Xu Hướng 9/2023 # Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo Sắp Ra Đi # Top 16 Xem Nhiều | Viec.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo Sắp Ra Đi # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo Sắp Ra Đi được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Có lẽ không điều gì tệ hơn là chứng kiến người bạn hay người thân của mình ra đi từng ngày nhưng đôi khi bạn cần phải dũng cảm đối mặt với điều đó. Đối với người nuôi mèo, khi nhận thấy những dấu hiệu cho thấy mèo sắp ra đi này thì bạn cần phải chuẩn bị tâm lý rằng ngày đó không còn xa nữa.

1. Những dấu hiệu cho thấy mèo sắp ra đi

1.1. Dấu hiệu nhận biết về thể chất

Biếng ăn

Khi đã quá mệt mỏi, miệng mèo sẽ trở nên đắng ngắt và chúng không muốn chạm đến dù chỉ là một hạt thức ăn vì nếu ăn vào chúng cũng sẽ nôn ra ngay. Ngay cả việc tiến đến chén thức ăn thì cũng đã là một việc rất khó nhọc. Tuy nhiên, trong lúc này mèo lại rất khát nước vì cơ thể đang dần mất nước nhưng chúng cũng không còn đủ sức để uống nhiều nước nữa.

Mèo bỏ bữa và không đủ sức để ăn uống

Thay đổi về bài tiết

Vì lượng nước đi vào quá ít so với nhu cầu cơ thể nên bạn sẽ thấy nước tiểu của mèo sẽ có màu sẫm hơn thường lệ vì thận đang cố gắng hoạt động hết công suất để cô đọng nước tiểu lại nhằm giảm sự mất nước nghiêm trọng. 

Mèo sẽ có dấu hiệu đi vệ sinh mất kiểm soát và thường sẽ bị tiêu chảy.

Hệ hô hấp

Đối với những bé mèo có sức khỏe tốt, mỗi phút chúng có thể đạt 20 đến 30 nhịp thở. Tuy nhiên, khi sắp lìa đời, mèo sẽ thở nhanh hơn hoặc chậm hơn, thậm chí là thở khò khè đứt quãng khá nặng nhọc.

Vài giây trước lúc chết, mèo sẽ rít lên liên hồi cho thấy hệ hô hấp đang dần dừng hoạt động. Lúc này, lưu lượng máu đến tim đang giảm dần nhưng sẽ không gây đau đớn cho mèo. Đồng thời dịch ở cổ tiết ra còn khiến mèo thở dốc nhiều hơn.

Thân nhiệt giảm

Mèo có thân nhiệt trung bình là 37,7 độ đến 39,1 độ. Khi sắp chết, tuần hoàn máu đến tim sẽ chậm dần đến khi ngừng lại, điều này khiến cơ thể mèo lạnh dần đi. Lúc này nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 37,7 độ. Bạn có thể cảm nhận thấy điều này khi sờ vào chân và tai của mèo vì chúng là những cơ quan sẽ lạnh trước.

Mèo trông yếu ớt hơn hẳn

Mèo không còn hoạt bát như trước nữa

1.2. Dấu hiệu nhận biết thông qua hành vi

Ẩn nấp và trốn tránh

Mèo có xu hướng muốn lẩn tránh

Không như chúng ta, mèo sẽ không biết rằng chúng sẽ chết, nếu chúng đang bị cơn đau hành hạ thì chỉ đơn giản rằng mèo sẽ tìm một nơi ẩn náu an toàn cho mình mà thôi. Lý giải điều này là vì mèo sợ sẽ trở thành mục tiêu tấn công của những con vật mạnh hơn như chó chẳng hạn. Bạn biết mà, khi chúng ta mệt mỏi và yếu đuối, chúng ta cũng chỉ muốn một chiếc giường êm và không muốn bị làm phiền đấy thôi.

Mèo chỉ muốn ở một mình, chúng không còn hứng thú với những điều chúng thường làm nữa. Chơi rượt bắt với chú cún không còn khiến chúng hứng thú, tuy nhiên mèo lại muốn ở gần chúng ta trong những ngày cuối đời. Không hẳn là chúng muốn được vuốt ve hay chải lông như trước mà chỉ đơn giản là mèo chỉ muốn ở bên cạnh chủ mà thôi. Dù vậy thì bạn cũng hãy để mèo làm những điều chúng muốn thôi để mèo có thể cảm thấy thoải mái nhất có thể.

Mèo muốn ngủ nhiều hơn

Đôi lúc giấc ngủ là tất cả những gì chúng cần lúc này vì khi ngủ chúng sẽ ít cảm nhận được cơn đau đang hành hạ. Tuy nhiên, những ngày sau cuối, mèo sẽ đau đớn nhiều hơn đến nỗi không thể có được một giấc ngủ ngon lành.

