Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Mèo Đẻ Và Mèo Con Sau Sinh Đúng Cách được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
CHĂM SÓC MÈO ĐẺ VÀ MÈO CON SAU KHI ĐẺ ĐÚNG CÁCH
1. Nhận biết dấu hiệu mang thai để sẵn sàng Chăm sóc Mèo đẻ
Trước đó, mèo thường mất tích khoảng 1-2 ngày rồi mới trở về nhà.
Sau khi mèo trở về, cô nàng thường hay kêu thảm thiết để gọi người tình.
Khoảng 1 tháng sau, bụng mèo có vẻ hơi to lên, sờ vào thấy cứng (như kiểu đang gồng lên).
Lúc gần sắp đẻ thì hình dạng hai bên bụng mèo không đều, cứng, thậm chí có chỗ nhô hẳn ra.
2. Chăm sóc Mèo đẻ.. trước khi đẻ
Cho mèo ăn uống tẩm bổ, ăn nhiều cơm hoặc cháo (những thứ giàu tinh bột) để có nhiều sữa.
Giữ cho mèo ấm, đặc biệt là không tiêm, không uống thuốc, không ăn đồ cay, chát, chua.. Tránh không cho mèo ăn những đồ ăn cứng vào bụng.
Dựng cho mèo một chỗ nằm kín đáo, ấm áp:
Ổ đẻ: Tìm một cái hộp lớn (ước chừng có thể rộng thoáng cho một mèo mẹ và khoảng bốn mèo con; để tránh trường hợp mèo con bị mèo mẹ đè sau khi sinh ra)
Đặt hộp vào nơi khô ráo, kín đáo, tránh ánh nắng mặt trời (vì khi mèo đẻ xong mà để vào nơi tiếp xúc ánh nắng sẽ rất nóng); tránh không để những nơi có sắt thép, kim loại.
Lót miếng vải trơn, mỏng trong hộp (để mèo mẹ và mèo con nằm không bị nóng quá, lại êm)
Chuẩn bị sữa bột và thìa riêng (sau khi mèo đẻ phải múc sữa cho mèo mẹ liếm nhiều lần để lấy sức).
3. Cách Chăm sóc Mèo đẻ sau khi đẻ
Không được dịch chuyển ổ mèo.
Khi dây ruột nối với cái bọng khô như cọng lá mà mãi không dứt, dùng kéo cắt giúp mèo con.
Cho mèo mẹ liếm sữa thường xuyên để lấy sức. Tham khảo các loại sữa tốt được bác sĩ khuyên dùng cho mèo mẹ và mèo con:
Các loại dinh dưỡng cho mèo
Mèo mẹ sau khi sinh một lúc sẽ ra khỏi ổ, phải cho chúng gặm xương gà hoặc cá gỡ xương mới đủ chất dinh dưỡng để nuôi con
Mèo mới sinh xong nên phải sưởi ấm (có thể thắp đèn hoặc dùng túi sưởi
Che chắn ổ cẩn thận về đêm, tránh sương đêm nhưng cũng không được quá bí.
Theo dõi mèo mẹ mỗi khi nó tha con đi chỗ khác; bạn cũng có thể giúp nó mang con ra chỗ nó muốn nhưng phải đảm bảo an toàn.
Mèo con phải cho bú liên tục càng nhiều càng tốt (hơn 1 tháng). Nếu mèo mẹ tách ra thường xuyên quá thì phải đem mèo con ra cho nó bú mèo mẹ (đến hơn 10 lần bú/ngày).
Mèo con được 1 tháng thì cho nó chơi trong nhà, chỗ thoáng mát; để dễ chăm và dễ chơi đùa, giúp chúng tăng cường thể lực.
4. Cách chăm sóc mèo con khi mèo mở mắt
Sau khi Chăm sóc mèo đẻ thành công khỏe mạnh, công việc tiếp theo là chăm sóc mèo con:
Tuyệt đối không tự ý cậy mắt mèo con, phải để tự mở.
