Bạn đang xem bài viết Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những chú cún con vừa mới ra đời trông rất non nớt và yếu ớt, cũng như trẻ sơ sinh mới đẻ cần đảm bảo phải có chế độ chăm sóc tốt nhất thì đối với cún con cũng vậy, đây là thời điểm mà cún cần phải được chăm sóc một cách cẩn thận và đúng khoa học. Để đảm bảo rằng lứa chó mới đẻ sẽ được phát triển khỏe mạnh và an toàn thì bạn cần tham khảo một số phương pháp chăm sóc chó mới sinh để chăm nom tốt cho đàn chó của mình.
Cách chăm sóc chó con mới đẻ
Đàn cún con vừa mới sinh ra chưa có đề kháng mạnh, vì vậy ngay từ lúc cún được sinh ra cần phải cho chúng bú sữa chó mẹ. Trong sữa mẹ có các chất dinh dưỡng, hàm lượng acid amin, vitamin, khoáng chất và protein rất cao giúp cún con hình thành nên hệ miễn dịch tốt, do đó trong thời gian 4 ngày đầu tiên chó con cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Cần chú ý thường xuyên vệ sinh đầu vú của chó mẹ.
Khi cún con được 5 ngày tuổi trở đi sẽ bắt đầu cho cún con uống thêm sữa ấm. Nếu cún còn non nớt thì bạn có thể dùng kim tiêm bơm sữa vào miệng cún, khi cung được trên 10 ngày tuổi thì có thể cho cún bú bình hoặc rót sữa ra đĩa để cún tự liếm. Cho cún uống sữa mẹ và kết hợp uống sữa ấm mỗi ngày từ 100 – 200ml, liên tục trong vòng 1 tháng tuổi.
Khi cún bắt đầu đến tuần tuổi thứ 3 thì bắt đầu tập cho cún ăn dặm, có thể ăn cháo loãng + thịt băm heo nhỏ, mỗi ngày cho cún ăn 1 – 2 bữa nhỏ.
Cún được 1 tháng tuổi bạn có thể tăng chế độ ăn uống của cún lên và bổ sung thêm cá, trứng, rau củ vào thức ăn của cún.
Cún con được 4 tháng tuổi, bạn điều chỉnh chế độ ăn của cún mỗi ngày ăn 4 – 6 bữa nhỏ. Chú ý thức ăn cho chó con từ 1 – 4 tháng tuổi cần phải nấu chín và loãng như cháo, tránh để chó ăn đồ ăn khô sẽ không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa của cún.
Cún con từ 6 tháng tuổi trở lên chó được chăm sóc như chó đã trưởng thành, mỗi ngày cho ăn 2 – 3 bữa và lượng thức ăn tăng dần theo mức độ phát triển cơ thể của chó con. Tuy nhiên cần lưu ý không nên cho chó con ăn quá no trong 1 bữa ăn.
Cún con mới sinh ra rất mỏng manh, trong vòng 2 ngày đầu tiên cún con chỉ ngủ và bú mẹ, các cơ quan chức năng chưa được phát triển, cún chỉ có thể co duỗi cơ thể, đạp chân, lắc đầu, lúc này chó mẹ cũng góp phần hỗ trợ cún vận động, trở mình bằng cách liếm láp vào cơ thể chó con và liếm vào hậu môn, lỗ tiểu để kích thích bài tiết và làm sạch vùng sau cho cún.
Khi cún được 1 tuần tuổi thì các khe tai mở, thính giác bắt đầu phát triển, đến 2 tuần tuổi thì cún bắt đầu mở mắt, lúc này thị giác và thính giác của cúng bắt đầu hoạt động bình thường.
Chó con được 3 – 4 tuần tuổi thì răng sữa bắt đầu mọc. Khi cún được 8 tuần tuổi thì bộ răng của chó con cơ bản được hoàn chỉnh. Nếu chó con mọc răng chậm, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho cún. Cơ thể và các cơ quan chức năng của chó con bắt đầu phát triển dần cho đến khi chó được 6 tháng tuổi là giai đoạn chó đã trưởng thành.