2. Chăm sóc mèo sắp chết như thế nào?

2.1. Giúp mèo giảm đau

Để có thể thực hiện được việc này, có lẽ bạn rất cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ thú y. Vì bác sĩ sẽ biết chính xác tình trạng của mèo và chúng thực sự cần những gì. Tuy nhiên, King Pet đoán rằng, những liều thuốc giảm đau chắc hẳn là điều an ủi cuối cùng dành cho những chú mèo bé bỏng.

2.2. Chăm sóc việc ăn uống của mèo

2.3. Chăm sóc chỗ ngủ cho mèo

Hãy để mèo quyết định nơi chúng muốn nằm trong những ngày cuối đời, việc của bạn là chuẩn bị một chỗ ngủ thoải mái nhất cho mèo. Lót thêm nhiều khăn bông ấm cho mèo vì lúc này cơ thể mèo đang dần hạ nhiệt.

Dành cho mèo một chỗ ngủ thoải mái, ấm áp

2.4. An ủi mèo để chúng không cảm thấy cô đơn

Bạn vẫn có thể dành những cử chỉ ân cần, nhẹ nhàng nhất cho mèo trong lúc này. Những cái vuốt ve hay những hành động như chải lông cũng được khuyến khích để bạn dành cho chú mèo trung thành của mình. 

2.5. An tử cho mèo

Đã đến lúc cần nói lời tạm biệt cho mèo rồi, nếu bạn thấy mèo của mình đang chiến đấu một cách nặng nhọc và tỏ ra đau đớn khi đang phải giành giật sự sống. Đây là lúc bạn cần dũng cảm và nghiêm túc nói với bác sĩ thú y rằng, mình cần để mèo ra đi một cách dễ chịu nhất hay hơn cả là giúp mèo chấm dứt cơn đau ấy đi.

An tử cho mèo có lẽ là sự an ủi lớn nhất trong lúc này

Các bác sĩ sẽ biết nên làm gì tốt nhất cho mèo với lời khuyên là một liều thuốc an thần để mèo có thể yên giấc mãi mãi. King Pet biết rằng bạn sẽ rất đau buồn nhưng bạn cần hiểu rằng đây chính là sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Dấu Hiệu Thú Cưng Sắp Ra Đi

Dù đây là một điều rất khó khăn và có lẽ chẳng ai muốn đề cập đến cả, nhưng tin chắc trong lòng mỗi chúng ta đều hiểu rõ rằng, rồi sẽ có một ngày, những người bạn bốn chân thân thiết trong gia đình mình rồi sẽ ra đi. Không giống như chúng ta, thú cưng lớn nhanh, trưởng thành nhanh, và có lẽ vì thế, vòng đời của chúng cũng ngắn hơn chúng ta rất nhiều. Vì vậy, việc chăm sóc và nuôi dưỡng một nhóc chó/ mèo nào đó từ khi nó còn bé bỏng và cho đến ngày nó lìa đời quả thật là việc hoàn toàn rất dễ xảy ra đối với bất kì một chủ nuôi nào.

Có nhiều lý do khiến thú cưng của bạn qua đời, nhưng bài viết này chỉ xin đề cập đến việc thú cưng sắp qua đời do đã già, vì đây là một điều không thể nào tránh khỏi.

Vậy thì, dấu hiệu nào để biết rằng thú cưng yêu quý của bạn sắp ra đi? Có một vài dấu hiệu khá rõ ràng và chính xác sau đây mà chủ nuôi nên chú ý để có thể có chế độ chăm sóc phù hợp cho thú cưng, hoặc chỉ đơn giản là để bản thân mình có thể chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hơn một chút để đón nhận việc thú cưng qua đời.

Khi đã quá già, tất nhiên thú cưng sẽ phải đối mặt với tình trạng sức khỏe giảm sút. Sự mệt mỏi đó sẽ dẫn đến việc thú cưng ngủ rất nhiều (hầu như ngủ cả ngày), ngủ mê man và nếu để ý, bạn có thể thấy hơi thở của chúng rất mệt nhọc, vừa yếu ớt, vừa ngắt quãng.

Cũng giống như chúng ta, khi đã lớn tuổi, thú cưng sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển. Có thể chúng sẽ không thể đi lên bậc thang hay nhảy lên những nơi có độ cao vừa tầm mà chúng vẫn ưa thích nữa. Thậm chí việc đi lại bình thường của chúng cũng sẽ rất chậm chạp, lờ đờ, thường xuyên cần nghỉ ngơi trong khi di chuyển và có thể còn va vào những đồ vật khác nữa. Nhưng bạn nên nhớ rằng, sự suy giảm về khả năng di chuyển của thú cưng chưa chắc đã thể hiện rằng chúng sắp chết, nhưng nếu thú cưng của bạn hầu như không thể di chuyển – thì điều này có thể lắm đấy.