Vệ sinh mắt meo con bằng bông sạch, có thấm nước. Lau thật nhẹ nhàng để đảm bảo không làm mèo đau hay bị dính bông vào mắt. Điều này giúp mèo con mở mắt thuận lợi, tránh các bệnh viêm nhiễm.
Tuyệt đối không tắm cho cả mèo mẹ lẫn mèo con (từ lúc mèo mẹ có thai cho đến lúc mèo con đã cai sữa khoảng 1 tháng)
Chú ý cho mèo con đi tiêm phòng đúng lịch theo tư vấn của bác sĩ.
Cho mèo mẹ ăn nhiều cơm, cháo trong thời gian cho con bú và nhiều cá thịt sau khi cai sữa.
Tuyệt đối không cho loài vật nào lại gần ổ trong thời gian mèo mẹ nuôi con.
Việc Chăm sóc Mèo đẻ và mèo con sau sinh rất quan trọng, hãy giành chút thời gian quan tâm đến chúng bạn sẽ nhận được thành quả là sự dễ thương của chú mèo ban đầu đã được nhân lên thêm nhiều lần cùng với đàn con của chúng đấy!!
3.5
/
5
(
2
bình chọn
)
Cách Chăm Sóc Mèo Mẹ Mới Đẻ Con, Kinh Nghiệm Chăm Sóc Mèo Đẻ
Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ như thế nào cho đúng không phải là việc mà ai cũng có thể làm được. Nếu không chăm sóc mèo mẹ đúng cách thì sẽ ảnh hưởng không chỉ đến sức khoẻ của mèo mẹ mà cả mèo con.
Vậy làm thế nào để chăm sóc mèo mẹ mới đẻ đúng cách, đảm bảo sức khoẻ cho mèo mẹ trong quá trình chăm sóc đàn con? Hôm nay, Nutrience sẽ giúp các bạn độc giả, những người yêu mến những chú mèo giải quyết được vấn đề này!
Đối với mèo mẹ, có rất nhiều thứ để người chủ cần phải quan tâm và lưu ý, từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, việc cung cấp tiện nghi,…
Trong quá trình sinh nở và ngay sau khi sinh, mèo mẹ hầu như không quan tâm đến việc ăn uống. Tuy vậy sau 24 tiếng sau khi sinh con, mèo sẽ ăn rất nhiều. Vì khi sinh một chú mèo con mèo mẹ đã tốn khá nhiều năng lượng nên nó cần ăn nhiều để có thể cung cấp dinh dưỡng cho mèo sơ sinh.
Trên thực tế, các bác sĩ thú y khuyên rằng, cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ sau khi sinh tốt nhất là cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Điều này sẽ cung cấp thêm calo cho mèo mẹ và giúp chúng sản xuất ra nhiều sữa hơn để chăm sóc con. Một số mèo mẹ ăn nhiều hơn gấp 4 lần so với bình thường khi chúng nuôi con.
Sau khoảng 1 tháng sinh con, mèo mẹ bắt đầu cai sữa cho mèo con, khi đó bạn có thể điều chỉnh lại lượng thức ăn, giảm lượng thức ăn ăn từ từ và đưa mèo trở lại chế độ ăn uống như một chú mèo trưởng thành như lúc ban đầu.
Để mèo tiếp cận với thức ăn một cách dễ dàng
Trong một vài tuần sau khi mèo mẹ mới sinh, nó sẽ dành hầu hết thời gian dể chăm sóc con của mình nên chưa thể điều chỉnh lại thân nhiệt và tìm kiếm thức ăn như ban đầu. Vì vậy, bạn cần mang tô thức ăn lại gần ổ của mèo để nó dễ dàng ăn uống.
Thực phẩm ướt hoặc thực phẩm tự chế biến là sự lựa chọn tốt nhất cho mèo đẻ vì chúng chứa lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên vì đặc điểm của các loại thức ăn này dễ hỏng nên bạn cũng có thể bổ sung thêm một cách thường xuyên thức ăn khô vào tô ăn của mèo mẹ.
