Xu Hướng 9/2023 # Chủ Quan Khi Mèo Cào, Cắn, 3 Người Lây Bệnh Dại Tử Vong # Top 12 Xem Nhiều | Viec.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chủ Quan Khi Mèo Cào, Cắn, 3 Người Lây Bệnh Dại Tử Vong # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chủ Quan Khi Mèo Cào, Cắn, 3 Người Lây Bệnh Dại Tử Vong được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày đăng: 08/11/2023 10:26

Cả 3 ca bệnh đều lây bệnh dại do mèo cào, cắn trước đó nhiều tháng nhưng không có triệu chứng, đến khi người bệnh ớn lạnh, sợ gió, sợ ánh sáng, lơ mơ… mới đưa đi bệnh viện thì đã muộn. Phát bệnh dại sau nhiều tháng bị mèo cào, cắn

Giữa tháng 10/2023, ông P.V.T. (65 tuổi, ở Long An) được bệnh viện (BV) địa phương chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới chúng tôi trong tình trạng lơ mơ, huyết áp thấp, lạnh run, nước bọt chảy nhiều, liên tục trừng mắt. Bác sĩ chẩn đoán, ông T. mắc bệnh dại, tình trạng nguy kịch. rạng sáng hôm sau, ông T. tử vong.

Một bé gái bị mèo tấn công vào mặt khiến em mất một bên mũi

Người nhà bệnh nhân cho hay, trước khi phát bệnh bốn tháng, ông T. vô tình đạp phải đuôi mèo khi đang đi ngoài đường. Bất ngờ, con mèo đã cào, cắn vào chân trái của ông khiến phần cổ chân bị sưng tấy, đau nhưng ông tự mua thuốc uống.

2 ngày sau, ông T. phát hiện con mèo cắn ông chết ở gần nhà, người thân khuyên ông đi tiêm ngừa dại nhưng ông không nghe.

Ngày 24/9, ông T. bỗng nhiên không muốn ăn uống, mệt mỏi, rùng mình… nên nhờ người nhà đưa đến BV. Bác sĩ nghi ông mắc bệnh dại, chỉ định nhập viện. Bệnh diễn tiến quá nhanh, vài ngày sau ông trở nên hung tợn rồi lơ mơ, khó thở, sợ ánh sáng, tiên lượng xấu, BV tỉnh chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới chúng tôi cấp cứu thì đã muộn.

Tiếp sau đó, ông D.V.U. (43 tuổi, ở Cà Mau) cũng được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới chúng tôi trong tình trạng rất nặng, phát bệnh dại, hung dữ, vật vã, sau đó bất ngờ suy hô hấp, tử vong.

Theo khai thác bệnh sử, vài tháng trước khi phát bệnh, ông U. bị con mèo nuôi trong nhà cắn vào ngón trỏ bàn chân phải chảy máu. Sau đó, con mèo đã bị con chó của gia đình cắn chết. Nghĩ mèo nhà nên ông U. không đi tiêm ngừa.

Mới đây, bé N.T.T.T. (5 tuổi, ở Đồng Tháp) cũng được chuyển đến BV trong tình trạng sốt cao, co giật, nước dãi chảy liên tục. Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện bé T. có vết thương ở vùng mi mắt và má có vết thương nghi do mèo cào, cắn.

Mẹ bé T. cho biết, hơn 1 tháng trước, trong lúc đùa giỡn với con mèo nhà hàng xóm, đột nhiên con mèo giận dữ tấn công khiến bé bị thương vùng mặt. Sau đó, người nhà đã đưa bé đến trạm y tế khâu vết thương.

Bé T. được tiêm ngừa một mũi, nhưng không tiếp tục tiêm theo chỉ định do người nhà thấy vết thương liền da. Bé T. được chẩn đoán bệnh dại. Bác sĩ của BV lập tức lên phác đồ điều trị cho bé nhưng quá muộn, bé T. hôn mê sau hai ngày nhập viện, nhận thấy tình trạng bé quá nặng, gia đình đã xin đưa bé về.