Thú cưng hầu như không thấy ngon miệng nữa. Chúng sẽ ăn rất ít, và thậm chí chúng sẽ không thèm ra ăn nếu như bạn không mang đồ ăn đến sát bên miệng chúng và “dụ dỗ” chúng ăn. Những lúc này, chúng cũng sẽ ăn rất ít và nếu để ý, bạn sẽ thấy chúng nhai nuốt rất khó khăn. Chính tình trạng giảm khẩu vị và ăn ít dần này sẽ dẫn đến việc thú cưng bị sụt cân và ngày càng ốm yếu.

Khi đã quá già yếu, không chỉ khẩu vị thú cưng bị giảm mà ngay cả việc ăn uống và tiêu hóa của chúng cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Không có gì lạ khi bạn phát hiện ra thú cưng của mình ăn chưa bao nhiêu đã ói ra hết. Cũng không có gì lạ khi chúng “giải quyết” ngay tại chỗ mình nằm hay ngay cả trong khi ngủ. Việc di chuyển bây giờ đối với thú cưng là quá mệt nhọc và chúng thật sự không còn khả năng để quan tâm đến vấn đề vệ sinh của mình nữa, cho nên thú cưng sẽ không cố gắng lết đi giải quyết ở những địa điểm “quen thuộc” của chúng. Bạn nên cho thú cưng ngủ trên một cái khăn, miếng tã lót dành cho thú con hoặc có thể đeo tã hay mang đai buộc bụng cho chúng để đối phó với vấn đề này.

Tuy nhiên, không phải cứ nôn mửa và không kiểm soát được vấn đề vệ sinh thì có nghĩa là thú cưng của bạn sắp chết. Những dấu hiệu này nếu xảy ra ở những thú cưng tuổi đời còn trẻ hoặc chưa quá già thì có thể chỉ là một số loại bệnh hay ngộ độc thức ăn nào đó. Lúc này, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y để được hướng dẫn kĩ càng hơn.

Là chủ của chúng, chắc bạn sẽ biết rằng lúc nào thú cưng của mình lúc nào vui, lúc nào buồn chứ? Một dấu hiệu khi sắp ra đi nữa là thú cưng sẽ không hề cảm thấy vui vẻ và hứng khởi nữa. Chúng không hề bày tỏ sự quan tâm hay thích thú nào đối với những thứ mà mình đã thích chơi hay là những đồ ăn mà mình từng rất thích ăn. Đúng vậy, khi đã già cả và sức khỏe bị giảm sút, thú cưng sẽ không hào hứng với việc chơi đùa hay ăn uống, và thậm chí, chúng cũng sẽ không quanh quẩn bên chủ nuôi như bình thường nữa. Lúc này, chúng chỉ muốn ở một mình mà thôi. Bạn cũng nên chú ý rằng đến cả những biểu hiệu thường thấy của loài vật khi vui vẻ là vẫy đuôi hay khẽ gừ gừ nhẹ trong cổ mà thú cưng mình cũng không thể hiện thì có nghĩa là chúng đã sắp tiến tới giới hạn rồi đấy.

Chắc bạn cũng đã từng nghe rằng: “Khi loài chó sắp chết, chúng thường tìm một nơi kín đáo nhưng lại rất gần chủ nuôi để trốn, vì chúng không muốn chủ nuôi buồn bã khi mình đã ra đi, nhưng lại muốn trong những giây phút cuối cùng của đời mình, chúng vẫn có thể bảo vệ được ngôi nhà và chủ nuôi.” chứ? Đây là một câu chuyện rất cảm động, và xét về mặt tình cảm, chúng ta vẫn luôn muốn tin rằng, những người bạn trung thành của chúng ta thật sự vẫn dành những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta trong những giây phút cuối cùng. Tuy nhiên, xét về mặt khoa học thì có một cách giải thích rằng, đây chính là bản năng của loài vật. Khi chúng đã quá yếu ớt và không còn sức chống đỡ lại bất kì xâm hại nào từ bên ngoài, chúng đành phải tìm một nơi an toàn và kín đáo để trốn, tránh cho việc có thể bị làm phiền và càng bị tổn thương hay đau đớn nhiều hơn. Vì thế, khi bạn thấy thú cưng của mình trốn ở một nơi mà trước giờ chúng không thèm vào thì có thể chúng đang rất mệt mỏi và đau đớn, thậm chí đã sẵn sàng chờ đợi cái chết rồi.

