Bạn đang xem bài viết Chích Ngừa + Tiêm Phòng Cho Mèo, Tất Cả Mọi Thứ Cần Biết được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong vòng vài giờ sau khi sinh, mèo con hấp thu kháng thể từ mèo mẹ thông qua sữa mẹ. Những kháng thể này sẽ giúp bảo vệ mèo con khỏi các bệnh truyền nhiễm cho đến khi hệ miễn dịch của mèo con hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, kháng thể từ mèo mẹ có thể cản trở khả năng kích hoạt hệ miễn dịch của mèo con. Để giải quyết vấn đề này, bác sĩ thú y thường tiêm ngừa cho mèo con khi nó được khoảng 6-8 tuần tuổi. Việc tiêm phòng sẽ được nhắc lại sau khoảng 3-4 tuần cho đến khi kháng thể từ mèo mẹ yếu đi.
Để bảo vệ mèo khỏi các bệnh truyền nhiễm, bạn hãy dẫn chúng đi chích ngừa cho mèo theo lịch. Và bạn hãy nhớ rằng sau khi chích ngừa vài ngày hoặc vài tuần thì thuốc mới có tác dụng.
Nên tiêm cho mèo những loại vắc-xin nào?
Hầu hết các chuyên gia đều đồng thuận trong việc chọn ra loại vắc-xin nào là vắc-xin chủ chốt để tiêm cho mèo, điều này có nghĩa là phân biệt loại vắc-xin nào nên dùng cho mọi loài mèo và loại vắc-xin nào chỉ chuyên dùng cho một số loài mèo.
Vắc-xin cho mèo được chia thành 2 loại đó là vắc-xin cho tất cả loại mèo và vắc-xin cho một số loài nhất định
Những loại vắc-xin chính dành cho tất cả các loại mèo giúp chúng giảm đau và phòng tránh các virus gây bệnh ở mèo như bệnh viêm mũi – khí quản truyền nhiễm, ghẻ loại 1 và phòng ngừa bệnh dại. Bốn loại vắc-xin nhất định phải tiêm là:
Vắc-xin phòng bệnh Dại
Vắc-xin phòng bệnh Giảm Bạch Cầu
Vắc-xin phòng bệnh Viêm mũi – khí quản truyền nhiễm
Vắc-xin phòng bệnh do Herpervirus
Còn những loại vắc-xin phụ sẽ được tiêm chủng tùy thuộc vào lối sống của từng giống mèo cảnh. Chúng bao gồm những vắc-xin phòng bệnh bạch cầu, Bordetella, Chlamydophila (virus gây viêm nhiễm ở mắt dẫn đến bệnh viêm kết mạc) và virus gây suy giảm miễn dịch ở mèo.
Việc tiêm chủng các loại vắc-xin phụ thuộc vào một số điều kiện như tuổi tác, tình trạng sinh sản, sức khỏe của loài mèo, khả năng bị lây nhiễm từ một con vật bị bệnh khác, loại vắc-xin và những loại bệnh phổ biến trong khu vực địa lý mà mèo sống hoặc thường xuyên lui tới.
Lịch trình tiêm chủng cho mèo
6-7 tuần tuổi : Vắc-xin tổng hợp*
10 tuần tuổi: Vắc-xin tổng hợp; Viêm thành phế nang
Từ 12 tuần tuổi: Bệnh dại, được chăm sóc bởi bác sĩ thú y địa phương nơi bạn sinh sống (độ tuổi tiêm chủng có thể thay đổi tùy theo luật địa phương)
16 và 19 tuần tuổi: Vắc xin tổng hợp; Bệnh bạch cầu: cho mèo con có nguy cơ nhiễm bệnh từ virus bạch cầu
Tùy vào khu vực mà giá tiêm phòng cho mèo có thể khác nhau, bạn có thể tìm kiếm trên mạng bảng giá tiêm phòng cho mèo TPHCM, bảng giá tiêm phòng cho mèo Hà Nội, bảng giá tiêm phòng ở Đà Nẵng…
Ngoài ra thì giá của các loại vắc-xin tiêm cho mèo cũng khác nhau, cụ thể:
Đối với vắc-xin PureWax và Leucorifelin dùng để phòng bệnh giảm bạch cầu, viêm mũi – khí quản truyền nhiễm, Herpervirus có giá bình quân trên 200.000VNĐ cho 1 lần tiêm.