Cún con được 2 tuần tuổi cần phải được tẩy giun sáng, tiếp tục tẩy giun vào tuần thứ 4, tuần thứ 6 và tuần thứ 8. Sau đó sẽ tẩy giun theo định kỳ cho chó con 1 lần/ 1 tháng cho đến khi cúng được 4 tháng tuổi. Khi cún được 4 tháng tuổi cần được uống thuốc phòng bệnh giun tim.
Vào thời điểm chó con được 3 tháng tuổi cần được tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh như bệnh dại, bệnh Parvovirus, Carre, parainfluenza và các bệnh truyền nhiễm khác.
Trong giai đoạn chăm sóc chó con dưới 1 tháng tuổi bạn cần phải theo dõi và kiểm tra thường xuyên đàn chó. Bạn nên để ý đến đàn chó cách khoảng 3 – 4 tiếng thăm 1 lần.
Cần phải đảm bảo nơi ở cho chó mẹ và chó con phải được vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng và ấm. Không nên lót quá nhiều vải ở chỗ nằm của đàn chó tránh tình trạng cún con bị mắc kẹt dưới vải, nên cho đàn chó nằm ở góc tường, để chó mẹ nằm sát tựa vào tường tránh việc chó mẹ đè lên cún con. Cần làm vệ sinh và thay lớp vải lót cho đàn chó một cách thường xuyên.
Chú ý nếu đàn chó con nằm tản đều, ngủ tốt thì chứng tỏ nhiệt độ nơi ở hợp lý, còn nếu chúng nằm phân tán nhiều nơi và tỏ ra khó chịu thì nơi ở quá nóng, nếu chúng nằm chụm vào nhau thì chỗ nằm quá lạnh.
Chó con sau khi được 3 – 4 ngày cần phải cắt các ngón thừa ở bàn chân, đến khi 1 tuần tuổi bạn cần cắt phần nhọn ở hai chân trước của chó con đề phòng chúng cào rách vú mẹ.
Trong 2 tuần tuổi đầu tiên không được cho cún tắm, chỉ cần dùng một miếng vải ướt nhẹ nhàng vệ sinh cún và lau lại bằng khăn bông khô.
Khi chó con được hơn 1 tháng tuổi bạn bắt đầu dạy chó cách đi vệ sinh, nếu không được chỉ dạy từ nhỏ thì cún nhất định sẽ đi vệ sinh lung tung trong nhà rất phiền phức, vì vậy nên tập thói quen đi vệ sinh cho cún khi càng nhỏ càng tốt. Bạn dạy cho cún đi vệ sinh bằng cách sau khi cún ăn xong khoảng 10 – 15 phút thì đưa cún đến nơi được phép đi vệ sinh, lưu ý bạn cần phải chỉ định 1 chỗ duy nhất trong không được thay đổi thường xuyên, đợi cún đi vệ sinh. Cứ tạo thói quen mỗi ngày như vậy cho cún sẽ hình thành thói quen đi vệ sinh đúng chỗ. Bạn có thể đặt 1 ít phân hoặc nước tiểu của cún tại nơi đi vệ sinh để cún đánh hơi thấy mùi và đến đó để đi vệ sinh.
Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ, Chó Con Mới Đẻ Mất Mẹ
Cách chăm sóc chó đẻ, chó con sơ sinh
Cách nuôi chó con mới đẻ mất mẹ
1. Làm ổ cho chó con mất mẹ
2. Dinh dưỡng cho chó con mới đẻ
3. Cho chó con mới đẻ ăn dặm
3 Vệ sinh và phòng bệnh cho chó con mới đẻ
Cách chăm sóc chó đẻ, chó con sơ sinh
Với những con chó đang mang thai, đến gần thời kỳ sinh nở, chúng sẽ tự làm ổ cho mình. Chúng thường chon những nơi yên tĩnh, đủ ấm để bắt đầu quá trình chuyển dạ. Khi chó mẹ bắt đầu quá trình sinh nở bạn cũng không nên tới gần tránh làm phiền đến việc chuyển dạ , sinh con của chúng.
Chó con mới chào đời cơ thể yếu ớt, chưa mở mắt cũng chưa bò được. Nhưng bạn chớ lo lắng chúng sẽ tự biết cách tìm đến vú mẹ. Điều bạn nên làm lúc này là chuẩn bị đồ ăn gồm cháo, nước, sữa để gần ổ cho chó mẹ ăn giúp phục hồi sức khỏe sau sinh và nhanh có sữa cho chó con bú.
