Xu Hướng 6/2023 # Blog Thùy Hương Chia Sẻ Tâm Sự Tình Yêu, Gia Đình, Cuộc Sống # Top 10 View | Viec.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Blog Thùy Hương Chia Sẻ Tâm Sự Tình Yêu, Gia Đình, Cuộc Sống # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Blog Thùy Hương Chia Sẻ Tâm Sự Tình Yêu, Gia Đình, Cuộc Sống được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

[Tiếng chó sủa] Việc nuôi chó, mèo ở một số chung cư không nhiều nhưng nó lại làm cho hàng xóm lời qua tiếng lại vì gây ồn ào, mất vệ sinh chung. Chó, mèo đi bậy bốc mùi chung cư

Chị Trang, nhân viên kế toán (hiện đang sống tại 1 chung cư ở khu vực Hà Đông) chia sẻ, hiện hàng xóm ngay sát cạnh nhà chị đang nuôi 1 con chó. Điều này không những khiến cho gia đình chị mà các gia đình khác ở tầng 5 chịu nhiều khổ sở. Chị Trang cho biết, “Ở chung cư nên không gian, hành lang bên ngoài các gia đình đều phải dùng chung với nhau. Thế nhưng chủ nhà chiều nào đi làm về cũng thả chó ra đi dạo nên cứ ra khỏi cửa phòng là thấy hôi thối vô cùng”.

“Nếu mà chỉ như thế không thì không có chuyện để nói, nhưng đằng này con chó kia cứ sủa gâu gâu suốt ngày. Sáng vừa mở mắt ra cũng sủa, trưa cũng sủa, ai thích cũng sủa, gét cũng sủa, chẳng hiểu cái thể loại chó gì nữa”, chị Trang bực tức.

Theo chị Trang thì nhà hàng xóm xóm nuôi chú chó này từ khi mới chuyển về, đã có rất nhiều hộ dân xung quanh góp ý không nên nuôi chó nhưng cũng không mấy ăn thua. Hơn nữa, nhà nuôi chó cũng là người ghê gớm, không mấy khi giao lưu với ai nên chả ai dám động vào. Mà có nói thì chủ nhà lại trợn mắt lên “không phải đất nhà chị, khi nào chó mà sang đi vệ sinh trong nhà của chị thì hẵng đến nói” nên mọi người càng tránh.

Con theo chị Thu Nga, ở chung cư Trung Hòa Nhân Chính thì than thở: “Hôm trước tôi vừa chửi nhau với hàng xóm, về chuyện nuôi chó. Đã ở nhà chung cư, nhà nọ liền nhà kia lại còn nuôi chó. Nhà chật không cho chó vào nhà được, họ làm cái cũi đặt ngay gần cửa nhà mình, con chó ấy cứ kêu ăng ăng cả ngày, không khí lúc nào cũng có mùi hôi của chó, rận chó.

Có hôm mọi người đi làm hết thì họ thả chó ra đi vệ sinh phóng uế bừa bãi, osin nhà họ cũng ra lau qua quýt cho xong, vẫn còn nguyên mùi hôi và vết nhơ ở sảnh. Tôi điên tiết lên không chịu được, sang nói chuyện với nhà họ, họ cũng đồng ý không nuôi nữa, nhưng 1 tháng sau vẫn y nguyên. Sau đó bực quá tôi với một nhà nữa cùng khu phải sang nói lần 2 thì ngày sau đó con chó kia mới bị giải tán.

Cùng chung nỗi bức xúc với chị Nga là chị Lan ở chung cư trên Phố Tây Sơn, Đống Đa cũng cho biết: Khu chung cư nhà mình thấy nuôi nhiều chó, mèo lắm, Sáng nào cũng nghe tiếng chó sủa, mèo kêu. Khổ nỗi không chỉ có một con mà rất nhiều con. Bình thường thì chả sao nhưng đến cuối tuần vợ chồng muốn nghỉ ngơi cũng không được yên ổn. Có hôm bấm thang máy, đợi đến lúc cửa mở ra cái thì nhìn thấy con chó ngay cửa thang, tôi giật hết cả mình, đành đợi chuyến khác”.

