Bạn đang xem bài viết Cảnh Báo: Lý Do Khiến Mèo Bỏ Nhà Đi Và Cách Khắc Phục được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lý do khiến mèo bỏ nhà đi
– Mèo đực nếu chưa triệt sản sẽ có xu hướng bỏ đi nhiều hơn mèo cái bởi chúng muốn tìm bạn tình để giao phối.
– Mèo bỏ nhà đi khi nhà bạn có vật nuôi mới, hoặc một sự thay đổi mới nào đó trong gia đình khiến chúng cảm thấy khó chịu hoặc không an toàn
– Mèo rất tò mò và có thể chúng ra khỏi nhà để khám phá thế giới bên ngoài, tiếp xúc với những con mèo khác và sau đó chúng bị đi lạc, quên mất đường về hoặc nhập hội với những con mèo hoang.
– Nhiều con mèo có thể bỏ đi khi chúng bị chủ không quan tâm đến hoặc bị ngược đãi
– Mèo không thích thức ăn bạn chuẩn bị nữa và muốn tự đi kiếm ăn hoặc đến ăn chung với mèo nhà hàng xóm.
– Mèo bỏ đi khi chúng bị trầm cảm, ví dụ như mèo đực sau khi triệt sản rất dễ cảm thấy buồn, stress. Hoặc mèo bỏ nhà đi khi bị căng thẳng, lo lắng, ví dụ như bị chó, mèo hoang đe doạ, đuổi bắt.
– Nhiều con mèo lại muốn ra đi để tìm sự bình yên và cân bằng tinh thần, đặc biệt là khi chúng đã già. Do vậy, để giữ mèo ở lại suốt cuộc đời, bạn cần phải bỏ nhiều công sức tìm hiểu tâm lý cũng như chăm sóc thật tốt và cho chúng nhiều yêu thương như nuôi đứa con của mình.
Phải làm thế nào để mèo không bỏ nhà đi?
Nếu lo lắng chuyện mèo bỏ nhà đi, bạn có thể thử những cách sau để đảm bảo chúng luôn ở bên mình:
– Giữ mèo con trong nhà cho đến khi chúng được tiêm ngừa và triệt sản hoàn toàn (ít nhất đến 4 tháng tuổi).
– Hãy nuôi những con mèo có vẻ chung sống hoà thuận, đặc biệt những con mèo là anh chị em trong cùng một bầy để tránh trường hợp chúng bỏ nhà đi vì ghét nhau.
– Tập cho mèo thói quen ở nhà vào buổi đêm.
– Chú ý đến hàng xóm xung quanh có nuôi nhiều mèo không và nếu có hãy rào chắn cẩn thận để đảm bảo mèo nhà không thể chui ra được và mèo lạ không thể chui vào được.
– Đặt khay cát trong nhà để mèo có chỗ đi vệ sinh an toàn, phòng tránh bên ngoài có nhiều mối đe doạ.
– Cho mèo có khoảng không gian riêng để nó được tự do làm quen với những người thân trong gia đình mà không bị áp lực bắt buộc phải giao tiếp với ai.
– Chơi đùa với mèo mỗi ngày để thoả mãn nhu cầu và bản năng săn mồi của chúng
Để phòng ngừa mèo trở về với nơi ở cũ hoặc về nhà cũ nếu bạn chuyển nhà, bạn cần chú ý những điều sau:
Khi bạn vừa dọn đến nhà mới hoặc đón một bé mèo mới về, chú mèo này sẽ rất dễ bị mất tích. Bạn hãy nhớ lại xem chúng từng có thói quen đi săn bên ngoài không? Và kiểm tra tất cả các bụi rậm và ga-ra gần đấy. Nếu vẫn không tìm ra mèo, bạn nên quay về khu vực nhà cũ tìm kiếm lần nữa.
Nếu bạn đã chuyển nhà hoặc đang có ý định chuyển nhà, hãy cân nhắc đến những điều sau:
– Đảm bảo rằng mèo cưng đã được cấy microchip và địa chỉ mới được cập nhật trong thời gian sớm nhất.
– Giữ mèo trong nhà mới một vài tuần và cho chúng ăn những bữa ăn nho nhỏ ngon lành 3-4 lần/ngày.
– Có thể cho phép mèo ra ngoài ngay trước bữa ăn.
