Xu Hướng 6/2023 # Chăm Sóc Mèo Sơ Sinh Mồ Côi # Top 12 View | Viec.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chăm Sóc Mèo Sơ Sinh Mồ Côi # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Mèo Sơ Sinh Mồ Côi được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong lúc cố gắng tìm cách chăm sóc ổ mèo mồ côi, tớ đã học được những kinh nghiệm này. Một số trong số đó tớ đã học được khi đã quá muộn, ví dụ như cho ăn bằng sữa dê….

Những lựa chọn khi bạn tìm thấy một chú mèo mồ côi

Tìm mẹ nuôi: Mèo con dưới 5- 6 tuần tuổi chỉ nên tìm mẹ nuôi khi cả 2 mẹ con đã được kiểm tra FeLV (Feline leukemia virus- một loại virus truyền nhiễm gây chết nhiều mèo nhất) và FIV (Feline immunodeficiency virus- tương tự như HIV ở người ấy, FIV làm suy giảm miễn dịch mèo!) để tránh chúng truyền bênh sang nhau. Chú thích: Nhưng cái này là tiêu chuẩn của Tây thôi, chứ mình thì khó mà áp dụng được. Mà ngay cả khi bạn may mắn tìm được 1 mèo mẹ nuôi (vốn hiếm như sao buổi sớm), vẫn có một nguy cơ là nó không thể đủ sữa cho cả con nó lẫn con nuôi T__T. Và khi đấy thì giải pháp là:

Nuôi bằng sữa ngoài: ai chả biết là sữa mèo mẹ là tuyệt nhất cho mèo con (y như người ấy, mèo con được cung cấp kháng thể từ sữa mèo mẹ đấy!). Nhưng trong trường hợp bất khả kháng, đành nuôi chúng bằng sữa ngoài vậy.

CHÚ Ý: ruột mèo sơ sinh không có các enzim tiêu hoá được sữa bò đâu, nên nếu cho nó ăn sữa bò thì khả năng sống sót của mèo sơ sinh giảm đi đến 3/4. Sữa dê hoặc KMR (không hiểu là viết tắt của cái gì nữa. Đấy là sữa thay thế cho mèo. Kitten Milk Replacer? Tớ nghĩ cái này có thể mua ở các hiệu thuốc thú y, nhưng ở Việt Nam thì quá là nan giải, nhất là với những người thừa tình thương mèo nhưng thiếu tiền như… đa số những người bống nhiên tìm thấy một ổ mèo mồ côi… Nên khuyến cáo vẫn là sữa dê. Nơi mua: các hàng sữa dê, ở Hà Nội thì chắc tên là “Sữa dê Ba Vì” hay gì đấy…

Nhưng mọi việc không chỉ đơn giản thế…

Vì dù sao bạn cũng nên biết nhóc mèo được tìm thấy bao nhiêu tuổi rồi. Các dấu hiệu nhận biết là:

– Vẫn còn dây rốn: Nhóc đó chưa đầy 3 ngày tuổi

– Mắt: Mèo con sẽ bắt đầu mở mắt sau 7-8 ngày sau khi sinh. Mắt sẽ mở hoàn toàn sau 10 ngày. Thường thì mắt chúng nó sẽ chuyển dần từ màu xanh da trời sang màu xanh xám, sau đó là vàng/ xanh lá cây trong khoảng 6 tuần rưỡi đến 7 tuần tuổi (cái này còn tuỳ mèo, tớ đọc thấy người ta nói vậy thôi, chứ cũng chưa tận mắt chứng kiến sự chuyển đổi màu sắc tuyệt đẹp đó). Mở mắt là có khả năng nhận thức thế giới rồi đấy. À, chú thích thêm là trong 1 ổ thì thời gian mở mắt của từng nhóc có thể chênh nhau 4- 5 ngày cơ, nên nếu chú này mở mà chú kia chưa thì cũng cứ từ từ, đừng lo ^__^

– Tai: Được 3 tuần rưỡi thì nhóc mèo có thể ngỏng được tai lên rồi ^__^

– Khả năng di chuyển: Trong vòng 4 tuần tuổi đầu mèo nhóc sẽ không thể đứng vững. Nhưng từ tuần thứ 5 trở đi là đã có dáng đi tuyển lắm rồi. 6 tuần thì có thể chạy tung tăng ^__^

Tiếp theo là những hướng dẫn chăm sóc. Ngoài cho ăn (rất quan trọng, đã nói qua ở phần đầu và sẽ nói lại sau), những điều sau đây cũng cần để tâm một chút:

– Cực kì quan trọng: Quan tâm, vuốt ve (nhẹ thôi!) đến bọn nhóc mèo mồ côi. Nhớ là chúng nó thậm chí còn chưa mở nổi mắt, và hiển nhiên là không biết mình chẳng có bà mẹ nào cả T__T. Nếu có thể hãy ấp ủ nó vài giờ 1 ngày (which I know impossible to most of us). Hãy cho nó cảm giác an toàn nhất có thể.

