Bạn đang xem bài viết Cách Chữa Trị Bệnh Mèo Bị Yếu 2 Chân Sau được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguyên nhân mèo bị yếu 2 chân sau
Để xác định chính xác nguyên nhân mèo bị yếu 2 chân sau, các bạn nên đưa mèo tới cơ sở khám chữa bệnh thú y để chuẩn đoán. Bởi nguyên nhân khiến mèo yếu chân rất nhiều và cần bác sĩ thú y có chuyên môn kết hợp với chiếu chụp, xét nghiệm mới đưa ra chuẩn đoán chính xác từ đó có hướng điều trị. Khi nhận thấy mèo bị yếu chân, bạn nên can thiệp càng sớm càng tốt bởi nếu bạn để đến khi mèo bị liệt mới chữa trị sẽ rất khó giúp mèo phục hồi khả năng di chuyển như trước. Vậy mèo có thể bị yếu chân do những lý do nào?
Do tai nạn: Liệu rằng chú mèo của bạn có bị vật nặng nào đè vào 2 chân sau hay bị ngã từ trên cao xuống hay không?
Do bệnh lý: Một số bệnh lý cũng khiến cho việc hoạt động 2 chân sau của mèo trở nên khó khăn như tắc động mạch chủ, do viêm cột sống, viêm đa thần kinh, do trượt đĩa đệm, do khối u…
Hướng dẫn cách chữa trị mèo bị yếu 2 chân sau
Như đã nói ở trên, việc đầu tiên bạn cần chính là đưa mèo cưng đến bệnh viện thú y để thăm khám, xác định nguyên nhân. Nếu cần thiết, bạn còn phải để mèo cưng lưu trú lại bệnh viện thú y để được sự chăm sóc có chuyên môn tốt nhất từ bác sĩ thú y. Ngoài ra, khi chăm sóc tại nhà cho mèo bị yếu chân bạn nên chú ý:
Cho mèo uống thuốc đầy đủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Thực hiện 1 chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất đặc biệt bổ sung nhiều canxi cho mèo
Tránh để mèo hoạt động mạnh ảnh hưởng đến 2 chân
Có thể mua xe lăn để hỗ trợ mèo trong việc di chuyển
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho mèo
Nếu mèo bị nứt xương, gãy xương phải tiến hành bó bột
Chắc chắn với sự cố gắng của cả bạn và mèo cưng, tình hình sức khỏe của mèo sẽ sớm ổn định trở lại và chú ta sẽ lại chạy nhảy tung tăng khắp nhà thôi!
5
/
5
(
1
vote
)
Mèo Bị Yếu 2 Chân Sau. Cách Chữa Trị Bệnh Yếu Chân Chân Sau Cho Mèo
Chú mèo cưng của bạn thường ngày vốn dĩ rất nhanh nhẹn, hoạt bát, năng nổ nhưng đến 1 ngày chú ta gặp khó khăn trong việc đi lại, thường nằm im 1 chỗ do 2 chân sau bị yếu. Vậy nguyên nhân vì đâu mèo bị yếu 2 chân sau cũng như cách chữa trị như thế nào?
Để xác định chính xác nguyên nhân mèo bị yếu 2 chân sau, bạn nên đưa mèo tới cơ sở khám chữa bệnh thú y để chuẩn đoán. Bởi nguyên nhân khiến mèo yếu chân rất nhiều và cần bác sĩ thú y có chuyên môn kết hợp với chiếu chụp, xét nghiệm mới đưa ra chuẩn đoán chính xác từ đó có hướng điều trị. Khi nhận thấy mèo bị yếu chân, bạn nên can thiệp càng sớm càng tốt bởi nếu bạn để đến khi mèo bị liệt mới chữa trị sẽ rất khó giúp mèo phục hồi khả năng di chuyển như trước. Vậy mèo có thể bị yếu chân do những lý do nào?
+ Do tai tạn: Liệu rằng chú mèo của bạn có bị vật nặng nào đè vào 2 chân sau hay bị ngã từ trên cao xuống hay không?
