Bạn đang xem bài viết Cách Nhận Biết Mèo Bị Bệnh Dại được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
15/06/2019
Admin
1. Quan sát các triệu chứng ban đầu của bệnh dại.
Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài từ hai đến mười ngày. Trong khoảng thời gian này, mèo sẽ có chút thay đổi về thể trạng với những biểu hiện không rõ ràng. Các triệu chứng bệnh không rõ ràng của giai đọan đầu bao gồm:
đau cơ
bồn chồn
dễ cáu gắt
hay rùng mình
sốt
chứng bất ổn, đây là trạng thái chung xuất hiện khi mèo bị ốm và bực dọc
sợ ánh sáng, chứng sợ hãi tột độ với ánh đèn sáng
chán ăn,hoặc không thiết tha với thức ăn
nôn mửa
tiêu chảy
ho hen
không thể hoặc không muốn nhai nuốt
2. Kiểm tra các vết cắn hoặc dấu hiệu ẩu đả trên thân mèo.
Nếu bạn cho rằng mèo cưng nhà bạn có thể đã tiếp xúc với loài vật nhiễm bệnh dại, hãy kiểm tra xem liệu trên người chúng có vết cắn hay dấu hiệu của cuộc ẩu đả hay không. Virus bệnh dại có thể ký sinh trên da hoặc lông mèo đến hai giờ đồng hồ, vì vậy bạn nên mang găng tay và mặc áo dài tay và quần dài trước khi bế mèo. Nước bọt của động vật nhiễm bệnh có thể truyền sang cho động vật khỏe mạnh thông qua vết cắn. Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, virus dại sẽ di chuyển dọc dây thần kinh tới tủy sống rồi đến não bộ. Đưa mèo đến gặp bác sỹ thú y ngay lập tức nếu bạn nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào như:
các vết cắn
vảy
vết trầy xước
lông xù lên với vùng nước bọt đã khô
nhiều bọc mủ
3. Tìm kiếm các triệu chứng của thể dại “đơ” hay thể dại bại liệt.
Thể dại đơ là thể dại phổ biến ở mèo. Một con mèo mắc chứng dại đơ sẽ có dấu hiệu lờ đờ, hoảng loạn và ủ rũ. Ở thể dại này, mèo thường không có biểu hiện hung dữ và hiếm khi cắn xé. Các triệu chứng của thể dại “đơ” hay thể dại bại liệt gồm có:
bại liệt (không thể di chuyển) ở chân, cơ hàm, hay một phần cơ thể
hàm trễ xuống, dáng vẻ như “bị đơ”.
nước dãi lòng thòng sùi bọt xung quanh miệng
nhai nuốt khó khăn
4. Bạn nên thận trọng hơn nếu mèo mắc chứng dại cuồng.
Mèo mắc thể dại điên cuồng thường hung hãn, biểu hiện các hành vi bất thường và sùi bọt mép. Khi nhắc đến bệnh dại, đa số mọi người thường nghĩ về những hành vi này, tuy vậy thể dại điên cuồng ở mèo thường ít phổ hiến bằng thể dại đơ. Bạn nên gọi cho cơ quan kiểm soát động vật để được hỗ trợ nếu bạn cho rằng mèo đang mắc chứng dại cuồng. Một chú mèo mắc chứng dại cuồng sẽ tấn công, vì vậy bạn đừng nên cố tự bắt lấy mèo. Những dấu hiệu của thể dại điên cuồng bao gồm:
nước dãi lều thều như sùi bọt quanh mép
sợ nước, dường như sợ đến gần nước hoặc sợ hãi tiếng nước
dữ tợn, chẳng hạn nhe răng ra như thể sắp sửa cắn xé
bồn chồn
Không màng đến thức ăn
Cắn xé hoặc tấn công
hành vi bất thường, như tự cắn cấu bản thân mình
Những Cách Nhận Biết Khắc Phục Mèo Bị Dại
Bệnh dại ở Mèo là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus dại gây ra chung giữa động vật và người – gây nên những cái chết với những triệu chứng rất thảm khốc.
Đặc điểm của bệnh là virus tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não làm cho mèo trở nên hoảng loạn điên dại và chết.
Bệnh thường có nguy cơ lây nhiễm cao ở mèo chưa được tiêm phòng, hay đi lang thang ra bên ngoài nhiều và tiếp xúc với động vật hoang dã hay mèo bị nhiễm bệnh.
Bệnh lây chủ yếu qua vết cắn, virus dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khỏe qua nước bọt tại vết cắn.
Sau khi thú bị nhiễm trùng, virus bệnh dại sẽ xâm nhập và phát triển đầu tiên trong mô cơ, ở đây chúng có thể tồn tại mà không bị phát hiện trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tháng.