Với vắc-xin Rabisin phòng bệnh dại, tùy loại được sản xuất trong nước hay nhập từ nước ngoài về Việt Nam mà giá cao hoặc thấp khác nhau. Tuy nhiên, giá vắc-xin loại này không hề cao, chỉ khoảng trên 100.000VNĐ mỗi mũi. Bạn có thể liên hệ với bác sỹ thú y cung cấp dịch vụ hoặc cửa hàng bán thuốc thú y để biết giá chính xác.
Bạn nên đưa thú cưng tới phòng khám, bệnh viện thú y để được tư vấn và tiêm ngừa cho mèo đúng cách. Có biện pháp xử lý nếu chúng có phản ứng lại với thuốc hay sốt phản vệ.
Không tiêm khi thú cưng có biểu hiện bệnh lý, khi thú cưng bị sốt… (kiểm tra sức khỏe và nhiệt độ trước khi tiêm phòng)
Sau khi tiêm xong cần chăm sóc tốt hơn, kiêng tắm; Kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần.
Một số trường hợp tiêm phòng sai có thể làm thú cưng mắc bệnh.
Tiêm không đúng cách vacxin sẽ không có tác dụng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng.
Tiến hành tẩy giun cho mèo sau khi tiêm phòng 1 tuần.
Mèo Rụng Lông: Mọi Thứ Người Nuôi Cần Biết!
Mèo rụng lông: Có phải là bệnh hay không?
Tuy nhiên, khi mèo rụng lông quá nhiều, chủ nuôi cần có nhiều sự quan tâm hơn. Đặc biệt khi mèo bị rụng lông từng mảng và đôi khi có những mảng đỏ trên da. Khi ấy, cơ thể mèo không còn khỏe mạnh. Có thể là do chế độ dinh dưỡng mất cân đối hoặc do một số tác nhân viêm da khác ngoài môi trường khiến lông yếu dần đi và gãy rụng.
Mèo rụng lông tuy là một hiện tượng bình thường, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi xảy ra do vi khuẩn, nấm ký sinh,…Chính vì vậy, chủ nuôi cần có cho mình những kiến thức về các căn bệnh ngoài da của mèo để kịp thời chữa trị cho bé. Nguyên nhân nào khiến mèo rụng lông? Làm sao để nhận biết bệnh rụng lông ở mèo nhanh chóng nhất?
Đôi khi mèo rụng lông không đúng thời điểm. Vậy nguyên nào dẫn đến sự bất thường trên có thể nhận biết đó không phải bệnh?
Thời gian tiếp xúc với ánh sáng
Thông thường, nếu thời gian mèo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn thì mèo rụng lông đều đặn và đúng thời điểm hơn. So với mèo trong nhà, chúng thường sẽ rụng lông liên tục nhưng không nhiều như số mèo ở ngoài trời. Hơn nữa, mèo nuôi trong nhà lông có thể rụng bất cứ lúc nào. Do thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ít hơn.
Tùy vào giống mèo mà gen di truyền sẽ dẫn đến số lượng lông rụng khác nhau. Những bé mèo có lông ngắn một lớp như mèo Xiêm, Miến Điện hay mèo Việt Nam (khí hậu nóng). Lượng lông rụng ít. Đặc biệt hơn cả là các bé Sphynx thậm chí chẳng bao giờ rụng lông, đúng không nào? Các bé mèo lông dài như Maine Coon hay Ragdoll, mèo Ba Tư bị rụng lông nhiều hơn, lượng lông mất đi rõ ràng hơn rất nhiều.
Nếu mèo của bạn không rụng lông tự nhiên, nhưng hiện tượng này diễn ra bất thường. Lông mèo rụng thành từng mảng, to nhỏ khác nhau. Dẫn đến trụi lông một số vùng trên cơ thể. Đó là lúc bạn nên đặt nghi vấn về bệnh ngoài da ở mèo.
Lông rụng do vi khuẩn, ký sinh trùng
Nếu bạn phát hiện mèo bắt đầu gãi nhiều hơn, cố chà xát rất nhiều vào tường. Liếm lông nhiều hơn mỗi ngày. Rất có thể mèo đã bị bệnh ngoài da như bệnh ghẻ Demodex hoặc ve và bọ chét kí sinh. Dẫn đến các bệnh viêm da cục bộ, mèo rụng lông từng mảng, trầy xước và chảy máu. Nếu bạn không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ trầm trọng hơn và dẫn đến một số bệnh cơ hội. Do da bé lúc này nhạy cảm dần, không đủ khỏe để ngăn vi khuẩn và virus xâm nhập gây bệnh. Các loại khuẩn ký sinh sẽ hút dần dinh dưỡng ở mèo, dẫn đến còi cọc, kém phát triển hoặc đôi khi mèo bị kích ứng nặng do độc từ nước bọt ký sinh trùng, gây tử vong.
