Bạn đang xem bài viết Cách Xử Lý Khi Mèo Bị Viêm Lợi, Nướu Và Răng Miệng được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
08-04-2019, 4:31 pm
0
12856
Các biểu hiện lâm sàng khi mèo bị viêm lợi
Mèo bị viêm lợi sẽ mất cảm giác ngon miệng. Hơi thở có mùi hôi, khó nuốt các thức ăn khô, đau miệng. Chảy nhiều nước dãi, cơ thể gầy yếu. Khi kiểm tra miệng của mèo cưng, có thể thấy nướu. Đặc biệt là nướu chỗ răng hàm và nướu răng hàm. Cũng như xung quanh miệng xảy ra hiện tượng phù nề và chảy máu, các mô thịt mềm bị sưng lên.
Khi mèo cưng nhà bạn có biểu hiện bệnh phải nhanh chóng chữa trị, tiêm Hoocmon ức chế phản ứng viêm và phòng chống lây nhiễm. Đồng thời kết hợp với thuốc kháng khuẩn để phòng trừ sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
Cách chữa trị bệnh mèo bị viêm miệng
Đối với những trường hợp mèo bị viêm miệng nhẹ, hiệu quả chữa trị sẽ nhanh và tốt hơn. Có thể giúp giảm đau và giảm các triệu chứng bệnh cho những chú mèo. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng thuốc. Nếu không hiệu quả của thuốc sẽ giảm dần. Thậm chí là không còn tác dụng nữa. Dẫn đến việc phải sử dụng thuốc liên tục với liều cao. Các loại thuốc chữa viêm miệng này thường có tác dụng phụ. Nếu sử dụng trong một thời gian dài và lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Có thể gây ra các bệnh khác, rút ngắn thời gian sống của mèo cưng.
Phương pháp nhổ răng cũng là cách thường được áp dụng để chữa bệnh. Sau khi nhổ răng tình trạng khoang miệng sẽ được cải thiện. Bác sĩ thú y sẽ dễ dàng kiểm soát và chữa trị bệnh viêm miệng hơn rất nhiều. Để phòng tránh viêm miệng, nên thường xuyên kiểm tra vấn đề răng miệng của chúng. Để chú mèo nhà bạn luôn sạch sẽ với răng chắc khỏe và hơi thở thơm mát. Không có mảng bám trên răng hay các kích ứng nha khoa. Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày kết hợp với việc không sử dụng thường xuyên thuốc kháng sinh cũng là một trong những cách phòng tránh hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, có những nguyên nhân phát sinh bệnh viêm miệng khác như cách chăm sóc sau khi nhổ răng, chế độ ăn uống, thể chất… Nhưng ít nhất việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng khiến cho bạn kiểm soát được căn bệnh này cũng như dùng thuốc được hiệu quả hơn.
Chăm sóc mèo bị viêm lợi sau khi được nhổ răng
Sau khi nhổ răng cấm ăn 3 ngày, ngày thứ 2 sau khi nhổ có thể cho uống nước. Sau 3 ngày mới bắt đầu cho ăn đồ ăn mềm, đồ ăn lỏng. Để mèo cưng phục hồi tốt nhất thì 2 tuần sau có thể cho ăn thức ăn khô. Kiên trì truyền Metronidazole cho chúng từ 3 – 5 ngày. Sau khi ngưng truyền dịch có thể tiêm thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng vài ngày. Nghe theo lời khuyên của bác sĩ thú y, thăm khám lại định kì. Thường xuyên kiểm tra chỗ nhổ răng để đạt được hiệu quả trị bệnh.
Trong thời gian ngắn sau khi nhổ, trong miệng thú cưng vẫn còn sót lại một lượng máu nhỏ trộn lẫn với nước bọt. Đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Sau một thời gian sẽ tự động hết. Bạn nên sử dụng dung dịch chăm sóc và bảo vệ khoang miệng. Làm sạch niêm mạc, nướu để có mèo cưng được phục hồi nhanh nhất. Thời gian hồi phục tương đối lâu. Khoảng từ 3 – 6 tháng, những vết loét ban đầu sẽ từ từ mất đi.
