Bạn đang xem bài viết Cây Râu Mèo Có Tác Dụng Gì? 7 Tác Dụng Của Cây Râu Mèo Trị Bách Bệnh được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây râu mèo là cây gì ?
Theo Wikipedia cây râu mèo có tên khoa học là Orthosiphon stamineus, họ Bạc hà (Lamiaceae). Có nơi còn gọi cây râu mèo là Cây Bông bạc.
Cây râu mèo mọc ở đâu
Đặc điểm thực vật, phân bố của Râu mèo: Cây Râu mèo nhỏ, cao 0,3 – 1,0m. Thân có cạnh vuông, mang nhiều cành. Lá mọc đối, cặp lá trước mọc thành chữ thập đối với cặp lá sau. Cuống lá rất ngắn. Cụm hoa tận cùng, thẳng, mọc thành chùm, màu hoa lúc non thì trắng, sau ngả màu tím. Nhị và nhụy hoa Râu mèo thò ra trông giống râu con mèo. Cây Râu mèo mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta.
Do đó bạn có thể tìm thấy dễ dàng loại cây này nếu muốn vì nó mọc xung quanh ta và rất dễ trồng. Hoặc là bạn có thể tới các tiệm thuốc Đông y có bán thảo dược để tìm mua loài cây này. Tuy nhiên nhà thuốc sẽ chỉ có cây thuốc dưới dạng khô mà thôi.
Cây râu mèo khô là vị thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, tăng bài tiết, hạ đường huyết… Bộ phận dùng, chế biến của Râu mèo: Lá và búp Râu mèo phơi hay sấy khô. Đây là vị thuốc dân gian có tác dụng chữa trị nhiều chứng bệnh khác nhau.
Thành phần hóa học: Cây râu mèo có chứa những hoạt chất là Orthosiphonin. Hợp chất này tan ít trong rượu những lại hòa tan dễ dàng trong nước. Trong cây cũng chứa một số ít những thành phần như tinh dầu, chất béo tanin, muối kali, hoạt chất sapophonin…
Cách trồng cây râu mèo
Đất trồng: Cây râu mèo không kén chọn đất. Tốt nhất nên trồng ở nơi đất thịt nhẹ, nhiều mùn, độ pH cao từ 5,5-7, cao từ 100-600m so với mực nước biển.
Cây giống: Cây có thể trồng bằng gieo hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên trong thực tế, cây chủ yếu được trồng bằng cách giâm cành. Do hiệu suất nhân giống cao, dễ áp dụng và nhanh được thu hoạch.
Thời điểm trồng: được trồng vào mùa xuân ở các tỉnh miền Bắc. Và vào mùa mưa ở các tỉnh miền Nam.
Kỹ thuật trồng: Vì râu mèo là loại cây ưa ẩm và ưa sáng. Nên sau khi trồng nên tưới nước hằng ngày để cây nhanh bén rễ và phát triển mạnh, khoảng cách phù hợp nhất là 20 x 40cm và mật độ là 125.000 cây/ha. Làm cỏ và phòng sâu bệnh thường xuyên. Khi cây chuẩn bị ra hoa là có thể thu hoạch.
Thu hoạch: Thời điểm trước khi cây nở hoa. Mỗi năm cho thu hoạch 2 – 3 lần. (lần đầu tiên thu sau khi trồng 2,5 – 3,0 tháng). Sau 2 – 3 năm nên trồng cây mới để năng suất cao hơn.
Sơ chế: Cắt toàn bộ thân lá cách gốc ít nhất 20 – 25 cm, cắt ngắn từ 2 – 3 cm. Phơi hoặc sấy khô đến khi bẻ cuộng thấy giòn là gom ngay vào túi nilon.
Tác dụng của cây râu mèo
Cây râu mèo được dùng làm vị thuốc trong Đông y, cụ thể như sau.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Đào thải các axit uric có chứa trong cơ thể
Tăng cường các chức năng cho thận
Điều trị căn bệnh sỏi thận, suy thận, viêm đường tiết niệu, sỏi bàng quang.
Giúp lợi tiểu điều trị chứng đái dắt, nước tiểu vàng, tiểu có mùi lạ.
Làm hạ huyết áp, bảo vệ các chức nang gan, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Liều dùng Râu mèo: Dùng 30 – 50g hãm với nửa lít nước sôi. Chia 2 lần uống trong ngày trước khi ăn 15 – 30 phút, uống nóng. Thường uống luôn trong 8 ngày, nghỉ 2 – 4 ngày; uống làm nhiều đợt chữa các chứng sỏi thận, sỏi mật.
Các bài thuốc sử dụng cây râu mèo chữa bệnh
Viêm thận phù thũng: Râu mèo, Mã đề, Bạch hoa xà thiệt thảo, mỗi vị 30g sắc uống. Chú ý phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh của y học hiện đại đủ liều theo phác đồ. Viêm đường tiết niệu: Râu mèo, Thài lài, Chó đẻ răng cưa, mỗi thứ 30g sắc uống.
Râu mèo và kim tiền thảo
Nên nhớ rằng cây râu mèo (Orthosiphon stamineus) và cây kim tiền thảo (Desmodium styracifolium) là 2 loại cây khác nhau, tuy nhiên chúng đều được ứng dụng vào cùng một bài thuốc làm giảm sự hình thành sỏi thận, đồng thời làm tăng quá trình bài tiết nước tiểu.