– Nếu mèo mất tích, hãy nhờ những hàng xóm ở nhà cũ để mắt xem mèo có quay về không. Tốt nhất bạn hãy nhờ chủ nhà hiện tại xem hộ và dặn mọi người đừng cho mèo ăn mà hãy thông báo ngay cho bạn khi tìm thấy nó.
– Nếu mèo ngoan ngoãn, hãy nhờ hàng xóm bắt mèo về và giữ chúng ở một nơi an toàn chờ bạn đến đón. Sau khi đem mèo về nhà, bạn hãy cho chúng nhiều món ăn ngon hơn, mua đủ các loại đồ chơi mô phỏng “con mồi” để mèo rượt bắt, chơi đùa và làm chúng quên dần nơi cũ.
4
/
5
(
1
bình chọn
)
Nguyên Nhân Tiềm Ẩn Và Cách Khắc Phục
Triệu chứng mèo bị nôn mửa chắc hẳn vô cùng quen thuộc với các chủ vật nuôi. Tuy nhiên, không phải Sen nào cùng có đầy đủ kiến thức và cũng như kinh nghiệm xử lý. Vậy mèo bị nôn mửa, nguyên nhân xuất phát từ vấn đề nào? Cách khắc phục hiệu quả để an toàn sức khỏe cho mèo cưng?
1. Nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau biểu hiện mèo bị nôn mửa
Nguyên nhân dẫn đến mèo bị nôn mửa cấp tính
Thông thường, nguyên nhân khiến mèo bị nôn mửa là do Boss quá năng động. Chơi đùa và vận động quá mức sau khi ăn hoặc ăn quá no đều khiến mèo nôn mửa. Hoặc khi mèo n vô tình ăn phải thứ gì đó không phù hợp cũng gây nôn mửa. Thức ăn lạ sẽ khiến cho cơ thể tạo ra phản xạ bài trừ thức ăn, gây ra tình trạng nôn mửa.
Mèo nôn mửa do nhiều nguyên nhân
Tuy nhiên, không chỉ có những nguyên nhân nói trên, mèo bị nôn có thể còn là dấu hiệu của các vấn đề nguy hiểm hơn. Vậy đằng sau hiện tượng nôn mửa ở mèo có những mối nguy tiềm tàng nào?
Nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa bởi các tác nhân truyền nhiễm. Các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… sẽ khiến cho đường ruột bị rối loạn, kích thích, gây nôn ở mèo.
Mèo vô tình nuốt phải dị vật nào đó như đồ chơi, sỏi đá, vật dụng trong gia đình,…
Mèo bị nhiễm độc hay ăn, uống thực phẩm có chứa hóa chất.
Trường hợp mèo bị dị ứng với thức ăn cũng sẽ kích thích dẫn đến biểu hiện nôn mửa.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, do tác dụng phụ của thuốc cũng khiến mèo có phản ứng nôn. Một số thuốc thường kích thích mèo nôn như kháng sinh, thuốc mê, thuốc trị ung thư,…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn mửa mạn tính
Các nguyên nhân tiềm ẩn nói trên sẽ gây ra tình trạng mèo bị nôn mửa cấp tính. Trong trường hợp, tình trạng nôn mửa kéo dài và được chẩn đoán mạn tính thì cần phải cảnh giác với những nguyên nhân sau:
Các trường hợp mèo bị bệnh thận như viêm thận, suy thận hay viêm tiếm mật, sỏi đường tiết niệu, viêm gan – mật – ruột,… Vấn đề về hệ bài tiết và hệ tiêu hóa có thể gây nôn mửa thường xuyên. Tùy vào mỗi bệnh mà mức độ nôn mửa nặng nhẹ khác nhau.
Bệnh cạnh đó, những bệnh lý như viêm ruột, thoát vị hạch, đau dạy dày-viêm-loét, nhiễm giun tim, viêm tuyến tụy, tắc ruột, rối loạn thần kinh, suy gan, ung thư,… đều có thể gây nôn mửa trên cơ thể mèo. Mèo có thể kèm theo triệu chứng đau bụng khi nôn mửa.
Khắc phục tình trạng này như thế nào?