Chế độ ăn sau khi nhổ răng
Nên cho mèo ăn thức ăn khô, khi đó mèo cưng sẽ nuốt trực tiếp. Trong miệng sẽ không còn thực phẩm dư thừa làm tổn thương và nhiễm trùng miệng. Đồng thời cho thêm chất làm đầy vào trong thức ăn để phân giải độ axit trong dạ dày, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Nhưng tuyệt đối không được để chúng nhai đồ ăn, tránh trầy xước vết thương. Sau 20 ngày có thể cho ăn thức ăn lỏng, không cho ăn đồ ăn cứng nữa. Có như thế mới bảo vệ được chú mèo cưng đáng yêu nhà bạn.
Bệnh Răng Miệng Ở Mèo: Điều Trị Khi Mèo Bị Sưng Lợi, Chảy Máu
Mèo bạn bị hôi miệng, răng vàng? Đừng vội bỏ qua hay làm lơ vì đây có thể là triệu chứng bệnh răng miệng ở mèo. Và nếu không được quan tâm vệ sinh răng miệng đúng cách, răng của mèo sẽ một đi không trở lại.
Ba bệnh răng miệng phổ biến nhất ở mèo là viêm nướu, viêm nha chu và chứng tái hấp thu răng ở mèo. Mức độ nghiêm trọng của từng tình trạng này có thể khác nhau đáng kể. Bệnh răng miệng ở mèo có thể gây đau đớn và khó chịu, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mèo. Trong nhiều trường hợp, bệnh răng miệng khiến mèo ngừng ăn, dẫn đến các vấn đề sức khỏe.
a. Bệnh viêm nướu ở mèo là gì?
– Mèo bi viêm lợi là tình trạng nướu quanh răng của mèo bị viêm (đỏ, sưng và đau). Tình trạng viêm này thường là kết quả của sự tích tụ mảng bám chứa vi khuẩn trên răng. Ở những bé mèo có sức khỏe răng miệng tốt, vi khuẩn sống trong lớp màng này được cho là có lợi, và các mảng bám này tích tụ phía trên đường mà chân răng gặp nướu. Đây là bệnh răng miệng ở mèo thường gặp.
– Nếu không được loại bỏ thường xuyên, mảng bám sẽ di chuyển sâu hơn về phía chân răng, lâu dần sẽ xâm nhập vào phần nướu cho đến phần dưới lưỡi. Khi mảng bám trở nên cứng lại bằng cách hấp thụ khoáng chất nước bọt và nướu, nó được gọi là cao răng.
– Viêm nướu cũng có thể do một số bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh bên trong cơ thể, bao gồm virus gây bệnh bạch cầu, virus gây suy giảm miễn dịch, virus calicillin, bệnh thận nặng, đái tháo đường và bệnh tự miễn. Trong trường hợp này, viêm nướu có thể đi kèm với viêm hoặc lở loét ở các bộ phận khác của niêm mạc miệng màu hồng, hay còn gọi là viêm miệng.
– Mèo bị sưng nướu răng, đỏ, khó chịu, trường hợp nghiêm trọng có chảy máu ở viền nướu.
– Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, mèo có thể bị khó khăn trong việc ăn uống, chỉ ăn thức ăn mềm
– Quay đầu bất thường trong khi ăn, ngừng ăn
– Chảy nước dãi hoặc mèo bị hôi miệng.
– Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Có thể áp dụng các bước sau:
Vệ sinh răng cho mèo tại nhà
cho mèo dùng thuốc kháng sinh (uống dưới dạng viên hoặc súc miệng)
điều trị viêm nhiễm- gây ra do mảng bám từ răng (thường cần gây mê), sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
trong trường hợp cực đoan, có thể loại bỏ chiếc răng gây lây nhiễm.
Trong trường hợp viêm nướu ở mèo là do các bệnh tiềm ẩn, bác sĩ thú y sẽ giải quyết các bệnh chính để cải thiện viêm nướu.