Da bị nhiễm khuẩn do nấm, mốc
Mèo rụng lông do bị nấm cũng là một trong những căn bệnh ngoài da phổ biến. Sức khỏe mèo lúc này sẽ giảm sút, lười vận động. Các vùng mèo bị nấm rụng lông chủ yếu là sẽ ở đuôi hoặc tai. Nguyên nhân xảy ra chủ yếu là do môi trường sống của mèo bị ẩm thấp, tạo điều kiện tích tụ ổ vi khuẩn, nấm phát triển mạnh mẽ, ký sinh vào da. Bệnh này mức độ nguy hiểm thấp hơn so với khuẩn hay ký sinh trùng, Demodex. Tuy nhiên, nếu bạn không khắc phục môi trường sống, vệ sinh ổ nằm của mèo kịp thời cũng sẽ nguy hiểm không kém. Vì mèo sẽ bị ngứa dữ dội, cố gắng gãi sẽ gây trầy xước ở da. Mèo biếng ăn, còi cọc, cơ thể suy nhược nhanh chóng. Đôi khi sẽ dẫn đến một số bệnh tâm lý khác.
Tác động tâm lý gây rụng lông ở mèo
Một số tác nhân tâm lý do môi trường ở ngoài cũng gây rụng lông đáng kể cho hoàng thượng của chúng ta. Bạn cần chú ý vào thái độ và cách ứng xử của bé. Cô đơn khi ở trong nhà quá lâu hay có sự thay đổi về thành viên thú cưng mới hay sự thay đổi chỗ ở cũng tác động to lớn đến tâm lý của bé. Nếu bé lầm lì hơn thường ngày, stress, lười vận động, ít chạy nhảy hơn kèm theo rụng lông. Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn cần quan tâm đến bé nhiều hơn.
Rụng lông chủ yếu là do môi trường ngoài tác động lên da của mèo. Do vậy, điều quan trọng người nuôi cần làm để phòng ngừa, đảm bảo sự ổn định sức khỏe của bé chính là tắm rửa thường xuyên cho bé. Một cơ thể sạch sẽ mang đến sự an toàn cho làn da. Bạn tập thói quen tắm rửa cho mèo ngay từ khi còn nhỏ. Nhờ vậy, vệ sinh cơ thể của bé thường xuyên sau này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Tần suất tắm nên là từ 2-3 lần một tuần vừa đủ để cơ thể bé luôn sạch sẽ thơm tho, vừa giúp hạn chế cảm lạnh ở mèo.
Sử dụng thuốc đặc trị rụng lông cho mèo
Nếu mèo bị rụng lông do các tác nhân gây bệnh bên ngoài, đặc biệt là khuẩn kí sinh, bệnh ghẻ Demodex. Mèo rụng lông từng mảng, da ửng đỏ nghiêm trọng. Bạn nên đưa bé đến ngay các cơ sở thú y uy tín để khám và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, để lông khôi phục hoàn toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng một số loại thuốc đặc trị lông cho bé để giúp mèo khỏe mạnh hơn.
Thường xuyên chải lông cho mèo
Điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày cũng tác động rất lớn đến sự phát triển lông của mèo.Một bữa ăn nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng sẽ khiến lông mèo thiếu sức sống. Lông khô ráp, không mượt mà và rụng lông thường xuyên hơn. Bạn nên cho bé ăn đầy đủ chất, khẩu phần ăn mỗi ngày nên chứa các dưỡng chất quan trọng thiết yếu. Tiêu biểu nhất chính là Omega-3, Omega-6, DHA, EPA và taurine. Các loại chất này thường có trong thịt và cá. Chúng có sự tác động trực tiếp đến làn da của mèo. Giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, hình thành màng bảo vệ da vững chắc. Bổ sung dưỡng chất giúp lông mèo chắc khỏe, hỗ trợ quá trình thay lông ổn định hơn.