– Nước tiểu mèo: Nếu nhóc mèo có thể tè, đấy là tin tốt, chứng tỏ nó khả năng sống sót ít nhất thêm 1 ngày nữa. Nhưng nếu nước tiểu có máu, hoặc chất nhầy hay có màu vàng bất thường thì hãy đưa nó đi bác sĩ nếu có thể. À, nếu nước tiểu nhóc mèo vàng thì cũng có thể đơn giản là nó bị mất nước thôi. Cho uống nước ngay!

– “Si” mèo: rất tệ nếu nhóc mèo quá yếu đến không thể tự tè hoặc ị được. Với những con mèo yếu, mèo mẹ sẽ phải giúp chúng giải quyết cho đến khi chúng 3-4 tuần tuổi. Nhưng vì những con mèo

– Giữ ấm: Mèo con chưa thể tự ổn định thân nhiệt nên hãy ủ ấm chúng. Thân nhiệt trung bình của mèo khoảng 38- 39 độ C. Cẩn thận thì bật lò sưởi nếu nhiệt độ xuống dưới 20 độ C. Chú ý: đừng bật đèn sưởi vì nóng+ khô+sáng lắm! Chúng sẽ bị mất nước

– Nếu bọn nhóc mèo cắn, mút, etc… nhau, tách chúng ra ngay, đặc biệt nếu chúng làm thế với chỗ đi tè của nhau. Chúng nó không biết là làm như thế ngoài bị đau ra còn sẽ gây viêm nhiễm và còn khiến genitals bị lôi ra quá sớm. Khi chúng ngưng mút chúng lại có thể được nhốt chung 1 ổ. Sẽ mất vài ngày để bọn mèo thôi hẳn trò này (với sự can thiệp của bạn, tất nhiên!)

Và đây thực sự là một cuộc chiến: Cho ăn!

Về thức ăn tớ đã nói ngay ở phần đầu rồi. Sữa dê hoặc KMR là tốt nhất. Nếu có điều kiện nữa thì dùng sữa cho bọn trẻ sơ sinh (siêu đắt đỏ so với điều kiện thực tế, không dưới 100K/ hộp) Nhưng kinh nghiệm thực tế của tớ và chồng là bọn mèo sơ sinh vẫn có thể sống sót (tỉ lệ 1/3 T__T) với sữa bò (tại mới có được thông tin về sữa dê chiều nay thôi). Cho ăn 2-3 tiếng 1 lần hoặc bất cứ khi nào nó kêu. Cho sữa pha (loang loãng thôi) vào một ống thuốc nhỏ mắt. Quấn mèo nhóc vào một cái khăn mềm (cho khỏi giãy giụa và sặc) và nhỏ từng giọt vào lưỡi nó. Tớ không biết tỉ lệ chuẩn là bao nhiêu cc một lần nhưng bọn tớ thường cho nhóc mèo ăn 1/2 lọ thuốc nhỏ mắt (khoảng 5ml) là đã coi như thành công lắm. Rất sợ làm đau nó!

Chú thích: một kinh nghiệm tớ đọc được nữa là với những bé mèo quá ốm yếu, hãy cho nó uống chút nước đường ấm trước khi bắt đầu bất cứ hình thức chăm sóc nào. Đường kính trắng hoặc đường gluco đều Ok. Có điều tớ đã không đọc được nó sớm hơn.

Hội chứng mèo đơn lẻ

Mèo con không có anh chị em ( hoặc là anh chị em đã chết hết như con mèo chồng tớ đang cố chăm sóc) thường có xu hướng hay cắn hơn. Để giải quyết điều này, bạn có thể cho nó cái gì đấy làm đổ chơi, hoặc một cái gì đấy để rúc vào (giải pháp của chúng tớ là 1 cái khăn mặt cũ!). Nếu có thể thì nhốt chung 1 nhóc mèo cô đơn nữa với nó. Mèo nhóc luôn có thói quen chơi đùa bằng cách cắn nhau mà. Cũng là bản năng nữa….

Vậy tại sao mèo con lại bị bỏ rơi?