Bài thuốc: Uống tách biệt râu mèo và kim tiền thảo: râu mèo sắc uống mỗi ngày 8-12g, kim tiền thảo từ 10-30g. Cách nấu: mỗi loại nấu riêng trong khoảng 500ml nước, chia 2-3 lần uống trong ngày. Nên uống lúc còn ấm trước khi ăn cơm. Dùng nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Râu mèo và dây gắm
Đây là một bài thuốc giúp chữa và điều trị bệnh gút vô cùng hiệu quả được ông cha ta thử nghiệm qua nhiều thế hệ
Bài thuốc: 20g râu mèo và 30g dây gắm, đem đi rửa sạch cả 2 loại thảo dược kể trên sau đấy bỏ vào ấm sắc lấy nước trong ngày. Kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian dài sẽ giúp hạn chế được những triệu chứng từ bện gút gây ra.
Râu mèo và cây chó đẻ răng cưa
Bài thuốc: Chuẩn bị nguyên liệu bào gồm cây râu mèo, chó đẻ răng cưa, thài lài mỗi loại 30g. Sau đó người bện đem đi rửa sạch và sao vàng sắc lấy nước uống hàng ngày sẽ thấy hiện tượng đái buốt ro viêm nhiễn đường tiết niệu khuyên giảm rõ ràng.
Râu mèo và mướp đắng, trinh nữ
Điều trị vô cùng hiệu quả căn bệnh đái tháo đường nếu áp dụng theo bài thuốc sau đảm bảo bệnh nhân sẽ thấy căn bệnh của mình sẽ đỡ hẳn.
Bài thuốc: Chuẩn bị 50g mỗi loại râu mèo, mướp đắng, cây trinh nữ. Sau đó đem tất cả những vị thuốc kể trên đi rửa sạch và phơi dưới nắng to, nếu không có nắng thì có thể đem đi sao vàng. Đem sắc với 600ml nước đến khi nước cạn còn khoảng 1/3 là có thể tắt bếp để sử dụng. Nên chia làm 2 lần uống mỗi ngày sau bữa ăn để hiệu quả đem lại là tốt nhất
Râu mèo, cỏ mực
Nguyên liệu: Râu mèo, cỏ lưỡi rắn, cây chó đẻ, cỏ mực mỗi loại 30g; cây actiso 20g
Cách làm: Rửa sạch phơi khô các vị thuốc kể trên sau đó đem sắc nước uống mỗi ngày 3 lần.
Bài thuốc này ngoài công dụng chữa viêm gan siêu vi ra thì cũng có thể được sử dụng để chữa các bệnh. Như hoàng đản, da dẻ xanh xao do mới ốm dậy, trị chứng táo bón kinh niên chữa mãi không khỏi
Chú ý: Những bài thuốc kể trên để tiên cho việc sử dụng và bảo quản thì người bệnh có thể sơ chế với số lượng lớn. Sau đấy lấy ra sử dụng dần tùy thuộc vào nhu cầu. Trong khi bảo quản thì người bệnh nên để ở những nơi khô thoáng để tránh ẩm mốc có thể dẫn tới hỏng thuốc
Lưu ý khi sử dụng cây rau mèo chữa bệnh
Cây râu mèo là cây thuốc đã được chứng minh là có khả năng chữa trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên không phải cứ sử dụng loài cây này nhiều cũng tốt cho sức khỏe.
Cây râu mèo sử dụng với liều lượng thông thường không gây độc tính. Nhưng tránh sử dụng thường xuyên và lâu dài với liều cao vì có thể gây mất nước, mất cân bằng điện giải do tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ mạnh.
Phụ nữ có thai, nhất là trong ba tháng đầu cần cân nhắc kĩ, hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Trẻ em dưới 10 tuổi và người già yếu tốt nhất không nên sử dụng. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để biết cách sử dụng. Nếu có hiện tượng lạ thường trong cơ thể sau khi sử dụng thuốc, bạn hãy đến ngay bệnh viện để được chữa trị hiệu quả.
Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/
thoaihoacotsong.vn/bac-si-hoang-thi-lan-huong/
Cây Râu Mèo Chữa Bệnh Đường Tiểu
Không chỉ đẹp, cây râu mèo còn được biết đến với tác dụng đặc biệt vào đường tiểu…
Có một loại cây hình dạng rất giống với bộ râu dễ thương của mèo, đó là cây râu mèo. Không chỉ đẹp, cây râu mèo còn được biết đến với tác dụng đặc biệt vào đường tiểu…
Cây râu mèo còn gọi là Cây bông bạc. Tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth., họ Bạc hà (Lamiaceae).
Trên thế giới râu mèo là cây nhiệt đới tương đối điển hình, mọc tự nhiên phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, các nước ở Đông Dương và cả ở châu Phi.
Cây râu mèo là vị thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, tăng bài tiết, hạ đường huyết … Ở Việt Nam, râu mèo phân bố rải rác ở vùng đồng bằng và miền núi như: Cao Bằng, Thanh Hóa (Vĩnh Lộc), Hà Nội (Ba Vì), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hòa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc)… Tuy trồng nhiều nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Theo Viện Dược liệu, hằng năm nước ta nước phải nhập khẩu hàng chục tấn dược liệu cây râu mèo từ Trung Quốc, Campuchia.