2. Cách khắc phục tình trạng nôn mửa ở mèo
Dành cho chủ vật nuôi
Các Sen cần phải đặc biệt quan tâm và theo dõi biểu hiện của mèo. Ngoài nôn mửa, mèo còn có biểu hiện nào bất thường hay không? Chẳng hạn như tiêu chảy, mất nước, mệt mỏi, da khô, lông rụng, sụt cân, chán ăn, không vui chơi,…
Bạn cũng cần phải quan sát tần suất nôn trong một ngày. Chất nôn có máu hay dịch, màu sắc dịch, màu chất nôn,…
Đồng thời, phải thay đổi chế độ ăn uống với những thực phẩm dễ tiêu hơn. Điều tra kỹ thức ăn có bị hư, mối, mốc,…Hay thức ăn mới có khiến mèo bị kích ứng.
Trong trường hợp cần thiết, khi tình trạng kéo dài, mèo không có xu hướng giảm. Ta hãy cho mèo đến cơ sở thú y gần nhất.
Dành cho bác sĩ
Khi mèo được chủ nuôi mang đến, cần phải nhanh chóng xử lý và kiểm tra lâm sàng. Công tác kiểm tra lâm sàng bao gồm:
Hỏi về lịch sử bệnh, độ tuổi, thức ăn sử dụng gần đây. Mèo đã bị nôn mửa trong bao lâu. Kèm theo đó là những loại thuốc đã dùng, thời gian xuất hiện bất thường, biểu hiện lạ đi kèm,…
Tiến hành đo thân nhiệt, cân nặng và kiểm tra các cơ quan bên ngoài.
Nếu chưa tìm được nguyên nhân nhưng mèo bị nôn nhiều, mất nước nghiêm trọng thì có thể tiến hành tiêm thuốc chống nôn, truyền dịch, chất điện giải để cải thiện tình trạng cơ thể.
Sau khi thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu, bác sĩ thú y sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng sức khỏe mèo.
Tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc trường hợp mèo mắc bệnh lý nguy hiểm, có thể cho mèo nhập viện để kiểm soát sức khỏe.
Điều tra kỹ nguyên nhân gây bệnh ở mèo
Cách Khắc Phục Và Điều Trị Mèo Bị Ho Hiệu Quả An Toàn
Ho là một phản ứng tự vệ giúp cơ thể loại bỏ các kích thích có hại đối với nó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ho kéo dài, ho liên tục thậm chí ho ra máu thì không đơn thuần chỉ là tình trạng đơn giản mà đó là những biểu hiện triệu chứng của tình trạng bệnh lí. Do đó, chúng ta không nên chủ quan với những cơn ho của mèo, theo dõi và báo với bác sĩ thú y những biểu hiện bất thường trong những cơn ho của mèo để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm cho mèo của bạn.
Mục tiêu chính của điều trị là điều trị nguyên nhân gây ra ho cùng các triệu chứng đi kèm.
Nếu con mèo của bạn bị khó thở, Ôxy có thể được sử dụng để hỗ trợ thở dễ dàng hơn, và kháng sinh phổ rộng sẽ được dùng để hạn chế các loại bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ho.
Các loại thuốc chống ho có thể được dùng cho con mèo, nhưng bác sĩ thú y sẽ quyết định sau khi xác nhận chẩn đoán nguyên nhân vì thuốc chống ho không phải lúc nào cũng hữu ích về mặt y khoa, đặc biệt đối với một số bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp.
Nên nhớ rằng trong hầu hết các trường hợp, ho không phải là vấn đề, mà là căn bệnh bên trong gây ra nó. Sử dụng thuốc ho sẽ không hiệu quả trong những trường hợp này và có thể gây nên những tình trạng tồi tệ hơn về sau.
Chẩn đoán bệnh tiềm ẩn bên trong gây ra ho có thể cần phải có một cuộc kiểm tra chẩn đoán toàn diện. Và bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để điều trị. Nếu mèo của bạn được kê đơn kháng sinh, điều quan trọng là bạn phải theo dõi toàn bộ quá trình con mèo của mình đáp ứng thuốc. Nhiều người sẽ quên tiếp tục sử dụng hết liều của thuốc khi các triệu chứng đã được cải thiện điều này sẽ làm nhiễm trùng trở lại, đôi khi còn tồi tệ hơn trước.