Thú cưng sắp qua đời có thể có những hành vi rất khác lạ, chúng có thể thấy hoang mang và cáu kỉnh, thậm chí, chúng cũng có thể cắn chủ nuôi của mình. Đừng trách chúng vì đây chẳng qua chỉ là những bản năng tự nhiên mà thôi. Đơn giản vì chúng đang rất mệt mỏi và đau đớn, thậm chí không màng đến ăn uống và chăm sóc bản thân chúng thì làm sao có thể cư xử một cách ngoan ngoãn như bình thường được? Bạn cũng nên chú ý rằng, nếu như bạn còn nuôi những thú cưng khác thì có thể chúng sẽ bắt đầu “bắt nạt” thú cưng sắp qua đời đấy (chuyện này hay xảy ra ở loài chó, khi có một con trong đàn trở nên yếu ớt hẳn đi).

Qua đời khi quá già là một chuyện tự nhiên trong cuộc sống, tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét đến vấn đề gặp bác sĩ thú y nếu như để ý thấy tình trạng thú cưng của bạn trở nên quá tồi tệ. Ví dụ như: thú cưng không thể đứng dậy, vô cùng mệt mỏi và đau đớn và có những biểu hiện bất thường. Khi trao đổi với bác sĩ thú y, bạn sẽ biết được phương pháp chăm sóc thú cưng, hoặc đơn giản là có nên cho thú cưng của bạn một cái chết nhân đạo – ít đau đớn hơn hay không? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bạn, tuy nhiên, hãy nhớ liên lạc với bác sĩ thú y để chắc chắn rằng bạn đã hiểu những cách chăm sóc thú cưng sắp qua đời một cách rõ ràng nhất.

Khi một con thú cưng đã qua đời, có thể chủ nuôi sẽ phải đối mặt với những mất mát rất lớn, tuy nhiên, đối với những chủ nuôi còn có nuôi thêm những thú cưng khác nữa, thì cách hay nhất là cho những con còn lại thấy xác của con đã chết. Theo Hiệp Hội Chống Ngược Đãi Động Vật Hoa Kỳ, loài chó, mèo và ngựa sẽ vượt qua nỗi đau về cái chết của bạn mình dễ dàng hơn nếu như chúng được thấy xác của bạn. Nếu không, chúng sẽ có xu hướng tìm kiếm bạn mình và vì thế, đau đớn sẽ càng rõ rệt và kéo dài hơn nữa.

Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo Sắp Đẻ Và Những Việc Cần Phải Làm Để Hỗ Trợ Mèo Sinh Con

Những dấu hiệu báo trước mèo sắp đẻ

– Khi sắp bước sang giai đoạn sinh con khoảng một tháng, mèo mẹ thường kêu nhiều, đi khỏi nhà vài ngày rồi quay về.

– Mèo bồn chồn, lo lắng, đi lại chậm chạp.

Mèo mẹ lo lắng, bồn chồn

– Mèo mẹ thường đi loanh quanh tìm kiếm những khu vực kín đáo để làm ổ. Nếu muốn biết chính xác nơi mèo đẻ và tiện cho việc chăm sóc những chú mèo con, bạn nên chuẩn bị cho chúng một cái ổ ấm áp, đặt tại nơi ít người qua lại và ánh nắng mặt trời, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.

– Mèo mẹ thở gấp gáp, kêu rên nhiều hơn, bụng võng xuống, dáng đi khệnh khạng, thận trọng. Khi sờ tay lên bụng sẽ thấy nó hơi cứng cứng. Lúc gần ngày sinh, bụng có hình dạng hai bên không đồng đều, có chỗ nhô hẳn ra, cứng hơn bình thường. Đừng lo lắng vì đây là điều bình thường ở tất cả các con mèo mà thôi.

– Bên ngoài bộ phận sinh dục sưng to, mềm nhão ra, khu vực bầu vú căng to hơn, nếu bạn dùng tay bóp nhẹ sẽ thấy sữa rỉ ra.

Bầu vú to và căng hơn

– Mèo thường hay liếm láp cơ thể, đặc biệt vùng âm hộ và bụng.

– Thân nhiệt giảm xuống còn 36.9- 37.9 độ, thấp hơn so với bình thường 1- 2 độ.

– Mèo mẹ chán ăn, bỏ ăn thậm chí đôi khi còn có triệu chứng nôn ói.

Lưu ý: Cần đưa mèo mẹ tới gặp bác sỹ thú y ngay nếu thấy xuất hiện các hiện tượng sau:

– Mèo mẹ ra máu trước thời kỳ chuyển dạ. Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, có thể nhau thai đã bị vỡ.