Theo Đông y, cây râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, dùng làm thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật, dùngtrị viêm thậncấp tính và mạn tính;viêm bàng quang; sỏi tiết niệu…
Một số tác dụng đáng lưu ý của cây râu mèo
Tăng và bài tiết nước tiểu: theo các tác giả Chow chúng tôi J.F (Đài Loan), dịch chiết từ râu mèo trên chó thí nghiệm bằng đường tiêm truyền tính mạch với liều 18,8mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và các chất điện giải Na+ K+ Cl.
Lợi tiểu: các tác giả G.A. Schut và J.H.Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3-hydroxy – 3,6,7,4 tetramethoxyflavon bằng đường tiêm tính mạch với liều lượng 10g/kg, lượng nước tiểu thu được sau 140 phút là 410mg, còn Sinensetin dùng cùng liều trên, lượng nước tiểu thu được sau 160 phút là 614mg, trong khi đó ở lô chuột đối chứng, sau 120 phút, không thu được một lượng nước tiểu nào. Hai flavon trên cùng một liều 1mg/kg có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và xuất hiện chậm.
Bệnh thận và sỏi thận: theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo rất có ích cho điều trị bệnh thận và phù thũng. Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữa cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Hạ huyết áp, giảm tần số hô hấp: trên động vật thí nghiệm, chất methylripariochromene A (MRC), ly trích từ lá râu mèo cho thấy có tác dụng hạ huyết áp (đặc biệt là huyết áp tâm thu) do tác dụng giãn mạch, giảm hậu tải của tim và lợi tiểu. Trên chuột nhắt trắng, râu mèo bằng đường tiêm xoang bụng với liều 2 – 4g/kg làm giảm hoạt động vận động của chuột. Trên chó, bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 0,179g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp.
Hạ đường huyết: dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng, có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Acid ursolic làm giảm đường huyết, dùng trị đái tháo đường (ở Đài Loan).
Bảo vệ gan: chất ly trích bằng metanol từ lá râu mèo cho thấy có tác dụng bảo vệ gan bị tổn hại bởi việc dùng quá liều paracetamol.
Tăng sức đề kháng: các flavonoid trong râu mèo có tác dụng chống oxy hóa và bẫy gốc tự do là các chất gây tổn hại cho tế bào và hệ miễn dịch của cơ thể, do đó râu mèo còn có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể.
Hiệu quả trị mụn: trong hai cuộc thí nghiệm để trị mụn, một ở Pháp trên người châu Âu và một ở Thái Lan trên người châu Á, cho thấy một loại mỹ phẩm dạng nhũ tương có chứa 2% trích tinh lá râu mèo làm giảm chất bã nhờn và kích thước mụn trên những người da nhờn do tác dụng làm giảm isozym týp 1 của 5-alpha reductase cũng như giảm sản sinh chất squalen, một cấu tử chính tạo nên chất bã nhờn là nguyên nhân phát sinh mụn. Tác dụng của mỹ phẩm có trích tinh râu mèo tốt hơn khi so sánh với chế phẩm trị mụn thông thường chứa 1% kẽm gluconat.
Râu mèo được sử dụng độc vị hoặc phối hợp với các thuốc khác trong các chứng bệnh thống phong, thấp khớp, thấp ngoài khớp, phù nề, viêm thận, sỏi niệu, tiểu ít, viêm gan, hoàng đản, sốt nóng, cảm cúm, thủy đậu (trái rạ), sởi (ban đỏ), đái tháo đường, cao huyết áp…
Cách dùng, liều lượng:
Thường dùng cành lá mang hoa lúc chớm nở, tươi từ 20 – 60g; khô từ 12 – 30g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, pha như trà hoặc chế biến thành cao. Ngày 5 – 6g bột dược liệu pha với nửa lít nước nóng, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn 15 – 30 phút. Thường uống 8 ngày lại nghỉ 2 – 4 ngày.
Nhánh cây được phơi khô sắc lấy nước, lợi tiểu mạnh và tốt cho việc tiểu tiện. Trong râu mèo, các chất kali, orthosiphonin, mesoisonitol tác dụng lợi tiểu, làm tăng bài tiết chất cặn bã như urê, acid uric, Na+, Cl-… và đặc biệt không làm mất kali nhiều như các thuốc lợi tiểu tây y.
Cỏ râu mèo cũng được sử dụng làm thuốc trị sỏi thận và sỏi túi mật. Ngày dùng 15 – 40g dạng thuốc sắc, hãm. Có thể nấu cao lỏng. Thường uống luôn trong 8 ngày, lại nghỉ 2 – 4 ngày.
Theo tài liệu, Ấn Độ coi dịch hãm lá râu mèo là thuốc điều trị đặc hiệu các bệnh thận và bàng quang, ngoài ra còn điều trị bệnh thấp khớp và bệnh gút. Liều dùng 5 – 12g lá hãm với nước sôi, chia làm 2 lần uống trước khi ăn cơm 15 – 30 phút. Nên uống lúc dịch hãm còn nóng, hoặc sắc nước uống.
Các thuốc tây từ cây râu mèo như: orthosiphon, betasiphon… dưới dạng cao lỏng trong ampoule, chỉ cần pha loãng vào nước chín để uống.