Khi lên cơn dại, hầu hết bệnh nhân đều tử vong

Bác sĩ Võ Xuân Huy, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Bệnh nhiệt đới chúng tôi cho biết bệnh dại rất nguy hiểm vì khi phát bệnh hầu như bệnh nhân tử vong, nhưng bệnh dại có thể phòng ngừa khá hiệu quả bằng vắc-xin và huyết thanh kháng dại. Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh dại là do chủ quan không đến BV điều trị ngay sau khi bị chó, mèo cào, cắn, nhất là với vật nuôi trong nhà.

Người bị súc vật cắn chỉ đến BV khi chúng có biểu hiện lên cơn dại như hung dữ, chạy lung tung, sủa như rú, chảy nhiều nước dãi… điều này rất nguy hiểm, vì một số trường hợp con vật đã mang vi-rút dại mà không có biểu hiện điển hình, khi cắn người, vi-rút dại sẽ theo nước bọt của chúng truyền sang nạn nhân.

Do vậy, nhiều người hay nghĩ chỉ có nguy cơ lây bệnh dại nếu bị chó, mèo mang vi-rút dại cắn, nhưng có một số trường hợp, chỉ cần bị chúng cào, liếm vào vết thương cũng có thể lây bệnh dại.

Theo bác sĩ Huy, trung bình mỗi ngày Khoa Khám bệnh BV Bệnh nhiệt đới chúng tôi tiêm ngừa dại khoảng 80-100 ca, cao điểm có đến 150-200 ca/ngày. Phác đồ tiêm 5 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28, tuy nhiên, vẫn có trường hợp chỉ tiêm mũi đầu rồi ngưng, điều này rất nguy hiểm.

Khi đã bị chó, mèo cào, cắn, dù vết thương thế nào người dân cũng nên đến BV để được bác sĩ khám, tư vấn và chỉ định tiêm ngừa dại, phải tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm đối với từng loại vắc-xin dại và phác đồ tiêm. Lưu ý quan trọng, nếu tiêm không đủ liều thì nguy cơ lây nhiễm bệnh dại vẫn rất cao.

Bà H.T.K.T. bị mèo cắn gây sưng tấy

Bác sĩ Huy khuyến cáo, khi một người bị chó, mèo cào, cắn, hay liếm vào vết thương cần phải rửa vết thương ngay với xà phòng, dưới vòi nước sạch chảy liên tục ít nhất 5 phút, sát trùng vết thương bằng cồn 70% hoặc Povidone.

Không nên khâu kín da hoặc băng ép quá kín, hay đắp lá thuốc theo phương pháp dân gian truyền miệng, nên dùng băng gạc sạch băng bó vết thương rồi đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.

Sau tiêm ngừa, theo dõi con vật trong 10 ngày liên tục, nếu chúng lên cơn dại, chết hoặc bị mất tích cần báo ngay cho bác sĩ để có sự hỗ trợ kịp thời về tiêm kết hợp vắc-xin và huyết thanh.

Người bị súc vật cắn cần được theo dõi sát, nếu có biểu hiện bồn chồn, lo lắng, dễ bị kích thích, sợ nước, sợ gió… phải đến BV ngay vì đây có khả năng là triệu chứng ban đầu của bệnh dại.

Theo Phạm An Phụ Nữ chúng tôi

Chủ Quan Mèo Cào, Bé Trai 11 Tuổi Lên Cơn Dại Rồi Tử Vong

Bé N. bị mèo hàng xóm cào vào lưng, nghĩ không sao nên không nói với gia đình. 3 tháng sau, cháu bé lên cơn dại rồi tử vong.

BS Nguyễn Tiến Quân, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV đa khoa Tuyên Quang cho biết, trong thời gian qua, BV tiếp nhận không ít trường hợp bị chó, mèo cắn, cào nhưng chủ quan không đi tiêm phòng, dẫn đến tử vong đáng tiếc.

Trong đó có trường hợp bệnh nhi Hoàng Văn N., 11 tuổi ở Tuyên Quang. Trong lúc sang nhà hàng xóm chơi, cháu bé không may bị mèo cào vào lưng. Do vết thương không nghiêm trọng nên cháu N. không thông báo với bố mẹ.

