Xu Hướng 3/2023 # Đậu Mèo Là Cây Gì, Có Tác Dụng Gì? # Top 12 View | Viec.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Đậu Mèo Là Cây Gì, Có Tác Dụng Gì? # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Đậu Mèo Là Cây Gì, Có Tác Dụng Gì? được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây đậu mèo còn được gọi là mắt mèo, đao đậu tử, đậu rựa, đậu ngứa, móc mèo, đậu mèo lông bạc,… đậu mèo có vị ngọt, tính ôn, tác dụng chỉ tả và giáng khí thường được sử dụng để chữa đau bụng, lỵ mãn tính, rắn cắn và nhiễm giun sán. Ngoài ra, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích và nhận thấy hạt đậu mèo chứa hoạt chất L-dopa, có tác dụng kích thích hoạt động…

Cây đậu mèo còn được gọi là mắt mèo, đao đậu tử, đậu rựa, đậu ngứa, móc mèo, đậu mèo lông bạc,… đậu mèo có vị ngọt, tính ôn, tác dụng chỉ tả và giáng khí thường được sử dụng để chữa đau bụng, lỵ mãn tính, rắn cắn và nhiễm giun sán. Ngoài ra, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích và nhận thấy hạt đậu mèo chứa hoạt chất L-dopa, có tác dụng kích thích hoạt động tình dục và tăng sản sinh dopamin ở não bộ.

Đậu mèo là cây gì?

Tên gọi khác: Mắt mèo, Đao đậu tử, Đậu rựa, Đậu ngứa, Móc mèo, Đậu mèo lông bạc, Đậu mèo leo.

Tên khoa học: Mucuna cochinchinensis

Tên dược: Semen Mucunae Cochinchinensis

Họ: Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae)

Đậu mèo có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng hiện nay được trồng và mọc hoang nhiều ở nước có khí hậu nhiệt đới như Nhật Bản, Philipin, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Ở nước ta, loài thực vật này mọc hoang ở các tỉnh miền núi, thường mọc leo vào những cây cỏ hoặc cây bụi cao. Do lông của quả đậu mèo có thể gây ngứa da nên loại cây này ít được trồng.

Hạt của cây đậu mèo được sử dụng để làm thuốc.

Khi quả chín, đem hái quả về rồi bóc vỏ lấy hạt. Sau đó phơi hạt cho khô hoàn toàn. Hạt đậu mèo có phẩm chất tốt thường có mặt ngoài bóng và có nếp nhăn, hạt dày 1cm, rộng 1.5 – 2cm và dài từ 2.5 – 2cm.

Đặc điểm nhận dạng cây đậu mèo

Đậu mèo là loài thực vật dây leo sống hằng năm. Thân tròn, bên ngoài có khía rãnh dọc và được bao phủ lớp lông có màu trắng hoặc màu hung vàng. Lá gồm có 3 lá chét, phiến lá hình trái xoan, mặt dưới được phủ lông mềm, màu trắng, mặt trên ít lông hơn. Lá chét rộng 8cm, dài 13 – 15cm, mỗi phiến lá gồm khoảng 9 đôi gân, cuống dài khoảng 18cm.

Hoa mọc thành cụm, thõng xuống, cụm hoa có chiều dài trung bình từ 25 – 30cm, đường kính 5cm, cuống hoa khá to và dài 5mm. Hoa có màu xanh nhạt, tím hoặc đỏ.

Quả dạng đậu, cong hình chữ S, chiều ngang 1.3cm và dài 12cm. Quả được phủ lông trắng hoặc hung vàng, một số cây gây ngứa da khi chạm vào. Mỗi quả chứa trung bình 5 hạt hình trứng, chiều dài từ 1.2 – 15cm. Đậu mèo ra hoa vào tháng 7 – 11 và sai quả vào tháng 11 – 12 hằng năm.

Thành phần hóa học có trong hạt đậu mèo

Hạt đậu mèo chứa lecithin, acid gallic, phốt pho, canxi, protein, sắt, magie,…

Ngoài ra dược liệu còn chứa một số alkaloid , 4-dihydroxy-phenylalanin (L-dopa).