Bỏ rơi ngay sau khi sinh ra: Mèo mẹ có xu hướng bỏ rơi mèo con nếu nó cảm thất nó không thể chăm sóc, bảo vệ hoặc không có đủ sữa cho lũ nhóc. Nếu vậy, mèo mẹ sẽ bỏ rơi con trong vòng 24 giờ sau sinh.

Bỏ rơi sau tuần đầu tiên: Nếu sau tuần đầu tiên, mèo mẹ hất một nhóc con nao đấy ra khỏi ổ thì chứng tỏ có điều gì đấy không ổn với nhóc đó. Bản năng chọn lọc tự nhiên. Hic hic (vàthường thì chúng ta vẫn cố gắng một cách tuyệt vọng để nuôi nấng đứa trẻ bị bỏ rơi đó T__T)

Ở Việt Nam thì còn có lí do nữa là đang đẻ thì bị bắt. Hoặc mèo mẹ đẻ ở nhà nào đấy không fải nhà mình, và chủ nhà đó coi mèo là đen đủi nên đã hất cả mẹ lẫn con ra đường.

Và tại sao vài nhóc mèo con lại chết?

Thông tin này an ủi tớ rất nhiều và tớ hi vọng nó có thể an ủi chồng tớ và Mi béo: vài nhóc mèo con chết mà chẳng có lí do gì. Chúng vẫn chết bất chấp những nỗ lực của chúng taT__T Thực tế rất buồn…

References:

Guide to rescure cat from http://www.rescueguide.com/orphkits.html

Và kinh nghiệm thực tế của: Mẹ, Chồng, Mi Béo, Bác hàng xóm, Bản thân

Share this:

Twitter

Facebook

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Mèo Sơ Sinh Khi Không Có Mẹ

Việc chăm sóc mèo sơ sinh khi mới đẻ là trách nhiệm của mèo mẹ, tuy nhiên trong một số trường hợp ngoài ý muốn mèo mẹ không thể chăm sóc được những chú mèo con hoặc việc bạn nhặt được một chú mèo con ngoài đường thì việc chăm sóc này thuộc về chính chủ nhân. Mèo con khi sinh ra sức đề kháng còn rất yếu nếu không có phương pháp xử lý và chăm sóc kịp thời thì chúng khó có thể sống được. Bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm chăm sóc mèo sơ sinh khi không có mẹ trong bài viết này.

Đầu tiên bạn sử dụng khăn lót ổ, lông của mèo mẹ, hoặc dùng nước tiểu của mèo mẹ bôi vào khắp người của mèo con mới. Sau đó bạn từ từ đặt mèo con vào ổ cạnh các mèo con khác khi mèo mẹ đã rời ổ để tránh mèo mẹ nhìn thấy hành vi của bạn. Bạn cần lưu ý đặt mèo con ở vị trí xa đầu của mèo mẹ và đồng thời vuốt ve mèo mẹ khi đã ở trong ổ. Nếu thấy mèo mẹ xa lánh và có hiện tượng khè nhẹ với mèo con mới thì bạn lặp lại hành động này từ 2 đến 3 lần sau đó mới quyết định có tiếp tục ghép đàn hay không.

Chăm sóc mèo con khi không được ghép đàn

Việc ghép đàn cho mèo con không phải lúc nào cũng suôn sẻ, vì thế bắt buộc những người nuôi phải có phương pháp chăm sóc mèo con phù hợp, dân gian thường gọi là “nuôi bộ”.

Nơi ở: Đầu tiên việc tạo môi trường cho mèo con rất quan trọng, vì chúng sẽ thiếu thốn rất nhiều khi không có mèo mẹ. Bạn nên thiết kế một chỗ ở cho mèo con phải ấm áp, lót một cái khăn bông thật ấm xung quanh chỗ ngủ vì mèo sơ sinh dưới 2 tuần tuổi không có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt của mình. Đặc biệt chỗ ở phải được tách riêng với những thú cưng khác trong nhà.

Cho ăn: Thức ăn tốt nhất tại thời điểm này chính là sữa bột, bạn tuyệt đối không được cho mèo con uống sữa bò tươi vì chúng không thể tiêu hóa được sữa bò tươi việc này sẽ làm cho mèo con có hiện tượng bị sình bụng lên. Bạn cũng không nên sử dụng sữa đặc vì quá ngọt ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của mèo con. Bình sữa sử dụng bạn cũng nên dùng loại bình chuyên dụng, hạn chế việc đút bằng thìa hay bằng ống tiêm.