Ngay lập tức, gia đình đưa con đến BV đa kha tỉnh để cấp cứu tuy nhiên cháu đã không qua khỏi và tử vong ngay sau khi nhập viện 1 ngày.

Mới đây, bệnh nhân Vi Thị H. 80 tuổi, trú tại huyện Yên Sơn, Tuyên Quang cũng được chuyển đến BV cấp cứu khi đã lên cơn dại.

Bà H. bị chó nhà cắn vào chân trái nhưng chủ quan không đi tiêm phòng, gia đình không theo dõi chó mà giết thịt ngay ngày hôm sau. Sau 1 tháng, bệnh nhân xuất hiện tình trạng sợ gió, cứng hàm, nuốt khó, choáng váng, sợ ánh sáng… Tại BV, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh dại. Sau 2 ngày phát cơn dại, bệnh nhân đã tử vong.

Theo BS Quân, không bệnh truyền nhiễm nào đáng sợ như bệnh dại, một khi đã phát bệnh dại, bệnh nhân cầm chắc “án tử” trong tay.

“Khi bị dại, bệnh nhân biết mình sẽ chết. Bác sĩ, người nhà đều đau lòng khi thấy chết mà không thể cứu. Tất cả những người mắc bệnh dại khi “chết dần trong đau đớn vật vã” đều hối tiếc vì không tiêm phòng dại”, BS Quân chia sẻ.

Bệnh dại chủ yếu lây truyền qua các vết cắn, vết trầy xước từ nước bọt của động vật bị dại sang cơ thể người.

Sau khi xâm nhập, nếu không kịp thời tiêm vắc xin dại, virus dại sẽ nhân nhanh số lượng ngay tại điểm cắn, di chuyển dọc theo các dây thần kinh, tiến thẳng tới hệ thần kinh trung ương với tốc độ khoảng 12-24mm mỗi ngày.

Bệnh dại không phát ngay, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30 đến 90 ngày, có thể kéo dài đến 1 năm. Vết thương càng nặng, càng gần các đầu mút thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Ngay khi bị nhiễm virus, nếu không tiêm vắc xin dại kịp thời, triệu chứng đầu tiên của người bệnh là đau đầu, sốt, mệt mỏi, cảm giác tê và đau ngay tại vết thương.

Khi virus xâm nhập sâu vào não bộ (thể viêm màng não), người bệnh bắt đầu có biểu hiện mất ngủ, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ gió, tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp. Bệnh tiến triển tăng đến mức người bệnh không thể uống nước, không nuốt được, ăn uống trở nên rất khó khăn. Ở thể này, người bệnh sẽ chết chỉ sau 1 tuần kể từ ngày phát bệnh.

Thể bại liệt ít gặp hơn, thể này khiến người bệnh tê liệt toàn bộ cơ thể, rối loạn tiểu, rối loạn đại tiện, liệt tay, chân. Người bệnh sẽ tử vong ngay nếu liệt lan đến cơ hô hấp. Khi phát dại, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc chết.

BS khuyến cáo, khi bị chó, mèo cào, cắn, cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy kết hợp với xà phòng liên tục trong 15 phút. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu.

Ngay cả đối với vết cắn nhẹ, người bệnh vẫn nên tiêm vacxin dại để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể. Sau đó nên theo dõi vật nuôi trong 15 ngày.

Nếu bị cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu ngón tay hoặc bất kể vùng gần hệ thần kinh trung ương, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để để tiêm phòng dại.

Các gia đình nuôi “thú cưng” hoặc động vật hoang dã, cần phải cho đi chích ngừa theo đúng lịch tiêm phòng dại. Nên rọ mõm, không thả rông vật nuôi ngoài đường.

Trẻ 11 Tuổi Tử Vong Vì Bị Bệnh Dại Do Mèo Cào

Một trẻ 11 tuổi bị mèo cào vào lưng nhưng đã không nói cho gia đình biết, chỉ đến khi cháu mệt, thường “rùng mình” nhiều lần, không ăn, không uống được, rất sợ gió nên gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang để khám và điều trị. Tuy nhiên, vì phát hiện quá muộn nên cháu bé đã tử vong do bị dại.

