Bạn đang xem bài viết Các Câu Hỏi Về Giảm Bạch Cầu Ở Mèo được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh giảm bạch cầu lây truyền như thế nào?
Tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp với phân bị nhiễm virrus, ví dụ: trên đĩa thức ăn, thảm, khăn lót, v.v., bọ chét. Bệnh có thể truyền từ mèo mẹ mang thai sang mèo con qua nhau thai
Mức độ lây lan của bệnh Giảm bạch cầu như thế nào?
Mức độ lây lan là cực cao do Virus có khả năng sống lâu trong môi trường và có độc lực cao.
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thời gian ủ bệnh là 2-10 ngày
Dấu hiệu mèo bị nhiễm bệnh là gì?
Nôn mửa dữ dội và tiêu chảy, sốt, mất nước, sụt cân, chán ăn, trầm cảm. Đôi khi người ta thấy mèo con đã chết, trước đó không có dấu hiệu của bệnh.
Sau khi khỏi bệnh, mèo sẽ còn thải virus trong bao lâu?
Mèo bị nhiễm FPV có thể tiếp tục bài tiết vi-rút trong ít nhất sáu tuần sau khi khỏi bệnh.
Chẩn đoán bệnh giảm bạch cầu trên mèo bằng các nào?
Xét nghiệm công thức máu tổng quát giúp tìm ra dấu hiệu bệnh khi Virus làm thay đổi các chỉ số về Hồng cầu và bạch cầu trong công thức máu.
Xét nghiệm test mẫu phân tìm ra kháng nguyên là virus hoặc kháng thể chống lại virus trong mẫu phân. Test kháng nguyên hay kháng thể là tuỳ loại sản phẩm.
Chữa bệnh cho mèo mắc giảm bạch cầu như thế nào?
Cần điều trị tích cực nếu mèo muốn sống sót, vì bệnh này có thể giết chết mèo trong vòng chưa đầy 24 giờ. Điều trị bằng cách truyền máu toàn phần để cải thiện tình trạng giảm tiểu cầu, truyền dịch tĩnh mạch vì hầu hết mèo bị mất nước, tiêm vitamin A, B và C, kháng sinh thế hệ IV để ngăn ngừa nhiễm trùng huyết, bênh lý phát triển ở hầu hết mèo bị giảm bạch cầu nếu không dùng kháng sinh.
Cơ hội sống của mèo mắc bệnh giảm bạch cầu như thế nào? (tiên lượng về bệnh)
Đối với mèo con bị mắc bệnh tại thời điểm nhỏ hơn hai tháng tuổi, 95% tử vong bất kể cac nỗ lực điều trị.
Mèo con hơn hai tháng tuổi có tỷ lệ tử vong 60-70% khi điều trị và tỷ lệ tử vong gần 100% nếu không được điều trị.
Mèo trưởng thành có tỷ lệ tử vong 10-20% nếu được điều trị, và tỷ lệ tử vong 85% nếu không được điều trị.
Mèo già có tỷ lệ tử vong 20-30% nếu được điều trị và tỷ lệ tử vong 90% nếu không được điều trị.
Vì virus giảm bạch cầu có khả năng lây lan cao và độc lực mạnh nên phương pháp phòng bệnh tốt nhất là chủ động tiêm vacxin cho mèo con khi đạt độ tuổi từ 6-8 tuần.
Cần lưu ý gì để phòng bệnh giảm bạch cầu với mèo nuôi thành đàn?
Nếu bạn nuôi mèo thành đàn cần xây dựng hàng rào hoặc đóng chuồng để hạn chế mèo tiếp xúc với môi trường quá rộng. Đồng thời lên kế hoạch làm vệ sinh, phun khử trùng chuồng trại là điều cần thiết.
Virus giảm bạch cầu sống trong môi trường bao nhiêu lâu?
Trigene Advance,
Virkon & Bleach (5%) ( diluted 1 part bleach to 32 parts water @32ml/litre of water)
Thuốc khử trùng nào diệt được virus gây bệnh giảm bạch cầu?
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây sang người không?
Chia Sẻ Với Bạn Về Các Giai Đoạn Của Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo
Vì nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan mà chú mèo nhà bạn bị nhiễm virut FPV – loại virut gây nên bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Sau khi bị nhiễm virut thì thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 – 7 ngày tùy thuộc vào từng giống mèo, từng cơ địa và tình trạng sức khỏe của mèo.