Hạt đậu mèo có tác dụng gì?

Tính vị: Vị ngọt, tính ôn. Ngoài ra, một số tài liệu cổ có ghi vỏ của hạt đậu mèo (đạo đậu xác) có vị đắng, chát, tính bình.

Quy kinh: Quy vào kinh Thận và Vị.

– Theo Đông Y:

Công dụng: Hạt có tác dụng hạ khí, ôn trung, vỏ có công dụng chỉ tả và giáng khí.

Chủ trị: Chứng hư hàn sinh nấc, vỏ đậu được sử dụng để chữa lỵ mãn tính và nấc cụt.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Hoạt chất 4-dihydroxy-phenylalanin thuộc nhóm L-dopa có tác dụng kích thích hoạt động và ham muốn tình dục.

Nhân dân Ấn Độ, Brazil, Nepal đều sử dụng hạt đậu mèo để làm thuốc kích dục. Ngoài ra ở Nepal, nhân dân sử dụng 25 – 30g bột từ hạt đậu mèo trộn vào thức ăn của trâu để tăng khả năng sinh sản.

Đậu mèo có tác dụng diệt giun sán nhưng nên dùng với liều thấp. Sử dụng liều cao có thể gây rối loạn đường ruột hoặc thậm chí gây tử vong.

Hiện tại, một số chuyên gia đã bắt đầu sử dụng hoạt chất L-dopa trong dược liệu để làm thuốc điều trị bệnh Parkinson.

Người Mèo thường sử dụng hạt để nấu cháo, thổi xôi, làm tương, làm nhân bánh hoặc làm thức ăn cho vật nuôi.

Ngoài ra, do đặc tính sống dai và khỏe nên cây đậu mèo còn được nhân dân miền núi trồng để phủ xanh và chống xói mòn đất.

Hạt đậu mèo còn chứa aflatoxin. Hoạt chất này có thể tăng lên khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 35 độ C trở lên, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng hạt đậu mèo.

Liều lượng, cách dùng hạt đậu mèo

Hạt đậu mèo được sử dụng ở dạng sắc hoặc dạng bột với liều dùng 5 – 6g/ ngày.

Vỏ quả được dùng ở dạng sắc với liều 10 – 15g/ ngày.

Một số bài thuốc từ hạt đậu mèo

Bài thuốc trị rắn cắn

Chuẩn bị: Hạt đậu mèo.

Thực hiện: Bổ đôi đắp trực tiếp lên vết cắn để hút độc tố.

Lưu ý: Sau khi sơ cứu cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và xử lý.

Bài thuốc trị giun đũa

Chuẩn bị: Hạt đậu mèo và mật ong.

Thực hiện: Tán bột dược liệu, sau đó trộn đều với mật ong làm thành thuốc dẻo. Người lớn dùng uống 15g/ ngày, trẻ nhỏ dùng 4g, sử dụng bài thuốc liên tục trong vòng 4 – 5 ngày.

Lưu ý khi sử dụng hạt đậu mèo làm thuốc

Sử dụng đậu mèo có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, chướng bụng, mất ngủ, nhức đầu, nhịp tim nhanh,… Tiếp xúc da với dược liệu có thể gây sưng tấy, nóng rát và ngứa ngáy.

Hoạt chất L-dopa trong dược liệu có thể tăng nguy cơ chảy máu ở người bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra, hoạt chất này cũng có thể làm tăng sản sinh melanin – yếu tố làm nghiêm trọng bệnh ung thư da.

Hạt đậu mèo có chứa độc tính, vì vậy cần cẩn trọng khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này.

Dược liệu có chứa hoạt chất L-dopa, vì vậy cần tránh sử dụng cho người mắc bệnh tim mạch. Nếu dùng, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Một số bằng chứng cho thấy, đậu mèo có tác dụng hạ đường huyết. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường hoặc đường huyết thấp nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trước khi phẫu thuật, bạn nên ngưng sử dụng đậu mèo trước 2 tuần để tránh tình trạng phát sinh các vấn đề về tim.