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang ngày 9/5 cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Văn H, 11 tuổi, thường trú tại Phúc Lộc, An Khang, bị dại do mèo cào.

Mặc dù đã được các bác sỹ Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện tận tâm cứu chữa, nhưng cháu H đã không qua khỏi và tử vong ngay ngày hôm sau.

Gia đình cháu H cho biết, trước khi nhập viện khoảng 3 tháng, cháu có bị mèo nhà bên cạnh cào vào lưng nhưng không nói cho gia đình biết. Trước khi nhập viện 1 ngày, cháu mệt, thường “rùng mình” nhiều lần, không ăn, không uống được, rất sợ gió nên gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện đa khoa tỉnh để khám và điều trị.

Theo BSCKI Nguyễn Tiến Quân, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết: Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại (Rabie virus, thuộc họ Rhabdo-viridae) gây nên. Người bị nhiễm virus dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.

Vết mèo cào trên lưng cháu bé Ảnh BVCC

Bệnh dại là bệnh chủ yếu xảy ra ở động vật máu nóng như chó, mèo. Người mắc bệnh dại là do bị chó, mèo dại cắn hoặc cào… Nước bọt của chó/mèo có mang nhiều virus dại và sẽ truyền sang người qua vết cắn, vết cào từ chỗ bị tổn thương, trầy xước ở trên da; trường hợp lây nhiễm qua niêm mạc rất hiếm gặp. Để phòng tránh bệnh dại do chó cắn, mèo cào, các gia đình cần tiêm phòng dại cho vật nuôi.

Người bị chó cắn, mèo cào cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch dưới vòi nước chảy với xà phòng đặc 20% hoặc rửa bằng nước muối 0,9%, sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trường hợp vết cắn, vết cào phức tạp cần phải đến cơ sở y tế để được xử trí. Ngay sau khi bị chó cắn, mèo cào, cần đi tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.

Bé Trai 3 Tuổi Tử Vong Vì Nhiễm Bệnh Dại Nghi Bị Chó Mèo Cắn

Mặc dù được các bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhi Nguyễn Q.V, 3 tuổi, Hải Phòng đã không qua khỏi vì bệnh dại nghi bị chó mèo cắn.

Đó là trường hợp của bé Nguyễn Q.V.3 tuổi, Hải Phòng. Theo bố mẹ cháu, ngày 31/05, bé V. bỗng nhiên lên cơn sốt, gia đình đưa con đi khám tại phòng khám tư và sau đó là Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Khi nhập viện, tuy sốt cao nhưng bé V. vẫn còn tỉnh táo.

Tiến sĩ, bác sĩ Tạ Anh Tuấn-Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi cho biết, cháu bé khi vào viện được điều trị theo phác đồ viêm não-màng não.

Tuy nhiên, trong quá trình thăm khám, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có nhiều biểu hiện bất thường so với bệnh cảnh viêm não thông thường như xuất tiết nhiều đờm dãi, dương vật cương cứng. Điều này khiến các bác sĩ nghĩ đến khả năng cháu nhiễm virus bệnh dại.

Khi hỏi thăm gia đình, các bác sĩ được biết trong nhà bé V. có nuôi chó mèo và bé thường xuyên chơi đùa với chúng. Cháu bé được tiến hành chọc dịch não tủy. Mẫu bệnh phẩm gửi sang Viện Vệ sinh dịch tễ làm xét nghiệm đặc hiệu tìm virus dại đã cho kết quả dương tính. Chẩn đoán nhiễm virus bệnh dại được xác nhận.

Chỉ một ngày sau khi nhập viện, bé V. đã rơi vào tình trạng sốc, suy đa tạng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải thở máy, sử dụng thuốc vận mạch liều rất cao và lọc máu liên tục. Sau 4 ngày, dù đã được các bác sĩ tích cực cấp cứu nhưng tình trạng của bé V. không cải thiện. Ngày 5/6, gia đình đã xin cho con về khi không còn hy vọng cứu chữa.