Bạn cần chú ý khi cho mèo con uống sữa thì không nên vặn nút bình sữa quá chặt, để lỏng một chút để cho sữa thoát được hơi và mèo con sẽ dễ nhận được sữa hơn. Nếu bạn vặn chặt nắp thì nên dùng tay bóp mạnh để sữa có thể chảy ra, biện pháp này phù hợp với mèo còn không chịu bú sữa bình. Chú ý lượng sữa bóp ra nếu không mèo con sẽ bị sặc.

Vệ sinh thân thể: Bên cạnh việc cho mèo con ăn thì bạn cũng cần lưu ý đến việc vệ sinh thân thể cho chúng. Bạn nên vệ sinh sau khi mèo con bú và đi vệ sinh xong, bằng cách lấy khăn ấm lau nhẹ nhàng phần lông của mèo con rồi dùng khăn mềm khô thấm cho đến khi hết nước.

Mèo Anh Lông Dài: Hồ Sơ Giống, Giá Cả Và Cách Chăm Sóc

– Trọng lượng: 3.5kg – 7.3kg; mèo đực có xu hướng lớn hơn mèo cái – Chiều dài cơ thể: 55cm ~ 63cm – Lông: Ngắn và rậm – Màu sắc: xám xanh (phổ biến nhất), trắng, đen, đỏ, kem, tricolor, bicolor, tabby, khói.. – Màu mắt: màu vàng đồng, xanh lá cây, vàng, xanh dương – Tuổi thọ giống: 12 – 16 năm (có thể hơn tùy vào chế độ ăn uống và tập luyện)

Lịch sử ra đời của giống mèo anh lông dài

Nghe về tên của giống mèo này chắc hẳn mọi người sẽ liên tưởng đến giống mèo anh lông ngắn (British Shorthair) điều này hoàn toàn dễ hiểu thôi vì đây có thể được xem là một đứa con lai của mèo anh lông ngắn và mèo ba tư. Ban đầu, việc lai tạo này xảy ra nhằm gia tăng nhóm gen cho mèo lông ngắn để tìm ra các đặc điểm vượt trội hơn. Các gen lông dài này được xem là gen lặn và sẽ xuất hiện một vài cá thể khi các cá thể mèo mẹ hoặc bố có gen lai với mèo Ba Tư sinh vài lứa

Nhờ vào ngoại hình khá đẹp của giống mèo này, vào những năm 1914 và 1918 các nhà nhân giống đã nỗ lực tìm kiếm và lai tạo nhằm nhân giống British Longhair. Không lâu sau đó, giống mèo này trở nên cực kỳ nổi tiếng không kèm gì người đàn anh đi trước của mình

Về sau này, giống mèo anh lông dài bắt đầu được công nhận là một giống độc lập bởi các hiệp hội thú kiểng trên thế giới (năm 2009, ALD được đã được hiệp hội mèo quốc tế TICA công nhận). Điểm khác biệt đặc trưng nhất giữa ALD và ALN chỉ nằm ở chiều dài bộ lông, điều này củng khiến kích thước của chúng có vẻ lớn hơn ALN do độ dài của bộ lông

Giới thiệu các đặc điểm của giống mèo British Longhair

British Longhair hội tụ đầy đủ các tính cách kết hợp giữa hai giống mèo ALN và mèo Ba tư, những bé mèo này có tính cách khá điềm tĩnh, đôi khi hơi nóng tính. Củng tương tự với hầu hết giống mèo khác, chúng thích được sự chú ý và tiếp xúc với chủ, đặc biệt là được vuốt ve hoặc được chơi đùa thường xuyên

Một điều mà hầu hết mọi người đều nghĩ khó có thể xảy ra chính là việc huấn luyện cho mèo có khả năng vâng lời giống như với chó. Tuy nhiên, mèo anh lông ngắn lại là một giống mèo khá thông minh, khả năng học hỏi rất nhanh bạn có thể huấn luyện cho nó một số bài tập cơ bản để mèo có thể hoạt động nhiều hơn. Một trong những bài tập cơ bản mà bạn có thể tập luyện là không để mèo xin ăn tại bàn dường như là chuyện rất đơn giản với giống mèo thông minh này để xây dựng một tính cách tốt cho chúng

Giống như người anh lông ngắn của mình, mèo anh lông dài mang cho mình dáng vẻ ngoài mập mập và mũm mĩm (dĩ nhiên bạn củng thích một chú mèo mập địt đúng không :D) Điều kiện giống lý tưởng nhất của ALD chính là có cơ bắp nhưng không mâp.