Không phải tất cả thức ăn cho mèo đều giống nhau và thực sự tốt cho mèo mẹ. Hãy tìm thức ăn cho mèo mẹ loại thức ăn chuyên cung cấp dinh dưỡng đối với mèo mẹ đang cho con bú hoặc một loại thức ăn hảo hạng cho mèo ở mọi giai đoạn sống và lứa tuổi, đây là cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ mà ai cũng nên làm. Để đảm bảo chất lượng, bạn cũng có thể tìm kiếm thức ăn cho mèo đã được chứng nhận phù hợp.
Mèo mẹ sẽ cần rất nhiều protein để giữ cho mình khỏe mạnh, và cung cấp dinh dưỡng cho mèo con của mình. Vì vậy cần đảm bảo chất lượng thức ăn cho mèo sẽ cung cấp đủ protein. Nếu mèo con có những biểu hiện như thường xuyên kêu ồn ào hoặc có những biểu hiện khó chịu, nó có thể là dấu hiệu cho thấy người mẹ không nhận đủ chất đạm.
Một vài đặc điểm sau khi mèo mẹ mới sinh con
Bạn không cần thường xuyên đến gần và dọn dẹp ổ của mèo con vì mèo mẹ sẽ tự dọn dẹp ổ của mình cũng như các con. Bạn chỉ thay giấy và khăn lót khi thấy cảm thấy chúng đã bị bẩn để đảm bảo chỗ ngủ của mèo sạch sẽ.
Sẽ có những trường hợp sau khi đẻ, mèo mẹ không ăn, có hiện tượng tiêu chảy, nôn, co giật, cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ tốt nhất lúc này là phải nhanh chóng đem mèo đến bệnh viện thú y để được khám và điều trị.
Hãy để mèo mẹ nuôi mèo con trong 7-9 tuần vì hầu hết mèo con sẽ bú mèo mẹ trong khoảng thời gian 8 tuần. Chỉ nên tách mẹ con cho đến khi mèo con được 10 tuần tuổi.
Bạn và người nhà nên hạn chế tiếp xúc với khu vực sinh con và nuôi con của mèo. Tuyệt đối không cho người lạ lại gần khu vực mèo đẻ, chúng sẽ bị kích thích và tha con đi nơi khác, không cho con bú hay cắn chết con.
Giá Mèo Anh Lông Dài Và Cách Chăm Sóc Đúng Cách
Nguồn gốc của mèo Anh lông dài
Đúng như tên gọi của chúng, Mèo Ald có nguồn gốc từ vương quốc Anh, xuất hiện vào khoảng giữa thế kỉ XX, là kết quả của quá trình lai tạo hai giống mèo là mèo Anh lông ngắn và mèo Ba Tư lông dài nguyên bản.
Giá mèo Anh lông dài tại Việt Nam
Mèo Anh lông dài Giá tỉ lệ thuận với kích thước và trọng lượng cơ thể của chúng.
1 chú mèo Anh lông dài thuần chủng chỉ có giá từ
1,5 – 4
triệu thôi.
1 chú mèo Ald lai ở Việt Nam thậm chí có giá dưới 1 triệu đồng, hoặc cao hơn (từ 1 – 2 triệu).
Ald nhập khẩu Thái Lan có giá cao hơn, rơi vào khoảng
5 – 8
triệu đồng 1 bé.
Địa chỉ mua mèo Anh lông dài uy tín
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cửa hàng bán Mèo Anh Lông Dài, tuy nhiên, để chọn mua ở cơ sở bán Mèo Anh Lông Dài Uy tín thì không phải dễ dàng.
Nhằm giải quyết nỗi lo lắng đó, Thú Cảnh Việt chính thức xây dựng trại Nhân Giống Chó Mèo Cảnh Tại Việt Nam với 2 cơ sở chính ở Sóc Sơn – Hà Nội và Ở Thủ Đức – Tp.HCM.