Người lớn sợ, trẻ con khiếp

Việc nuôi chó ở chung cư không chỉ khiến cho người lớn phải bực mình mà còn làm cho nhiều trẻ nhỏ phải khiếp sợ.

Chị Trang cũng kể tiếp: “Không chỉ mình mà con mình cũng sợ chó. Bình thường nhà nào nuôi con chó Nhật hay cho Phóc con mình đã sợ lắm rồi. Đằng này chiều nào nhà ấy cũng dắt con cho Becze xuống sân chơi, dù có rọ mõm nhưng các cháu cũng hết cả hồn”.

Một phụ huynh khác cũng bức xúc: “Có cho tiền tôi cũng không nuôi chó, mèo trong chung cư mình bởi tôi di ứng với chúng lắm. Bình thường sang nhà nào chơi lỡ dính cái lông chó, lông mèo nào là ngứa không chịu được. Người lớn như mình còn sợ, còn khiếp, huống gì trẻ con. Tôi thấy lo cho các cháu nhỏ trong chung cư quá, lỡ chó bất ngờ cắn các cháu thì không ai trở tay kịp”.

Theo anh Trần Minh Thành, Trưởng ban Quản lý một chung cư khu vực Đống Đa cho biết: “Chúng tôi thường xuyên nhận được phản ánh về việc nhiều người thả chó chạy rông trong khu vực chung cư mà không rọ mõm, để chó phóng uế làm hôi thối mất vệ sinh. Nhưng đây là việc khá “tế nhị” nên ban quản lý chủ yếu chỉ vận động các hộ dân nên chú ý vệ sinh , tiêm phòng và rọ mõm cho chó khi ra ngoài chứ không cấm được”.

Anh Thành cũng cho biết: “Hiện quyết định 08/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng quy định cấm nuôi gia súc, gia cầm trong chung cư làm ảnh hưởng đến trật tự, mỹ quan và môi trường sống của các hộ dân, nhưng quyết định trên lại không cấm nuôi vật cảnh. “Pháp luật không định nghĩa rõ vật cảnh là gì, như vậy chó nhỏ là gia súc hay vật cảnh vẫn là vấn đề tranh cãi nên rất khó để xử lý”.

Share this:

Twitter

Facebook

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Làm Sao Khi Bị Hắt Xì Hơi Liên Tục? Chuyên Gia Chia Sẻ

Vài ngày trước tôi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu hắt xì hơi, vì nghĩ đây là một triệu chứng quá bình thường nên tôi đã không tin mình mắc bệnh và cũng không thăm khám tại các cơ cơ sở y tế. Tuy nhiên 2 ngày gần đây chứng hắt xì hơi của tôi diễn ra liên tục không thể kiêm soát và điều này khiến tôi vô cùng khó chịu, nhất là những khi tôi đang làm việc trong văn phòng. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi làm sao khi hắt xì hơi liên tục? Tôi rất mong nhận được phản hồi từ bác sĩ. Đặng Thanh Hồng (27 tuổi, Thanh Hóa) Góc giải đáp:

Đầu tiên chúng tôi xin được cảm ơn chị Đặng Thanh Hồng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho hộp thư chúng tôi . Về vấn đề “Làm sao khi hắt xì hơi liên tục?” chúng tôi đã liên hệ bác sĩ Nguyễn Minh Đông (chuyên khoa tai mũi họng, bệnh viện Nhân Dân Gia Định) và có đôi lời về vấn đề này như sau:

Hắt xì hơi liên tục là dấu hiệu của bệnh gì?