Vài ngày sau khi chó con chào đời, bạn chỉ nên đứng từ xa quan sát. Không nên lại gần ổ của chúng trừ lúc cho ăn do chó mẹ lúc này sợ mất con nên rất hung dữ. Nếu thấy ổ chó chưa đủ ấm,chỉ cần thêm vài chiếc quần áo cũ để giữ ấm cho chó con, có thể thắp điện sưởi.
Chó sơ sinh được 3-4 ngày tuổi bạn lưu ý thay lót ổ cho chúng, để ý nếu thấy chó con kêu nhiều tức là nguồn sữa mẹ không đủ. Lúc này, bạn có thể cho chúng uống thêm sữa ngoài bằng cách đổ ra tách để chúng tự liếm.
Khi chó con được 2 tuần, nên cho chó ăn dặm cháo nấu với thịt, sau đó thêm các thức ăn như rau, củ một cách từ từ trong khẩu phần ăn của chúng.
Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó mẹ rất quan trọng, nên bạn lưu ý bổ sung đầy đủ chất để chó mẹ có sữa nuôi con.
Khi đàn chó đã quen với sự xuất hiện của bạn, nên chú ý vệ sinh ổ chó để tránh ký sinh trùng gây tổn hại đến đàn chó con của bạn. Thường xuyên thay lót ổ, quét dọn khu vực ổ chó để lọai trừ vi khuẩn gây bệnh.
Cách nuôi chó con mới đẻ mất mẹ
Vì lý do không mong muốn nào đó mà chó con bị mất mẹ ngay từ lúc mới sinh. Lúc này, bạn cần chăm sóc cho chó thật chu đáo để chó phát triển tốt, không bị còi cọc cũng như bệnh tật do không có nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ.
1. Làm ổ cho chó con mất mẹ
Tùy theo số lượng chó trong đàn mà bạn chuẩn bị ổ cho chó. Lưu ý khi chuẩn bị ổ cho chó mới sinh phải đủ rộng, đủ ấm, đủ ánh sáng để chó có thể tắm nắng, không bị còi cọc. Việc đặt ổ chó ở nơi thông thoáng còn giúp ngăn ngừa ký sinh trùng như bọ chét, ve chó làm hại cún cưng của bạn và tránh được mùi hôi của ổ chó.
Với chó mới sinh cần không gian yên tĩnh nên bạn cũng không nên làm phiền chúng, không nên để ổ chó gần những loại vật nuôi khác.
Chó con mới chào đời cơ thể yếu ớt nên bổ sung bóng đèn để gần ổ sưởi ấm cho chúng.
2. Dinh dưỡng cho chó con mới đẻ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của chó sơ sinh. Tuy nhiên, với chó mất mẹ, bạn nên đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ để cún không bị ốm.
Bạn có thể mua sữa cho chó mới sinh ngoài cửa hàng hoặc cho cún uống sữa bò. Sử dụng xi lanh bơm sữa vào miệng thú cưng hoặc có thể dụng bình sữa cho chúng bú. Cứ sau 2 giờ thì cho chúng ăn 1 lần. Biểu hiện của chúng khi đói là chúng kêu và bò đi tìm đồ ăn.
Chó con mới đẻ không thể tự đi vệ sinh mà chó mẹ sẽ liếm vùng hậu môn của chó con để kích thích chúng đi vệ sinh. Với chó không còn mẹ, bạn nên lấy bông gòn thấm một ít nước rồi chấm vào vùng hậu môn, giúp chúng đi vệ sinh. Nên thực hiện sau khi cho chó uống sữa.
Khi chó đã lớn hơn được khoảng 5- 10 ngày tuổi, bạn nên huấn luyện cho chó biết cách tự ăn bằng cách rót sữa ra đĩa để chúng liếm.
3. Cho chó con mới đẻ ăn dặm
Chó con được 2 tuần tuổi là lúc chúng đã đi rất tốt và mắt có thể nhìn rất rõ các vật xung quanh. Đây là thời điểm thích hợp để cho cún ăn dặm cháo. Bắt đầu tập ăn dặm cho cún, bạn không nên nấu cháo quá đặc, sẽ làm chúng nhanh chán. Cháo có thể nấu cùng thịt.