Chọn thức ăn dành riêng cho mèo rụng lông
Nếu bạn đang cho mèo ăn hạt khô, thức ăn cho mèo chăm sóc lông tốt nhất hiện nay bạn có thể sử dụng Royal Canin Hair & Skincare. Sản phẩm với hàm lượng dinh dưỡng cân bằng. Đảm bảo mèo duy trì cân nặng trong suốt quá trình điều trị da. Ngoài ra, với công thức đặc biệt, các dưỡng chất nuôi dưỡng da cũng được tích hợp với hàm lượng cao. Giúp chăm sóc làn da bé tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất. Mèo sẽ nhanh chóng khôi phục sức khỏe, làm dịu nhẹ làn da mẫn cảm, kích thích mọc lông, khôi phục vẻ đẹp của bé nhanh chóng.
📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.
Mèo Cát Ả Rập Tất Cả Thông Tin Cần Biết
Mèo đụn cát hay còn gọi là mèo cát có tên gọi khoa học là Felis margarita. Chúng có nguồn gốc từ tự nhiên, thường sinh sống ở khu vực sa mạc ở Châu Á và Châu Phi. Chúng có vẻ ngoài vô cùng đáng yêu, và đặc điểm cơ thể khá đặc biệt để thích nghi với thời tiết ở sa mạc.
Mèo Cát có tên tiếng Anh là Sand Cat, với lý do chúng có tên gọi là Cát vì chúng là loài mèo duy nhất sống trên sa mạc khô cằn và hoang vu. Ngay từ ban đầu nguồn gốc của loài mèo này đã rất đặc biệt rồi đúng không nào.
Mèo Cát Đụn phân bố chủ yếu ở các khu vực sa mạc Bắc Phi, Tây Nam và Trung Á như sa mạc Sahara, sa mạc Ả Rập,…
Nhìn bề ngoài giống mèo này, bạn sẽ không thể nào không yêu chúng được. Thân hình khá nhỏ nhắn, đáng yêu, với bộ lông dày bao quanh, khuôn mặt có phần giống với mèo nhà.
Với bộ lông dày, đặc biệt là dưới các bàn chân của chúng khiến chúng có thể di chuyển trên cát mà không hề để lại dấu vết nào trên cát.
Điều này khá thú vị đúng không, trong suốt quá trình phát triển, dù cơ thể chúng có lớn lên đi chăng nữa thì chúng vẫn giữ vẻ mặt với các đường nét đáng yêu không khác gì khi còn là mèo con. Nhờ điều đó mà ai nhìn vào cũng sẽ nhằm tưởng rằng chúng còn nhỏ và không thể nào không yêu cái khuôn mặt non nớt đó được.
Chiều dài thân hình của mèo Cát khá ngắn chỉ khoảng 50cm và nặng khoảng 2,7kg chúng khá nhỏ so với các loài mèo khác kể cả mèo nhà. Có điều đặc biệt hơn nửa là những chú mèo Cát có cái đầu khá to, đôi tai và đôi mắt cũng thuộc dạng ngoại cỡ nhưng đôi chân lại khá ngắn. Cấu tạo cơ thể chúng khá là không cân đối đúng không nào.
Để thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của sa mạc nắng nóng vào ban ngày, lạnh lẽo vào ban đêm thì mèo Cát có bộ lông khá đặc biệt không giống với các loài mèo thông thường khác. Lớp lông này có thể điều hòa cách nhiệt cho cơ thể, ngay cả dưới lòng bàn chân của mèo và hơn nữa chúng có thể mọc dài ra vào mùa đông để giữ ấm cho chúng
Giống mèo Cát có thể chịu được nhiệt độ môi trường lên tới 52 độ C và dưới cả 0 độ, có thể nói đây là giống mèo duy nhất có thể chịu được nhiệt độ này.
Ở mức nhiệt cao như vậy, các giống mèo khác sẽ thường xảy ra hiện tượng mất nước nhanh chóng dẫn đến chết nhưng mèo Cát không vậy, chúng có thể không cần nước trong khoảng thời gian dài lên đến 1 tháng
Đặc điểm về hành vi và tính cách của mèo cát
Mèo Cát Ả Rập có đặc điểm giống với các loài động vật trên sa mạc khác, chúng hoạt động về đêm và ở trong hang vào ban ngày để tránh cái nắng nóng của sa mạc. Bộ lông của chúng có màu tệp với màu cát sa mạc khiến chúng lẫn trốn khá tốt và khó bị phát hiện.
Trong môi trường khắt nhiệt ở sa mạc, những chú mèo Cát có đặc tính khá giống với các loài mèo hoang khác như mèo manul thường sống tự lập, không theo bầy đàn. Đối lập với vẻ ngoài dễ thương, ngây thơ đó là một tính cách vô cùng hung hãng và hoang dã, bạn sẽ khó mà tiếp cận được chúng nếu gặp chúng ở bên ngoài.