Cảnh báo nguy cơ từ bệnh dại

Theo tiến sĩ, bác sĩ Tạ Anh Tuấn-Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, đã từ hơn 10 năm nay, đây là trường hợp mắc bệnh dại thứ 2 mà khoa tiếp nhận. Nguyên nhân dẫn đến hậu quả đau lòng này một phần do sự bất cẩn của người lớn trong quá trình chăm sóc, trông nom trẻ nhỏ.

Bệnh dại là một bệnh do virus từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Virus dại xâm nhập vào cơ thể người từ động vật bị dại như chó, mèo qua vết cắn, vết xước, vết liếm trên lớp da, niêm mạc bị tổn thương.

Theo bác sĩ Tuấn, việc gia đình có nuôi con vật trong nhà (nhất là vật khi chưa được tiêm phòng) và để trẻ thường xuyên tiếp xúc với chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Do thời gian ủ bệnh dại khá dài (từ 2-8 tuần, có thể kéo dài đến 1 năm) nên nhiều cha mẹ thường không để ý đến những tổn thương trên cơ thể trẻ. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và lượng virus dại được truyền sang người.

Bệnh tiến triển đến liệt, bắt đầu ở 1 chi hoặc 2 chi dưới, rồi lan lên trên. Trẻ có thể kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn, trở nên hung bạo. Vì vậy, trẻ thường có những hành vi không bình thường như chống lại những người xung quanh. Thể trạng bệnh nhân suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và tử vong.

Để phòng tránh những kết cục đau lòng có thể xảy đến với con trẻ, các chuyên gia y tế khuyến cáo các vật nuôi trong gia đình như chó mèo, nhất định phải được tiêm vắc xin phòng dại, đồng thời hạn chế để trẻ nhỏ tiếp xúc quá gần gũi với chúng.

Khi chẳng may bị chó, mèo dại tấn công, nạn nhân cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%; sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Sát khuẩn vết thương cũng có tác dụng chống bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng virus dại xâm nhập vào cơ thể người.

Sau khi xử lý xong vết thương, người bị chó dại cắn cần đến ngay trung tâm y tế dự phòng quận/huyện để khám và điều trị dự phòng bằng vắc-xin phòng dại.

Những trường hợp sau cần phải tiêm đồng thời cả vắc-xin dại và huyết thanh kháng dại:

Khi chó cắn nghi ngờ là chó dại hoặc đang lên cơn dại.

Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu.

Có vết cắn (dù là nhẹ) tại bộ phận sinh dục và những nơi có nhiều dây thần như đầu, mặt, cổ, đầu chi.

Chia sẻ từ giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì trẻ nhỏ chơi với chó mèo thì phụ huynh nên hết sức thận trọng tránh để trẻ bị cắn và mắc bệnh dại.

Nguồn Theo Báo Infonet – chúng tôi

Không Được Chủ Quan Với Bệnh Dại

Không được chủ quan với bệnh dại

Không được chủ quan với bệnh dại  

​ Tiêm vắc xin dại tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật. Ảnh Thanh Hoàng