Kinh nghiệm trị bệnh với cây râu mèo
Trị sỏi tiết niệu loại sỏi nhỏ: râu mèo 6 – 10g khô, rửa sạch hãm với nửa lít nước sôi như hãm trà. Chia 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn cơm 15 – 30 phút. Uống nóng, uống liên tục 10 ngày, nghỉ 4 ngày, lại uống tiếp đợt khác.
Hoặc cỏ râu mèo, chó đẻ răng cưa, thài lài, mỗi vị 30g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước, sắc còn 250ml, uống trong ngày, trước khi ăn, lúc còn nóng. Dùng 5 -10 ngày một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: râu mèo tươi 50g, khổ qua (dây, lá, quả non, tươi) 50g, cây mắc cỡ (sao vàng) 6g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước sắc còn 250ml, uống trong ngày, dùng liên tục 1 tháng, sau đó kiểm tra lại lượng đường trong máu.
Trị tiểu tiện không thông (tiểu buốt, rắt): râu mèo 40g, thài lài trắng 30g, rửa sạch cho 750ml nước, đun nhỏ lửa thêm 6g hoạt thạch, uống trong ngày. Uống liền 5 ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì ngừng thuốc.
Trị tiểu ra sỏi, tiểu ra máu và tiểu buốt: râu mèo 40g, thài là trắng 30g, Sắc lấy nước, mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch uống trong ngày, chia làm 3 lần. Uống liền 5 – 7 ngày.
Trị viêm đường tiểu: râu mèo, thài lài, chó đẻ răng cưa, mỗi thứ 30g sắc uống. Dùng trong một tuần lễ.
Trị viêm thận mạn tính, viêm bàng quang, viêm khớp, phong thấp, viêm đường ruột: râu mèo 40g, tỳ giải và rễ ý dĩ mỗi vị 30g. Sắc nước uống. Dùng 3 tuần nghỉ 1 tuần.
Trị viêm thận phù thũng: râu mèo, mã đề, bạch hoa xà thiệt thảo, mỗi vị 30g sắc uống. Chú ý phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh của y học hiện đại đủ liều theo phác đồ.
Trị thận dương suy kém kèm theo hiện tượng bụng dưới đau tức: râu mèo 16g, mã đề 20g, rễ tranh 12g, tô mộc 12g, rễ cỏ xước 16g, rễ cây ruột gà 12g. Dược liệu khô, sắc với nửa lít nước 150 – 200ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
Trị viêm gan siêu vi, bệnh hoàng đản, da dẻ xanh xao vàng bủng, táo bón kinh niên: râu mèo30g, cỏ lưỡi rắn 30g, cây chó đẻ 30g, ac-ti-sô 20g, cỏ mực 30g. Dược liệu khô thêm 1 lít nước sắc còn 3/4 lít để uống trong ngày. Dùng 3 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống tiếp trong vài ba tháng.
Trị táo bón kéo dài: bông bạc khô 30g, cỏ lưỡi rắn 30g, cây chó đẻ 30g, atisô 20g, cỏ mực 30g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 1 lít nước sắc còn 3/4 lít để uống trong ngày. Dùng 3 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống tiếp trong 1 tháng.
Trị đái tháo đường: râu mèo tươi 50g, khổ qua (dây, lá, trái non, tươi) 50g, cây mắc cỡ khô 6g. Dược liệu tươi rửa sạch, bằm nhỏ, mắc cỡ sao vàng, thêm 1 lít nước sắc còn 3/4 để uống trong ngày, dùng liên tục 3 tháng đi thử máu lại.
Lưu ý: Với liều lượng thông thường, cây râu mèo không thấy có tác dụng gây độc cấp tính.Tuy nhiên, do tác động trên sự cân bằng ion K+, Na+… và các phân hóa tố, vì vậy, không nên dùng thường xuyên và lâu dài râu mèo với liều cao.
Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Theo SKDS
Cùng Danh Mục:
23 Tác Dụng Của Táo Mèo
Táo mèo hẳn chẳng còn xa lạ với nhiều người nữa. Người nào hay đi rừng thì biết loại quả này trông như thế nào? Phần lớn thời điểm trước đây người ta hay dùng táo mèo để ăn.
Tuy hơi chua và chát một chút nhưng lại khá là ngon. Sau đó thì bắt đầu người ta tiến hành ngâm rượu táo mèo để uống. Hoặc có thể làm giấm táo mèo để giữ quả cho lâu.
Dần dần táo mèo trở nên phổ thông hơn. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức ngâm rượu mà thôi. Còn thực tế rượu táo mèo có công dụng gì? Tác dụng của quả táo mèo ra sao?… Thì hầu như chẳng mấy ai biết đến.
Thực tế tào mèo được người dân miền núi dùng rất nhiều để chữa bệnh. Nhất là ở cái thời mà y học chưa hiện đại như bây giờ. Người ta tận dụng triệt để táo mèo để làm thuốc. Các bài thuốc có thể từ đơn giản đến phức tạp. Nhưng nhìn chung được đánh giá là khá có công hiệu. Đến nay ở nhiều nơi người ta vẫn còn áp dụng các bài thuốc đó.
Có một số nơi người ta gọi táo mèo là sơn tra. Các nhà khoa học thì đặt cho nó 1 cái riêng. Đồng thời xếp táo mèo vào giống thực vật thuộc chi táo mèo trong họ hoa hồng.
