Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Mèo Sau Khi Phẫu Thuật Triệt Sản được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sau khi phẫu thuật triệt sản, nhất là ở mèo cái, chúng cần được chú ý để chăm sóc sức khỏe nhiều hơn, giống như con người sau khi phẫu thuật cần có người chăm sóc thật đặc biệt để giúp họ nhanh lấy lại sức. Nếu bạn chuẩn bị cho mèo cưng triệt sản, hãy tham khảo ngay cách chăm sóc mèo sau khi phẫu thuật triệt sản.
Bạn biết mèo cần được chăm sóc như thế nào sau khi phẫu thuật triệt sản hay không ? (Ảnh : Petsoid)
Làm thế nào để chăm sóc mèo sau khi triệt sản ?
Bạn nên kiểm tra tình trạng vết mổ 2 lần mỗi ngày. Nếu có bất kì dấu hiệu khác thường nào như chảy mủ hoặc sưng thì vết mổ đang không được tốt và bạn cần cho mèo kiểm tra lại vết mổ ngay. Nếu vết mổ chỉ hơi đỏ thì điều này là hoàn toàn bình thường và có thể kéo dài trong vài ngày. Tuy nhiên, vết mổ bị đỏ nhiều ngày cũng cần được kiểm tra lại.
Bạn nên chú ý khi thấy các dấu hiệu này :
Đeo vòng chống liếm cho mèo
Đeo ngay vòng chống liếm cho mèo sau khi chúng tỉnh táo để tránh chúng liếm vào vết mổ (Ảnh : Wag!)
Mèo cưng có thể sẽ liếm vết mổ nhiều hơn hoặc cào vào vết mổ và đương nhiên, điều này là không được phép. Những hành động này của mèo có thể gây kích ứng vết thương và làm chậm quá trình hồi phục của vết thương, thậm chí còn có thể dẫn đến nhiễm trùng. Vì vây, mèo cần đeo vòng chống liếm (loa chống liếm) để ngăn cản những việc này xảy ra.
Không bôi thuốc nếu không được hướng dẫn từ bác sĩ thú y
Bạn không nên bôi bất kì loại thuốc nào lên vết thương của mèo ngoại trừ những loại được bác sĩ chỉ định. Việc này có thể ngăn cản quá trình tự phục hồi của mèo.
Không tắm rửa hay chải chuốt cho mèo trong thời gian này
Một điều lưu ý khác là bạn không nên tắm rửa, chải chuốt cho mèo sau khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần và hãy cố gắng giữ vết mổ luôn được khô ráo. Bất kì tiếp xúc nào đến vùng da gần vết mổ đều có thể gây kích ứng hoặc làm ảnh hưởng đến vết mổ của bé.
Những lời khuyên khi chăm sóc mèo sau phẫu thuật triệt sả n
Bạn cần đảm bảo bé mèo không được ăn quá sớm hoặc quá nhiều sau phẫu thuật triệt sản. Nếu chúng thấy đói sau cuộc phẫu thuât, bạn có thể cho bé ăn một ít thức ăn hằng ngày của bé và theo dõi hoạt động của hệ tiêu hóa. Sau một vài giờ mà hệ tiêu hóa không có dấu hiệu bất thường nào thì bạn có thể tiếp tục cho mèo ăn và tăng dần lượng thức ăn đến mức bình thường em ấy hay ăn.
Tương tự với nước, mèo chỉ nên được uống một ít nước sau khi phẫu thuật triệt sản, vì uống nước nhiều dễ khiến chúng buồn nôn.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, mèo không nên ăn bất kì loại thức ăn mới nào vì chúng hoàn toàn có thể gây ra những vấn đề tiêu hóa cho bé.
Sau phẫu thuật một vài ngày, có lẽ mèo còn chưa phục hồi hết nên có vẻ thiếu năng lượng. Nhưng ngay khi khỏe hơn một chút, bé sẽ muốn tung hoành như xưa và lúc này bạn cần kìm chế mèo, hạn chế cho chúng vận động. Có thể viêc này sẽ khó khăn đối với những bé mèo còn ít tuổi hay tính cách năng động nhưng vận động quá nhiều trong lúc này khiến vết thương lâu lành và có thể ảnh hưởng xấu đến vết thương.
Hạn chế cho mèo vận động và đi ra khỏi nhà sau khi triệt sản (Ảnh : Bengal Cats)
Sau phẫu thuật triệt sản, bạn hãy cố gắng luôn giữ mèo trong tầm mắt, hạn chế em ấy trốn vào những góc ẩn nấp. Tất nhiên là mèo chỉ nên được ở nhà và không nên tiếp xúc với những bé mèo chưa triệt sản khác.