Viêm nha chu ở mèo là gì? Nếu viêm nướu không được kiểm soát, nó có thể tiến triển thành viêm nha chu. Trong viêm nha chu ở mèo, các mô gắn răng vào nướu và xương bên dưới bị suy yếu do các chất gây hại do vi khuẩn gây bệnh và viêm do hệ thống miễn dịch của mèo mèo gây ra. Điều này làm răng bị lung lay dẫn đến mất răng.
a. Biểu hiện mèo bị viêm nha chu
Nếu do viêm nướu dẫn đến viêm nha chu, hầu hết mèo sẽ có dấu hiệu:
nướu đỏ, sưng, chảy máu dọc theo nướu ở chân răng
miễn cưỡng hoặc không muốn ăn, chảy nước dãi
quay đầu về bên khi nhai, hôi miệng.
Ngoài những dấu hiệu này, có thể xuất hiện sự suy thoái của nướu và khả năng di chuyển của răng. Trong trường hợp tệ, mèo có thể bị mất một hoặc nhiều răng.
Để chuẩn đoán đầy đủ bệnh viêm nha, cần gây mê để thăm dò nướu và kiểm tra tia X của đầu và hàm.
Để điều trị viêm nha chu mèo, bác sĩ thú y sẽ khuyên bạn nên vệ sinh răng miệng cho mèo: loại bỏ mảng bám và khoáng chất tích tụ bằng cách cạo vôi răng và đánh bóng răng để cố gắng cứu răng.
Trong trường hợp cực đoan, đôi khi sẽ việc nhổ răng mèo có thể được yêu cầu.
Chứng tái hấp thu răng ở mèo là gì? Là một quá trình trong đó cấu trúc răng bị phá vỡ, bắt đầu từ bên trong răng và thường lan rộng ra toàn bộ răng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất răng ở mèo và khoảng 30-70% mèo có số dấu hiệu của quá trình phá hủy này. Nguyên nhân của sự tái hấp thu răng không được tìm ra.
– Triệu chứng, dấu hiệu chứng tái hấp thu răng của mèo có thể là:
Xuất hiện một khiếm khuyết màu hồng ở răng tại đường răng gặp nướu. Lúc khiếm khuyết này xuất hiện, chiếc răng đã bị hư hại đáng kể.
Miễn cưỡng hoặc không muốn ăn, có thể chảy nước dãi, quay đầu sang một bên trong khi ăn
– Bác sĩ thú y thường sẽ chẩn đoán bằng cách kiểm tra miệng và răng, thăm dò cẩn thận bất kỳ tổn thương nào. Thậm chí là gây mê để kiểm tra tia X của đầu và hàm.
– Để điều trị tái hấp thu răng mèo, bác sĩ thú y sẽ nhằm mục đích kiểm soát cơn đau mèo, ngăn chặn tình trạng tiến triển và khôi phục chức năng của răng hoặc răng càng nhiều càng tốt. Bác sĩ thú y của bạn có thể đề nghị theo dõi cẩn thận trong trường hợp có tổn thương ở phần chân răng.
– Nếu mèo có dấu hiệu đau đớn hoặc khó chịu và các tổn thương kéo dài vào thân răng, tốt nhất là loại bỏ chiếc răng đó. Nếu có thiệt hại đáng kể, có thể khó nhổ toàn bộ răng. Trong những trường hợp này, bác sĩ thú y có thể sẽ xem xét cắt bỏ thân răng (phần có thể nhìn thấy phía trên đường nướu).
Bệnh răng miệng ở mèo
Bệnh về răng và nướu rất thường gặp ở mèo. Các nghiên cứu phát hiện từ 50-90% số mèo trên 4 tuổi mắc các bệnh về răng miệng, may mắn thay, các bệnh phổ biến phần lớn có thể phòng ngừa hoặc điều trị được bằng cách theo dõi và chăm sóc nha khoa thích hợp. Có thể chúng mình đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, nhưng thực sự việc chăm sóc răng miệng cho mèo là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết để phòng ngừa bệnh răng miệng ở mèo.