– Có dịch màu xanh lá hơi vàng tiết ra ở âm hộ, mèo mẹ có thể đã bị nhiễm trùng tử cung.

– Dịch màu xanh nhạt cảnh báo vấn đề nhau thai bị phân tách.

Công tác chuẩn bị cho mèo khi sắp chuyển dạ

Trước thời điểm mèo chuyển dạ một đến hai tuần, bạn nên bắt tay vào công tác sắp xếp, chuẩn bị những vật dụng cần thiết để hỗ trợ tốt nhất mèo mẹ khi sinh và nuôi con sau này. Đó là:

– Đưa mèo đến cơ sở thú y khám thai đều đặn nhưng đến cuối kỳ thì nên dừng lại việc này. Thay vào đó là mời bác sỹ tới nhà để kiểm tra, thăm khám.

Đưa mèo mẹ đi khám thai định kỳ

– Thông thường, từ ngày thứ 66 trở đi, mèo mẹ sẽ bắt đầu chuyển dạ. Do đó, hãy cho mèo mẹ ăn thức ăn của mèo con khi nó mang thai được khoảng 42 ngày.

– Tăng cường bổ sung thức ăn nhiều tinh bột để mèo mẹ có nhiều sữa hơn. Tuyệt đối không cho mèo mẹ ăn các đồ cay nóng, cứng hoặc thức ăn thừa từ ngày hôm trước.

– Không tiêm hoặc cho mèo uống bất cứ loại thuốc nào. Nếu mèo bệnh cần hỏi ý kiến bác sỹ.

– Làm một chiếc ổ ấm áp, gọn gàng đặt ở nơi ít sáng, ít gió, ít người qua lại.

+ Nếu không có điều kiện để mua một chiếc ổ riêng cho chú mèo của mình, bạn có thể sử dụng hộp xốp hoặc thùng bìa carton để tận dụng làm ổ. Thêm vào bên trong ổ một vài miếng vải khô, trơn, mỏng cho thoáng mát, đồng thời giữ ấm cho cả mẹ lẫn con.

+ Diện tích không gian ổ phải đủ rộng, không chật chội, gò bó. Với những chú mèo thường ngày có tấm ổ đệm để nằm vì chúng khá dày, khi mèo sinh chất bẩn, máu sẽ dính vào, rất khó để giặt sạch lại.

Làm cho mèo mẹ một cái ổ ấm áp

– Dùng kéo cắt tỉa bớt lông quanh khu vực âm hộ và bầu vú. Như vậy khi sinh, lông mèo sẽ bớt dính bẩn, khiến chúng mất nhiều thời gian làm sạch, cũng như giúp mèo con dễ dàng ăn bú sữa mẹ.

– Chuẩn bị khăn sạch và nước ấm để khi mèo mẹ sinh con có thể lau cho cả mẹ lẫn con.

– Bạn có thể chuẩn bị thêm một chút sữa bột cho mèo và bình sữa nhỏ, sẵn sàng pha cho mèo con ăn nếu không may chú mèo mẹ đó không có sữa cũng như bổ sung dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe cho mèo mẹ sau sinh.

– Nếu mèo mẹ khó đẻ hay có dấu hiệu bất thường, cần liên hệ ngay tới bác sỹ thú y để yêu cầu trợ giúp.

Liên hệ với bác sỹ thú y

Một số lưu ý quan trọng bạn cần làm khi mèo sinh con

– Khi mèo chuyển dạ, bạn chỉ nên đứng từ xa quan sát và giữ yên lặng.

– Tránh gây ra tiếng động vì nó sẽ khiến mèo mẹ lo lắng, bất an và di chuyển đến nơi khác để tiếp tục sinh con.

– Lớp màng bao bọc bên ngoài mèo con cần được mèo mẹ liếm sạch, đảm bảo hô hấp cho những chú mèo con ổn định, cũng như không bị viêm nhiễm sau này.

– Một số trường hợp mèo mẹ lần đầu sinh con không biết liếm. Trong trường hợp này bạn cần phải can thiệp, ngay lập tức phá vỡ lớp màng ngoài này rồi dùng khăn khô, mềm lau sạch. Tuy nhiên, trước đó, bạn phải tháo hết các trang sức trên tay, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn.

– Khi mèo sinh xong, kiểm tra xem trong cơ thể mèo mẹ có sót lại nhau thai hay không. Nếu có, bạn cần lấy chúng ra vì nó sẽ khiến mèo mẹ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, cần thận trọng, đừng cố gắng lôi mạnh nhau thai ra vì có thể dây rốn sẽ bị kéo theo khiến mèo mẹ tử vong.