Hạt đậu mèo có tương tác với loại thuốc nào?

Tránh sử dụng dược liệu với những vị thuốc sau:

Guanethadine: Sử dụng đồng thời với dược liệu có thể làm tăng tác dụng hạ áp và khiến huyết áp giảm thấp đột ngột.

MAOIs: Dùng kết hợp với đậu mèo có thể làm tăng nguy cơ phát sinh các tác dụng phụ như động kinh, huyết áp cao, nhịp tim nhanh, lo lắng,…

Thuốc trị bệnh tiểu đường: Điều trị phối hợp đậu mèo có thể tăng tác dụng hạ đường huyết. Vì vậy cần hiệu chỉnh liều lượng thuốc và dược liệu để tránh hạ đường huyết quá mức.

Thuốc chống loạn thần: Hoạt chất trong dược liệu có thể làm tăng dopamine trong não bộ. Vì vậy sử dụng với thuốc chống loạn thần có thể làm giảm tác dụng điều trị của thuốc.

Tóm lại, đậu mèo có vị ngọt, tính ôn, tác dụng chỉ tả và giáng khí thường được sử dụng để chữa đau bụng, lỵ mãn tính, rắn cắn và nhiễm giun sán. Bài viết chỉ khái quát các thông tin cơ bản về cây đậu mèo. Để biết thêm thông tin về dược liệu này, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền. 

Baonongsan.com: tổng hợp thông tin giá nông sản, nuôi trồng các loại rau, nông thuỷ hải sản mang giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân khắp các miền tổ quốc.

Từ khóa:

đậu mèo trắng

cách ăn hạt đậu mèo

hình ảnh hạt đậu mèo

cây mắt mèo wiki

cây mắt mèo có tác dụng gì

đậu mèo có ăn được không

cây đậu mắt mèo

hạt mắt mèo ăn trị bệnh gì

Dấm Táo Mèo Có Tác Dụng Gì?

Dấm táo có tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông

Dấm táo là một trong những cách giúp bạn thu nhỏ lỗ chân lông hiệu quả. Cho dấm táo và nước pha với nhau theo tỉ lệ (1 dấm táo : 3 nước ) sau đó dùng hỗn hợp pha được để thoa đều lên mặt, lên những vùng da mà bạn muốn thu nhỏ lỗ chân lông (lưu ý: không bôi lên vết thương hở hoặc nơi bị kích ứng).

Một lượng acid vừa đủ có sẵn trong dấm táo sẽ giúp bạn làm khít lỗ chân lông, làm làn da của bạn trở lên mịn màng và sáng bóng. Thực hiện đều đặn, sau 1-2 tuần bạn sẽ cảm nhận sự thay đổi nhờ vào tác dụng của dấm táo.

Tác dụng của dấm táo trong chăm sóc da toàn thân

Tính axit tự nhiên trong dấm táo có tác dụng kháng khuẩn, tẩy sạch các tế báo chết. Vì thế dấm táo cũng có tác dụng làm trắng da nếu bạn biết cách sử dụng chúng.

Cách làm trắng da với dấm táo mèo như sau: Bạn đổ 1 chén nhỏ dấm táo mèo vào nước tắm hàng ngày của mình và tắm. Kiên trì trong thời gian dài, mình tin là da bạn sẽ trắng tự nhiên mà không hại sức khỏe. Ngoài ra, cách tắm với nước pha dấm táo này còn giúp phục hồi da bị cháy nắng rất hiệu quả.

Dấm táo có thể dùng làm kem dưỡng da ban đêm

Đôi khi bạn có thể lo lắng về việc sử dụng các loại kem dưỡng da trên thị trường, tuy nhiên nếu sử dụng dấm táo thì có thể bạn sẽ không còn phải bận tâm nhiều nữa. Bạn trộn dấm táo mèo với nước , kết hợp với dầu oliu theo tỉ lệ như sau:

+ Dầu oliu: một nửa chén

+ dấm táo mèo: 1 phần tư chén

+ Nước sạch: 100 đến 150 ml

Sau đó bạn thoa đều dung dịch pha được lên làn da của bạn. Như bạn biết, dầu oliu có tác dụng dưỡng da rất tốt, dấm táo mèo có tác dụng tẩy các tế bào chết, se khít lỗ chân lông, kháng khuẩn, sự kết hợp này giúp da bạn mịn màng không cần son phấn.