Sau đó thì mèo sẽ có những biểu hiện bệnh tương ứng với các giai đoạn của bệnh như sau:
Giai đoạn ẩn tính: mèo sẽ có biểu hiện bị sốt nhẹ, mệt mỏi, lười ăn, lười vận động, mắt mũi kèm nhèm
Giai đoạn cấp tính: ở giai đoạn này thì mèo sẽ bị sốt cao, bỏ ăn, không vận động, chân đi run rẩy, không giữ được thăng bằng, mắt lờ đờ, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù xì, nôn ra mật bọt, bị tiêu chảy nặng, thân nhiệt hạ thấp, đi kèm với việc đau bụng khi chủ nuôi sờ vào. Nếu không được phát hiện sớm đưa đi điều trị thì mèo sẽ bị hôn mê và dẫn đến tử vong
Giai đoạn quá cấp tính: nếu ở giai đoạn này thì mèo sẽ bị đau bụng đột ngột, thân nhiệt hạ thấp, suy nhược nhanh và có thể chết trong vòng 24h. Điều này thường xảy ra ở mèo con nên nhiều lúc khiến cho chủ nuôi nghĩ rằng mèo đã bị ngộ độc
Do đây là loại bệnh bùng phát theo mùa và mặc dù có tỷ lệ tử vong khá cao nhưng những chú mèo chỉ bị mắc bệnh duy nhất một lần ở trong đời khi mèo không được tiêm phòng. Và nếu như được điều trị hiệu quả thì cơ thể mèo sẽ tự miễn dịch và mèo không bị mắc bệnh lại nữa. Vì thế mà biện pháp hữu hiệu nhất giúp mèo không bị mắc bệnh đó là tiêm phòng bệnh giảm bạch cầu theo đúng định kỳ và nên tiêm khi mèo từ 8 – 10 tuần tuổi.
Với những chú mèo dưới 2 tháng tuổi thì khả năng chữa trị được căn bệnh này sẽ ít hơn so với những chú mèo đã được trên 5 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu được phát hiện kịp thời và chăm sóc tốt thì chú mèo sẽ giảm thiểu được tỷ lệ bị tử vong. Bởi sau khi được dùng thuốc và chăm sóc dinh dưỡng đúng cách thì cơ thể của mèo sẽ xuất hiện những kháng thể chống virut sau từ 3 – 4 ngày và mèo sẽ có cơ hội hồi phục sức khỏe.
Mong rằng với chia sẻ về các giai đoạn của bệnh giảm bạch cầu ở mèo ở phần trên sẽ giúp cho bạn có thêm thông tin về căn bệnh nguy hiểm này, để từ đó có cách thức phòng ngừa bệnh tốt nhất.
Tổng Hợp Thông Tin Về Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Chó Mèo
Thông thường thì chúng ta thường nghe thấy việc mèo bị mắc bệnh giảm bạch cầu nhiều hơn là loài chó. Bởi thực tế đã chứng minh khi mèo bị mắc căn bệnh này nếu không được can thiệp kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao và có thể bị bùng phát thành những ổ dịch lớn. Còn ở loài chó thì việc mắc bệnh chỉ ghi nhận trên số lượng cá thể đơn lẻ.
Trong cơ thể của cả chó và mèo thì tế bào bạch cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra được sức kháng thể để chống nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể của chó, mèo tránh được việc bị mắc bệnh tật và nhiễm trùng. Nếu bị mắc bệnh giảm bạch cầu ở chó mèo thì số lượng bạch cầu ở cả chó và mèo đều sẽ bị suy giảm, khiến chúng bị suy kiệt và chết.
Bệnh giảm bạch cầu ở chó mèo ở chó và mèo có gì giống và khác nhau?
Điểm giống nhau của bệnh giảm bạch cầu ở chó mèo là hiện nay chưa có được thuốc đặc trị cho căn bệnh này, mà chỉ có thể can thiệp để điều trị các triệu chứng, từ đó giúp cho chó, mèo tự sản sinh ra kháng thể.