Chỉ can thiệp khi mèo khó đẻ

– Mèo mẹ thường ăn nhau thai sau khi sinh con. Đó là nguồn dinh dưỡng rất tốt. Tuy nhiên, bạn không nên cho chúng ăn hết số nhau thai đó mà chỉ cho ăn một hai cái nếu không muốn chúng bị nôn mửa, tiêu chảy.

– Trong trường hợp mèo mẹ không thể hoặc không biêt cắn đứt dây rốn của mình, hãy gọi cho bác sỹ thú y để xin ý kiến.

Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo Bị Nhiễm Giun Sán

Giun sán là một trong những ký sinh trùng nguy hiểm. Khi xâm nhập vào cơ thể mèo, giun sán có thể khiến mèo tử vong. Đôi khi, giun sán sẽ được truyền từ mèo mẹ sang mèo con. Vậy làm sao để nhận biết mèo bị nhiễm giun sán?

1. Bụng mèo phình to

Mèo chứa quá nhiều giun thường có phần bụng phình to nhưng không có mỡ bao quanh cột sống hay xương chậu. Bụng mèo sẽ phình căng, tròn đầy, lặc lè. Điểm khác biệt giữa mèo bị phình bụng và mèo mập đó là phần còn lại của cơ thể khá còi cọc.

2. Lông bết dính

Ký sinh trùng đường ruột hút hầu hết chất dinh dưỡng trong thức ăn của mèo. Điều đó có nghĩa là mèo nhà bạn sẽ không được cung cấp vitamin, khoáng, và đạm để duy trì bộ lông đẹp. Hãy xem bộ lông có các đặc điểm như:

Lông xỉn màu.

Lông không bóng.

Lông rối và bết dính

3. Có u dọc sống lưng

Khi lướt ngón tay trên sống lưng mèo khỏe mạnh, bạn sẽ cảm nhận được các cục u dọc xương sống, chứ không có xương góc cạnh lồi lên. Đó là những đệm mỡ của mèo. Mèo bị nhiễm giun nặng sẽ không có những miếng mỡ này. Khi vuốt xương sống và xương chậu của mèo, bạn cũng sẽ thấy nhọn và góc cạnh.

4. Mèo có thể ói hoặc tiêu chảy

Giun sán có thể gây khó chịu dạ dày và niêm mạc ruột, gây tiêu chảy và ói mửa. Mèo bị nhiễm giun nặng có thể bị tắc ruột, gây nôn mửa nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Mèo cũng có thể nôn ra giun, trông như sợi mì đang ngoe nguẩy.

5. Mèo bị chảy máu chân răng

Vài loại giun, nhất là giun móc có thể khiến mèo bị chảy máu lợi, gây mất máu chậm nhưng liên tục. Điều này dẫn đến thiếu máu, mèo chậm chạp và yếu đi, ở mèo con có thể nguy hiểm tính mạng.

6. Mèo có bọ chét

Bọ chét mang theo trứng sán dây, khi mèo liếm lông, chúng có thể ăn cả con bọ chét và mang trứng sán dây vào cơ thể. Nếu phát hiện phân bọ chét hay bọ chét, bạn cần chữa trị cho mèo và xử lý môi trường xung quanh để chúng không còn đất sống.

Việc xác định mèo nhiễm giun và loại giun chúng bị nhiễm sẽ giúp cho mèo nhà bạn sống khỏe mạnh nhất có thể. Ngoài ra, giun sán ở mèo cũng có thể lây sang người, nhất là trẻ con vốn không rửa tay cẩn thận sau khi chơi với mèo. Với một chút chú ý đến sức khỏe mèo, chậu cát mèo và mang phân đi phân tích mỗi năm một lần, bạn có thể giữ cho mèo nhà mình và các thành viên gia đình sạch giun.

Nếu bạn phát hiện mèo có những dấu hiệu bất thường trên, hãy nhanh chóng đưa các bé đến ngay cơ sở thú y gần nhất để được các bác sĩ thú y điều trị kịp thời.

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.

Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.

Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 0978899004 Email: vovietlinh@gmail.com

Hạnh Nguyễn

Dấu Hiệu Và Cách Nhận Biết Mèo Mang Thai

Thời điểm động dục của mèo

Muốn mèo cái mang thai thì trước tiên cô mèo của bạn cần trải qua chu kỳ động dục.

Chú ý: Nên cho mèo cái mang thai ở lần động dục thứ 2 trở lên, điều này sẽ giúp cô mèo của bạn phát triển toàn diện hơn về mặt thể vóc và tình dục.