Tiếp đến thường là trong vòng từ 1 đến 3 tháng, virus gây bệnh dại sẽ bắt đầu xâm nhập tới các dây thần kinh trong cơ thể, tấn công tủy sống và não các hệ thần kinh trung ương.
Từ đây bệnh bắt đầu tiến triển một cách nhanh chóng và con vật bắt đầu có những dấu hiệu rõ rệt của bệnh dại.
Trong khoảng thời gian này, mèo sẽ có chút thay đổi về thể trạng với những biểu hiện không rõ ràng. Các triệu chứng bệnh không rõ ràng của giai đọan đầu bao gồm:
Tìm kiếm các triệu chứng của thể dại đơ hay thể dại bại liệt.
Thể dại đơ là thể dại phổ biến ở mèo. Một con mèo mắc chứng dại đơ sẽ có dấu hiệu lờ đờ, hoảng loạn và ủ rũ.
Ở thể dại này, mèo thường không có biểu hiện hung dữ và hiếm khi cắn xé. Các triệu chứng của thể dại đơ hay thể dại bại liệt gồm có:
bại liệt không thể di chuyển ở chân, cơ hàm, hay một phần cơ thể
hàm trễ xuống, dáng vẻ như “bị đơ”.
nước dãi lòng thòng sùi bọt xung quanh miệng
nhai nuốt khó khăn
Không nên tự mình cố bắt lấy một chú mèo bị dại. Nếu bạn trông thấy những triệu chứng nhiễm bệnh trên một chú mèo, phương án tốt nhất là liên hệ với cơ quan kiểm soát động vật.
Với cách này, mèo sẽ được đưa đến bác sỹ thú y mà không gây nguy hiểm cho bạn. Bạn nên liên lạc với cơ quan kiểm soát động vật khi chú mèo nhà bạn có biểu hiện hành xử kỳ lạ hoặc tỏ thái độ hung hăng.
Mang mèo đến gặp bác sỹ thú y. Nếu mèo nhà bạn bị mèo khác hay động vật khác cắn phải, hãy cho nó vào lồng nhốt và mang đến bác sỹ thú y càng sớm càng tốt.
Bác sỹ thú y sẽ hỏi bạn về khả năng phơi nhiễm với bệnh dại, mùi hôi thường trực trong sân, khả năng tiếp xúc với gấu trúc Mỹ, hay bất cứ con dơi nào quanh khu vực, và theo dõi mèo nhà bạn.
Yêu cầu tiêm nhắc lại vắc xin chủng ngừa bệnh dại cho mèo của bạn. Nếu mèo nhà bạn trước đó đã được tiêm chủng ngừa dại, nó sẽ được tiêm nhắc lại mũi vắc xin chủng ngừa bệnh dại ngay sau khi bị cắn.
Điều này sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mèo chống lại virus. Nên theo dõi các dấu hiệu bệnh dại trên mèo trong vòng 45 ngày.
Bạn có thể thực hiện việc này ngay tại nhà miễn là chú mèo nhà bạn sẽ được nhốt lại và không tiếp xúc với bất kỳ loài vật hay con người bên ngoài.
Khi bị mèo cắn có 2 vấn đề cần được xử trí ngay. Thứ nhất là vết thương phải rửa sạch bằng xà phòng và bôi thuốc sát khuẩn, nếu vết thương có sưng tấy cần dùng kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.
Thứ hai là theo dõi con vật, phải nhốt con vật lại theo dõi trong 2 tuần, nếu con vật ốm hoặc chết thì bạn phải tiêm phòng ngay.
Sở dĩ như thế vì khi con vật bị dại trong nước bọt của nó sẽ có virut dại, nên khi cắn virut dại từ nước bọt của súc vật sẽ nhiễm qua vết cắn vào máu của bạn, từ đó virut gây nhiễm độc thần kinh.
Khi người bị súc vật cắn đã lên cơn dại thì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên dễ bị tử vong.
Như thư bạn nói thì vết cắn của bạn có biểu hiện nhiễm khuẩn sưng tím, nên cần được dùng kháng sinh và quan trọng hơn là con mèo cắn bạn đang bị ốm nên bạn cần đi tiêm phòng ngay.
Bác Sĩ Thú Y Hướng Dẫn Cách Nhận Biết Mèo Bị Dại
Bệnh dại ở mèo do virut dại gây ra lây truyền qua vết cắn, xây xát gây bệnh cho người và các động vật máu nóng khác. Vậy làm thế nào để nhận biết được mèo bị dại?
Bệnh dại ở chó/mèo là gì?