Nguyên nhân gây nên căn bệnh này ở chó mèo cũng khác nhau, điều đó thể hiện ở việc:
Những nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở chó gồm có khuynh hướng di truyền, virut parvoviruses hay còn gọi là bệnh truyền nhiễm parvo, các sinh vật gây bệnh được lây truyền qua loài ve chó, thiếu các yếu tố dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể, hóa chất, thuốc, độc tố hóa trị liệu…
Nguyên nhân gây bệnh ở loài mèo thì chủ yếu do virut FPV gây nên. Loại virut này xâm nhập vào cơ thể mèo thông qua việc lây truyền qua đường miệng và chỉ sau 24h virut này sẽ xuất hiện ở trong máu, tấn công hệ miễn dịch, phá hủy niêm mạc ruột, làm suy giảm bạch cầu
Ở loài chó thì sẽ có biểu hiện sốt không rõ nguyên nhân, có dấu hiệu bị nhiễm trùng thường xuyên kèm với đó là đau khớp và tiêu chảy
Còn ở loài mèo thì triệu chứng biểu hiện sẽ là bỏ ăn, sốt, bị nôn mửa nhiều, mắt kèm nhèm, sụp mí, lờ đờ, có triệu chứng đi loạng choạng, mất thăng bằng, xuất hiện cơn co giật, mèo chảy dãi nhiều, hơi thở có mùi hôi…
Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo Và Cách Điều Trị
Nguyên nhân bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh giảm cầu xuất hiện ở mèo gây ra do virus thuộc phân loại vào nhóm Parvovirus. Đây là Virus đề kháng cao với hầu hết thuốc sát trùng. Như ether, chloroform, acid, alcolhol, và nhiệt độ và chúng mẫn cảm với tẩy Clorox.
Virus này phát triển trong cơ thể của ký sinh chủ. Và khi xuất hiện chúng như một loại dịch rất nguy hiểm. Bệnh giảm bạch cầu xuất hiện ở các lứa tuổi mèo nhất là mèo con. Nhiễm bệnh có tính lây lan từng đợt. Từng thế hệ và xảy ra có theo tính chất theo mùa, nhất là mùa sinh sản.
Virus Parvovirus có thể lây lan sang cá thể mèo khác qua cách tiếp xúc. Qua nước tiểu, phân, chất nôn ra,… Hoặc qua các dụng cụ nhiễm bẩn như dụng cụ cho ăn. Tấm trải cho mèo nằm, chuồng nhốt mèo hoặc qua người chăm sóc…
Virus gây bệnh giảm bạch cầu mèo di truyền theo đường miệng. Mô lympho của vùng miệng-hầu (vùng hạch amidal) và lympho ruột là hai bộ phận bị nhiễm bệnh đầu tiên. Sau 24 giờ nhiễm bệnh, virus xâm nhập vào máu và lan truyền khắp cơ thể của mèo.
Nếu phát hiện kịp thời và cung cấp chất kháng thể vào cơ thể mèo. Thì số lượng virus giảm dần nhưng số nhỏ vẫn tồn tại đến hàng năm trong một số mô. Nếu lượng kháng thể đáp ứng đủ để trung hòa virus. Thì lượng còn lại trong các mô của mèo cũng không gây ảnh hưởng đáng ngại.
Khi nhiễm virus Parvovirus mèo sẽ có những triệu chứng lâm sàn như: nhiệt độ tăng nhẹ, ăn ít, bạch cầu giảm nhẹ. Một số không có biểu hiện gì. Nhưng có trường hợp lại tăng nhiệt độ cơ thể nhanh chóng, suy nhược, bỏ ăn, nôn mửa và tiêu chảy, mất nước dễ gây tử vong.
Ngoài ra, có trường hợp sẽ có những biểu hiện. Khát nước nhưng không uống được, lông xù xì, xuất hiện mí mắt thứ ba, thân nhiệt dưới 36 độ C, hôn mê và chết sau vài giờ.Tỷ lệ chết khi mắc bệnh giảm bạch cầu có thể từ 25-100%.
Điều trị và phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh giảm bạch cầu mèo thường có tỷ lệ tử vong cao. Nhưng cần có sự phát hiện kịp thời và chăm sóc tốt. Nếu lượng kháng thể xuất hiện khoảng sau 3-4 ngày sau khi thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh thì khả năng cứu sống thú cưng của bạn khá cao. Các kháng thể khi vào cơ thể mèo sẽ giảm các biểu hiện như: nôn mửa, tiêu chảy và mất nước.
Bạn nên tiêm phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo cho thú cưng khi cúng được 8 đến 10 tuần tuổi. Và lần 2 bắt đầu vào 4 tuần sau lần thứ nhất. Việc ngày sẽ giúp ngăn ngừa bệnh giảm bạch cầu cho mèo của bạn.
Bên cạnh đó, hãy chăm sóc mèo với chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và giữ cơ thể cũng như vật dụng của mèo sạch sẽ.
Coi nguyên bài viết ở : Bệnh giảm bạch cầu ở mèo và cách điều trị
Via https://dogily.vn/meo-canh/benh-giam-bach-cau/
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Câu Hỏi Về Giảm Bạch Cầu Ở Mèo trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!