Phần chân tương đối ngắn so với các giống mèo khác kèm với bộ lông dày ra khiến bạn có cảm giác chúng còn múp hơn nhiều so với các giống mèo lông ngắn, phần ngực rộng và mạnh mẽ giúp dáng đi nhẹ nhàng hơn

Phần đầu của giống mèo này khá tròn và to khiến cảm giác xoa đầu khá sướng, đôi tai nhỏ gọn cùng với đôi mắt to tròn, sẫm màu đi kèm với bộ lông dài xù khiến bạn cảm giác giống hệt như thú bông (sẵn sàng đốn tim bạn bất cứ lúc nào)

Xét về kích thước và cân nặng thì đây là giống mèo có kích thước trung bình, con cái có cân nặng từ 4 – 6kg, con đực thường lớn hơn và nặng có khi đến 8kg. So với những con mèo có khung xương lớn hơn như Maine Coon, anh lông dài có vẻ không hề thua kém do độ dày bộ lông của nó

Tìm hiểu về màu lông của mèo lông dài anh

Hướng dẫn chăm sóc mèo anh lông dài cơ bản

Mèo anh lông dài nên được làm quen với bàn chải và lược từ khi còn nhỏ để tập một thói quen tốt và chúng không gây khó chịu khi chải lông sau này. Hãy chọn loại lược chải lông phù hợp với mèo con ví dụ một bàn chải lông mềm (nó có thể khiến việc chải lông lâu hơn do không kéo lông tốt nhưng lại không gây ảnh hưởng đến da của bé mèo) có thể thay đổi bàn chài cứng hơn khi mèo đã trưởng thành

Mèo nói chung là loại động vật sạch sẽ chúng có thể tự chăm sóc bộ lông của mình bằng chiếc lưỡi được phủ bởi nhiều răng nhỏ như chiếc lược, đây chắc chắn là công cụ chăm sóc lông hiệu quả nhất. Tuy nhiên, điều này dẫn đến việc chúng sẽ nuốt một lượng lông đáng kể vào bụng sau mỗi quá trình tự vệ sinh cơ thể. Để hỗ trợ loại bỏ phần lông này ra khỏi cơ thể bạn có thể sử dụng một loại thức ăn phổ biến gọi là “cỏ mèo” hoặc các loại thức ăn đặc trị thông dụng khác

Các bệnh thường gặp ở mèo anh lông dài

Mặc dù có sức đề kháng khá mạnh mẽ thường ít mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, ALD củng thường gặp một bệnh phổ biến mà người đàn anh đi trước Shorthair củng mắc phải đó chính là bệnh “béo phì”. Béo phì ở mèo có thể khiến bạn trông chúng rất đáng yêu nhưng luôn tiềm ẩn các mỗi nguy hại dẫn đến các bệnh khác về máu và hô hấp. Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là thường xuyên cho bé mèo hoạt động đơn giản bằng cách chơi đùa với chúng thôi là đủ

Một bệnh hiếm hói ở British Longhair xảy ra do di truyền đó là bệnh về thận. Bệnh di truyền này thường gặp ở British Shorthair và mèo Ba Tư nên đứa con lai của hai giống này củng không ngoại lệ. U nang thận phát triển rất sớm trong những năm ALD còn bé và có thể phát hiện dễ dàng bằng siêu âm

Loại bệnh khác được gặp ở giống mèo này là một bệnh về tim (hypertrophic cardiomyophthy – HCM) xảy ra thường xuyên hơn. Siêu âm tim thường xuyên là cách tốt nhất để phát hiện loại bệnh này trong giai đoạn đầu ủ bệnh. Bệnh này thường không có cách điều trị và nên loại các bé mèo mang mầm bệnh này khỏi việc sinh sản, tuy nhiên nếu phát hiện bệnh sớm và có những biện pháp điều trị phù hợp thì các bé mèo mắc bệnh vẫn có thể sống được khá lâu

Chế độ dinh dưỡng cho mèo lông dài anh

Về yêu cầu dinh dưỡng, mèo ALD củng không có quá nhiều khác biệt so với các giống mèo khác. Thực phẩm tốt nhất cho ALD là các loại thực phẩm ướt hoặc khô với hàm lượng chất dinh dưỡng và protein. Các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật không được khuyến cáo và chỉ nên nằm trong danh sách thực phẩm bổ sung chứ không phải bữa ăn chính

Ngoài các thực phẩm chính thì các loại thực phẩm bổ trợ như thực phẩm khô giúp hỗ trợ quá trình rụng lông, thực phẩm giúp tránh hiện tượng bóng lông hoặc cỏ mèo có thể sử dụng vài tháng một lần giúp mèo khỏe mạnh hơn