Bất kể khi nào các bạn có nhu cầu tìm hiểu, hoặc cần tư vấn về Mèo Ald đều có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981427586, Hoặc Kb Zalo để được tư vấn Trực Tuyến.
Ngoại hình hút mắt người đối diện
Mèo Ald có thân hình khá săn chắc, mũm mĩm. Với bộ ngực nở nang và khá sâu nên chúng đánh lừa mắt nhìn, cảm tưởng rằng Ald rất mập mạp. Bốn chân ngắn, bàn chân có lớp đệm thịt dày giúp cho việc đi lại nhẹ nhàng mà chẳng hề gây ra tiếng động.
Cân nặng của Mèo Anh Lông Dài khi trưởng thành dao động từ 4 – 8,5 kg. Chiều dài cơ thể từ 32 – 35 cm.
Mèo Ald khoác trên mình bộ áo lông dài óng mượt, thừa hưởng đặc điểm này từ tổ tiên Ba Tư. Nhờ bộ lông rậm rạp này, Ald hoàn toàn thích nghi tốt với điều kiện khí hậu lạnh giá.
Với Nhiều Màu sắc lông đa dạng: nhiều con có thể có màu đen, trắng, kem, xanh, nâu chocolate, tím hoa cà, nâu vàng của quế hay thậm chí là nâu vàng của hươu nai. Màu phổ biến là màu xám xanh, trắng. Mỗi một con mèo Ald có thể pha trộn từ 1 – 3 loại màu sắc trên lông, hoặc màu smoke, tipped, colorpointed.
Giống như người anh em lông ngắn của mình, mèo Anh lông dài cũng có cái đầu tròn vuông, rộng. Cái mõm ngắn ngủn cùng hai mắt to tròn long lanh mang màu xanh, đồng hoặc pha hai màu, trông vô cùng đáng yêu. Đôi tai nhỏ hình tam giác luôn dựng đứng. Chiếc đuôi xù và khá dài.
Tính cách của mèo Anh lông dài
Mèo Ald là một chú mèo ôn hòa, nhẹ nhàng, ít khi nghịch ngợm. Bởi vậy, mèo Anh lông dài có thể ở một mình hàng giờ trong nhà. Tuy nhiên, khi còn nhỏ, chúng khá hiếu động. Ald thích đùa giỡn, đặc biệt với trẻ nhỏ để tạo niềm vui cho mọi người. Ald sẽ là chú cún cưng tuyệt vời cho gia đình bạn đấy.
British longhair vô cùng ngoan ngoãn, biết vâng lời, dễ bảo. Chúng tỏ ra quấn quýt với chủ nhân. Chúng thích được chủ nhân vuốt ve, ôm ấp.
Tuy nhiên, Mèo Ald không được lanh lợi cho lắm, bởi vậy dễ đi lạc hoặc bị bắt trộm.
Chăm sóc mèo Anh lông dài như thế nào?
Từ 2 – 3 tháng tuổi, cơm và thức ăn cần được nấu mềm hoặc xay nhỏ. Chia thực đơn thành 4 – 5 bữa nhỏ mỗi ngày.
Giai đoạn 3 – 5 tháng tuổi, Ald phát triển nhanh chóng nên bổ sung nhiều thức ăn hơn, chia làm 3 bữa lớn.
Từ 5 tháng trở đi thì chỉ cần 2 bữa lớn thôi.
Bộ lông dài và dày cần bàn tay bạn chăm sóc cẩn thận, chu đáo, vệ sinh sạch sẽ thường xuyên bằng cách chải lông để loại bỏ lông chết hoặc tắm rửa thơm tho bằng sữa tắm chuyên dụng đều đặn mỗi tháng. Khi tắm, nên lót khăn hoặc đệm ở dưới, Ald có chỗ bám sẽ không hoảng sợ. Tắm xong cần sấy khô, không để lông mèo ẩm ướt. Mùa hè ở nước ta khá nóng. Hãy cạo bớt lông để tránh cún cưng bị sốc nhiệt.