Khi đã quen với việc ăn dặm khoảng 1 tuần, bạn có thể kết hợp cho cún ăn thêm rau thái nhỏ, luộc mềm và kết hợp thêm những thực phẩm khác để cún làm quen với mùi vị của thức ăn.
Lúc này, lượng sữa trong khẩu phần ăn sẽ giảm đi. Tốt nhất nên duy trì 2 bữa/ ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
3 Vệ sinh và phòng bệnh cho chó con mới đẻ
Chó con được 2 tuần tuổi bạn có thể tắm bằng nước ấm cho cún, không nên tắm quá lâu, tầm 5 phút là đủ, sau khi tắm lau khô người và phơi nắng.
Ổ lót của thú cưng cần được thay mới 2 ngày/ 1 lần. Khu vực xung quanh ổ chó không nên để cây cối rậm rạp sẽ là nguồn lây nhiễm ký sinh trùng cho cún.
Nên tập cho chó con khu vực đi vệ sinh riêng với khu vực ổ để bạn nhàn hơn trong khâu dọn dẹp cũng như để cún không mắc bệnh
Chó con được 3 tuần tuổi là bạn có thể tẩy giun cho chúng. Sau khi đủ 2 tháng tuổi có thể dùng thuốc diệt ve chó để loại bỏ ve trên cơ thể chúng và chỗ nằm. Lưu ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
<!-
Chăm Sóc Mèo Con Mới Sinh Không Có Mẹ
Một chế độ chăm sóc đặc biệt sẽ giúp những chú mèo con sơ sinh không có mẹ có khả năng sống sót (Ảnh : PetMD)
Bạn có thể mua được bình sữa cho mèo con ở các siêu thị thú cưng hoặc phòng khám thú y. Ngoài ra, bạn có thể dùng ống tiêm nhỏ 1cc bỏ đi phần kim tiêm để bơm sữ cho mèo con. Một cách khác là dùng chai nước muối nhỏ mắt bơm sữa cho mèo con.
Quan trọng nhất khi cho mèo con bú bằng những vật dụng này là bạn phải bơm từ từ để mèo con có thể nuốt được. Nếu bơm nhanh quá sẽ làm mèo con bị sặc, rất nguy hiểm.
Bạn có thể cho mèo bú bằng bình sữa hoặc ống xi lanh (Ảnh : The Spruce Pets)
Loại sữa tốt nhất đứng sau sữa của mèo mẹ là sữa công thức dành cho mèo. Công thức này phù hợp với sự phát triển và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mèo con. Không nên cho mèo uống sữa bò tươi hay sữa đặc có đường bởi vì những loại này đều có nguồn gốc từ sữa bò. Mèo con không thể tiêu hóa được đường lactose có trong sữa bò sẽ khó tiêu hóa và gây tiêu chảy.
Mèo sơ sinh cần bú 2 tiếng một lần kể cả đêm hay ngày.
Khi mèo được 3 – 4 tuần tuổi, mèo có thể tự uống sữa đựng trong bát và bắt đầu quá trình ăn dặm của mình với những thức ăn mềm, mỗi lần một ít và cần cho ăn 4-6 lần một ngày (cả sữa và đồ ăn dặm).
Mèo con từ 6 – 12 tuần tuổi nên được cho ăn 4 lần một ngày sau khi giảm dần những bữa uống sữa của mèo.
Mèo con từ 3 – 6 tháng tuổi nên được cho ăn 3 lần một ngày.
Mèo không thể tự đi vệ sinh, chúng cần có sự giúp đỡ từ bạn (Ảnh : Dreamstime)
Mèo con sơ sinh có thể tự bài tiết sau khoảng 2-3 tuần tuổi. Khi mèo con được 4 tuần tuổi, bạn có thể dạy mèo đi vệ sinh vào khay cát hay nhà vệ sinh của chúng bằng cách đặt mèo con vào khay khi mới ăn xong. Sử dụng khay cát có thành thấp một chút hoặc cắt bớt một phần trên thành để hạ độ cao sẽ giúp mèo dễ đi vào khay cát của chúng hơn.