Nguồn gốc của cái tên táo mèo chính là như này. Nó là cây táo có nhiều ở vùng núi Tây Bắc. Hơn nữa các vùng núi này đều có nhiều người dân tộc Mèo sinh sống. Chính vì thế người ta gọi nó là táo mèo. Hay có thể hiểu là cây táo trên đất người Mèo.
Táo mèo có thân là gỗ. Thuộc vào giống nửa thường xanh. Cũng có thể là rụng lá sớm. Mỗi cây có thể cao từ 2 đến 3m. Các cành khi già đi thì có màu đen hoặc cũng có cành có màu nâu tía và không có lông. Các cành có hình trụ giống như búp măng.
Nụ hoa của cây táo mèo có màu nâu đỏ với phần đỉnh hơi nhọn lại và có lông tơ. Các lá của cây hình lưỡi mác thuôn dài và nhọn ở đầu. Lá cây cũng sớm rụng. Lá nối với cành bởi 1 cuống lá dài cỡ 5 đến 20mm. Các lá mỏng và có lớp lông thưa. Lá có thể dài tới 8cm và rộng cỡ 2 đến 3cm. Càng ở gần trục lá thì nó lại càng ít lông.
Hoa táo mèo đi thành cụm với nhau tầm 3 – 5 bông với đường kính chừng 3cm. Mỗi cụm lại được bao bọc bởi 1 đế hình vuông với nhiều lông ở gần mép. Các lá đài của cụm hoa hình tam giác hoặc hình lưỡi mác. Các lá này hay dài từ 4 đến 8cm. Cả 2 mặt của lá đều có các lớp lông mỏng. Các lá đài ngắn hơn đế hoa. Đầu lá hơn nhọn với mép lá phẳng.
Vụ hoa là tầm tháng 2 đến tháng 3. Sau đó đậu quả tầm tháng 8 đến tháng 9. Hoa có màu trắng. Quả táo màu hình cầu. Thường có màu xanh, vàng hoặc rám đỏ. Mỗi quả có đường kính tầm 4cm là tối đa. Những quả non có lông tơ và có các đài lá.
Lúc đầu cây táo mèo là loại cây hoang dại. Sau đó thì được trồng nhiều ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc. Một số tỉnh như Yên Bái, Lào Cai hay Lai Châu,… có diện tích lớn. Các tỉnh này có đặc điểm chung có những vùng cao trên 1000m. Và chỉ có như vậy cây táo mèo mới sinh sôi và phát triển được. Ngày nay táo mèo là loại đặc sản của Việt Nam.
Một số như Thái Lan, Nepal, Đông Bắc Vân Nam, Sikkim hay Ấn Độ cũng có các cây này. Chúng mọc ở độ cao từ 2 đến 3 nghìn mét.
Sau khi thu hoạch về quả người ta bổ ra rồi phơi khô. Sau đó có thể phơi khô rồi sao vàng hạ thổ và ngâm rượu. Đơn giản hơn thì ngâm luôn quả tươi.
Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu đã chỉ ra. Táo mèo có chứa tannin, hydrat cacbon, protit hay axit tactric.
Còn các nhà khoa học Liên Xô cũ cho rằng táo mèo còn có cả cholin, phytosterin và axetylcholin. Gần đây còn tìm thấy thêm có crataegic và axit oleanic. Đây đều là các axit hữu cơ tốt.
Cùi thịt của quả có tới 22% là chất đường. Chất đạm có tới 0,7% và chất béo là 0,2%. Ngoài ra nó còn có các axit hữu cơ khác. Ví dụ như oxalic, malic, acetic, liolenic, citric hay Grategolic hay Succinic.
Quả táo mèo được đánh giá vào top những loại quả có nhiều vitamin C nhất. Với hàm lượng từ 0,03% đến 0,1%. Hàm lượng vitamin B2 cũng bằng với chuối tiêu. Tiền chất carotene cũng vào top 2. Đặc biệt là sắt thì cao nhất luôn. Theo đó cứ 100g quả thì có tới 85mg sắt.
Người xưa dùng táo mèo để điều trị hay cải thiện các vấn đề về tiêu hóa.
Nâng cao hệ tiêu hóa, cải thiện các bệnh tiêu hóa tốt.
Giảm cân hiệu quả
Là loại quả tốt cho tim mạch
Duy trì huyết áp ổn định nhất là với người cao huyết áp.
Giải rượu rất tốt.
Vì táo mèo có vị chua ngọt nên rất tốt cho tiêu hóa. Theo đó mà mật và dịch vị được tiết ra nhiều hơn. Giúp thức ăn tiêu thụ dễ dàng hơn. Nhất là những người ăn nhiều đạm, chất béo và khó tiêu hóa. Từ đó giúp ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra chiết lấy dịch từ táo mèo còn giúp ngăn các loại vi khuẩn nguy hiểm như E.Coli, trực tràng, ….
Còn với y học hiện đại thì nó có khả năng kháng khuẩn, bảo vệ các tế bào khỏi vi khuẩn tấn công. GIúp mạch vàng co giãn tốt hơn, nâng cao hệ miễn dịch. Ổn định tinh thần. Duy trì nhịp tim và huyết áp ổn định. Người ta còn dùng táo mèo để điều trị các bệnh về tiêu chảy hay lị này. Tình trạng viêm cầu thận, giảm cân, đau thắt ngực,…. Cùng rất nhiều công dụng khác nữa.