Môi trường hoang dã cũng tạo cho chúng một khả năng săn mồi có thể xem là “thượng thừa” và một tốc độ đáng kinh ngạc. Tốc độ của mèo Cát Ả Rập có thể lên đến 30 – 40 km/h và có thể hơn thế nữa, đối với những pha vồ mồi chúng có thể đột ngột tăng tốc độ khiến con mồi khó có thể thoát được.
Chúng còn có thói quen chui rút trong cát để tránh đi cái nóng nên mới có tên gọi là mèo Đụn Cát. Vào mùa đông thì mèo Cát có chế độ sinh hoạt đối ngược với mùa hè.
Sức khỏe của mèo Cát
Vì là một giống mèo hoang dã còn sống ở môi trường khắt nhiệt như sa mạc nên mèo Cát Ả Rập có sức khỏe khá tốt.
Tuy nhiên, để đảm bảo mèo Cát có sức khỏe tốt nhất bạn cũng nên đưa mèo của mình đi tiêm ngừa và khám định kỳ ở các cơ sở thú y uy tín.
Cách chăm sóc mèo Cát
Không những có vẻ ngoài giống mèo nhà mà cách chăm sóc chúng cũng giống với loài mèo nhà khá đơn giản. Chúng khá dễ ăn, bạn có thể cho chúng ăn các loại hạt, pate, thịt, cá mua ở siêu thị, nếu có thời gian bạn cũng có thể tự làm pate cho chúng để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh.
Cách huấn luyện mèo Cát
Hiện bên Duy chưa có nhiều thông tin về cách huấn luyện loại mèo này. Nhưng với bản tính hung dữ của loài mèo hoang dã nên theo Duy đánh giá Cát khá khó thuần chủng.
Hiện chưa bên Duy chưa có nhiều thông tin cụ thể về giá của loài mèo Cát Ả Rập này.
Bạn cũng có thể thấy rằng giống mèo Cát không quá khó để mua, tuy nhiên giá chúng có hơi đắt đỏ và vì bản tính hung dữ nên có thể mua về chỉ có thể nhốt vào chuồng để đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh.
Tuy nhiên, vì là mèo hoang dã nên việc nhốt chúng một chỗ sẽ khiến chúng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, nên việc nuôi mèo Cát Ả Rập tại Việt Nam có lẽ là một lựa chọn không khả thi cho bạn.
Cũng chính vì điều đó mà hầu như không có shop nào tại chúng tôi hay HN bán giống mèo sa mạc này.
Những Điều Bạn Cần Biết Khi Tiêm Phòng Vaccine Cho Chó Mèo
Tiêm phòng cho chó mèo đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thú cưng của bạn khỏi nhiều bệnh nguy hiểm và thậm chí gây tử vong. Mặc dù chính quyền chỉ bắt buộc tiêm phòng bệnh dại. Nhưng bạn cũng nên xem xét tiêm phòng cho mèo, chó một số loại vacxin khác. Để giúp chúng phòng ngừa được các bệnh nguy hiểm.
Vacxin giúp chuẩn bị hệ thống miễn dịch của chó để tự vệ trước mọi sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Vacxin chứa kháng nguyên, bắt chước các sinh vật gây bệnh trong hệ thống miễn dịch của chó, nhưng thực sự không gây bệnh.
Mục đích của vacxin cho chó con và vacxin cho mèo là để kích thích nhẹ hệ thống miễn dịch bằng cách nhận ra các kháng nguyên hiện diện. Bằng cách này, nếu một con chó tiếp xúc với căn bệnh thực sự, hệ thống miễn dịch của nó sẽ nhận ra nó. Và do đó sẵn sàng chống lại nó, hoặc ít nhất là làm giảm tác dụng của nó.
Có thể tự chọn vacxin tiêm phòng cho mèo, chó không?
Việc tiêm phòng cho mèo hay chó con hay cho chó trưởng thành được coi là quan trọng đối với tất cả các loài chó mèo để tránh các nguy cơ gây phơi nhiễm cao. Tránh mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguy cơ lây truyền sang những con chó khác. Cũng như các loài động vật khác bao gồm cả con người tăng cao.