Hắt xì hơi được biết đến là một phản xạ bảo vệ tự nhiên của cơ thể khi bắt gặp các tác nhân gây hại có ý định xâm nhập vào vùng niêm mạc mũi. Do đó chúng ta có thể thấy việc ngăn chặn và kiềm hãm không cho phản xạ này xuất hiện là điều vô cùng khó. Ngoài ra tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm đối với sự kích thích của một tế bào thần kinh mà chúng ta có thể nhận định rằng với một cơ thể khỏe mạnh bình thường, thỉnh thoảng sẽ có những cơn hắt xì hơi diễn ra đồng thời từ 2 đến 3 cái một lần.

1. Hắt xì hơi liên tục là triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Nếu người bệnh rơi vào trường hợp hắt xì hơi liên liên tục kèm theo đó là triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi thì rất có thể bệnh nhân đang mắc phải một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng. Theo đó viêm mũi dị ứng kèm theo chứng hắt xì hơi liên tục sẽ xảy ra khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hại. Đồng thời những tác nhân này xâm nhập gây kích thích các dây thần kinh và vùng niêm mạc mũi gây nên bệnh viêm mũi dị ứng

2. Dị ứng theo mùa dẫn đến hắt xì hơi liên tục

Khi thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông kéo dài cùng với sức đề kháng của cơ thể vô cùng yếu sẽ gây nên một số dị ứng theo mùa. Cùng với đó là trạng thái ngứa mũi dữ dội gây nên chứng hắt xì hơi liên tục.

3. Hắt xì hơi liên tục là triệu chứng của cảm lạnh

Trên thực tế bệnh cảm lạnh và các loại vi khuẩn, virus gây nên bệnh lý này vẫn không ngừng hoành hành. Và nếu chúng ta không cẩn thận, những tác nhân gây hại này có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào, nhất là vào mùa đông. Theo đó khi bệnh cảm lạnh xuất hiện, hắt xì hơi sẽ là một triệu chứng điển hình và là triệu chứng đầu tiên báo hiệu cơ thể đang gặp các tác nhân gây hại nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý.

Những điều cần làm khi bị hắt xì hơi liên tục

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, khói bụi, nấm móc, khí thải, hóa chất, các tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, nước hoa, lông thú cưng, những thực phẩm chất gây kích thích niêm mạc mũi…)

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, mùa đông kéo dài. Đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi…

Thường xuyên vệ sinh rửa mũi, súc họng, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước mũi pha loãng. Điều này sẽ giúp làm sạch mũi, họng, tăng cường kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt và ngăn ngừa những tác nhân gây hại một cách mạnh mẽ.

Thường xuyên tắm bằng nước ấm khi trời lạnh

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Hạn chế nuôi chó mèo trong nhà

Sống và làm việc tại những nơi trong lành, thoáng mát

Thường xuyên tập luyên thể dục, tập yoga để nâng cao sức đề kháng, tăng nhanh hệ miễn dịch

Uống nhiều nước lọc mỗi ngày

Không ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng

Cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là chất sắt, chất đạm, protein có trong thịt, trứng, cá, sữa. Cung cấp đa dạng những loại vitamin có trong rau củ quả, nước ép trái cây. Đặc biệt nên cung cấp các loại trái cây chứa vitamin C, chất quercetin trong cà chua, táo… Điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình tăng nhanh sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, khả năng chống và kháng bệnh theo đó cũng được cải thiện.

Uống trà mật ong và chanh cũng là một cách điều trị chứng hắt xì liên tục.

Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.

Kim Linh

Chia Sẻ Cách Nuôi Mèo Con Mới Đẻ

Chăm sóc mèo con mới ra đời là việc nặng nhọc. Những bé mèo con cần được quan tâm và chăm sóc suốt cả ngày. Khi vừa nhận nuôi vài bé mèo mới sinh, bạn sẽ phải đối mặt với những nhiệm vụ khó khăn. Nếu mèo mẹ vẫn ở bên cạnh, một mình mèo mẹ có thể đáp ứng mọi nhu cầu của các bé mèo con. Bạn có thể hỗ trợ mèo mẹ bằng cách cho mèo mẹ ăn và tránh tiếp xúc với mèo con trong tuần đầu tiên sau khi sinh. Nếu mèo mẹ không còn hoặc không có khả năng chăm con, bạn sẽ phải nhận trách nhiệm thay mèo mẹ. Trách nhiệm của bạn bao gồm cho mèo con ăn, giữ ấm cho mèo, và thậm chí giúp chúng đi vệ sinh.