+ Do bệnh lý: Một số bệnh lý cũng khiến cho việc hoạt động 2 chân sau của mèo trở nên khó khăn như tắc động mạch chủ, do viêm cột sống, viêm đa thần kinh, do trượt đĩa đệm, do khối u…
Cách chữa trị mèo bị yếu 2 chân sau
Như đã nói ở trên, việc đầu tiên bạn cần chính là đưa mèo cưng đến bệnh viện thú y để thăm khám, xác định nguyên nhân. Nếu cần thiết, bạn còn phải để mèo cưng lưu trú lại bệnh viện thú y để được sự chăm sóc có chuyên môn tốt nhất từ bác sĩ thú y. Ngoài ra, khi chăm sóc tại nhà cho mèo bị yếu chân bạn nên chú ý:
+ Cho mèo uống thuốc đầy đủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
+ Thực hiện 1 chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất đặc biệt bổ sung nhiều canxi cho mèo
+ Tránh để mèo hoạt động mạnh ảnh hưởng đến 2 chân
+ Có thể mua xe lăn để hỗ trợ mèo trong việc di chuyển
+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho mèo
+ Nếu mèo bị nứt xương, gãy xương phải tiến hành bó bột
Chắc chắn với sự cố gắng của cả bạn và mèo cưng, tình hình sức khỏe của mèo sẽ sớm ổn định trở lại và chú ta sẽ lại chạy nhảy tung tăng khắp nhà thôi!
Mèo Bị Liệt 2 Chân Sau. Cách Chữa Trị Bệnh Liệt Chân Sau Cho Mèo
Trong quá trình nuôi mèo, rất nhiều người gặp phải tình trạng mèo bị liệt 2 chân sau. Nếu nhận biết sớm nguyên nhân khiến mèo bị liệt cũng như tìm được cách chữa trị phù hợp sẽ giúp mèo cải thiện tình hình sức khỏe và có thể vận động trở lại bình thường.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mèo bị liệt 2 chân sau. Để có được phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả, bạn cần phải biết được vì sao mèo cưng của mình gặp phải tình trạng đó. Mèo bị liệt 2 chân sau có thể do 1 trong những lý do sau:
+ Do tai nạn: Không ít trường hợp mèo bị liệt do ra đường bị xe cộ chèn vào chân.
+ Nhiễm trùng xương cột sống
+ Trượt đĩa đệm ở lưng
+ Viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo
+ Viêm đa thần kinh
+ Tắc mạch máu đến cột sống
+ Thiếu can xi
+ Liệt do bọ ve cắn
+ Bị ngộ độc thịt
+ Do khối u ở cột sống hoặc ở não
+ Do bệnh toxoplasmosis
Cách điều trị mèo bị liệt 2 chân
Sau khi thăm khám và biết được nguyên nhân khiến mèo bị liệt, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên nên điều trị mèo như thế nào. Rất nhiều trường hợp không nên đem mèo về nhà tự điều trị mà phải để mèo ở lại được sự chăm sóc chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh vật nuôi. Bác sĩ thú y sẽ theo dõi, quan sát sự tiến triển, phục hồi của mèo mỗi ngày. Đặc biệt với những chú mèo bị liệt 2 chân và không thể tự đi tiểu tiện, đại tiện được.
Khi đem mèo về nhà để chăm sóc, hãy thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Từ việc cho mèo uống thuốc đúng giờ, đủ liều, cách cho mèo ăn, cho mèo đi vệ sinh như thế nào cũng như những bài tập để mèo cải thiện tình hình 2 chi sau của mình.
Một chú mèo bị liệt 2 chân sau cần cả sự cố gắng của chủ lẫn mèo. Chỉ cần kiên trì và nhẫn lại, chắc chắn chú mèo của bạn sẽ sớm đi lại bình thường được thôi. Chúc chú mèo của bạn sớm bình phục.
Bệnh Ở Mèo Aln Và Cách Chữa Trị
Mèo ALN (mèo Anh lông ngắn) thường gặp những căn bệnh nào? Đây là câu hỏi quen thuộc của các sen khi bắt đầu nuôi chú mèo Anh dễ thương này. Bài viết sau đây, Dogily Petshop sẽ liệt kê các bệnh thường gặp ở mèo ALN để các sen nuôi bé thật tốt nha.
Bệnh da ở mèo ALN
Bệnh tiểu đường ở mèo ALN
Đây là căn bệnh dễ gặp nhất ở mèo ALN. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do rối loạn nội tiết do quá trình nuôi dưỡng, thừa dinh dưỡng. Đặc biệt, những chú mèo ALN béo phì, phàm ăn rất dễ mắc bệnh này.
Mèo ALN bị bệnh viêm nướu răng
Bệnh mèo ALN thường gặp hơn các loài mèo khác là viêm nướu răng. Triệu chứng của bệnh này là hơi thở của bé có mùi hơi, nơi nướu răng sưng tấy và đỏ ửng.
Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn phát triển của mèo ALN con. Có nhiều lý do giải thích căn bệnh này, trong đó nhiều nhất là giả thuyết cho rằng do cấu tạo khuôn mặt của bé ngắn hơn các loài mèo cảnh khác. Gây cản trở nhiều đến quá trình mọc răng.
Bệnh dại – Rabies
Rabies là căn bệnh truyền nhiễm do virus lây lan qua vết cắn của con vật nào đó đã bị nhiễm bệnh. Biểu hiện của bệnh này là mèo ALN sẽ lên cơn sốt, hay chảy nước dãi, ngáp, đồng tử của mắt giãn ra, sức ăn giảm và tính tình hung hãn rất nhiều.
Đến thời kỳ cuối của bệnh này, mèo ALN sẽ bị tê liệt dẫn đến tử vong.
Bệnh Feline Panleukopenia ở mèo ALN
Bệnh FP ở mèo ALN hay còn gọi là bệnh sốt ho ở mèo. Những chú mèo ALN mắc căn bệnh này thường có số lượng tế bào máu giảm mạnh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch làm cho cơ thể của chúng bị suy yếu đi.
Triệu chứng của bệnh này là mèo ALN hay bị tiêu chảy, bỏ ăn, nôn mửa. Bệnh này đặc biệt ở chỗ nó có thể lây lan sang người. Vì vậy, nếu thấy bé có triệu chứng này, bạn nên cách ly và đưa ngay đến bác sĩ thú y để chữa trị.
Bệnh ở mèo ALN: FIV
Bệnh này còn gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch do những con vật mắc bệnh di truyền lây sang cho mèo ALN. Biểu hiện của bệnh này là xuất hiện các vết viêm nhiễm ngay vùng miệng. Làm cho bé mèo ALN kém ăn, mắc bệnh hô hấp, mắc bệnh viêm nhiễm mãn tính.
Bệnh FeLV
Feline Leukemia Virus là tên đầy đủ của căn bệnh bạch cầu này.
Bệnh sinh ra do những cơ thể vật nuôi bị bệnh lan truyền đi qua đường ăn uống, phân, nước tiểu. Hay những chất tiết từ cơ thể mèo mẹ sang mèo con. Bệnh này đặc biệt nguy hiểm do chúng dễ gây ra ung thư ở mèo ALN
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Triệu chứng của bệnh này rất dễ nhận biết như mũi đỏ, mắt đỏ sốt li bì và kém ăn.
Bệnh Hypertrophic cardiomyopathy (HCM)
Bệnh FIP
Bệnh này hay còn gọi là chứng viêm phúc mạc. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm. Virus gây ra bệnh này nó tồn tại ở hai hình thái. Một bên là thể ướt một bên là thể khô.
Khi bị mắc một trong hai thể này vật nuôi đều có biểu hiện lờ đờ, sốt cao, bị tiêu chảy kèm theo nôn mửa, chán ăn.
Bệnh Chlamydia
Bệnh này sẽ gây viêm nhiễm vùng mắt mèo ALN, dẫn đến tình trạng viêm kết mạc khiến mèo dễ dàng bị mù.
Triệu chứng của bệnh này là mèo ALN hay ho, hắt hơi, chảy nước mũi, lười ăn, thở gấp.
Bệnh ký sinh trùng
Đây là căn bệnh mà đa số vật nuôi dễ mắc nhất hiện nay. Có 2 loại ký sinh trùng: ký sinh ngoài và ký sinh trong.
Ký sinh ngoài là những con ve, bọ chét. Chúng bu bám vào tai và da gây ngứa ngáy tróc da vật nuôi.
Ký sinh trùng bên trong như giun sán, giun tóc. Chúng sống trong ruột của vật nuôi hút các chất dinh dưỡng. Lâu dần, mèo ALN chậm lớn, kém ăn, tiêu chảy cơ thể mất nhiều nước.
Bệnh máu hiếm
Một nghiên cứu khoa học về mèo ALN cho ra kết quả như sau: 47% mèo Anh lông ngắn có máu A. 53% còn lại là nhóm máu B hoặc AB. Đặc biệt, nhóm máu AB rất hiếm.
Vì vậy, những bé mèo thuộc nhóm máu AB hoặc B sẽ có nguy cơ mắc bệnh máu hiếm cao hơn. Thâm chí cao hơn rất nhiều so với các chú mèo khác. Chúng sẽ trở nên lờ đờ, mệt mỏi, kém ăn, không năng động như bình thường. Lúc ấy, mèo buộc phải truyền máu.