Việc sử dụng khay cát vệ sinh sau khi triệt sản
Tốt hơn hết bạn nên cho mèo dùng cát không có bụi khi mới làm phẫu thuật triệt sản xong để giữ vệ sinh và an toàn hơn cho vết mổ. Cát thủy tinh hoặc cát hữu cơ thường sẽ hợp lí hơn trong những trường hợp này.
Nguồn tham khảo : World’s Best Cat Litter
Chăm Sóc Mèo Sau Triệt Sản
Sau khi bị hoạn bởi tay bác sĩ thú y, chắc chắn em mèo đang rất đau và sợ hãi, Sen cần cho bé yêu một không gian riêng để mèo cảm thấy an toàn và không bị thú cưng khác làm phiền. Các bé có thể cảm thấy buồn nôn và khó chịu trong vòng 18 – 24 giờ đầu tiên sau khi gây mê. Vì vậy cung cấp không gian yên tĩnh và biệt lập để chúng nghỉ ngơi là điều rất quan trọng.
Dù biệt lập nhưng Sen vẫn cần đảm bảo vẫn có thể quan sát mèo khi chúng đang nghỉ, chặn kín mọi vị trí khuất nguy hiểm cũng như những địa điểm mà bạn không thể tiếp cận dễ dàng được như gầm bàn, gầm giường, góc chân cầu thang. Đồng thời giữ trẻ em và vật nuôi khác tránh xa con mèo. Chúng cần được nghỉ ngơi và hồi phục và điều này sẽ trở nên khó khăn hơn nếu nó liên tục bị gián đoạn hoặc làm phiền bởi tác nhân xung quanh.
Sen chuẩn bị ổ nằm tiện nghi cho mèo ngủ
Bạn nên đặt mèo ở khu vực có sàn gạch hoặc gỗ sạch sẽ. Mèo thích làm mát phần bụng bằng cách duỗi thẳng người trên sàn cứng, mát, và điều này có thể giúp làm dịu vết mổ.
Để hồi phục sau phẫu thuật, mèo không nên nhảy, leo trèo cầu thang hoặc cố gắng vươn người dài ra để tìm kiếm đồ ăn vậy nên sen nên đặt khay vệ sinh sạch sẽ cũng như thức ăn và nước uống gần chỗ nằm của mèo.
Kiểm tra vết mổ cho mèo
Sau khi triệt sản, Sen nên đề nghị bác sĩ thú y cho bạn thấy vết mổ trước khi đưa mèo về nhà, chụp ảnh vết mổ vào ngày đầu tiên để tiện theo dõi. Các em mèo cái cũng như mèo đực thường được đeo vòng cổ “Elizabeth” - kiểu vòng cổ kéo dài qua mặt của mèo để ngăn bé mèo đụng vào vùng vết thương. Khoảng từ 7-10 ngày sau khi phẫu thuật, bạn nên kiểm tra chỗ rạch của mèo mỗi buổi sáng và buổi đêm. Nếu phát hiện các tình trạng như:
Đỏ tấy: Đường rạch ban đầu có thể có màu đỏ hồng hoặc đỏ sáng ở viền xung quanh. Màu đỏ này nên mờ dần theo thời gian. Nếu màu đỏ trở nên đậm hơn hoặc chuyển sang đen, hiện tượng này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Bầm tím: Một số vết bầm nhẹ chuyển từ màu đỏ sang màu tím khi lành là hoàn toàn bình thường. Nếu vết bầm lan rộng, tồi tệ hoặc nặng hơn hoặc nếu vết bầm mới xuất hiện, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Sưng phồng: Xung quanh vết mổ sưng lên là một phần bình thường trong quá trình phục hồi, nhưng nếu vết sưng vẫn chưa xẹp xuống hoặc nặng hơn, bạn nên liên lạc với bác sĩ thú y.
Dịch tiết: Bạn có thể thấy lượng rất nhỏ chất dịch màu đỏ sáng xung quanh chỗ rạch khi mang mèo về nhà. Đây có thể là bình thường, nhưng nếu vết mổ tiết dịch hơn một ngày, lượng chất dịch ngày càng nhiều, có lẫn máu, dịch tiết màu xanh lá cây, vàng, trắng, có mùi hôi, thì bạn cần đưa mèo đi khám bác sĩ.