Thảo minh quyết và táo mèo mỗi vị đúng 12g. Táo mèo trước khi dùng thì sao đen lên. Cùng với đó là hoa cúc trắng 9g. Cho tất cả đem đi nghiền bột. Rồi cho vào bình với nước sôi để hãm. Uống nhiều lần trong ngày.
Lấy khoảng 30g táo mèo đã phơi khô rồi nấu với nước sôi để làm trà. Uống mỗi ngày. Liên tục vài ba ngày là được.
Táo mèo và gạo tẻ mỗi thứ 50g. Táo mèo đem thái lát rồi nấu với gạo tẻ thành cháo. Thêm đường vào rồi ăn nhiều lần trong ngày.
Lấy chừng 15 quả nấu nước để uống. Liên tục 1 tuần liền. Hoặc không thì ăn tươi cũng số lượng trên.
Lá sen và táo mèo mỗi thứ 15g. Đem nấu nước để dùng như trà mỗi ngày là được.
Bổ lấy hạt chừng 2 lạng táo mèo. Sau đó cho vào bình cùng với 300ml rượu nếp. Ngâm ủ 1 tuần là dùng được rồi. Mỗi ngày chú ý lắc bình 1 lần cho táo ngấm. Sau đó mỗi lần uống tầm 1 thìa to. Ngày dùng 2 thìa. Còn phần cái thì lấy trộn đường để ăn dần.
Tinh dầu thông, giấm táo mèo, lòng đỏ trứng gà mỗi thứ 1 phần. Trộn thật đều các nguyên liệu lên. Lấy hỗn hợp xoa vào vào chỗ đau là được.
Pha 2 thìa giấm táo mèo với 1 cốc nước to. Thêm 1 chút mật ong cho dễ uống. Uống trong bữa ăn ngày 1 lần là được. Cùng với đó là nhai chậm 1 miếng sáp ong rồi bỏ bã.
Lấy 1 cốc nước to thêm chút mật ong và khoảng 10 thìa cà phê nhỏ giấm táo. Khuấy đều rồi uống sau ăn là được.
Lấy 1 cốc nước to thêm mật ong và 2 thìa giấm táo khuấy đều để uống trong bữa ăn. Như vậy sẽ đi tiểu dễ dàng hơn.
Lấy giấm táo mèo thấm vào một miếng khăn nhỏ rồi đắp lên chỗ đau. Ban ngày làm 4 lần. Còn lại buổi tối đắp 3 lần là được.
Mật ong và giấm táo mỗi nguyên liệu 2 thìa. Cho vào 1 cốc 200ml nước rồi khuấy đều. Sau đó uống trong bữa ăn. Ngày 1 cốc là được.
Cứ 2 tiếng thì lấy giấm táo mèo bôi vào chỗ mụn là được. Ngày bôi 6 lần. Sau vài ba ngày là mụn xẹp.
Mỗi ngày lấy giấm táo bôi vào chỗ tĩnh mạch bị phồng 2 lần là được. Cùng với đó pha thêm 2 thìa giấm táo với 200ml nước để uống là được. Uống trong bữa ăn cho kết quả tốt.
hòa mật ong với 6 thìa giấm táo để uống. Mỗi lần uống cách nhau 25p. Sau 4 lần là ok.
Lấy giấm táo xoa vào chỗ tóc nấm. Mỗi lần xoa cách nhau 2 tiếng. Đều đặn 1 ngày làm 6 lần là được.
Trước khi đi ngủ dùng giấm táo mèo xoa và mát xa lòng bàn tay và bàn chân.
Khi bị bỏng thì pha giấm táo mèo với mật ong rồi nhúng phần da bị bỏng vào. Vết bỏng sẽ đỡ rát và không bị phồng nhiều.
Pha giấm táo với chút mật ong chừng 30ml là được. Uống trước khi đi ngủ. Thứ nước này sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn. 1 tiếng sau uống chưa ngủ được thì dùng thêm 30ml nữa. Nếu tỉnh giấc giữa đêm uống thêm 30ml nữa.
Mật ong và giấm táo mỗi thứ 2 thìa. Hòa với 200ml nước để uống. Ngày uống 2 đến 3 cốc. Nửa tháng sau sẽ thấy bệnh thuyên giảm. 30 ngày sau là khỏi.
Lấy giấm táo mèo và mật ong mỗi thứ 1 thìa hòa với nhau để làm nước súc miệng. 1 tiếng súc 1 lần. Nếu đỡ rồi thì mỗi lần cách nhau 2 tiếng. Không có gì thay đổi thì 1 ngày là khỏi.
Dùng 2 thìa giấm táo hòa với 200ml nước để uống. Thêm 1 chút mật ong nữa. Ngày uống 2 cốc này là được. Nếu bệnh nặng thì uống 3 đến 4 lần.
Ngoài ra người ta còn dùng táo mèo để ngừa các bệnh về tim mạch, giảm cholesterol xấu, trấn an tinh thần, giảm cân… Nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch. Sản phụ có bệnh hậu sản cũng dùng được. Cùng với đó là các bệnh về tiêu hóa và về thận cũng dùng được.
Có thể nói táo mèo có vô vàn công dụng đối với sức khỏe con người. Từ nam giới cho đến phụ nữ, người già hay trẻ nhỏ. Song vẫn có những vấn đề bên lề ảnh hưởng đến việc dùng táo mèo trị bệnh. Muốn cơ thể bạn hạn chế được các nguy cơ nguy hiểm. Thì hãy thuộc lòng các lưu ý này. Không bao giờ là thừa cả. Sau đó bạn sẽ tìm được cách sử dụng sao cho hợp với bản thân nhất.