Mèo rất dễ sinh sản

Mèo động dục biểu hiện như thế nào?

Mèo cái thường động dục vào mùa xuân và mùa thu khi thời tiết trở nên ấm áp và thời gian ngày dài hơn đêm. Khi mèo cái động dục sẽ có các biểu hiện như:

Gào đực.

Quấn chủ hơn.

Muốn được vuốt ve.

Mỗi lần chúng ta vuốt ve cô mèo sẽ nằm im vểnh đuôi và mông lên 2 chân sau trùng xuống.

Đây là dấu hiệu cô mèo của bạn đã sẵn sàng giao phối.

Thời điểm mèo cái bắt đầu chu kỳ sinh sản

Khi khối lượng cơ thể phát triển đạt khoảng 80%. Hay với mèo ta sẽ vào khoảng từ 4 – 6 tháng tuổi, mèo ngoại sẽ muộn hơn vào khoảng 6 – 9 tháng tuổi. Tuy nhiên vẫn có trường hợp cá biệt sớm hay muộn hơn đôi chút.

Mèo từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu động dục và có khả năng làm mẹ

Hành vi giao phối của mèo

Hành vi giao phối là điều cần thiết để mèo mang thai. Khi bạn quan sát được hành vi giao phối thì khả năng rất cao là cô mèo của bạn đã có thể mang thai.

Hành vi giao phối của mèo diễn ra thường khá ngắn và trông có vẻ bạo lực bởi vì bạo lực vốn có trong việc giao phối của mèo, không có gì là lạ, mèo cái phải chịu đựng những vết cắn nhẹ hoặc trầy xước do hậu quả của cuộc giao phối gây ra.

Khi giao phối mèo đực thường cắn vào vùng da sau cổ hay lưng mèo cái để thực hiện giao phối.

Dấu hiệu mèo động đực là luôn đánh dấu lãnh thổ

Dấu hiệu mèo mang thai biểu hiện qua cử chỉ hành vi của mèo

Khi mèo mang thai, cơ thể của chúng chịu ảnh hưởng của một lượng lớn progesterone. Progesterone có tác dụng điều chỉnh hành vi trên mèo cái. Nó làm cho mèo thư giãn và bình tĩnh trong khi mang thai.

Và với những người nuôi mèo thường có nhận xét rằng mèo mang thai của họ ít tâm trạng hơn, êm dịu hơn và bình tĩnh hơn với ít biểu hiện lo lắng hoặc hung hăng. Một số con mèo thậm chí có vẻ tình cảm hơn bình thường.

Khi mang thai mèo luôn kêu gào thảm thiết

Một trong những dấu hiệu mèo có bầu là sự thèm ăn. Mèo mang thai đang ăn cho bản thân và cho mèo con và vì vậy những người nuôi thú cưng thường thấy rằng thú cưng đang mang thai của họ luôn đói và xin thức ăn.

Dấu hiệu mèo mang thai biểu hiện cáu giận, mang tâm trạng bất ổn

Dấu hiệu mèo mang thai biểu hiện qua hình thể bên ngoài

Kiểm tra núm vú cô mèo của bạn sau 2 – 3 tuần động dục, hoặc được cho phối nếu núm vú trở nên hồng hơn, hoặc đỏ sẩm và phát triển lớn hơn khả năng cao cô mèo nhà bạn đang mang bầu (biểu hiện này cũng sảy ra ở mèo cái động dục).

Quan sát phần bụng: bụng mèo bắt đầu có dấu hiệu phình rộng khiến bụng có vẻ lơ lửng trông giống “hình quả lê” khi nhìn từ phía trước hoặc phía sau của mèo. Khác với khi mèo tăng cân thì trông cô mèo sẽ to đều các bộ phận như chân và phần vai, cổ trông cân đối hơn.

Trong 1-2 ngày cuối của thai kỳ, ngay trước khi bắt đầu sinh, mèo mang thai sẽ bắt đầu có những hành vi làm tổ. Được coi là một phần của giai đoạn đầu tiên của chuyển dạ, làm tổ là khi mèo mang thai chuẩn bị một nơi an toàn, ấm áp, yên tĩnh.

Vào tuần thứ 5 của thai kỳ, bụng mèo mẹ bắt đầu to lên.

Mèo mang thai mấy tháng?

Mèo chửa mấy tháng? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Ngay bây giờ, Petto sẽ giải đáp thắc mắc của mọi người. Thông thường, thời gian mang thai của mèo trong khoảng 58 – 63 ngày (9 tuần).

Đưa mèo đi siêu âm để chắc chắn rằng cô mèo của bạn đã mang thai hay chưa, điều này chỉ xác định được khi bào thai được 3 tuần tuổi. Bạn nên căn khoảng thời gian 3 tuần kể từ khi mèo kết thúc khoảng thời gian động dục để đưa đi siêu âm.