1. Cho mèo con ăn

Một chú mèo khi mới sinh ra, nguồn sữa của mèo mẹ vô cùng quan trọng. Mèo mẹ có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu cho những chú mèo con và nuôi lớn chúng một cách hoàn hảo. Tuy nhiên đối với những chú mèo con không may mắn, khi sinh ra mẹ chúng đã chết hoặc bị bỏ rơi sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm bởi chúng có thể bị chết đói, hoặc bị những động vật khác ăn thịt.

Chú ý cách chăm sóc mèo con

Bạn nên cân nhắc về hoàn cảnh: Sự chăm sóc mà bạn dành cho mèo con mới sinh sẽ phụ thuộc vào một vài yếu tố: tuổi của mèo con, liệu mèo mẹ còn đang chăm sóc cho mèo con hay không, và sức khỏe của mèo con. Nếu bạn vừa nhận một lứa mèo con tách mẹ, bạn cần đem tới cho chúng tất cả những nhu cầu mà mèo mẹ sẽ đáp ứng, ví dụ như thức ăn, hơi ấm, và hỗ trợ đi vệ sinh. Hãy dành ít thời gian để cân nhắc trước khi nhận chăm sóc mèo con. Nếu tìm thấy vài bé mèo con mà bạn cho là đã bị bỏ rơi hoặc tách mẹ, hãy quan sát chúng từ khoảng cách xa tầm 10 m để xem mèo mẹ có quay về không. Nếu mèo con đang gặp nguy hiểm, bạn cần lập tức can thiệp mà không cần đợi mèo mẹ trở về. Ví dụ, bạn nên can thiệp ngay khi mèo con gặp nguy hiểm, bị lạnh cóng, bị bỏ rơi ở nơi dễ bị xe cán qua hoặc bị dẫm đạp, hay đang ở khu vực mà chó dữ có thể gây tổn thương cho chúng.

Nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ thú y hoặc trạm cứu hộ động vật tại địa phương. Đừng nghĩ rằng bạn phải tự mình chăm sóc mèo con. Chăm sóc mèo con mới sinh là một công việc khó khăn và bạn có thể sẽ không có đủ những thứ cần thiết để giúp mèo con sống sót. Hãy liên lạc với bác sĩ thú y hoặc trạm cứu hộ động vật địa phương để được trợ giúp. Họ thậm chí có thể cung cấp mèo mẹ thay thế để mèo con hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, hoặc họ có thể giúp bạn cho mèo ăn bằng bình.

Cho mèo mẹ ăn nếu mèo mẹ vẫn bên cạnh con. Nếu mèo mẹ còn đang hiện diện và chăm con, để yên cho mèo mẹ làm vậy sẽ đem tới kết quả tốt nhất cho mèo con. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp thức ăn và nơi ở cho mèo mẹ. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn để thức ăn và chỗ ở tại khu vực tách biệt, bằng không mèo mẹ sẽ không chấp nhận sự giúp đỡ của bạn.

Lưu ý về cách cho mèo con ăn

Cho mèo con ăn: Nếu mèo mẹ không còn hoặc không có khả năng chăm sóc mèo con, bạn cần chuẩn bị thức ăn và đích thân cho mèo con ăn. Loại thức ăn mà bạn chuẩn bị sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của mèo con. Hãy chắc chắn rằng bạn đã tham khảo với bác sĩ thú y về mọi nhu cầu ăn đặc biệt của mèo con.

Khi mèo con được 1-2 tuần tuổi, bón dung dịch thay thế sữa qua bình cho mèo con sau mỗi 1-2 tiếng. Đừng cho mèo con uống sữa bò vì cơ thể chúng khó tiêu hóa sữa bò.