      Theo số liệu chương trình phòng chống dại quốc gia, trong 10 tháng đầu năm 2023, cả nước có 75 trường hợp tử vong do bệnh dại, tăng 1 ca so với cùng kỳ (74 trường hợp). Đặc biệt, 90% số ca tử vong vì bệnh dại do người dân không đi tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Tại các tỉnh thành khu vực phía nam, cũng đã có 15 trường hợp tử vong do bệnh dại ở 6 tỉnh, nhiều nhất ở tỉnh Cà Mau (5 trường hợp), tỉnh Tây Ninh (3 trường hợp và tỉnh Kiên Giang (2 trường hợp).         Tỉnh Tiền Giang trong nhiều năm qua không có trường hợp mắc bệnh dại trên người; tuy nhiên qua số liệu theo dõi tại các điểm tiêm ngừa trên địa bàn toàn tỉnh cho thấy số lượt người đến tiêm ngừa do chó, mèo cắn vẫn không giảm. Trong năm 2023, trung bình hàng tháng có từ 900 – 1100 mũi tiêm phòng dại. Và qua thực tế trong công tác tư vấn, khám, chỉ định của cán bộ y tế tại các phòng tiêm ngừa đối với các trường hợp phơi nhiễm cho thấy người dân vẫn còn chủ quan trong việc xử lý vết thương đúng cách, tiêm phòng và việc tuân thủ lịch tiêm như sau:       Vết thương không được xử lý hoặc xử lý không đúng như băng kín, đắp thuốc nam như gừng, tỏi, đi lấy nọc….dễ gây nhiễm trùng và tình trạng nặng thêm. Đến nay chưa có bằng chứng về khoa học cho thấy việc sử dụng thuốc nam, lấy nọc có khả năng điều trị bệnh dại (năm 2012, tại Tiền Giang có 1 trường hợp tử vong do bệnh dại do đi lấy nọc và không tiêm ngừa dại). Cần rửa vết thương với xà bông nhiều lần trong vòng 15 phút, lau khô, sát trùng bằng cồn 700, không băng vết thương.       Bỏ qua các trường hợp bị con vật liếm trên nền da có tổn thương, các vết cào, xước có tổn thương da; chỉ chú ý vết thương do con vật cắn. Theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới và Bộ y tế, vi rút dại có khả năng xâm nhập qua vết cắn, vết cào xước, vết liếm trên da tổn thương. Các trường hợp như trên cần phải xử lý vết thương đúng cách và đi tiêm ngừa dại càng sớm càng tốt.        Chủ quan với chó, mèo nhà nuôi, chó con, mèo con và cho là không nguy hiểm, con vật có tiêm ngừa nên không cần phải đi tiêm ngừa sau khi bị phơi nhiễm. Thực tế nguy cơ mắc bệnh dại là như nhau. Nếu bị con vật đã được tiêm ngừa dại cắn, nguy cơ mắc bệnh dại thấp hơn nhưng vẫn cần phải tiêm ngừa dại cho người vì hiệu quả phòng bệnh của vắc xin dại không là 100%.        Không tuân thủ đúng lịch tiêm, đi tiêm phòng trễ như vậy hiệu quả bảo vệ sẽ không cao. Do đó, người bị chó, mèo cắn cần đi tiêm ngừa dại càng sớm càng tốt, theo dõi ngày hẹn theo lịch tiêm kế tiếp trong sổ tiêm ngừa mà cán bộ y tế đã ghi và cố gắng đi tiêm ngừa theo đúng lịch để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất.       Không nhốt, theo dõi con vật sau khi cắn nên sẽ không theo dõi được tình trạng sức khỏe con vật; điều này sẽ ảnh hưởng đến việc chỉ định tiêm. Cần theo dõi con vật trong vòng 10 ngày. Nếu con vật sống, có thể ngừng tiêm sau khi đã tiêm được 3 mũi; điều này sẽ giảm chi phí tiêm ngừa và thời gian đi lại. Và nếu con vật chết, mất dấu, không theo dõi được, phải tiêm đủ 5 mũi.       Để kiểm soát hiệu quả bệnh dại trên động vật và trên người, đạt mục tiêu loại trừ bệnh dại vào năm 2023. Người dân cần tuân thủ theo khuyến cáo của ngành Thú Y và Y tế trong việc phòng chống bệnh dại nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình./.

      Lê Đăng Ngạn, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tiền Giang

Các Bước Xử Lý Nhanh Để Phòng Bệnh Dại Ngay Khi Bị Mèo Cào, Cắn

Mèo là loài vật tinh nghịch, đôi khi rất hung hãn. Nếu thường xuyên tiếp xúc với mèo, đôi khi bạn có thể bị mèo cào. Mèo có móng sắc nhọn để nó tự vệ, đôi khi chúng có thể gây ra cho người những vết cào khá sâu. Vậy bị mèo cào có nguy hiểm không?

Để biết bị mèo cào có sao không thì bạn cần biết thông tin về con mèo đã tấn công bạn. Nếu là mèo nhà nuôi, được tiêm phòng vắc xin đầy đủ thì bạn có thể yên tâm. Bạn có thể tự xử lý vết xước nếu không quá nặng.