Ba Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo Đang Mang Thai

Thời gian mang thai thông thường của mèo là khoảng 9 tuần. Khi bắt đầu mang thai chúng sẽ có biểu hiện thay đổi về thể chất cũng như hành vi. Bạn sẽ có thể xác định được liệu mèo có thai hay không nhờ vào các thay đổi này. Các tốt nhất để biết chắc chắn đó là đưa chúng đến bác sĩ thú y. Trừ phi là chuyên gia chăn nuôi, bạn cần phải triệt sản cho mèo, nếu không việc chúng sinh sản quá nhiều sẽ dẫn đến hậu quả nhiều mèo con bị tử vong do không tìm được nơi trú ẩn.

Nhận biết dấu hiệu sinh sản

Khi mèo của bạn có khả năng sinh sản và đến thời kỳ động dục, có thể chúng đã mang thai.

Mèo cái thường tiến hành tìm bạn tình khi ngày dài hơn và thời tiết ấm lên, thường là trong thời điểm giữa mùa xuân và thu.

Mèo cái thường bắt đầu chu kỳ sinh sản khi thời tiết ấm lên và khi đã phát triển khối lượng cơ thể khoảng 80%. Nói cách khác, sau bốn tháng tuổi mèo sẽ có khả năng sinh sản trong trường hợp bất thường.

Khi mèo đến thời kỳ động dục, chúng sẽ thay đổi hành vi rõ ràng nhằm thu hút mèo đực trong khoảng từ bốn đến sáu ngày.

Mèo đến thời kỳ đầu sinh sản sẽ có dấu hiệu bất an, trở nên trìu mến hơn, bắt đầu phát ra tiếng kêu nhỏ, và thèm ăn hơn.

Khi mèo cái bước vào thời kỳ động dục, chúng sẽ bắt đầu “kêu” meo meo thường xuyên và liên tục, và có thể biếng ăn hơn.

Mèo cái động dục sẽ thân thiện trìu mến với người hơn, lăn người qua lại, nhổm phần hông lên cao và khụy hai chân sau xuống rồi ngoắc đuôi sang một bên.

Khi đến giai đoạn này, mèo sẽ biểu hiện nhiều hành vi kỳ quặc hơn, lúc này chúng có khả năng đã mang thai.

Trong trường hợp nhận biết được mèo đã bắt đầu thời kỳ sinh sản, thì khả năng mang thai của chúng là chắc chắn.

Sau khi giao phối, mèo cái sẽ bước vào “giai đoạn trầm lắng” kéo dài từ 8 đến 10 ngày và trở nên bình tĩnh hơn. Tuy nhiên, sau giai đoạn này mèo sẽ tiếp tục giao phối từ giữa tháng 4 đến tháng 9.

Để mèo không tiếp tục giao phối/hay vô tình mang thai, bạn nên triệt sản cho chúng càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.

Nhận biết dấu hiệu mang thai

Sau thời gian mang thai từ 15 đến 18 ngày, núm vú của mèo sẽ “hồng lên”, hoặc đỏ sậm và phát triển lớn hơn.

Vú phát triển to hơn, và có thể tiết ra chất sữa.

Hiện tượng đầu vú phát triển cũng là dấu hiện mèo đến thời kỳ động dục, cho nên đây chưa phải là căn cứ để nhận biết mèo đang mang thai.

Khi nhìn từ một bên, mèo đang mang thai thường có phần lưng cong xuống, bụng hơi tròn và phình ra.

Đa số mèo cái thường có thân hình như con lừa muộn hơn khi mang thai.

Trong trường hợp mèo yêu của bạn tăng cân chứ không phải đang mang thai thì toàn bộ cơ thể sẽ nặng và to hơn, không chỉ phần bụng mà còn bao gồm cổ và chân đều phát triển.

Trước khi sinh vài ngày, mèo cái sẽ bắt đầu làm ổ để chào đón những đứa con của mình.

Mèo yêu của bạn có thể tìm một nơi yên tĩnh kín đáo như tủ quần áo và bắt đầu tha chăn màn, khăn, hoặc vài tấm vải xếp thành ổ cho việc sinh đẻ.

Trong trường hợp phát hiện hành vi làm ổ của mèo và bạn chưa nhận ra chúng đang mang thai, thì nên mang đến bác sĩ thú y để tiến hành kiểm tra tiền sản.

Bài viết có tham khảo từ nguồn: wikihow.vn

Xin chân thành cảm ơn!

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng

Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo Sắp Ra Đi trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!