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị trên thị trường để trị mụn, hoặc kết hợp với các phương pháp , các mẹo vặt mà bạn học được cũng có thể trị mụn rất tốt. Mụn trên cơ thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân chính: sinh lý cơ thể (có thể đến tuổi dậy thì thường có nhiều mụn, ăn uống quá nhiều dẫn đến nóng trong, tiêu hóa kém…vv), nguyên nhân thứ 2 do vấn đề vệ sinh trong đó vấn đề môi trường sống cũng là tác nhân gây ra mụn….

► Chữa chứng mất ngủ, suy nhược mãn tính: Để 1 cốc nước 200ml và pha sẵn 3 thìa nhỏ dấm với một chén mật ong cạnh giường ngủ. Trước khi đi ngủ uống 2 thìa nhỏ, và thường sau nửa giờ là ngủ được. Nếu sau 1 tiếng chưa ngủ được thì uống thêm 2 thìa nữa. Cứ mổi khi thức giấc và khó ngủ lại ta lại dùng thêm hai thìa nữa.

► Điều hòa huyết áp : hàng ngày uống 4 lần trước hoặc sau bữa ăn. 200ml nước pha với 3 thìa giấm và 2 thìa mật ong. Kiêng ăn mặn.

► Chữa bệnh chóng mặt : Mỗi ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa nhỏ với 2 thìa mật ong. Sau nửa tháng sẽ giảm, và 1 tháng sẽ khỏi.

► Chữa viêm họng, đau họng : Mổi giờ súc miệng 1 lần bằng 1 cốc nước ấm có pha 1 thìa dấm với 1 thìa mật ong. Khi bắt đầu đỡ thì cứ 2 giờ dùng 1 lần, sau 24h sẽ khỏi hẳn.

► Chữa bệnh viêm khớp : Sau Mỗi bữa ăn, uống 1 cốc nước 200ml pha 10 thìa nhỏ dấm táo và mật ong sao cho vừa đủ ngọt

► Làm giảm đau nhức: Lấy lòng đỏ trứng gà và đánh với 1 thìa lớn giấm táo và một thìa nhỏ tinh dầu thông sau đó bôi lên mặt da chổ nhức và xoa mạnh.

► Chữa Viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt : Mỗi ngày uống vào bữa ăn 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa nhỏ dấm và 2 mật ong và nhai thêm 1 miếng sáp ong. Đặc biệt vô cùng có hiệu nghiệm với viêm mũi dị ứng.

► Chữa đau bàng quang : Mỗi bửa ăn uống 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa nhỏ giấm táo và mật ong sẽ có tác dụng tốt cho bài tiết.

► Chữa bệnh Viêm thận , nước tiểu có mủ: hằng ngày đếu đặn trong bữa ăn uống 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa dấm và 2 thìa mật ong cho đến khi khỏi hẵn.

► Chữa bệnh nhức đầu mãn tính : Dùng giấm táo mật ong theo liều lượng thích ứng hàng ngày. Lúc đầu, mỗi ngày ta dùng 2 lần, mỗi lần dùng ta chia thành 2 thìa nhỏ dấm táo với mật ong pha vào 1 cốc nước 200ml . Nếu bệnh chưa khỏi thì tăng dần đến khi có hiệu quả.

► Chữa Bệnh Zona : dung dấm táo bôi nguyên chất lên chỗ đau ngày 4 lần, ban đêm 3 lần nữa. Sau khi bôi, đắp khan nhúng dấm táo – cảm giác đau sẽ dần dần bớt đi, và sẽ chóng ăn da non.

► Chữa Giãn phồng tĩnh mạch : Mỗi ngày 2 lần lấy giấm táo thoa vào chỗ bị giãn. Và mỗi bữa ăn uống 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa dấm.