Mèo Ald dễ mắc bệnh thận đa nang và tim phì đại. Tuổi thọ của Ald từ 14 – 20 năm. Một lứa đẻ từ 2 – 6 con, thường sinh sản vào giữa mùa xuân hoặc cuối hè.
Huấn luyện Mèo Ald
British longhair khá lười vận động nên bạn cần bắt chúng vận động, đi lại thể dục thường xuyên. Có thể huấn luyện Ald đi vệ sinh trong chậu cát từ 2 tháng tuổi.
5
/
5
(
2
bình chọn
)
Cảm nhận của khách hàng về Thú Cảnh Việt
Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ, Chó Con Mới Đẻ Mất Mẹ
Cách chăm sóc chó đẻ, chó con sơ sinh
Cách nuôi chó con mới đẻ mất mẹ
1. Làm ổ cho chó con mất mẹ
2. Dinh dưỡng cho chó con mới đẻ
3. Cho chó con mới đẻ ăn dặm
3 Vệ sinh và phòng bệnh cho chó con mới đẻ
Cách chăm sóc chó đẻ, chó con sơ sinh
Với những con chó đang mang thai, đến gần thời kỳ sinh nở, chúng sẽ tự làm ổ cho mình. Chúng thường chon những nơi yên tĩnh, đủ ấm để bắt đầu quá trình chuyển dạ. Khi chó mẹ bắt đầu quá trình sinh nở bạn cũng không nên tới gần tránh làm phiền đến việc chuyển dạ , sinh con của chúng.
Chó con mới chào đời cơ thể yếu ớt, chưa mở mắt cũng chưa bò được. Nhưng bạn chớ lo lắng chúng sẽ tự biết cách tìm đến vú mẹ. Điều bạn nên làm lúc này là chuẩn bị đồ ăn gồm cháo, nước, sữa để gần ổ cho chó mẹ ăn giúp phục hồi sức khỏe sau sinh và nhanh có sữa cho chó con bú.
Vài ngày sau khi chó con chào đời, bạn chỉ nên đứng từ xa quan sát. Không nên lại gần ổ của chúng trừ lúc cho ăn do chó mẹ lúc này sợ mất con nên rất hung dữ. Nếu thấy ổ chó chưa đủ ấm,chỉ cần thêm vài chiếc quần áo cũ để giữ ấm cho chó con, có thể thắp điện sưởi.
Chó sơ sinh được 3-4 ngày tuổi bạn lưu ý thay lót ổ cho chúng, để ý nếu thấy chó con kêu nhiều tức là nguồn sữa mẹ không đủ. Lúc này, bạn có thể cho chúng uống thêm sữa ngoài bằng cách đổ ra tách để chúng tự liếm.
Khi chó con được 2 tuần, nên cho chó ăn dặm cháo nấu với thịt, sau đó thêm các thức ăn như rau, củ một cách từ từ trong khẩu phần ăn của chúng.
Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó mẹ rất quan trọng, nên bạn lưu ý bổ sung đầy đủ chất để chó mẹ có sữa nuôi con.
Khi đàn chó đã quen với sự xuất hiện của bạn, nên chú ý vệ sinh ổ chó để tránh ký sinh trùng gây tổn hại đến đàn chó con của bạn. Thường xuyên thay lót ổ, quét dọn khu vực ổ chó để lọai trừ vi khuẩn gây bệnh.
Cách nuôi chó con mới đẻ mất mẹ
Vì lý do không mong muốn nào đó mà chó con bị mất mẹ ngay từ lúc mới sinh. Lúc này, bạn cần chăm sóc cho chó thật chu đáo để chó phát triển tốt, không bị còi cọc cũng như bệnh tật do không có nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ.