Giữ ấm cho mèo con sơ sinh là một điều hết sức quan trọng. Bạn có thể sử dụng đèn sưởi ấm cho mèo hoặc đệm sưởi ấm, đơn giản hơn thì có thể là một chai đựng nước nóng được quấn khăn. Nguồn nhiệt giữ ấm cho mèo nên được đặt ở vị trí cố định, nếu nóng quá mèo sẽ tự bò tránh ra xa. Mục đích là giữ ấm nên bạn nhớ điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, nóng quá cũng không tốt cho những chú mèo nhỏ đâu đấy.
Theo dõi cân nặng của mèo con sơ sinh sẽ giúp bạn đoán được phần nào sức khỏe của chúng. Một bé mèo sơ sinh thường chỉ nặng trung bình khoảng 100gram tùy thuộc vào giống mèo. Trong những tuần kế tiếp, cân nặng của mèo có thể tăng lên gấp đôi hoặc thậm chí là gấp ba. Mỗi ngày mèo sơ sinh có thể tăng từ 6-14gram mới được xem là khỏe mạnh. Nếu mèo con không tăng cân đủ trong mức này có thể ít có khả năng sống sót mà không có mẹ.
Tư Vấn Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Tách Mẹ Dành Cho Người Mới Nuôi
Tư vấn cách chăm sóc chó con mới tách mẹ dành cho người mới nuôi
Chó con mới sinh vẫn còn yếu ớt, sức khỏe cần được chăm sóc đặc biệt. Ở giai đoạn này, cún con chỉ có thể bú sữa mẹ rồi đến bước cai sữa và tách mẹ từ từ. Do đó, bạn cần biết cách chăm sóc chó con mới tách mẹ, tránh để boss bỡ ngỡ. Tham khảo ngay bài viết sau đây sẽ giúp bạn có kinh nghiệm chăm sóc thú cưng an toàn, khỏe mạnh.
Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của chó con
Chó con mới tách mẹ không khác gì một đứa trẻ cần được quan tâm, yêu thương và chăm sóc đặc biệt. Chỉ một sai lầm nhỏ trong quá trình chăm sóc không những khiến boss còi cọc, suy dinh dưỡng mà còn nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy khi chó con của bạn đã tới thời điểm cần tách mẹ, bạn nên chú ý những yếu tố nguy cơ sau đây:
Có những chú chó cảm thấy bình thường, nhanh chóng thích nghi ngay với việc tách khỏi mẹ và đàn. Thế nhưng, cũng có cún con bị sốc, không chấp nhận điều này rất dễ mắc phải chứng trầm cảm.
Chó con sẽ bỏ ăn, bỏ uống, tìm chỗ kín đáo để ẩn nấp, trốn khỏi sự kiểm soát của con người. Để tránh làm chúng bị sốc nặng hơn, tốt nhất bạn nên từ từ tiếp cận và cho chó mẹ gần gũi con với tần suất vừa phải. Sau đó mới tách mẹ dần dần, khi chó con đã quen với cảm giác sống mà không có chó mẹ.
Bất kể chú chó nào ngay khi tách mẹ, không được bú sữa mẹ rất dễ mắc các bệnh thường gặp như: Viêm gan truyền nhiễm, Pravo, Care, Coronavirus, Leptospira,…Vì vậy, bạn cần đưa cún cưng tới bác sĩ thú y khi cần thiết.
Đặc biệt, bạn cũng nên chú ý tẩy giun cho chó con từ sớm và theo định kỳ mỗi tháng. Đối với chó con từ 6 tháng tuổi trở xuống nên tẩy mỗi tháng/lần. Với chó trên 6 tháng thì nên áp dụng định kỳ 3 – 4 tháng tẩy giun một lần cho tới khi cún được 1 tuổi.
Khi sống cùng chó mẹ, chó con thường được ủ ấm nên khi tách khỏi mẹ chúng cần được chăm sóc cơ thể đặc biệt. Môi trường sống xung quanh cũng chính là nguyên nhân khiến chó con yếu ớt, mắc nhiều bệnh phổ biến ở chó.