► Chữa Chốc lỡ đầu trẻ em : dung dấm và Bôi giấm táo vào nơi có mụn cứ 1 ngày bôi 6 lần, mỗi lần cách nhau 2 tiếng. Khỏi sau 2, 3 ngày.

Cho Chó Uống Nước Đường Có Tác Dụng Gì?

Cho chó uống nước đường, đặc biệt là chó con giúp chống lại việc chó bị hạ đường huyết. Các giống chó nhỏ và chó siêu nhỏ (Small Dog và Toy dog) có tỷ lệ bị hạ đường huyết rất cao, và để điều trị tình trạng bị hạ đường huyết thì nước đường là phương pháp được chỉ định.

Chó bị hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu của chó thấp, đây là một bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho chó của bạn. Mức đường thấp có thể khiến chó của bạn co giật, nặng thì tử vong.

Biểu hiện khi chó bị hạ đường huyết

Chó bị hạ đường huyết thường yếu đuối, rung rẩy, bị mất khả năng nhận định không gian nên không định hướng được.

Tại sao cho chó uống nước đường được chỉ định là giải pháp điều trị hạ đường huyết ở chó?

” class=”wp-image-3731″>

Nước đường được sử dụng trong việc điều trị hạ đường huyết ở chó bởi nước đường sẽ giúp điều hòa glucose trong máu của chó.

Chó con là đối tượng dễ bị hạ đường huyết nhất bởi hệ thống của cơ thể chưa trưởng thành để có thể đo lường và điều hòa lượng glucose trong máu của cún. Chó dưới 4 tháng tuổi có thể cần nước đường bổ sung trong chế độ ăn uống để phòng tránh hà đường huyết.

Lượng đường pha nên sử dụng là 2 thìa cà phê pha với nửa cốc nước.

Các bạn nuôi các giống chó nhỏ như chó Chihuahua, chó Yorkshire, phốc hươu, phốc sóc… nên chú ý vấn đề này để có hướng giải quyết tránh trường hợp bị thiếu đường đến mức co giật và tử vong.

Rượu Táo Mèo Có Tác Dụng Gì Tốt Cho Sức Khỏe Người Uống?

Rượu táo mèo có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: Giảm cân, hạ mỡ máu đồng thời giúp ăn ngon miệng và bảo vệ gan đồng thời làm giảm xơ vữa động mạch và hạ lipid trong máu rõ rệt. Cây táo mèo hay còn được gọi là sơn tra được mọc rất nhiều trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. Quả táo mèo thường được người dân ngâm ủ thành một loại rượu có màu nâu đồng thời có vị ngọt thơm rất đặc trưng vì thế táo mèo được biết đến là một loại rượu dân dã những rất độc đáo của vùng núi rừng Tây Bắc.

Khi được mọc trên núi cao những quả táo mèo sẽ được hấp thụ khí đất trời và nắng gió vùng cao vì thế nó có đủ vị chua,ngọt,chát,đắng … Sau đó được ngâm ủ rất kỹ và có những tinh chất để chế ra rượu. Rượu táo mèo lúc đầu uống cảm giác như uống nước ngọt có ga, nhưng khi càng uống càng ngất ngây.

Theo như giảng viên Thanh Hoa – cho biết; ” Quả táo mèo có tính hơi ấm vì thế khi ăn sẽ có vị chua ngọt và hơi chát. Đây là loại quả thuộc nhóm thuốc tiêu thực hóa tích có khả năng giúp tiêu hóa do tăng bài tiết pepsin dịch vị và axit mật. Chính vì thế nó sẽ có những công dụng để điều trị chứng rối loạn tiêu hóa do ăn uống nhiều dầu mỡ và thịt. Đặc biệt đối với trẻ em khi ăn sữa không tiêu rượu táo mèo cũng có thế giúp ăn uống ngon miệng và hỗ trợ tiêu hóa tốt.”