Các mép trên vết rạch hở ra: Mèo cái hay đực đã phẫu thuật phần bụng có thể có hoặc không có vết khâu rõ ràng. Nếu cơ thể mèo có hiện vết khâu, thì nên ở tình trạng nguyên vẹn. Nếu không có mũi khâu rõ rệt, mép vết thương có thể vẫn còn khép kín. Nếu vết mổ bắt đầu hở ra hoặc bạn nhận thấy bất cứ điều gì, bao gồm cả vật liệu khâu nhô ra khỏi vết thương, thì cần đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Quan sát dấu hiệu của cơn đau, đưa mèo đi khám kịp thời
Mèo thường không biểu hiện cảm giác đau như con người. Bạn cần quan sát dấu hiệu khó chịu ở mèo. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu đau đớn, mèo cần được giúp đỡ thì bạn nên gọi cho bác sĩ thú y. Dấu hiệu đau đớn thường gặp sau khi phẫu thuật ở mèo bao gồm:
Ẩn nấp liên tục hoặc cố gắng trốn thoát
Trầm cảm hay thờ ơ
Chán ăn
Có tư thế gập người
Cơ bụng căng cứng
Gầm gừ
Rít lên
Lo âu hoặc lồng lên
Nếu có bất kỳ dấu hiện nào, bạn nên đưa mèo tới phòng khám thú y để điều trị kịp thời.
Bí Quyết Chăm Sóc Mèo Sau Khi Triệt Sản (P2)
Theo dõi Tình trạng của Mèo
Quan sát dấu hiệu nôn mửa
Nếu mèo bị nôn sau khi ăn trong đêm về nhà sau khi phẫu thuật, bạn cần loại bỏ thức ăn ngay. Cho chúng ăn một lượng nhỏ vào sáng hôm sau. Nếu mèo bị nôn một lần nữa, hoặc tiêu chảy, bạn cần liên lạc với bác sĩ thú y.
Kiểm tra vết mổ mỗi buổi sáng và ban đêm
7-10 ngày sau khi phẫu thuật, bạn nên kiểm tra chỗ rạch của mèo mỗi buổi sáng và buổi đêm. So sánh vết mổ ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật để xác định xem đã lành hay chưa. Liên lạc với bác sĩ thú y nếu bạn phát hiện những dấu hiệu sau đây:
Đỏ tấy.Đường rạch ban đầu có thể có màu đỏ hồng hoặc đỏ sáng ở viền xung quanh. Màu đỏ này nên mờ dần theo thời gian. Nếu màu đỏ trở nên đậm hơn hoặc chuyển sang đen, hiện tượng này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Bầm tím.Một số vết bầm nhẹ chuyển từ màu đỏ sang màu tím khi lành là hoàn toàn bình thường. Nếu vết bầm lan rộng, tồi tệ hoặc nặng hơn, tuy nhiên, hoặc nếu vết bầm mới xuất hiện, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Sưng phồng.Xung quanh vết mổ sưng lên là một phần bình thường trong quá trình phục hồi, nhưng nếu vết sưng vẫn chưa xẹp xuống hoặc nặng hơn, bạn nên liên lạc với bác sĩ thú y.
Dịch tiết.Bạn có thể thấy lượng rất nhỏ chất dịch màu đỏ sáng xung quanh chỗ rạch khi mang mèo về nhà. Đây có thể là bình thường, nhưng nếu vết mổ tiết dịch hơn một ngày, lượng chất dịch ngày càng nhiều, có lẫn máu, dịch tiết màu xanh lá cây, vàng, trắng, có mùi hôi, thì bạn cần đưa mèo đi khám bác sĩ.
Các mép trên vết rạch hở ra.Ở mèo đực, vết rạch bìu sẽ hở, nhưng chỉ nên hở với diện tích nhỏ, và nên khép kín lại nhanh chóng. Mèo cái hay đực đã phẫu thuật phần bụng có thể có hoặc không có vết khâu rõ ràng. Nếu cơ thể mèo có hiện vết khâu, thì nên ở tình trạng nguyên vẹn. Nếu không có mũi khâu rõ rệt, mép vết thương có thể vẫn còn khép kín. Nếu vết mổ bắt đầu hở ra hoặc bạn nhận thấy bất cứ điều gì, bao gồm cả vật liệu khâu nhô ra khỏi vết thương, thì cần đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Kiểm tra nướu răng của mèo
Bộ phận này nên có màu hồng nhạt hoặc đỏ. Khi ấn nhẹ vào nướu và thả ra, màu sắc nên trở lại nguyên vẹn nhanh chóng. Trong trường hợp nướu răng có màu trắng bệch hoặc không trở lại màu sắc bình thường sau khi nhấn vào, thì bạn cần liên lạc với bác sĩ thú y.