Cách Xử Lý Khi Người Bị Rận Mèo Cắn
Thông thường rận ve chúng ẩn nấp dưới dạng ấu trùng ở các bụi cỏ, cây đợi khi chó mèo chạy qua là chúng sẽ bám lấy và phát triển. Rận ve thường vô hại vì chúng thường không gây ra các triệu chứng đáng chú ý. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những phản ứng ngứa và nguy hiểm hơn chúng còn có thể truyền bệnh cho người và vật nuôi khi chúng cắn.
Tìm hiểu để biết thêm về rận mèo, các triệu chứng của khi rận mèo cắn và phải làm gì nếu rận mèo cắn bạn.
Rận ve là loài bọ nhỏ, hút máu. Chúng có thể có kích thước từ nhỏ như đầu tăm đến to như cục tẩy đầu bút chì. Rận mèo có tám chân tương tự như các loài nhện. Các loại rận khác nhau có thể có màu từ nâu đến nâu đỏ hoặc đen.
Không giống như những loài khác, rận mèo thường bám vào cơ thể bạn sau khi chúng cắn bạn. Chúng sẽ ẩn nấp ở đó và hút máu bạn trong khoảng 10 ngày và sau khi no máu chúng có thể tự rơi ra.
Các triệu chứng của vết rận mèo cắn.
Khi bị rận mèo cắn bạn sẽ gặp những dấu hiệu như:
– Đau hoặc sưng tại chỗ bị cắn
– Xuất hiện cùng lúc nhiều vết đỏ như muỗi đốt nhưng lại lâu tan.
Nếu gặp phải những con có mầm bệnh bạn có thể thấy những hiện tượng nặng hơn như:
– Đau cơ khớp
– Sưng hạch …
Hãy đến ngay bác sỹ nếu bạn cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào.
Khi thấy rận mèo bạn cần tìm lấy một cái nhíp, kẹp chặt chúng và kéo theo hướng thẳng lên, áp dụng áp lực ổn định.
Kiểm tra vị trí cắn xem có còn để lại bất kỳ phần đầu hay miệng của con rận trên vết cắn hay không.
Làm sạch vết cắn bằng xà phòng và nước.
Một khi bạn đã loại bỏ rận mèo, hãy ngâm nó vào cồn để chắc chắn rằng nó đã chết. Sau đó hãy đến bác sỹ để được kiểm tra kỹ hơn.
Thường xuyên giặt chăn ga gối nơi mà mèo của bạn có thể lên đó nằm
Khi đi ra ngoài những nơi ẩn thấp, nhiều cây cối, cần mặc quần áo dài để tránh gặp phải những động vật ký sinh trên da bạn. Khi về đến nhà bạn cần tắm ngay để có thể loại bỏ những bụi bẩn hoặc những nguy cơ rận ve có thể ký sinh.
Những Cách Xử Lý Nhanh Nhất Khi Bị Mèo Cào
Nếu bạn là một người yêu mèo, hay đùa giỡn với mèo thỉnh thoảng bạn sẽ gặp trường hợp bị mèo cào, hoặc bị mèo lạ cào.
Vậy bị mèo cào nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi mèo là loài vật nuôi trong nhà phổ biến nên việc tiếp xúc với mèo là rất thường xuyên.
Mèo có móng sắc nhọn để nó tự vệ, đôi khi chúng có thể gây ra cho người những vết cào rất nặng. Vậy bị mèo cào có nguy hiểm không?
Để biết bị mèo cào có sao không thì bạn cần biết về con mèo đã tấn công bạn. Nếu là mèo nhà bạn, được tiêm phòng vắc xi n đầy đủ thì bạn có thể yên tâm. Bạn có thể tự xử lý vết xước nếu không quá nặng.
Nếu bạn bị mèo lạ mèo hoang cào mà mèo này chưa được tiêm vắc xin thì bạn cần đến cơ thể y tế để thăm khám và kiểm tra ngay.
Bởi nếu không kịp thời xử lý, bạn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, uốn ván hoặc mắc bệnh dại. Nguy Hiểm khi bị mèo cào kèm theo cắn thì có đến 80% nguy cơ nhiễm trùng, do đó bạn cần đến gặp bác sĩ để được chăm sóc y tế.