Bên cạnh đó, nếu mèo ALD của bạn gặp triệu chứng HCM hoặc u nang thận, có thể đưa đến bác sĩ thú ý để được tư vấn các chế độ dinh dưỡng phù hợp khác

Giá của mèo anh lông dài là bao nhiêu

Chắc hẳn đây là phần mà nhiều bạn quan tâm nhất trong bài viết vì ai mà chẳng muốn tham khảo giá thú cưng trước khi mua phải không? Mèo anh lông dài được du nhập vào Việt Nam trễ hơn so với ALN, một phần là do ít người nuôi mèo lông dài vì việc chăm sóc lông thường tốn thời gian hơn so với mèo lông ngắn nên giá thành mèo anh lông dài ở Việt Nam củng có giá rẻ hơn kha khá so với anh lông ngắn. Vậy chi tiết giá của các bé mèo British Longhair như thế nào? Mời bạn tham khảo ngay sau đây thôi

Tuy nói, ALD được du nhập vào khá muộn so với ALN nhưng chúng củng đã có mặt khá lâu đời tại Việt Nam nên bạn có thể dễ dàng mua được các bé mèo này tại nhiều nơi trên cả nước chứ không riêng gì ở Hồ Chí Minh và Hà nội. Theo sự tham khảo của mình tại nhiều trang web về thú cưng, những trại nuôi giống uy tín củng như một số cá nhân bán lẻ trên facebook thì giá của các bé mèo ALD sẽ giao động trong các khoảng như sau

Giá mèo ALD của những người bán hàng cá nhân: Khi lướt facebook hoặc tham gia vào các hội nhóm luôn quan đến chó mèo, bạn có sẽ thường xuyên thấy mèo lông ngắn được rao bán với mức giá đa dạng nhưng thường sẽ dao động trong khoảng từ 3.5 triệu – 5.5 triệu/bé

Giá mèo ALD ở cửa hàng hoặc trại giống: Đối với những nhà cung cấp uy tín lúc nào giá mèo củng thường dao động cao hơn so với những người bán hàng cá nhân vì chế độ bảo hành sức khỏe rất tốt, kèm theo đó là giống luôn đạt độ thuần chủng như đã giới thiệu. Thông thường giá mèo lông ngắn khi mua tại các địa chỉ này thường sẽ cao hơn thường nằm trong khoảng 5 triệu – 8 triệu/bé, tuy nhiên khi mua hàng tại những địa điểm này sẽ đảm bảo hơn tránh tình trạng tiền mất tật mang

Giá mèo Anh lông dài sinh tại Việt Nam có bố hoặc mẹ nhập khẩu

Các bé British Longhair thuộc nhóm này củng có giấy tờ + gia phả rõ ràng, thích hợp để làm giống. Giá của chúng thường diao động trong khoảng từ 7 – 11 triệu tùy thuộc vào gia phả và chất lượng của mèo bố mẹ

Củng tương tự với hầu hết giống thú cưng ngoại nhập khác, British Longhair củng được nhập khẩu từ các thị trường chính là Thái Lan hoặc Châu Âu

Thái Lan: vẫn được xem là khu vực nhập khẩu thú kiểng hàng đầu của Việt Nam vì có nhiều trại giống lớn, vị trí địa lý khá gần với Việt Nam khiến giá nhập khẩu tương đối rẻ. Đối với các chú chó nhập Thái, giá sẽ rơi vào khoảng 8 – 12 triệu với mèo không giấy tờ và 14 – 20 triệu cho mèo đầy đủ giấy tờ nhập và giấy chứng nhận. Những bé mèo nhập luôn đạt chất lượng, độ thuần chủng tốt và được mua về làm giống

Châu Âu: như đã nói ở phần lịch sử, ALD bắt nguồn từ châu Âu nên đàn mèo ở đây phải nói là vô cùng chất lượng về giống, về ngoại hình… Các bé mèo anh lông dài nhập từ những khu vực này có giá thành rất cao có khi lên đến vài ngàn $ là chuyện hoàn toàn bình thường

Một số lưu ý cần biết trước khi mua mèo British lông dài

Đừng ham rẻ: Hãy xem lại các khoảng giá của mèo ALD như mình đã nêu ở trên, đừng vì ham rẻ một ít mà tiền mất tật mang

Tìm hiểu trước khi mua: Trước khi tiến hành mua, hãy tham khảo nhiều nơi để biết mức giá trung bình. Bên cạnh đó, bạn củng có thể biết thêm về hình dáng của từng đàn đến từ nhiều trại khác nhau giúp dễ dàng lựa chọn hơn và không bị mua “hố” (tuy nhiên chính sách bảo hành sức khỏe của nơi bán củng ảnh hưởng ít nhiều đến giá trị của chúng đấy, chuyện gì củng có nguyên nhân của nó phải không)

