Xu Hướng 3/2023 # Bị Chó Cắn Kiêng Ăn Gì? Theo Dõi Bao Nhiêu Ngày? Có Nên Tiêm Phòng # Top 10 View | Viec.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bị Chó Cắn Kiêng Ăn Gì? Theo Dõi Bao Nhiêu Ngày? Có Nên Tiêm Phòng # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Bị Chó Cắn Kiêng Ăn Gì? Theo Dõi Bao Nhiêu Ngày? Có Nên Tiêm Phòng được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bị Chó cắn là hiện tượng không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chữa sao cho đúng để không nguy hại đến sức khỏe và tính mạng. Liệu rằng có nên chữa tại nhà không?

Trong gia đình nhà bạn có nuôi 1 chú chó, nếu như chúng chỉ cắn đồ, cắn đồ chơi của chúng (cắn bóng), cắn dép, cắn dây điện… thì đó là hiện tượng ngứa răng ở chó phát triển.

Nhưng khi chúng đã cắn người hay chính chủ của chúng, các bạn cần lưu ý những điều sau:

Công việc đầu tiên sau khi bị chó cắn quan trọng nhất là việc vệ sinh vết cắn. Nếu như vệ sinh không tốt, những virus có trong nước dãi của chó vào cơ thể vô cùng nguy hiểm.

Sau đó, sử dụng bánh xà phòng diệt khuẩn hoặc muối để rửa vết thương tránh bị nhiễm trùng.

Lưu ý: không được chà quá mạnh, như vậy sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

Kiểm tra chính xác tình trạng vết thương sau cú cắn

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ việc tiếp theo các bạn cần làm là kiểm tra vết cắn tình trạng thương tổn như thế nào.

Nếu như vết cắn không chảy máu chỉ là vết xước nhỏ bạn có thể tự băng bó ở nhà. Lưu ý: nếu là chó dại thì bạn nên đến bệnh viện để tiêm phòng ngừa bệnh dại.

Nếu như vết thương sâu hoặc ở những vị trí sau đây thì các bạn nên đến các cơ sở y tế băng bó và tiêm phòng:

Bị chó cắn rách sâu hơn 2 cm.

Vết răng cắn của chó ở khu vực đầu, cổ và khu vực bộ phận sinh dục.

Có quá nhiều vết răng cắn trên cùng 1 khu vực.

Khi đã rửa sạch và sát trùng vết thương thì bạn sử dụng băng gạc hoặc vải sạch mỏng thoáng để băng vết thương cầm máu cũng như để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.

Nếu là chó lạ, sẽ rất khó để bạn phát hiện được bạn có bị chó dại cắn hay không. Thông thường, thời gian ủ của bệnh dại sẽ vào khoảng 2 đến 3 ngày. Sau đó, cơn dại sẽ phát tán trong khoảng 7 ngày đến 1 tháng.

Đáng chú ý nhất chính là từ 7 đến 10 sau khi bị chó cắn, đây chính là thời điểm phổ biến để bệnh dại có dấu hiệu lên cơn.

Vì vậy, bạn cần phải theo dõi 1 cách sát sao để có được cho mình phương án phòng và điều trị bệnh chính xác.

🏵️🏵️🏵️ HƯỚNG DẪN: Cách cắt móng chân cho chó

Trong trường hợp bị chó cắn, thông thường khoảng thời gian ủ virus và mầm bệnh trong khoảng từ 1 – 4 ngày, nhiều nhất là 1 tháng nhưng rất hiếm.

Trong thời gian đó, nếu chú chó cắn bạn có những biểu hiện đó thì bạn nên đến các cơ sở y tế để chích ngừa bệnh dại.

Nếu như bị cắn sâu và ở các vùng cơ thể nguy hiểm thì bạn nên đến và nằm theo dõi tại các cơ sở y tế để được điều trị và phòng ngừa tốt nhất.

Ngoài ra, bạn có thể uống 1 số loại thuốc nam và ăn nhiều rau ngót để hỗ trợ việc giải độc.

♻️♻️♻️ THAM KHẢO: Chó sủa đầu năm là điềm gì

Thông thường, nếu như bị chó cắn có vết thương thì bạn chỉ cần uống thêm kháng sinh để tăng đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, trong thời gian này cũng nên tránh không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia và rượu.