Khi mèo con được 3-4 tuần tuổi, đổ dung dịch thay thế sữa vào đĩa nông lòng cũng như một ít thức ăn cho mèo đã được ngâm nước để làm mềm. Cho mèo ăn từ 4-6 lần mỗi ngày.

Khi mèo con được 6-12 tuần tuổi, giảm lượng dung dịch thay thế sữa và bắt đầu cung cấp thức ăn khô dành cho mèo. Cho mèo ăn 4 lần mỗi ngày.

2. Một số lưu ý khi chăm sóc mèo con

Lưu ý không nên bế mèo con khi chúng mới sinh

– Tránh tiếp xúc với mèo con trong tuần tuổi đầu tiên nếu mèo mẹ vẫn ở bên cạnh. Mèo mẹ có thể bỏ con hoặc trở nên khó chịu khi mèo con bị bồng bế quá nhiều, vì vậy để tốt nhất cho mèo con, hãy để mặc chúng khi mèo mẹ vẫn còn. Tuy nhiên, bắt đầu từ tuần tuổi thứ 2-7, việc để cho mèo con quen dần với tay người bế là rất quan trọng.

– Bế mèo con nhẹ nhàng. Vô cùng cẩn thận khi bế mèo mới sinh. Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thích bồng bế mèo, hãy dạy trẻ cách bế nhẹ nhàng và không để trẻ bế mèo con khi không có người giám sát. Mèo mới sinh rất yếu ớt và ngay cả một đứa trẻ cũng có thể khiến chúng tổn thương trầm trọng.

– Làm ổ cho mèo con ngủ. Nếu mèo con chưa có chỗ ngủ, hãy chắc chắn rằng bạn sắp xếp cho mèo con một nơi ấm áp, khô ráo, và tránh xa thú dữ. Đảm bảo rằng nơi bạn chọn không ở gần lửa, nước và không có gió lùa. Bạn có thể dùng hộp giấy hoặc cũi cho mèo có lót khăn hoặc chăn sạch.

Bạn nên làm ổ cho giữ ấm cho mèo

– Giữ ấm cho mèo con. Nếu mèo mẹ không còn ở bên cạnh, bạn cần dùng túi sưởi hoặc chai nước nóng bọc trong khăn để giữ ấm cho mèo con. Chỉ cần đảm bảo rằng mèo con có thể tránh xa nguồn nhiệt nếu chúng thấy quá nóng. Kiểm tra thường xuyên xem mèo con có thoải mái không.

– Để mèo mẹ giúp mèo con đi vệ sinh nếu mèo mẹ vẫn còn ở bên/vẫn còn có thể chăm con. Nếu mèo mẹ vẫn ở bên để giúp mèo con đi vệ sinh, hãy để mèo mẹ hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trong vài tuần tuổi đầu tiên của mèo con, mèo mẹ sẽ liếm vùng sinh dục của mèo con để giúp chúng tiểu tiện và đại tiện. Đừng can thiệp khi mèo mẹ đang chăm sóc mèo con như vậy.

– Giúp mèo con tiểu tiện/đại tiện khi cần. Nếu mèo mẹ không còn bên cạnh, bạn cần giúp mèo con tiểu tiện và đại tiện trong vài tuần tuổi đầu tiên. Dùng một miếng khăn ướt hoặc một miếng gạc ẩm để vuốt nhẹ vùng sinh dục của mèo con cho đến khi mèo tiểu tiện và/hoặc đại tiện. Giặt hoặc vứt khăn ngay lập tức và lau khô mèo con trước khi đưa trở lại cùng .

– Khuyến khích mèo dùng hộp vệ sinh khi được bốn tuần tuổi. Vào khoảng bốn tuần tuổi, mèo con sẽ sẵn sàng để dùng hộp vệ sinh. Để khuyến khích mèo đi vệ sinh trong hộp, đặt một bé mèo con vào hộp sau khi mèo ăn xong. Khi mèo con đã đi vệ sinh trong hộp, đưa mèo trở lại lứa và đặt bé mèo tiếp theo vào hộp. Để từng bé mèo con đi vệ sinh vài phút sau mỗi bữa ăn.