Src: zooplus

The Review

Đánh giá mèo anh lông dài

Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh, Sinh Non, Bị Mất Mẹ Hiệu Quả

Chó con mới sinh cũng cần có cách chăm sóc khoa học

Cách nuôi chó con mới đẻ những ngày đầu tiên

Đầu tiên là không cắt dây rốn trên chó con: Cắt dây rốn của chó con trước khi vách đàn hồi là nơi chứa các mạch máu co ngót lại có thể gây xuất huyết. Hãy để nguyên dây rốn, nó sẽ sớm khô lại, co ngót và rụng đi.

Thứ hai là không đụng đến rốn của chó con: Chúng ta không cần thiết phải bôi các loại thuốc chống nhiễm trùng vào gốc nhau thai và rốn chó con. Ổ đẻ được giữ vệ sinh tốt thì rốn của cho con sẽ không bị nhiễm trùng.

Thứ ba là thay khăn tắm và giấy báo trong ổ đẻ: Phải giữ ổ đẻ sạch sẽ sau khi chó con ra đời, nhưng phải cẩn thận để tránh làm phiền chó mẹ. Vứt bỏ giấy báo bẩn và thay thế bằng giấy mới ngay khi cho mẹ ra ngoài.

Thứ tư là để chó mẹ và các chó con tạo sự gắn kết trong 4 – 5 ngày đầu tiên: đây là thời gian quan trọng để tạo sự gắn kết giữ chó con với mẹ. Vì thế hãy cố gắng không động đến chúng trong những ngày đầu tiên này.

Thứ năm là hạn chế di chuyển chó con trong thời gian đầu: Chỉ di chuyển chó con khi bạn cần vệ sinh hộp, thường từ ngày thứ 3 trở về sau.

Thứ sáu là thường xuyên điều chỉnh nhiệt độ ổ nuôi: Chó con mới sinh không thể tự điều hòa thân nhiệt nên chúng dễ bị lạnh. Nếu không có chó mẹ ở đó bạn cần cung cấp nguồn nhiệt cho chúng, để chó con có thể

Thứ bảy là cân chó con hằng ngày: Sử dụng cân điện tử cầm tay để cân chó con hằng ngày trong 3 tuần đầu tiên. Ghi lại khối lượng từng con để đảm bảo chúng khỏe mạnh và nhận đủ chất dinh dưỡng. Trước khi cân nên sử dụng chất tiệt trùng gia dụng để vệ sinh mặt cân, sau đó lau khô.

Hạn chế di chuyển chó con trong thời gian đầu

Thứ tám là không để khách mang mầm bệnh đến: Khách đến xem chó con thường là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng. Giày và tay của họ có thể mang vi khuẩn hoặc virus.

Thứ chín là không để động vật khác trong nhà lại gần chó con: Các con vật khác có thể mang mềm bệnh và vi khuẩn nguy hiểm cho chó con mới sinh. Chó mẹ mới đẻ cũng rất dễ nhiễm bệnh, từ đó có thể lây cho chó con. Vì vậy bạn không được để các động vật không phải thú nuôi trong nhà mình lại gần trong vài tuần đầu tiên sau khi chó đẻ.

Chăm sóc chó con mới đẻ bằng nguồn sữa mẹ

– Chó con mới đẻ uống sữa gì? Chó con sinh ra phải nằm cạnh mẹ, nên phải ăn sữa mẹ nhất thiết phải được bú sữa đầu, đó là sữa đầu có nhiều kháng thể giúp chó chống đỡ bệnh tật. Khi cho con mới sinh chưa có răng, lỗ tai đóng lại, chuyển động rất khó khăn, mọi hoạt động di chuyển rất khó khăn nên sẽ tự vú mẹ và bú.

– Nếu một lứa sinh quá nhiều, chú chó ra đời cuối cùng thường có cơ thể yếu ớt nhất, nên bạn ưu tiên cho cún bú mẹ trước. Nếu chó mẹ vụng không giúp con, thì chủ nhân có thể giúp đưa con đến sát miệng chó vào đầu vú mẹ để chúng ăn dễ dàng hơn.

– Vì sữa non có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và protein, magie, enzym, hormone cao nên hãy để chó sơ sinh bú đủ sữa non, giúp chó con chống oxi hóa, nhuận tràng, thúc đẩy hoạt động của đường tiêu hóa, và miễn nhiễm với các bệnh truyền nhiễm cho chó con mới đẻ.