Tìm dấu hiệu của cơn đau
Mèo thường không biểu hiện cảm giác đau như con người (hoặc thậm chí là chó). Bạn cần quan sát dấu hiệu khó chịu ở mèo. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu đau đớn, thì mèo cần được giúp đỡ và bạn nên gọi cho bác sĩ thú y. Dấu hiệu đau đớn thường gặp sau khi phẫu thuật ở mèo bao gồm:
Ẩn nấp liên tục hoặc cố gắng trốn thoát
Trầm cảm hay thờ ơ
Chán ăn
Có tư thế gập người
Cơ bụng căng cứng
Gầm gừ
Rít lên
Lo âu hoặc lồng lên
Theo dõi dấu hiệu cảnh báo khác
Ngủ lịm trong hơn 24 giờ sau khi phẫu thuật
Tiêu chảy
Ói mửa sau đêm đầu tiên
Sốt hoặc ớn lạnh
Chán ăn hơn 24-48 giờ sau khi phẫu thuật
Không ăn gì sau 24 giờ (đối với mèo trưởng thành) hoặc 12 giờ (đối với mèo con)
Tiểu tiện khó khăn hoặc đau đớn
Không đi ngoài hơn 24-48 giờ sau khi phẫu thuật
Liên hệ với bác sĩ thú y cấp cứu
Trong hầu hết các trường hợp, việc liên hệ với bác sĩ thú y thông thường khi phát hiện vấn đề là đủ để giúp mèo hồi phục. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp cho mèo. Gọi bác sĩ cấp cứu hoặc bệnh viện thú y nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu sau đây ở mèo:
Bất tỉnh
Không phản ứng
Khó thở
Dấu hiệu đau đớn cùng cực
Trạng thái tinh thần bị biến đổi (mèo dường như không nhận ra bạn hay môi trường xung quanh, hoặc hành xử rất bất thường)
Bụng sưng phồng
Chảy máu
Tiến hành các cuộc hẹn theo dõi
Mèo của bạn có thể không có vết khâu da (chỉ khâu hiện rõ). Tuy nhiên, nếu mèo có vết khâu da, bác sĩ thú y cần phải cắt chỉ khâu da trong 10-14 ngày sau khi phẫu thuật.
Ngay cả khi cơ thể mèo không có đường khâu, bạn vẫn nên tiếp tục đưa mèo đi khám theo khuyến cáo của bác sĩ.
Bài viết có tham khảo từ nguồn: wikihow.vn
Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng
Lý Do Mèo Vẫn Giao Phối Sau Khi Đã Triệt Sản
[lwptoc]
Lý do mèo vẫn giao phối sau khi đã triệt sản đơn giản chỉ là “Như một thói quen”
Điều này chỉ là một thói quen khó bỏ của mèo. Trên thực tế, tùy vào thời điểm triệt sản cho mèo mà chúng có thể giữ thói quen hành động như đang giao phối sau khi đã triệt sản chúng. Các sen hãy coi hành vi này giống như thói quen có hành vi giơ chân ra nhào nặn bú ti mẹ ở những chú mèo đã trưởng thành mà thôi. Dù khá hoang mang nhưng hãy chấp nhận dần “Như một thói quen” là lý do mèo vẫn giao phối sau khi đã triệt sản
Có một sự thật là phẫu thuật triệt sản có thể trở thành tác động thôi thúc mèo nghĩ đến giao phối nhiều hơn. Không có gì lạ khi bạn nhìn thấy những con mèo đã được triệt sản vẫn cố gắng giao phối với một em mèo khác, nhất là mèo đực. Điều này thường xảy ra hơn ở những chú mèo đực đã được giao phối nhiều lần trước khi mèo được triệt sản. Chúng chỉ đang lặp lại thói quen của mình mà thôi. Những chú mèo đã giao phối rất nhiều lần trước khi được triệt sản. Vì vậy, để chúng sửa đổi hành vi này cần có thời gian nhất định.
“Trai tơ”, “Gái tơ” vẫn có động tác giao phối sau triệt sản như thường
Đối với những chú mèo chưa từng được giao phối, ham muốn tình dục của chúng vẫn tồn tại trong cơ thể, tuy là mèo chưa từng được thực hành nhưng chúng vẫn có những hành động rất chính xác. Lý do mèo vẫn giao phối sau khi đã triệt sản là ham muốn bẩm sinh bản năng có sẵn vẫn còn trong người dù công cụ đã bị tước đoạt hihi.
Bác sĩ thú y thường khuyên chủ nuôi tốt hơn nên triệt sản cho mèo trước khi chúng được giao phối lần đầu tiên. Vì khi chúng đã biết được cảm giác hạnh phúc với một bé mèo cái, chúng sẽ khó chấp nhận chuyện triệt sản hơn và như bạn thấy, chúng cần nhiều thời gian để bỏ đi thói quen này hơn những chú mèo còn “trai tân”.
Hãy cho chúng con thời gian
Giờ thì bạn đã biết lý do mèo vẫn giao phối sau khi đã triệt sản rồi. Bạn có thể yên tâm rằng sẽ không có chú mèo con nào được sinh ra khi mèo đực hoặc mèo cái đã được triệt sản. Điều chúng cần là thời gian để cân bằng mọi thứ và chấp nhận sự thật là chúng không còn khả năng sinh sản nữa.
Nguồn tham khảo : The Spruce Pets
Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Mèo Sau Khi Phẫu Thuật Triệt Sản trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!