Những người tiêu hóa kém cần nâng cao tiêu hóa lên
Người ăn uống kém, ốm yếu hay người thừa cân
Người bị huyết áp và tim mạch
Trẻ nhỏ uống nhiều sữa dẫn đến khó tiêu hóa.
Người bình thường dùng táo mèo để bồi bổ cơ thể
Tasco mèo ngâm rượu không chỉ là món thức uống thơm ngon dành cho đấng mày râu. Mà nó còn là vị thuốc chữa bệnh nữa. Người ta có thể dùng táo tươi hay táo khô để ngâm đều được. Khi dùng thì chỉ cần 1 chén nhỏ thôi. Ngày không quá 2 chén là được.
Trong quá trình sản xuất tinh dịch thì lipid đóng vai trò quan trọng. Cụ thể chính là lipid sẽ giúp cơ thể có thể tổng hợp được nhiều sorbitol hay fructose cùng với đó là nhiều chất khác. Đây đều là các chất cần thiết cho việc sản xuất tinh dịch.
Mà táo mèo lại giảm đi lipid trong cơ thể nên có thể gây hại cho cơ thể. Hoặc giảm ham muốn tình dục. Nhất là khi bạn lạm dụng chúng. Hiện tại thì chữa có nghiên cứu nào nói rõ vấn dề này. Nhưng 1 vài quý ông đã phàn nàn về việc tinh dịch loãng khi dùng táo mèo. Do đó bạn cũng cần lưu ý.
Dùng táo mèo quá nhiều thì tiêu hsoa ngược lại sẽ kém đi, tổn hao khí trong cơ thể, hai răng. Người nào ốm yếu thì không nên dùng. Táo mèo không dành cho người bị đau dạ dày. Trừ khi đã ăn no rồi.
Như mình đã nói dùng nhiều táo mèo hoặc dùng trong thời gian dài cơ thể sẽ thiếu lipid. Mẹ bầu dùng nhiefu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em nhỏ. Ngoài ra táo mèo còn có chất làm tử cung co bóp mạnh. Có thể khiến mẹ bị sinh non hoặc sảy thai ngoài ý muốn.
Sao vàng rồi hạ thổ 1 cân táo mèo khô. Cùng với đó là 2l rượu nếp thơm ngon.
Cho vào bình rồi ủ nửa tháng thì mang ra dùng.
Rượu ngâm đúng thì có mùi thơm nhẹ và màu nâu óng đẹp mắt.
Những quả táo mèo từ vùng Tây Bắc ngâm rượu sẽ ngon và thơm hơn các loại khác.
Tầm tháng 8 đến 12 dương lịch là lúc táo mèo vào vụ. Mà lúc ngon nhất là tầm cuối tháng 8 và đến giữa tháng 9. Lúc này táo ngon và đều nên ngâm rượu rất tuyệt.
Quả nào có màu đỏ với má hồng thì là quả ngon. Những quả này ngâm rượu thì không chê vào đâu được.
Nếu muốn ngon thì dùng rượu nếp sẽ ngon hơn. Không thì dùng rượu tẻ cũng được. Miễn là nấu bằng cách truyền thống và dùng men ra là được. Ngoài ra dùng rượu ngô Bắc Hà ngâm rượu cũng ngon lắm.
Dù là rượu nào thì cũng nên để 40 độ thì ngâm mới ngon.
Táo đem rửa sạch rồi để thật ráo nước.
Bổ táo rồi ngâm nước 1 tiếng cho đỡ chát.
Sau đó vớt ra rồi ngâm với nước muối loãng thêm nửa tiếng nữa.
Cuối cùng vớt ra để ráo là được.
Chuẩn bị 1 bình ngâm rượu nên to hơn số lượng tá và rượu cộng lại. Sau đó cứ 1 lớp táo thì cho 1 lớp đường. Làm đến khi hết nguyên liệu. Và sao cho lớp trên cùng là 1 lớp đường là được. Đậy kín nắp lại rồi ủ trong 2 tuần là được.
Nếu táo nổi lên trên sau đó đến lớp nước đường rồi 1 lớp đường lắng xuống dưới. Vậy là bạn đã làm đúng cách rồi đấy!
Đường không tan và nước đường gạn ra cho vào chai riêng. Đó người ta gọi là nước cốt táo mèo. Khi uống rượu bạn thêm 1 chút táo mèo vào là ngon hơn rất nhiều.
Hoặc đơn giản bạn dùng nước cốt táo mèo để làm nước giải khát cũng được. Rất ngon miệng đấy!
Lúc này chỉ cần thêm rượu vào rồi đậy kín nắp và để vào nơi thoáng mát 3 tháng là dùng được. Sau đó bạn có thể thưởng thức thứ nước uống tuyệt vời này rồi.
Rượu táo mèo thơm ngon lại đậm đà. Khi uống vào cảm giác rất thích miệng. Nhất là táo mèo khô đã sao vàng hạ thổ.
Mỗi bữa bạn có thể dùng 1 đến 2 chén nhỏ vừa kích thích ăn uống lại bổ nữa. Mỗi ngày đều đặn dùng táo mèo sẽ rất tốt. Rượu táo mèo đem ra đãi khách thì còn gì ngon bằng nữa đúng không? Chẳng có thứ nước khai vị nào ngon hơn cả.