Bạn sẽ cần phải liên lạc với bác sĩ thú y trong suốt thời gian điều trị con mèo nhà mình, chuyển tiếp thông tin về đáp ứng của mèo đối với việc điều trị và liệu nó có cải thiện hay xấu đi hay không. Bạn cũng có thể cần đưa con mèo của bạn trở lại phòng khám để bác sĩ thú y có thể khám lại đánh giá tình trạng bệnh của mèo và tiến triển của điều trị sau đó việc điều trị sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Ở một số con mèo cần phải điều trị lâu dài để phục hồi hoàn toàn.
Quản lí tất cả các loại thuốc bạn đang dùng cho con mèo của bạn, vì bất cứ loại thuốc nào, kể cả thuốc chống ho, có thể gây nguy hiểm cho con mèo của bạn với liều lượng cho uống không đúng. Quá liều thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho vật nuôi điều trị ngoại trú.
BỆNH VIỆN THÚ Y DREAMPET
Bệnh viện thú ý Số 1 Việt Nam về Uy tín, chuất lượng, cùng đội ngũ bác sỹ thú y giỏi, yêu nghề !
Địa chỉ : Số 44 – Lô B1 – Nguyễn Cảnh Dị – KĐT Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội
0901.203.999 Đặt lịch khám
Nên Làm Gì Khi Mèo Biếng Ăn Và Cách Khắc Phục
Việc một chú mèo đang ăn uống bình thường mà trở nên lười ăn có thể sẽ là mối lo ngại của tất cả anh chị em nuôi mèo. Bởi mèo không ăn trong vòng 24 tiếng đến 48 tiếng dẫn tới tình trạng đe dọa đến tính mạng. Vậy nên làm gì khi mèo lười ăn?
1. Giải quyết tình trạng lười ăn ở mèo
Nếu mèo bỏ ăn từ 24 – 48 tiếng hãy đến gặp bác sỹ thú y ngay lập tức bởi mèo lười ăn là một trong những khiến cho sức khỏe của mèo bị giảm sút đặc biệt nhất có thể mèo sẽ bị gan nhiễm mỡ. Mèo bỏ ăn thì lượng mỡ thừa trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng. Tuy nhiên, cơ thể mèo không thể tự chuyển hóa chuyển hóa một lượng lớn mỡ thành năng lượng.
Khi mèo trong trạng thái đói, lượng mỡ không được giải phóng trong gan mà chỉ đơn giản là dự trữ khiến gan bị nhiễm mỡ và hoạt động kém hiệu quả. Mèo thừa cân thường có xu hướng gặp tình trạng này nhiều hơn những con mèo khác.
Nếu được phát hiện sớm mèo có thể thích nghi tốt trong những ngày điều trị và có thể phục hồi nhanh chóng. Trong trường hợp bạn là người nuôi mèo mà không bít mèo của bạn đang bị bệnh đó thì sẽ dẫn tới nguy hiểm tính mạng. Vì thế hãy thường xuyên cho mèo của bạn đền gặp bác sỹ theo định kỳ.
2. Có phải lười ăn do mèo khó tính?
Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn tới mèo khó tính. Không phải do bản năng, mà là do rèn luyện. Sau khi được cai sữa mèo được cho ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đa dạng khẩu vị. Nhưng có những con chỉ được ăn một loại thức ăn thì không muốn ăn những món lạ sau đó. Mèo lười ăn cũng có thể do chọn không đúng đồ đựng thức ăn hãy đảm bảo rằng bát ăn của mèo phải đủ rộng và sâu để râu mèo không chạm vào thành bát. Phải rửa bát thật sạch trước khi cho mèo ăn và không dùng nước tẩy rửa có mùi khó chịu để làm sạch bát.
3. Các loại thức ăn khuyến khích mèo lười ăn
– Rắc một ít phomat lên trên bát thức ăn của mèo.
– Rắc men dinh dưỡng.
– Dừng việc cho mèo ăn nhiều món. Nếu cho mèo ăn lúc nào cũng được sẽ khiến mèo khó chiều.
– Không nên trộn thuốc vào thức ăn. Nhiều loại thuốc có mùi khó chịu sẽ át mùi thức và khiến mèo không bao ăn lại loại thức ăn đó nữa.
Để không còn phải lo lắng nên làm gì khi mèo lười ăn hãy tham khảo ý kiến từ những bác sỹ thú y có sẵn kinh nghiệm để chú mèo của bạn được phát triển khỏe mạnh, toàn diện hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cảnh Báo: Lý Do Khiến Mèo Bỏ Nhà Đi Và Cách Khắc Phục trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!