Mặc dù tiêm vacxin cho chó con và tiêm vacxin cho mèo con rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của chúng. Nhưng không phải bất cứ con chó, mèo nào cũng cần được tiêm vacxin chống lại mọi bệnh tật. Một số tiêm chủng chó, mèo chỉ nên được thực hiện tùy thuộc vào các yếu tố bao gồm:
Nói chung, một con chó con nên bắt đầu tiêm vacxin ngay khi bạn nhận được nó (điều này thường là từ 6 đến 8 tuần). Nếu mẹ của chó con có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Rất có thể nó sẽ nhận được kháng thể trong sữa mẹ khi đang cho con bú. Còn sau khi một con chó con được cai sữa mẹ, việc chích ngừa cho mèo, chó nên được bắt đầu.
Điều quan trọng là bạn cần duy trì việc tiêm vacxin theo đúng lịch trình cho chó con của bạn. Tiêm phòng cho chó con đã được chứng minh giúp chống lại nhiều bệnh đặc biệt là những bệnh nguy hiểm. Tuân thủ lịch tiêm vacxin cho chó con đồng nghĩa với việc bạn đang chăm sóc chó con một cách có trách nhiệm.
Con chó con của bạn xứng đáng với mọi cơ hội để khỏe mạnh và hạnh phúc cho cuộc sống và tiêm chủng đóng một vai trò quan trọng. Đừng để chó con của bạn mắc những bệnh nguy hiểm trong khi bạn có thể phòng ngừa nó ngay từ đầu.
Khi chó con, mèo con của bạn đến tuổi trưởng thành. Và tất cả các loại vacxin cho chúng đã được sử dụng. Bác sĩ thú y của bạn có thể bắt đầu thực hiện lịch tiêm phòng cho chó mèo trưởng thành. Lịch tiêm phòng cho mèo, chó bao gồm thuốc tăng cường định kỳ dành cho chó mèo trưởng thành. Đó là sự kết hợp của cùng loại vacxin DHPP dùng cho chó con, cùng với một số bổ sung khác.
Lượng thời gian mỗi lần tiêm chủng có hiệu quả như sau:
Bệnh dại – 3 năm (tùy quy định từng quốc gia)
Leptospirosis – 1 năm
Cúm chó – 1 năm
Bệnh Lyme – 1 năm
Bordetella (Cũi ho) – 6 tháng
Việc tiêm vacxin sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn là bất lợi. Tuy nhiên, với bất kỳ loại thuốc hoặc giao thức tiêm chủng, tiêm phòng cho chó con và chó trưởng thành có thể gây ra một số tác dụng phụ. Chúng tôi khuyên bạn nên theo dõi thú cưng của bạn sau khi tiêm vacxin để bảo đảm an toàn cho nó.
Một số phản ứng con chó của bạn có thể gặp sau khi tiêm chủng bao gồm:
Sốt
Chậm chạp
Ăn mất ngon
Sưng mặt hoặc chân và / hoặc nổi mề đay
Nôn
Bệnh tiêu chảy
Đau hoặc sưng quanh chỗ tiêm
Suy sụp, khó thở và co giật (sốc phản vệ)
Cũng giống như vacxin ở người, các triệu chứng nhẹ có thể bị bỏ qua. Nếu bạn nghi ngờ phản ứng nặng hơn với vacxin khi chích ngừa cho mèo và chó con. Chẳng hạn như sưng mặt, nôn mửa hoặc thờ ơ, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức.
Một lịch trình tiêm phòng cho chó mèo nên được thiết lập trong chuyến thăm bác sĩ thú y đầu tiên của bạn. Sẽ diễn ra trong vòng một tuần sau khi nhận được con chó con mới của bạn. Lịch tiêm phòng cho chó trưởng thành, bao gồm tiêm chủng tăng cường định kỳ, có thể được lên lịch sau khi lịch tiêm vacxin cho chó con hoàn thành. Hoặc khi bạn nhận nuôi một con chó vị thành niên hoặc trưởng thành vào gia đình bạn.
Việc lên lịch tiêm phòng cho chó mèo sẽ giúp cho các chủ nuôi có thể chủ động hơn trong việc đưa thứ cung của mình đi tiêm phòng. Từ đó giúp bảo về sức khỏe của thứ cưng được an toàn và mạnh khỏe nhất.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, thường xuyên triển khai chương trình chích ngừa cho mèo, chó khác nhau. Chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng tối đa nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chích Ngừa + Tiêm Phòng Cho Mèo, Tất Cả Mọi Thứ Cần Biết trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!