật, gây ra bởi ammonia tích tụ do gan không còn khả năng thải ammonia ra khỏi cơ thể.
Nguyên nhân
Chẩn đoán
Bạn sẽ cần phải cung cấp cho bác sĩ thú y một tiểu sử chi tiết về sức khỏe của chú mèo của bạn dẫn đến sự khởi phát các triệu chứng. Bác sĩ thú y sẽ thực hiện một kiểm tra thể chất chi tiết trên chú mèo bao gồm một hồ sơ máu hóa học, xét nghiệm máu toàn bộ, một bảng điện giải và phân tích nước tiểu. Các xét nghiệm máu sẽ cho phép bác sĩ thú y phát hiện ra chức năng thận bị suy giảm.
Vẻ ngoài của gan sẽ thay đổi theo một số tình trạng bệnh. Bác sĩ thú y sẽ sử dụng hình ảnh X quang và siêu âm để kiểm tra trực quan gan và có thể tận dụng cơ hội lấy mẫu mô cần cho sinh thiết.
Điều trị
Nếu chú mèo bị ốm nặng, nó cần phải nhập viện và được điều trị bằng liệu pháp truyền dịch bổ sung vitamin B, kali và đường dextrose. Cần phải hạn chế hoạt động của mèo trong giai đoạn điều trị và phục hồi. Hãy nói chuyện với bác sĩ thú y về việc liệu nghỉ ngơi trong lồng có phải là lựa chọn tốt nhất. Chú mèo cũng cần được giữ ấm.
Thuốc thúc đẩy bài tiết các chất dịch ra khỏi cơ thể sẽ giúp giảm tích tụ dịch ở bụng, và bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc để điều trị nhiễm trùng, giảm sưng não, kiểm soát co giật, giảm sản xuất và hấp thụ ammonia (từ ruột đến những phần còn lại của cơ thể). Enemas có thể được sử dụng để làm sạch ruột kết. Kẽm cũng có thể được bổ sung nếu cần thiết.
Chú mèo của bạn nên được chuyển sang chế độ ăn hạn chế natri, bổ sung thiamine và vitamin. Thay vì hai hoặc ba bữa ăn chính mỗi ngày, bạn cần cho mèo ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày. Nếu chú mèo chán ăn liên tiếp trong vài ngày, bạn cần phải bàn bạc với bác sĩ thú y về việc sử dụng ống truyền tĩnh mạch. Điều này nên được thực hiện để đảm bảo rằng chú mèo của bạn không bị nhược cơ thêm.
Chăm sóc
Bác sĩ thú y sẽ sắp xếp các cuộc hẹn theo dõi theo tình trạng bệnh của chú mèo. Hãy liên lạc với bác sĩ thú y ngay lập tức nếu các triệu chứng của mèo tái phát hoặc xấu đi, nếu mèo của bạn sút cân hoặc bắt đầu biểu hiện tình trạng cơ thể kém
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Viêm Ruột (Ibd) Ở Mèo trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!