Việc bị mèo cào có chích ngừa dại, uốn ván hay không cần được bác sĩ quyết định. Điều quan trọng là bạn cần biết cách xử lý nhanh chóng ngay khi bị mèo cào hoặc cắn.
Những Điều Bạn Nên Làm Luôn Khi Bị Mèo Cào
Khi bị mèo cào, đặc biệt là tại vết cào có chảy má u thì bạn cần sơ cứu vết thương kịp thời trước vì nó quyết định rất nhiều đến nguy cơ lây nhiễm bệnh bệnh dại.
Khi vô tình bị mèo cào trúng hoặc cắn bạn nên thực hiện các bước sau:
Bước đầu tiên bạn phải làm là rửa vết thương bằng xà phòng. Nếu không có xà phòng thì vẫn rửa dưới vòi nước đang chảy từ 10 đến 15 phút. Sau đó vệ sinh kỹ với cồn sát khuẩn càng sớm càng tốt.
Tuyệt đối không bịt kín vết thương, không nên cố gắng chích hoặc nặn máu vì làm vậy không tốt cho da còn kích thích virus chạy nhanh hơn vào máu.
Nên chích ngừa dại trong trường hợp mèo có biểu hiện dại và bạn bị cào hoặc cắn từ phần ngực trở lên.
Các trường hợp còn lại, nếu mèo đã được chích ngừa hoặc chưa thấy dấu hiệu bệnh dại thì bạn có thể theo dõi thêm, chưa cần phải chích ngừa ngay.
Những trường hợp nghi ngờ mèo bị mắc bệnh dại qua các biểu hiện như cào:
Thì bạn nên đi chích ngừa ngay vì đó là dấu hiệu cho thấy con vật đang mắc bệnh dại.
Có thể bạn chưa biết, virus dại bị bất hoạt nhanh chóng với xà phòng nhưng ở môi trường bình thường virus dại sống từ một đến 2 tuần.
Sự sưng ở những vết cào này cho thấy số lượng bạch cầu những tế bào chống nhiễm trùng tăng, và bắt đầu chống lại vi trùng. Có thể có sốt nhẹ, mệt mỏi hay nhức đầu.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Một số các hạch bạch huyết sưng lên sẽ trở lại bình thường đối với những nhiễm khuẩn nhẹ, có thể tự chữa lành. Tuy nhiên, nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc nếu hạch bạch huyết:
Xuất hiện mà không có ổ viêm nhiễm nào gần đó
Tiếp tục to ra hay đã kéo dài trong hai tới bốn tuần
Cảm thấy cứng hay không đàn hồi, hay không di chuyển khi bạn ấn vào
Xuất hiện cùng sốt dai dẳng, đổ mồ hôi ban đêm hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân
Có vết đỏ gần vết mèo cào
Trong đa số các trường hợp nhẹ, hệ thống miễn dịch của cơ thể tự chữa lành mà không cần dùng thuốc.
Nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể không hoạt động tốt, bác sĩ có thể dùng phương pháp điều trị bằng kháng sinh trong một đến hai tuần thì bệnh sẽ lành hoàn toàn.
Những người có hệ thống miễn dịch yếu như người bệnh HIV hay AIDS, bệnh có thể diễn tiến tới các nhiễm trùng nghiêm trọng và cần điều trị bằng kháng sinh.
Nghỉ ngơi là phương pháp tốt nhất cho đến khi cơ thể hết sốt và phục hồi. Không cần chế độ ăn đặc biệt nào cho bệnh này, nhưng bạn nên uống nhiều nước trong giai đoạn bị sốt. Uống thuốc giảm đau có thể hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng.
Việc có cần chích dại, uốn ván hay không, bác sĩ sẽ quyết định. Nếu là trẻ em bị mèo cào không được giữ trẻ ở nhà, để cố chờ xem con mèo ấy có phát bệnh không vì có khi đến lúc nó phát bệnh thì đã muộn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Xử Lý Khi Mèo Bị Viêm Lợi, Nướu Và Răng Miệng trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!