Trong thực phẩm nên hạn chế ăn rau muống, tôm, thịt gà, thịt bò… sẽ dẫn đến đau nhức vết thương và chảy mủ vết thương.

Không chỉ vậy, trong khoảng thời gian bị chó cắn bạn không nên tiếp xúc với chó và các động vật khác.

Bởi trong cơ thể chúng có ve, nếu như để ve chó cắn người trong thời gian theo dõi chó cắn rất dễ tử vong.

🔔🔔🔔 HƯỚNG DẪN: Cách đặt tên cho cún theo thần tượng

Để giúp chó, mèo cũng như bản thân phòng tránh được bệnh dại, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

+ Vệ sinh chuồng chó mèo thường xuyên, tránh để chuồng bị nhiễm bẩn.

+ Cần cách ly ngay chú chó của mình khi có những hiện tượng như: Hung dữ đột ngột, thường xuyên chảy dớt dãi,….

+ Tắm rửa, làm mát cơ thể cho chó mèo một cách thường xuyên, tránh để chúng bị nóng.

+ Có chế độ ăn uống phù hợp để tăng sức đề kháng cho chó, mèo.

Mơ chó cắn chân nghĩa là bạn đã mất đi khả năng cân bằng mọi việc trong cuộc sống. Mọi mục tiêu, dự định trong tương lai đang bị trì hoãn.

Bên cạnh đó giấc mơ này còn là dấu hiệu cho bạn thấy mình có khả năng bảo vệ cho chính bản thân và những người thân.

Tiêm Phòng Dại Ảnh Hưởng Gì Không? Tiêm Ở Đâu? Chi Phí Bao Nhiêu

Mới đây, bé trai người Mông 11 tuổi ở Sơn La đã tử vong thương tâm do lên cơn dại sau 3 tháng bị chó cắn. Trước đó, một người phụ nữ ở Hải Dương cũng chết tức tưởi sau khi bị chó dại cắn nhưng không đi tiêm phòng mà lại đến thầy lang “lấy nọc”. Những cái chết do chó dại cắn luôn là đề tài nóng mỗi năm trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tuy vậy người dân vẫn còn rất chủ quan với vấn đề tiêm phòng. Những cái chết thương tâm do chủ quan và thiếu hiểu biết

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin dại. Tại Việt Nam, hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn, trong đó, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2018, cả nước đã có 67 trường hợp tử vong do bệnh dại.

Trước đó không lâu, cũng vì tin thầy lang “phán” bị chó dại cắn có thể chữa bằng thảo dược, anh T. (Hà Nội) đã được thầy lang dùng một loại lá chà xát vào vết thương. Ít ngày sau, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương trong tình trạng nguy kịch, lên cơn co giật, tụt huyết áp, sùi bọt mép và tử vong.

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây nên. Bệnh nhân mắc bệnh dại một khi đã lên cơn, chắc chắn sẽ chết rất đau đớn và thương tâm. Tuy là căn bệnh nguy hiểm gây chết người nhưng cho đến nay, người dân vẫn còn thờ ơ với việc tiêm phòng.

Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Có rất nhiều trường hợp nghĩ rằng chó nhà cắn thì sẽ không sao, vì trước đó con chó không có biểu hiện khác thường. Cho đến khi con chó chết, người bệnh bất ngờ lên dại thì mới cuống cuồng đi tiêm vắc xin. Lúc này đã quá muộn, virus dại khi lên đến não thì không có thuốc nào chữa được”.

Tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Vắc xin dại có tác dụng bao lâu?

Cho đến nay, nhiều người vẫn lo ngại về ảnh hưởng của vắc xin phòng dại đối với sự phát triển của hệ thần kinh và sức khỏe.

Tuy nhiên, Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha đã nêu rõ: “Nếu như trước đây các loại vắc xin phòng dại đều là vắc xin thế hệ cũ, được sản xuất từ tế bào não chuột có độ tinh khiết không cao, thì hiện nay, vắc xin phòng dại đã được cải tiến, chiết xuất từ tế bào thận, tế bào lưỡng bội người hoặc tế bào Vero tinh khiết. Đặc biệt, vắc xin phòng dại thế hệ mới là vắc xin bất hoạt (vắc xin chế từ vi sinh vật đã bị bất hoạt nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên), với quy trình sản xuất chặt chẽ, chất lượng được kiểm định gắt gao nên sẽ không có những phản ứng phụ như vắc xin đời cũ”.