Bệnh dại ở chó mèo là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nguy hiểm cho chó mèo và cả người. Bệnh do virut có hướng thần kinh gây ra và lây qua các vết cắn, vết xước. Virut bệnh tác động vào hệ thống thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương dẫn đến trạng thái hoảng loạn cho chó mèo. Bệnh dại ở chó mèo rất nguy hiểm nên khi nuôi chó mèo cần đưa đến bác sĩ thú y để tiêm phòng dại.
Mèo bị dại có biểu hiện như thế nào.
– Giai đoạn bệnh ủ bệnh dại (9-60) ngày: các triệu chứng không thể hiện rõ, mèo có dấu hiệu thay đổi hành vi, tính tình như chậm chạp, ủ rủ, có khi quấn quýt với người hơn hoặc kích động bất thường.
– Giai đoạn điên cuồng: mèo cắn xé đồ đạc, có biểu hiện hoảng sợ bất thường, xa lánh nơi chúng thường chơi đùa, trốn tránh đồng loại, sống ẩn dật, mắt đờ đẫn, sợ ánh sang, tấn công người.
– Giai đoạn cuối: mèo chảy nhớt dãi, khàn tiếng rồi không kêu được nữa, chân đi loạng choạng, run rẩy, liệt hô hấp, trụy tim mạch rồi chết.
Khi nghi ngờ mèo mắc bệnh dại cần phải cách ly chúng không cho tiếp xúc với người và vật nuôi khác. Đưa chúng đến bác sĩ thú y để được khám và tư vấn.
– Không thả rông chó mèo.
– Vệ sinh sạch sẽ nơi nuôi nhốt mèo.
– Tiêm phòng bệnh dại theo quy định.
– Các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát số chó/mèo nuôi ở địa phương, hạn chế nuôi chó thả rông, không thả chó ở những nơi đông người.
– Nếu chó mèo cắn người cần phải đưa người đó đến cơ quan y tế dự phòng để kiểm tra và tiêm phòng, đồng thời nhốt chó mèo lại để theo dõi trong 15 ngày.
Bệnh dại ở mèo có điều trị được không?
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị được bệnh dại ở mèo. Cách duy nhất đó là chủ động tiêm phòng định kì hàng năm.
Triệu Chứng, Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Bị Chó Dại Cắn
Một trong những nỗi lo khi bị chó cắn là bệnh dại bởi căn bệnh này một khi đã phát bệnh không có thuốc chữa dẫn đến tử vong. Bệnh dại có những biểu hiện rất đặc trưng, vậy dấu hiệu nhận biết bị bệnh dại là như thế nào? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khi bị chó dại cắn và cách xử lý kịp thời khi bị chó cắn nhằm ngăn ngừa bệnh dại hiệu quả nhất.
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khi bị chó dại cắn
Bệnh dại là một trong những căn bệnh nguy hiểm thường bị lây qua dịch tiết của động vật như chó, mèo, chuột…khi bị các loại động vật này cắn. Thậm chí có nhiều trường hợp không bị chó cắn nhưng chó liếm vào vùng vết thương hở trên da và bị nhiễm virut dại.
Từ 2-4 ngày trước khi phát bệnh bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, bồn chồn, mệt mỏi, khó chịu, sốt và đau nhức tại vết cắn.
Khi phát bệnh nạn nhân có biểu hiện sốt cao, ho, khản tiếng và tiếp tục phát triển những triệu chứng được chia thành 3 thể như sau
Thể co thắt: biểu hiện sợ sệt, sợ gió, sợ ánh sáng, co giật, run, tiếp đến khó thở, hôn mê và sau cùng là tử vong
Thể cuồng: kích thích thần kinh, hung dữ và tử vong
Thể liệt: bệnh nhân bị liệt dần từ các chi dần liệt đến cơ quan hô hấp không thể hô hấp và tử vong.
Thời gian không phải sau khi bị chó dại cắn sẽ phát bệnh luôn mà thời gian ủ bệnh có thể tới vài tháng có người ủ bệnh trên một năm và thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết cắn, chế độ chăm sóc và đặc biệt là cách sơ cứu kịp thời khi chó cắn.
Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn
Ngay khi bị chó cắn hãy rửa ngay vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nếu có cồn hãy rửa ngay vết thương bằng cồn
Nếu vết cắn bị rách và chảy máu hay những vết cắn gần cổ, gần những cơ quan nguy hiểm, ở bộ phận sinh dục thì đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để tiêm huyết thanh và vacxin phòng bệnh dại.
Với những vết cắn không rách da, không chảy máu và cắn nhẹ thì có thể theo dõi trong vòng 15 ngày, nếu chó phát bệnh trong vòng 15 ngày thì đưa bệnh nhân đi tiêm vacxin còn nếu sau 15 ngày chó không phát bệnh thì không cần đi tiêm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nhận Biết Mèo Bị Bệnh Dại trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!