Vào vụ táo mèo tầm tháng 8 đến cuối tháng 9 người ta lại đổ xô đi mua táo mèo về ngâm rượu, ngâm đường hoặc làm giấm táo. Vì nó có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mà. Chính vì quá nhiều người tìm mua nên Hà Nội thời điểm này có vô số các xe bán táo mèo.
Tác mèo của Việt Nam phần lớn được đưa xuống từ các tỉnh miền núi Tây Bắc. Đặc điểm của chúng vỏ rất xanh và sần sùi. Quả cũng không to lắm. Trong khi táo Trung Quốc vỏ nhẵn bóng, rất đẹp mắt, quả cũng to hơn hẳn.
Thay vì bán riêng từng loại thì người ta thường trộn 2 loại lại với nhau. Thực ra vì số lượng táo mèo ta giờ không còn nhiều nữa. Lại thêm phí vận chuyển đắt đỏ nên người ta làm như thế để tăng lợi nhuận. Thêm vài cân táo Trung Quốc vào trộn cùng thì lãi đương nhiên cao hơn hẳn.
Nếu được thì bạn hãy nếm thử táo mèo trước khi mua. Táo chuẩn là táo chát, chua và hơi ngọt. Còn táo Trung Quốc thì mềm với xốp hơn hẳn. Quả xanh thì chát vô cùng. Trong khi quả chín lại ngọt lắm.
Theo kinh nghiệm của các chủ tiệm bán táo, thì táo ta rất chắc. Kể cả dù héo rồi thì vỏ nó cũng se lại. Còn táo nước bạn thì bấm tay nhẹ thôi đã lún vào rồi. Táo mềm và xốp. Sờ không được chắc tay lắm. Để táo này héo đi thì sẽ nhũn èo ra.
Tính đến thời điểm hiện tại thì người ta vẫn chưa biết được táo Trung Quốc có an toàn không. Nhưng có thể nói chắc chắn không thể ngon đúng vị như táo mèo ta được. Do đó tốt hơn hết bạn cứ dựa vào cách trên để mua đúng táo ta đã. Dù sao cũng an toàn và đáng tiền hơn đúng không?
Chưa kể các bài thuốc này có thể sẽ không hợp với bạn. Chính vì thế bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi có ý định sử dụng. Để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn. Mà tốt nhất thì nên hỏi các chuyên gia cho an tâm hơn.
Như vậy là với các thông tin trên, những ai đang có ý định tìm hiểu về tác dụng của táo mèo. Hẳn đã có được câu trả lời cho bản thân. Cùng với đó là biết thêm thật nhiều thông tin hữu ích.
Tác Dụng Của Bí Ngòi Xanh
2. Giúp giảm cân hiệu quả:
Bí ngòi xanh có hàm lượng calo đặc biệt thấp, nhưng lại chứa rất nhiều nước. Do đó, những người đang muốn tìm thực đơn đẻ giảm cân thì nên thêm bí ngòi xanh vào khẩu phần ăn của mình giúp thỏa mãn cơn đói và làm cho bạn cảm thấy no.
3. Làm chậm quá trình lão hóa:
Bí ngòi xanh chứa các chất chống oxy hóa như beta carotene, lutein và xeta xanthin, giúp trì hoãn quá trình lão hóa.
Lời khuyên: Bí ngòi xanh không nên nấu quá chín. Cách tốt nhất và lành mạnh để tiêu thụ loại rau này là để kết hợp nó trong món salad hoặc luộc dạng trần sôi.
4. Phục hồi chức năng niệu sinh dục ở nam giới:
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và xác định được rằng một số thành phần của bí ngòi xanh có thể giúp điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt và do đó có thể phục hồi chức năng tình dục và tiết niệu bình thường ở nam giới.
5. Tốt cho người bị bệnh tiểu đường :
Bí ngòi xanh giày calo và nhiều nước, cung cấp chất xơ với hàm lượng carbohydrate thấp. Vì thế, loại rau là sự lựa chọn lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường.
6. Chống lại nhiều loại bệnh khác nhau:
Ngoài chất xơ và hàm lượng khoáng chất, bí ngòi xanh chứa một số thành phần thiết yếu khác như vitamin C, beta carotene, magie và axit folic. Chúng giúp ổn định huyết áp, bảo vệ chống lại bệnh còi xương và xơ cứng động mạch. Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng các thành phần của bí ngòi xanh cũng có thể cung cấp bảo vệ chống lại ung thư ruột kết, ngăn chặn oxy hóa, làm giảm sự lắng đọng cholesterol trong thành động mạch, giảm các nguy cơ đau tim. Ngoài ra, đặc tính chống viêm của loại rau này cũng có thể điều trị các bệnh viêm khác nhau như viêm xương khớp và hen suyễn.
Với những tác dụng tuyệt vời của bí ngòi xanh, bạn có thể chế biến rất nhiều món ăn như: bí ngòi luộc, kimbap, bí ngòi nhồi thịt và tôm, bí ngòi nấu xương, bí ngòi xào nấu, trứng rán bí ngòi, salat bí ngòi,…
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Râu Mèo Có Tác Dụng Gì? 7 Tác Dụng Của Cây Râu Mèo Trị Bách Bệnh trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!