Tiêm phòng dại chính là cuộc chạy đua của vắc xin với virus dại. Do đó, ngay khi bị chó dại, chó nghi dại hoặc động vật cắn, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng, không nên chờ đợi theo dõi tình trạng của con chó, cũng không phải lo ngại sự ảnh hưởng của vắc xin dại đến sức khỏe. Tất cả vắc xin tiêm phòng thế hệ mới hiện nay đều rất an toàn.

Vắc xin phòng dại loại nào tốt?

Hiện nay, tại Việt Nam đang có 3 vacxin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành gồm vắc xin tiêm phòng Verorab (Pháp), Abhayrab và Indirab (Ấn Độ). Trong đó, vắc xin Verorab là vắc xin thế hệ mới, được sản xuất bởi Công ty Sanofi Pasteur (Pháp).

Tiêm phòng dại bao nhiêu mũi?

Phác đồ tiêm vắc xin dại thế hệ mới Verorab

Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm

– Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28 – Tiêm nhắc lại: sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần.

Tiêm sau phơi nhiễm ở bắp tay

Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp

Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3

Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Tiêm trong da Liều 0.1ml vắc xin hoàn nguyên

Người đã tiêm dự phòng: tiêm khẩn cấp 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

Tiêm phòng dại ở đâu, chi phí bao nhiêu?

Tháng 4/2018, trên tất cả các bệnh viện, trung tâm Y tế dự phòng tại địa bàn chúng tôi liên tục báo động tình trạng hết vắc xin phòng dại. Trước tình hình “cháy hàng” vắc xin dại, nhiều người dân lo lắng đổ xô đi tiêm trước hoặc về các điểm tiêm phòng lớn để được tiêm mũi vắc xin này.

Theo chúng tôi Bùi Ngọc An Pha, tiêm vắc xin dại là cách giúp người bệnh vượt qua “cửa tử” đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Do vậy, ngay khi bị động vật hoặc động vật nghi dại cắn, người bệnh cần sơ cứu vết thương và đến ngay trung tâm y tế gần nhất để tiêm phòng. Trung tâm tiêm chủng VNVC luôn nỗ lực cung ứng đủ vắc xin dại để phục vụ nhu cầu cho người dân, kể cả tại thời điểm khan hiếm. Hiện tại, VNVC đang có 3 loại vắc xin phòng dại là Verorab của Pháp, Abhayrab và Indirab của Ấn Độ.

Với quy trình một chiều liên tục 4 khâu bao gồm: phòng chờ, phòng khám và tư vấn trước tiêm, tiêm vắc xin, theo dõi sau tiêm, VNVC cam kết 100% khách hàng đến tiêm phòng đều được khám sàng lọc trước tiêm hoàn toàn miễn phí, miễn phí wifi, nước uống, giữ xe, và bỉm tã đối với trẻ sơ sinh.

Giá vắc xin phòng dại tại VNVC

Verorab (Pháp) 0.5ml: 260,000 đồng/liều

Abhayrab (Ấn Độ) 0.5ml: 255,000 đồng/liều

Indirab (ẤN Độ) 0.5ml: 255,000 đồng/liều.

Gọi ngay tổng đài VNVC 1800 6595 (miễn phí cuộc gọi) để được tư vấn chi tiết và đặt lịch tiêm

Thanh Hằng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bị Chó Đã Tiêm Chủng Cắn, Có Cần Chích Ngừa?

Bé trai nhà tôi (bảy tuổi) bị chó cắn vào chân, chủ nhà đưara giấy xác nhận chó đã chủng ngừa bệnh dại. Như vậy, tôi có cần cho con chíchngừa loại vắc-xin nào nữa không?