Dù bạn nuôi chó ở không gian rộng rãi hay căn hộ, chung cơ diện tích nhỏ càng cần phải sắp xếp khu vực riêng phù hợp cho cún cưng. Ưu tiên không gian kín đáo, sạch sẽ làm nơi để boss nghỉ ngơi, chơi đùa và sinh hoạt hàng ngày.
Trước khi áp dụng những cách chăm sóc chó con mới tách mẹ, người nuôi cún cần chọn đúng thời điểm tách boss ra khỏi chó mẹ. Thông thường, chó con được 3 – 4 tuần tuổi, có thể bắt đầu chuyển sang giai đoạn cai sữa.
Quá trình cai sữa cho chó con diễn ra từ tuần thứ 3 cho đến tuần thứ 10. Ngay khi thấy cún con chập chững những bước đi đầu đời cũng là lúc bạn có thể cai sữa cho bé. Mặc dù lúc này cún con vẫn còn “lưu luyến” với mẹ nhưng bạn cần tìm cách tách chúng dần dần.
Cai sữa được 7 tuần, chó con có thể tách mẹ và tách đàn hoàn toàn. Như vậy, những chú chó con từ lúc mới sinh cho tới khi tròn 2 tháng tuổi là thời gian lý tưởng để tách mẹ. Tùy vào sức khỏe, thể chất của mỗi chú cún mà bạn chọn lựa thời điểm phù hợp, tránh làm boss hoang mang.
Sau khi tách mẹ, việc sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của cún con cần được thay đổi. Lúc này, cún cưng của bạn rất cần sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của “con sen”. Vậy bạn nên chăm sóc chó con mới tách mẹ như thế nào để boss phát triển khỏe mạnh?
Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc chó con mới tách mẹ
Khi xác định được thời gian và bắt đầu tách chó con ra khỏi mẹ, bạn cần chú ý tới bé thường xuyên. Việc chăm sóc chó con mới tách mẹ vốn rất đơn giản, không khó như bạn lầm tưởng. Tuy nhiên, quá trình này cần được thực hiện chu đáo, đảm bảo boss cảm thấy thoải mái, không lo lắng khi rời xa vòng tay mẹ.
Do tách khỏi mẹ, chó con sẽ không được bú sữa nữa nên bạn cần lên kế hoạch, xây dựng thực đơn ăn uống khoa học dành cho boss. Dinh dưỡng đủ chất là cách đảm bảo sức khỏe, giúp chó con phát triển khỏe mạnh cũng như hình thành thói quen tốt.
Giai đoạn này, bạn có thể tập cho chó con ăn thức ăn nấu mềm, nhuyễn và dễ tiêu hóa. Kết hợp với thức ăn hạt dạng khô chuyên dụng dành riêng cho chó con từ 4 tuần tuổi trở đi.
Mỗi ngày bạn nên cho cún cưng ăn thành nhiều, gồm 3 bữa chính và bữa phụ xen kẽ. Các bữa cần cung cấp đầy đủ chất xơ, đạm, béo, nguồn năng lượng thiết yếu cho boss hoạt động tích cực, lanh lợi. Bên cạnh đó, giai đoạn này chó con cũng có thể ăn thực phẩm giàu canxi: Cá, trứng, sữa cho chó,…
Chó con sau khi ăn no cần được nghỉ ngơi khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Bạn không nên bắt boss vận động ngay sau khi ăn, điều này dễ khiến dạ dày bị ảnh hưởng. Trong quá trình chăm sóc chó con mới tách mẹ, bạn sẽ thấy boss rất nghịch ngợm. Cún cưng thích lục lọi đồ đạc, cào cấu và mài răng lên bất kỳ đồ vật nào trong nhà.
Thay vì quát mắng, bạn nên huấn luyện cún cưng những thói quen tốt và tập từ từ cho boss quen dần. Một điều nữa là bạn cần chăm đưa boss đi dạo, vận động thường xuyên thay vì để chúng nằm lì một chỗ. Việc này giúp chó con quen dần với việc rời xa chó mẹ, ít tiếp xúc và hình thành thói quen độc lập.
Một trong những cách chăm sóc chó con mới tách mẹ không thể bỏ qua chính là sắp xếp nơi sinh hoạt, chỗ vệ sinh hàng ngày cho cún cưng. Bạn cần lựa một góc sạch sẽ, thoáng mát để làm khu vực chung cho boss vui chơi, nghỉ ngơi.