– Để ý các vấn đề của mèo con. Nếu thấy bất kỳ bé mèo nào không tiểu tiện hoặc đại tiện được sau khi đã kích thích hoặc sau khi được đặt vào trong hộp vệ sinh, bạn nên liên lạc với bác sĩ thú y ngay lập tức để tìm hiểu nguyên do. Mèo con có thể đang bị táo bón hoặc có vật cản cần được lấy ra.

Tạp Chí Gia Đình Và Trẻ Em

Tập phim đầu tiên của Tom & Jerry mang tên Puss Gets the Boot được ra rạp vào ngày 10/3/1940. Đến nay, Tom & Jerry đã tròn 77 tuổi.

Cha đẻ của bộ phim huyền thoại này là hai nhà sản xuất phim truyền hình William Hanna và Joseph Barbera của hãng phim MGM. Hanna và Barbera viết kịch bản kiêm đạo diễn cho 114 tập phim Tom & Jerry tại xưởng phim MGM trong thời gian từ 1940 đến 1957.

Tên “cúng cơm” của mèo Tom là Jasper

Trong tập đầu tiên, chú mèo Tom có tên là Jasper. Sau đó, nhà sản xuất tổ chức cuộc thi tìm kiếm tên gọi cho bộ phim. Họa sĩ phim hoạt hình John Carr đã giành chiến thắng với giải thưởng 50 đô la khi đề xuất tên gọi Tom & Jerry.

Tom & Jerry đã đạt 7 giải Oscar

Phiên bản gốc của Tom & Jerry đã 13 lần được đề cử và 7 lần đoạt giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất. Tom & Jerry là phim hoạt hình đạt nhiều giải Oscar nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, năm 2000, tạp chí Time công bố Tom & Jerry là một trong những show truyền hình hay nhất mọi thời đại

Tom – Jerry: Tỷ số 123 – 8

Theo một thống kê trong 163 tập phim, Jerry đã giành chiến thắng 123 lần còn Tom giành chiến thắng chỉ 8 lần. Có 32 lần cả hai bắt tay nhau để chiến đấu với nhân vật khác với 20 lần giành chiến thắng và 12 lần thất bại.

Cũng theo thống kê, 5 là số lần mà Tom đã chết đi sống lại.

Có một tình bạn giữa Tom & Jerry

Dù trong cả hàng trăm tập phim, Tom và Jerry đều coi nhau là kẻ thù và thường xuyên rượt đuổi nhau không ngừng nghỉ, nhưng trong một tập phim trình chiếu năm 1975, cả hai đã trở thành bạn bè. Họ đã cùng nhau đi du lịch thế giới, chơi thể thao và chia sẻ mọi điều với nhau như những người bạn thân thiết.

Tom & Jerry và các phiên bản khác nhau

Bộ phim hoạt hình Tom & Jerry vẫn tiếp tục sản xuất cho đến tận ngày nay với nhiều phiên bản khác nhau. Có thể kể đến những phiên bản sau này như Tom & Jerry Show (1975 – 1977), The Tom & Jerry Comedy Show (1980 – 1982), Tom & Jerry Kids (1990 – 1994), Tom & Jerry Tales (2006 – 2008) và The Tom and Jerry Show (2014 – nay).

Hiện tại, 2 phiên bản Tom & Jerry Tales và Tom & Jerry Show – được sản xuất bởi hãng Wanner Bros đang được phát hành trên POPS Kids – kênh giáo dục và giải trí dành cho trẻ em Việt Nam.

Cập nhật thông tin chi tiết về Blog Thùy Hương Chia Sẻ Tâm Sự Tình Yêu, Gia Đình, Cuộc Sống trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!