1. Làm ổ cho chó con mất mẹ
Tùy theo số lượng chó trong đàn mà bạn chuẩn bị ổ cho chó. Lưu ý khi chuẩn bị ổ cho chó mới sinh phải đủ rộng, đủ ấm, đủ ánh sáng để chó có thể tắm nắng, không bị còi cọc. Việc đặt ổ chó ở nơi thông thoáng còn giúp ngăn ngừa ký sinh trùng như bọ chét, ve chó làm hại cún cưng của bạn và tránh được mùi hôi của ổ chó.
Với chó mới sinh cần không gian yên tĩnh nên bạn cũng không nên làm phiền chúng, không nên để ổ chó gần những loại vật nuôi khác.
Chó con mới chào đời cơ thể yếu ớt nên bổ sung bóng đèn để gần ổ sưởi ấm cho chúng.
2. Dinh dưỡng cho chó con mới đẻ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của chó sơ sinh. Tuy nhiên, với chó mất mẹ, bạn nên đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ để cún không bị ốm.
Bạn có thể mua sữa cho chó mới sinh ngoài cửa hàng hoặc cho cún uống sữa bò. Sử dụng xi lanh bơm sữa vào miệng thú cưng hoặc có thể dụng bình sữa cho chúng bú. Cứ sau 2 giờ thì cho chúng ăn 1 lần. Biểu hiện của chúng khi đói là chúng kêu và bò đi tìm đồ ăn.
Chó con mới đẻ không thể tự đi vệ sinh mà chó mẹ sẽ liếm vùng hậu môn của chó con để kích thích chúng đi vệ sinh. Với chó không còn mẹ, bạn nên lấy bông gòn thấm một ít nước rồi chấm vào vùng hậu môn, giúp chúng đi vệ sinh. Nên thực hiện sau khi cho chó uống sữa.
Khi chó đã lớn hơn được khoảng 5- 10 ngày tuổi, bạn nên huấn luyện cho chó biết cách tự ăn bằng cách rót sữa ra đĩa để chúng liếm.
3. Cho chó con mới đẻ ăn dặm
Chó con được 2 tuần tuổi là lúc chúng đã đi rất tốt và mắt có thể nhìn rất rõ các vật xung quanh. Đây là thời điểm thích hợp để cho cún ăn dặm cháo. Bắt đầu tập ăn dặm cho cún, bạn không nên nấu cháo quá đặc, sẽ làm chúng nhanh chán. Cháo có thể nấu cùng thịt.
Khi đã quen với việc ăn dặm khoảng 1 tuần, bạn có thể kết hợp cho cún ăn thêm rau thái nhỏ, luộc mềm và kết hợp thêm những thực phẩm khác để cún làm quen với mùi vị của thức ăn.
Lúc này, lượng sữa trong khẩu phần ăn sẽ giảm đi. Tốt nhất nên duy trì 2 bữa/ ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
3 Vệ sinh và phòng bệnh cho chó con mới đẻ
Chó con được 2 tuần tuổi bạn có thể tắm bằng nước ấm cho cún, không nên tắm quá lâu, tầm 5 phút là đủ, sau khi tắm lau khô người và phơi nắng.
Ổ lót của thú cưng cần được thay mới 2 ngày/ 1 lần. Khu vực xung quanh ổ chó không nên để cây cối rậm rạp sẽ là nguồn lây nhiễm ký sinh trùng cho cún.
Nên tập cho chó con khu vực đi vệ sinh riêng với khu vực ổ để bạn nhàn hơn trong khâu dọn dẹp cũng như để cún không mắc bệnh
Chó con được 3 tuần tuổi là bạn có thể tẩy giun cho chúng. Sau khi đủ 2 tháng tuổi có thể dùng thuốc diệt ve chó để loại bỏ ve trên cơ thể chúng và chỗ nằm. Lưu ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
<!-
Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Mèo Đẻ Và Mèo Con Sau Sinh Đúng Cách trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!