Cách phòng tránh những bệnh thường gặp ở mèo ALN
Cách phòng tránh bệnh ở mèo ALN tốt nhất là cho bé đi tiêm phòng.
Bên cạnh đó cũng cần thực hiện một chế độ vệ sinh ăn uống sao cho thật hợp lý. Không để bát đựng thức ăn chung với những con mèo khác đã bị mắc bệnh.
Khi mèo ALN bị bệnh, bạn nên đưa ngay đến bác sĩ thú y Dogily để có phương pháp trị bệnh tốt nhất.
Lời kết
Để tìm hiểu thêm về giống mèo Anh lông ngắn, mời bạn tham khảo chuyên mục Brittish Shorthair.
Hướng Dẫn Điều Trị Chó Mèo Con Bị Tật Bè Liệt Hai Chân Sau
Chú chó con mà mình nhận nuôi là chú chó con bị người ta bỏ vì hai chân sau của bé bị bè ra, phải lết và không đi được. Để bạn dễ hình dung và hiểu, mình sẽ nói qua khái niệm và nguyên do trước khi hướng dẫn điều trị.
Chó con bị bè hai chân sau là sao?
Chó con bị tật bè hai chân sau nghĩa là hai chân sau của bé không đi được, bị chìa ra hai bên gần giống như hình chữ “V” vậy. Do vậy khi chó con đi, thì hai chân sau sẽ lết lết chứ không đi được bốn chân như bình thường.
Nguyên do nào khiến chó con bị liệt hai chân sau?
Nguyên dân chính là do chó mẹ thiếu dinh dưỡng, thiếu canxi trong lúc mang thai và cho con bú. Do đó, sau khi được sinh ra, chó con do thiếu thốn canxi dẫn đến tứ chi yếu, bị tật và không đi được (thường hay bị hai chân sau). Trường hợp này, nếu bạn phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì khả năng điều trị thành công sẽ cao.
Cũng có trường hợp, chó con tự dần phục hồi, tập đi và đi lại được nếu được nuôi dưỡng tốt và phơi đủ nắng, nhưng đây là trường hợp gần như ít có. Và nếu có thì chân chó sau này cũng sẽ yếu chứ không khỏe mạnh như bình thường.
2. Do chó con bị cận huyết
Trường hợp này cũng khá phổ biến. Khi bạn lai tạo phối giống chó cận huyết, thì rất hay gặp trường hợp chó con sinh ra bị tật chân, yếu tứ chi, dị dạng, v.v..
Ở trường hợp nhẹ do tứ chi ốm yếu bạn vẫn có khả năng điều trị thành công. Chú chó con của mình nằm ở trường hợp này.
3. Chó con bị liệt bẩm sinh
Có thể là do gen hay di truyền bệnh tật từ chó bố mẹ mà chó con sinh ra bị như vậy. Nếu nằm ở trường hợp này thì gần như không có cách nào chữa trị được cả.
Bạn cũng không nên quá lo lắng, vì trường hợp này thường rất ít gặp.
4. Do chó con bị tai nạn
Có thể do bị xe tông, bị vật nặng đè, bị người giẫm phải, bị té cầu thang cũng khiến chân bé bị gãy, liệt. Nếu bạn can thiệp kịp thời, mang bé đến thú y chữa trị thì khả năng cao sẽ điều trị khỏi. Nếu không, bé sẽ bị tật và liệt suốt đời.
Điều trị chó mèo con bị tật bè liệt hai chân sau (Hướng dẫn điều trị)
1. Cung cấp đủ dinh dưỡng và canxi cho chó mẹ
Trường hợp chó con vẫn còn bú và được chăm sóc bởi chó mẹ. Bạn nên lưu ý bổ sung dinh dưỡng đủ chất cho chó mẹ và bổ sung canxi trong khẩu phần ăn cho chó mẹ nữa.
2. Cho chó con uống Calcium Corbiere
Đây là thuốc dùng trên người, bạn có thể dễ dàng mua được ở các tiệm thuốc tây. Bạn lưu ý là mua Calcium Corbiere trẻ em, tức là thuốc dành cho em bé chứ không phải cho người lớn nha.
Liều dùng:
Một ngày uống nửa ống, tầm 7,8 giờ sáng (trước khi đem chó con đi phơi nắng).