Phan Hà (Q.7, TP.HCM)

 

BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Cấp cứu, hồi sức tích cực và chốngđộc trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới chúng tôi – tư vấn:

Dù chó đã được tiêm chủng, nhưng nếu bé bị cắn ở những vịtrí nguy hiểm như: vùng đầu mặt, bộ phận sinh dục thì cần chích ngừa ngay. Ở nhữngvị trí này, vi-rút dại dễ tấn công vào hệ thần kinh trung ương, khiến trẻ tửvong nhanh chóng. Nếu chó đã chích ngừa cắn ở tay chân thì không cần cho béchích ngừa nhưng gia đình phải theo dõi con chó trong vòng 10 ngày, xem nó có bịchết hay không. Nếu chó bị chết, phải đưa bé đi chích ngừa ngay.

Để phòng bệnh uốn ván, trẻ nhỏ thường được chích vắc-xin ngừauốn ván theo chương trình tiêm chủng mở rộng và trẻ phải chích nhắc lại lúc sáutuổi. Bé đã bảy tuổi, nếu chưa chích nhắc lại, chị cần cho cháu chích vắc-xin uốnván sau khi bị chó cắn.

Thanh Toàn (ghi)

Nguồn http://phunuonline.com.vn

Tag: tiêm chủng, tiêm phòng dại, vắc xin dại, bệnh dại, bệnh uốn ván

Triệt Sản Mèo Cái Bao Nhiêu Tiền? Có Nên Tiêm Thuốc Triệt Sản?

Triệt sản mèo cái nên hay không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn đang băn khoăn, lo sợ triệt sản sẽ ảnh hưởng tới tâm ý và thể chất của mèo cái. Tuy nhiên cũng nhiều người cho rằng triệt sản cho mèo sẽ giúp chúng khoẻ mạnh hơn, không bỏ nhà đi và biết nghe lời. Để giải đáp thắc mắc này, Nuôi Thú xin gửi tới bạn đọc những thông tin cần biết về triệt sản cho mèo cái.

Tại sao cần triệt sản mèo cái?

Có nên triệt sản cho mèo cái hay không? Câu trả lời là có. Triệt sản cho mèo sẽ mang lại những lợi ích sau đây :

Khoa học đã chứng minh rằng triệt sản cho mèo cái sẽ giúp chúng sống lâu hơn từ 3 tới 5 năm.

Triệt sản cho mèo giúp bạn dễ dàng kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng mèo mang thai ngoài ý muốn. Mèo đẻ quá nhiều, mất kiểm soát trong khi bạn không có khả năng nuôi hết cả đàn mèo.

Triệt sản cho mèo cái sẽ khiến chúng không bỏ nhà tìm bạn như trước nữa, giảm hẳn nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhất là khi mèo đi lại với những con mèo hoang còn tăng nguy cơ mắc bệnh dại.

Mèo chưa triệt sản nếu thường xuyên ra ngoài con có thể là nạn nhân của bọn mèo tặc, mèo dễ bị bắt trộm hoặc đánh bả do người dân bẫy chuột vô tình.

Triệt sản mèo cái cũng sẽ giúp chúng bớt đi hiện tượng gào đực, bỏ nhà, chán ăn và ủ rũ ảnh hưởng tới chính nó và cuộc sống gia đình bạn.

Khi nào nên triệt sản mèo cái

Tuỳ theo mục đích sử dụng của bạn mà đưa ra quyết định phù hợp, nếu nuôi mèo để sinh sản thì thôi, còn không thì bạn nên triệt sản cho mèo cái ngay từ kỳ động dục đầu tiên. Hoặc bạn cũng có thể cho mèo đẻ 1 lứa để chúng được làm mẹ 1 lần trong đời. Sau khi mèo đẻ, mèo con đã có thể tự ăn và cai sữa thì nên triệt sản cho mèo mẹ càng sớm càng tốt. Lý do vì sau khoảng 2 tháng, mèo mẹ sẽ tiếp tục đến thời kỳ động dục.

*Lưu ý: Không triệt sản cho mèo mẹ nếu nó đang trong thời kỳ động dục và mang thai.

Triệt sản mèo cái bao nhiêu tiền?

Triệt sản cho mèo cái hiện nay khá phổ biến và có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ này. Nếu có điều kiện, bạn có thể yêu cầu bác sĩ thú y tới tận nhà để tiến hành triệt sản cho mèo. Mức giá chung hiện nay cho mỗi một ca triệt sản giao động từ 200 đến 500 nghìn đồng.