Chó con sinh sống ở nơi sạch sẽ thường ít mắc bệnh vặt, cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. Do đó, bạn nên chuẩn bị sẵn khay vệ sinh kèm cát phù hợp với nhu cầu tiểu tiện của cún cưng. Đặc biệt, chó con khi được 3 tháng tuổi trở đi hoàn toàn có thể tắm rửa. Đây là lúc bạn cần tham khảo, tìm mua sữa tắm dành cho chó để vệ sinh, tắm táp cho boss sạch sẽ, thơm tho cả ngày.
Ngay khi cún con được 2 tháng tuổi, người nuôi chó cần đưa chúng tới thú y để bác sĩ kiểm tra và tiêm phòng các mũi cần thiết. Nhằm ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, giúp boss khỏe mạnh, ít mắc bệnh nguy hiểm.
Để chăm sóc chó con mới tách mẹ bạn cũng đừng quên tẩy giun, diệt ký sinh trùng, ve rận định kỳ cho cún con. Ngay khi thấy boss mắc bệnh ngoài da, tốt nhất bạn không nên tùy tiện điều trị tại nhà, nên chữa trị theo chỉ định của bác sĩ vừa an toàn vừa hiệu quả.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc chó con mới tách mẹ
Để có cách chăm sóc chó con mới tách mẹ đạt được hiệu quả cao, chủ nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:
Hệ tiêu hóa của cún con vốn yếu ớt, dễ bị tác động bởi nguồn thức ăn từ bên ngoài. Vì vậy, bạn không nên cho boss ăn uống tùy tiện mà cần chọn lọc thật kỹ.
Các bữa ăn chính, phụ nên sử dụng thực phẩm tươi sống được sơ chế và nấu thật kỹ. Ví dụ như: Thịt gà luộc xé nhỏ, cá nục hấp, cháo trộn rau củ,…Kết hợp kèm pate và thức ăn khô nhằm bổ sung thêm nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cún cưng.
Lưu ý: Bạn không nên để chó con ăn các loại xương động vật hay đồ quá khô, cứng vì chúng dễ gây hóc, thậm chí gây thủng ruột, nguy hiểm tới cún con.
Nguyên tắc cần lưu ý kỹ khi chăm sóc chó con mới tách mẹ chính là giữ không gian sinh hoạt ở mức nhiệt độ ổn định. Tránh để cún cưng phải chịu sự thay đổi nhiệt độ quá cao hay quá thấp, dễ khiến chúng mắc các bệnh về hô hấp.
Đối với chó con tách khỏi mẹ vẫn còn yếu thì nên cho chúng nằm trong lò sưởi, đệm ấm để duy trì nhiệt độ. Cách này giúp chó con trở nên cứng cáp, phát triển thể chất khỏe mạnh.
Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi nhiệt của của cún cưng thường xuyên, nhằm sớm phát hiện sự bất thường. Tuyệt đối không để chó con ngủ ở gần nơi có nguồn nhiệt nóng hay không gian ẩm thấp, không tốt cho sức khỏe về sau.
Quan trọng hơn, người nuôi chó con mới tách mẹ nên chú ý dọn dẹp vệ sinh nơi ở của boss đều đặn. Khu vực sinh hoạt chung, khay vệ sinh cần được giữ khô thoáng, khử mùi và diệt khuẩn sạch sẽ.
Bạn cần chọn loại cát vệ sinh có mùi hương hoặc không mùi tùy vào sở thích của boss. Đảm bảo tạo cho chó có thói quen đi vệ sinh đúng nơi đúng chốn, không đi bậy ra nhà, ảnh hưởng tới khu sinh hoạt chung của gia đình.
Như vậy, mỗi chú chó trước và sau khi tách mẹ cần được quan tâm, chăm sóc kỹ càng. Từ chế độ ăn uống, nơi ngủ, chỗ đi vệ sinh cho tới tiêm phòng, bảo vệ sức khỏe cần được áp dụng tùy theo tình trạng, sức khỏe của cún cưng.
Chia sẻ: Mách bạn những loại xương cho chó nên mua
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!