Uống 2 ngày nghỉ một ngày. Nếu bạn cho uống liên tục, chó sẽ bị táo bón.
Do một ống bạn cho bé uống được hai lần, nên nửa ống còn lại bạn để vào tủ lạnh ngăn mát để bảo quản hôm sau dùng tiếp.
Lưu ý: Nếu chó bạn là giống chó to con, chó con mà trên 3 kg thì bạn có cho bé uống ngày một ống, uống 2 ngày nghỉ một ngày.
Cách mớm thuốc: Bạn dùng xi lanh hút thuốc trong ống, rồi bơm vào khóe miệng chó con cho uống. Lưu ý là bạn chỉ bơm hai bên khóe miệng để tránh gây sặc cho chó.
3. Phơi nắng buổi sáng cho chó con
Thuốc canxi bạn cho chó uống ở trên chỉ có tác dụng nếu bé được phơi nắng sớm để có thể hấp thụ được canxi. Thời gian lý tưởng để bạn phơi nắng cho bé là tầm 30 phút vào khoảng khung giờ từ 7-9 giờ sáng. Vào giờ này, ánh nắng mặt trời sẽ có nhiều vitamin D và ít tia cực tím nhất.
Phơi nắng cho chó con bị liệt chân mỗi ngày là việc làm không thể thiếu trong quá trình điều trị. Bạn có cho bé uống thuốc thế nào đi nữa mà không phơi nắng cho bé thì cũng như không cả.
4. Xoa bóp và nắn chân bị liệt cho chó
Bạn nên thường xuyên xoa nắn hai chân bị liệt của chó con để bé dần có phản ứng và giúp cơ chân của bé mau phục hồi, có cảm giác cũng như khỏe hơn. Bạn nên thao tác nhẹ nhàng, tránh lắc qua lại sẽ làm tổn thương chân của chó.
5. Thường xuyên chơi đùa với chó
Mỗi ngày bạn nên dành ra một ít thời gian để chơi đùa với chó con để bé vận động nhiều và dùng đến chân của mình. Trong thời gian điều trị do vẫn chưa đi được nên bé sẽ lết lết, nhưng ít nhất bé có vận động thì cơ chân sẽ không bị teo và tránh mất dần phản ứng ở hai chân bị liệt.
Bạn có thể chơi trò kéo co, hoặc trò nhử mồi trên cao. Với những trò này, bé cần phải dùng đến hai chân sau nhiều hơn, điều đó kích thích cảm giác chân sau đang bị tật cho chó.
Sau một hai tháng điều trị, bạn sẽ thấy chó dần có phản ứng với chân bị liệt rồi. Bé đã có thể dùng sức ở vài khoảnh khắc nào đó, như khi đang nằm đứng dậy chống được 1-2 giây lại khụy xuống, hoặc đang lết lết thì chống chân đi được một hai bước, sau đó lại lết. Nếu bạn thấy các dấu hiệu đó, thì chúc mừng, bạn hãy đến với bước cuối cùng.
6. Buộc dây vào hai chân bị liệt của chó
Dù chó bị liệt có thể dùng sức, nhưng do chân vẫn còn yếu nên sẽ ngay lập tức lại bị bè ra hai bên và chó lại tiếp tục lết. Lúc này, bạn hãy dùng một sợi dây vải mảnh mỏng buộc vào hai chân sau của chó. Điều này giúp cố định chân cho chó, chống bị bè ra hai bên. Khoảng tầm một tuần, lâu thì tầm một tháng, bé sẽ dần đi được. Sau đó bạn đã có thể tháo dây ra cho bé được rồi.
Cách buộc dây: Bạn buộc vào khớp xương trên (chính giữa chân) của chó. Như thế thì dây sẽ không bị tuột xuống. Khoảng cách dây giữa hai chân nên vừa đủ, không quá dài cũng như không quá ngắn.
Sau khi bé đã dần đi được, bạn nên thường xuyên dắt bé đi dạo và đừng quên phơi nắng mỗi ngày cho đến khi chân bé hoàn toàn khỏe mạnh. Có những trường hợp, dù bé đã đi được nhưng vẫn bị tật chân sau nhìn xiêu vẹo hoặc chân sau có phần yếu hơn hai chân trước. Điều này bạn phải chấp nhận thôi, việc bé đã có thể đi lại được đã là điều đáng mừng rồi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chữa Trị Bệnh Mèo Bị Yếu 2 Chân Sau trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!