Cần chuẩn bị những gì khi triệt sản mèo cái

Bạn cũng nên vệ sinh cho mèo trước khi tiến hành triệt sản. Có thể tắm cho mèo, lau tai và mài móng rồi mới liên hệ với bác sĩ thú y.

Không cho mèo ăn trước khi triệt sản.

Không triệt sản khi mèo đang mang thai hoặc động dục.

Mang mèo tới phòng khám thú y theo lịch đã hẹn trước.

Tuỳ từng địa chỉ mà giá thành cho dịch vụ triệt sản mèo cái cũng khác nhau. Quan trọng nhất bạn phải lựa chọn được phòng khám uy tín để đặt niềm tin. Không nên ham rẻ mà lựa chọn những cơ sở thiếu chuyên nghiệp, dẫn tới hậu quả ngoài ý muốn.

Sau khi triệt sản xong, mèo cần thời gian để hồi phục và bạn phải chú ý theo dõi không cho bé liếm vào vết thương hoặc những nơi có chỉ khâu. Để làm được như vậy bạn hãy sử dụng phễu chuyên dụng chùm đầu để ngăn mèo liếm vết thương hở, có thể gây nhiễm trùng. Sau một vài ngày khi vết thương đã lành thì bạn hãy gọi bác sĩ thú y để tiến hành cắt chỉ cho mèo.

Chăm sóc sau khi triệt sản mèo cái

Mèo lúc này sẽ rất mệt mỏi và khó chịu bởi những thay đổi trong cơ thể. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là cáu kỉnh và buồn nôn. Có thể nhốt lại hoặc để nằm yên một chỗ, theo dõi bé một cách nhẹ nhàng, động viên bé. Đừng để mèo chạy đi đâu hay vào những nơi khuất khó tiếp cận vì lúc này Boss cực kỳ khó tính, bất kỳ sự làm phiền nào cũng làm bé trở nên cáu kỉnh đấy.

Chuẩn bị ổ sạch sẽ, êm ái trước để mèo cảm thấy thoải mái nhất sau khi triệt sản.

Có thể cho mèo ăn uống một chút.

Nếu bạn sử dụng cát vệ sinh thì hãy thay bằng các loại khăn, giấy báo cũ để không gây nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật của mèo.

Không cho mèo uống sữa vì có thể sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá chưa ổn định sau triệt sản.

Không tắm rửa cho mèo khi vết thương chưa lành. Thường mèo sẽ hồi phục lại như cũ sau nửa tháng, lúc này bạn có thể tắm cho mèo bình thường.

Theo dõi sát sao biểu hiện của mèo, đặc biệt ở vết thương phẫu thuật cùng những dấu hiệu như tiêu chảy, sốt hoặc nôn mửa. Nếu những biểu hiện này xuất hiện, bạn phải thông báo ngay cho bác sĩ thú y để được xử lý kịp thời, tránh tình trạng ngoài ý muốn.

Có nên triệt sản mèo cái bằng thuốc?

Nhiều người vì lo mèo mình đẻ thêm không thể nuôi nổi hoặc sợ mèo bị đau khi mổ triệt sản nên tìm đến phương pháp sử dụng thuốc triệt sản mèo cái. Họ nghĩ là một năm chỉ cần chích 1 2 lần thì mèo của mình sẽ không sao, chi phí thì chỉ vài chục. Đây là điều vô cùng sai lầm và nguy hiểm đối với mèo nhà bạn.

Hiện nay thuốc trích triệt sản chó mèo đã bị nhà nước ta cấm lưu hành do chúng gây hại rất nhiều cho chó mèo. Nhiều trường hợp chó mèo khi tiêm thuốc đã bị sốc thuốc, điên, lả đi… dẫn đến chết. Nếu bạn còn đang muốn sử dụng phương pháp này cho chó mèo nhà bạn thì hãy dừng ngay lại.

Triệt sản mèo cái ở đâu?

Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Chó Cắn Kiêng Ăn Gì? Theo Dõi Bao Nhiêu Ngày? Có Nên Tiêm Phòng trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!