Bị mèo cào có nên chích ngừa không? (Nguồn: Internet)

Nếu bạn bị mèo lạ cào mà mèo này chưa được tiêm vắc xin thì bạn cần đến cơ thể y tế để thăm khám và kiểm tra ngay. Bởi nếu không kịp thời xử lý, bạn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, uốn ván hoặc mắc bệnh dại. Đặc biệt, khi bị mèo cào kèm theo cắn thì có đến 80% nguy cơ nhiễm trùng, do đó bạn cần đến gặp bác sĩ để được chăm sóc y tế.

Việc bị mèo cào có chích ngừa dại, uốn ván hay không cần được bác sĩ quyết định. Điều quan trọng là bạn cần biết cách xử lý nhanh chóng ngay khi bị mèo cào hoặc cắn.

Khi bị mèo cào, đặc biệt là tại vết cào có chảy máu thì bạn cần sơ cứu vết thương trước vì nó quyết định rất nhiều đến nguy cơ lây nhiễm bệnh bệnh dại.

Khi vô tình bị mèo cào trúng hoặc cắn bạn nên thực hiện các bước sau:

Rửa vết thương ngay khi bị mèo cào (Nguồn: Internet)

Bước đầu tiên bạn phải làm là rửa vết thương bằng xà phòng. Nếu không có xà phòng thì vẫn rửa dưới vòi nước đang chảy từ 10 đến 15 phút.

Sau đó vệ sinh kỹ với cồn sát khuẩn càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không bịt kín vết thương, không nên cố gắng chích hoặc nặn máu vì làm vậy không tốt cho da còn kích thích virus chạy nhanh hơn vào máu.

Nên chích ngừa dại trong trường hợp mèo có biểu hiện dại và bạn bị cào hoặc cắn từ phần ngực trở lên. Các trường hợp còn lại, nếu mèo đã được chích ngừa hoặc chưa thấy dấu hiệu bệnh dại thì bạn có thể theo dõi thêm, chưa cần phải chích ngừa ngay.

Những trường hợp nghi ngờ mèo bị mắc bệnh dại qua các biểu hiện như cào, cắn khi không bị trêu chọc, tiết nhiều nước bọt, ăn những thứ khác thường, sợ ánh sáng và âm thanh thì bạn nên đi chích ngừa ngay vì đó là dấu hiệu cho thấy con vật đang mắc bệnh dại.

Có thể bạn chưa biết, virus dại bị bất hoạt nhanh chóng với xà phòng nhưng ở môi trường bình thường virus dại sống từ một đến 2 tuần.

Cách phòng tránh bị mèo cào

Cắt móng cho mèo thường xuyên để hạn chế những tổn thương do mèo cào (Nguồn: Internet)

Không phạt mèo khi nó cào lên người bạn vì cào là hành vi tự vệ bình thường của mèo, do đó, nếu trừng phạt mèo có thể khiến nó hung hăng hơn và bạn có thể bị mèo cắn, nguy hiểm hơn cả bị cào.

Cắt móng cho mèo thường xuyên để hạn chế tổn thương do mèo cào. Bạn có thể cắt móng mèo bằng bấm móng tay thông thường nhưng bạn không được dùng chung loại bấm móng tay này.

Không nên chơi đùa mạnh bạo với mèo vì có thể khiến nó cào, cắn bạn và những người khác.

Hầu hết mèo bỏ tật xấu cắn và cào khi qua tuổi trưởng thành, từ 1 đến 2 năm. Nếu cơ thể nhạy cảm với vết xước do mèo cào hoặc thiếu sức đề kháng thì bạn nên cân nhắc nuôi mèo trưởng thành thay vì nuôi mèo con.

Bị rắn cắn nên xử lý như thế này: Dù là người thành thị hay nông thôn thì không ai có thể tự tin nói rằng mình không bao giờ bị rắn cắn. Chính vì thế, trang bị những kiến thức để xử lý khi bị rắn cắn là vô cùng cần thiết.

Bị rết cắn phải làm sao?: Bất cứ ai cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể xử lý an toàn khi chẳng may bị rết cắn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chủ Quan Khi Mèo Cào, Cắn, 3 Người Lây Bệnh Dại Tử Vong trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!