– Nếu trước 1 tháng mang thai chó mẹ được tiêm vacxin, thì kháng thể miễn dịch qua sữa mẹ sẽ bảo vệ cho chó con tới lúc 16 tuần tuổi.

Chó con nên ăn sữa mẹ hoàn toàn trong năm ngày đầu tiên

Bổ sung chất dinh dưỡng và tiêm phòng để chăm sóc chó con tốt nhất

1. Chế độ dinh dưỡng cho chó mẹ sau sinh

Sau sinh, không chỉ chăm sóc chó con mà chó mẹ cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng với chế độ ăn điều độ hơn. Bổ sung khẩu phần ăn chất lượng tăng số bữa ăn để chó mẹ đảm bảo đủ lượng sữa cho con bú.

Trong 5 ngày đầu đời, chó con có thể chỉ bú sữa mẹ, sau thời gian đó có thể chuyển sang bú bình bằng sữa đã hâm nóng vừa đủ để tránh tiêu chảy, dần dần chó con phát triển có thể cho chúng tự ăn.

2. Chế độ ăn cho chó con mới sinh

Đến khoảng 15 ngày tuổi, có thể cho chó con ăn dặm thêm cháo nấu với thịt và rau xanh thật nhuyễn 1 bữa và ống clorua canxi trộn vào sữa mỗi ngày.

Từ 20 ngày tuổi, tăng thêm phần ăn dặm lên 2 bữa/ngày và thêm vài giọt trivit vào sữa cho chó con uống, bạn cũng cần thường xuyên cân trọng lượng của chó con để kiểm tra được quá trình phát triển của chó con.

3. Tiêm phòng và tẩy giun cho chó con

Tiêm phòng và tẩy giun là những việc quan trọng khi chăm sóc chó con mới sinh. Chó con dưới 2 tháng tuổi rất dễ chết vì các loại bệnh, hai bệnh nguy hiểm nhất vè dễ mắc bệnh pravo và care, nếu mắc các bệnh này thì 60% không thể qua khỏi.

Hai bệnh này có thể phòng bằng cách tiêm vacxin, vì thế cần tiêm cho chó con từ sớm, khoảng 3 tuần tuổi tiêm mũi đầu tiên, 6 tuần tuổi cần tiêm mũi thứ 2, 9 tuần mũi thứ 3 và khi cho con được 7-8 tháng thì tiên phòng dại.

Không nguy hiểm như khi nhiễm các bệnh trên, nhưng nhiễm giun cũng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến quá trình phát triển và sức ảnh hưởng của chó con. Nếu bạn cần tẩy giun cho chó con. Có thể tham khảo liệu trình sau:

Khi chó con được 15 ngày tuổi, cho chó con tẩy vào tuần 4, 6 và 8 tuần tuổi

Sau 8 tuần, cứ 1 tháng tẩy giun 1 lần cho đến khi đàn chó được 6 tháng.

Từ 6 tháng, cứ 3 tháng tẩy giun 1 lần cho đến khi được 1 năm tuổi

Từ 1 tuổi, 1 năm tẩy giun 1 lần cho đến hết vòng đời.

Cách chăm sóc chó con mới đẻ bị mất mẹ

Một số lưu ý cách chăm sóc chó con mới sinh

Nhớ một số lưu ý để chăm sóc chó con khỏe mạnh

Chó con sẽ không thở hoặc không kêu lúc mới sinh, lúc đó sẽ xảy ra hiện tưởng chết giả, khi đó bạn hãy hướng đầu chó con xuống dưới, đung đưa cơ thể nhẹ nhàng.

Khi mới đẻ, chó con chưa thích nghi với điều kiện sống mới, chủ nhân phải quan tâm đầy đủ tới chúng về tất cả mọi mặt.

Khu ở của chó con cần lót sạch, khô, đảm bảo nhiệt độ ấm thường xuyên, nên lắp đèn sưởi ấm, giấc ngủ cũng sẽ ngon hơn. Phải đặc biệt chú ý khi khí hậu thời tiết thay đổi bất thường.

Cách chăm sóc chó con mới sinh không có mẹ cũng có thể áp dụng tương tự. Tuy nhiên là cần ghép đàn hoặc tìm nguồn sữa cho chó con sơ sinh trong vài tháng đầu.

Những chú chó con mới ra đời cũng rất mong manh và yếu ớt vì thế hãy cố gắng chăm sóc chúng tỉ mỉ cẩn thận để đàn chó của gia đình luôn khỏe mạnh.

XEM THÊM:

Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Mèo Sơ Sinh Mồ Côi trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!