Hơn thế nữa, dịch chiết xuất có trong quả táo mèo sẽ có tác dụng làm ức chế trực khuẩn E.coli, thương hàn, trực trùng lị, bạch hầu và tụ cầu vàng khá mạnh. Những quả táo mèo sẽ có thể hấp thu hầu hết độc tố của vi khuẩn và các chất hoại tử để làm giảm nhanh nhu động ruột, cầm tiêu chảy và giảm kích thích thành ruột.

Để trả lời cho câu hỏi rượu táo mèo có tác dụng gì? Thì nó còn giúp cho người bệnh hạ mỡ máu đồng thời bảo vệ gan và kháng khuẩn rất tốt. Trong những nghiên cứu mới đây thì trong quả táo mèo có tác dụng làm kháng khuẩn và làm giãn động mạch vành vì thế sẽ chống rối loạn nhịp tim, cường tim và hạ áp … Giúp ức chế và chống co thắt quá trình ngưng tập tiểu cầu.

Từ đó sẽ bảo vệ tế bào gan cũng như trấn tĩnh an thần và điều chỉnh huyết áp cao tăng cường công năng miễn dịch. Nếu như các bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn lipit máu, và giảm béo giúp phòng ngừa chứng nhồi máu cơ tim và chứng đau thắt ngực .

Đối với những người béo phì nhất là những người có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao thì rượu táo mèo là loại quả rất tốt cho việc giảm cân. Đối với những người hay bị đầy bụng do ăn nhiều đồ mỡ, đồ chiên xào nhiều khi dùng rượu táo mèo sẽ giúp giảm lượng chất béo no không tốt khi hấp thụ vào cơ thể. Khi đó những triệu chứng như: đầy hơi, khó tiêu… sẽ giảm đi đáng kể giúp cho bạn có vóc dáng thọn gọn cũng như sức sống tràn đầy.

2. Một số thuốc có chứa chiết xuất quả táo mèo

Trong những năm của thập niên 70 của thế kỷ trức thì vai trò của táo mèo sẽ có tác dụng trong việc làm giãn mạch và làm giảm mỡ máu sẽ giúp điều hòa huyết áp cũng như tăng cường các chức năng tuần hoàn đã được người Châu Âu chứng minh. Cùng với chiết xuất sơn tra thì đây là một trong những thành phần của hơn 100 đặc chế trị bệnh tim mạch như: Eurython, Crataegutt, Esbericard, Cratamed… Cùng với các flavonoid người sử dụng sẽ rượu táo mèo sẽ gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, làm giãn mạch vành và giảm được chứng xơ vữa động mạch. Trong chiết xuất sơn tra có đặc tính chống nghẽn mạch rõ rệt

Cải thiện việc đưa oxy về tế bào cơ tim

Làm giảm triglycerid

Làm giảm cholesterol và độ quánh của máu và fibrinogen…

3. Ngâm rượu táo mèo như thế nào cho đúng?

Có rất nhiều cách ngâm rượu táo mèo bạn có thể lựa chọn ngâm táo mèo khô hoặc táo mèo tươi. Ngoài ra bạn cũng có thể ngâm đường trước khi cho rượu vào. Trong những cách ngâm rượu này đều cho ra hương vị đặc trưng riêng và phù hợp với rất nhiều người dùng.

Táo mèo sơ chế sạch, cắt bỏ 2 đầu rồi bổ đôi.

Ngâm táo mèo trong nước muối loãng khoảng 30 phút sau đó rửa sạch

Ngâm táo mèo cùng đường theo tỉ lệ 1:2 tức 1kg táo mèo với 2kg đường.

Sau 1 tuần thấy táo mèo nổi lên thì chắt lấy nước bỏ vào chai. Phần táo mèo thu được ngâm tiếp cùng khoảng 2 – 3 lít rượu trong vòng 3 tháng.

Khi uống, có thể pha thêm nước đường ngâm táo mèo trước đó để tăng hương vị.

Sơ chế táo mèo theo các bước trên sau đó ngâm luôn cùng rượu trong thời gian 3 – 4 tháng là có thể dùng được.

Đối với táo mèo tự phơi khô tại nhà hoặc đã phơi sấy sẵn thì một kg táo mèo khô có thể ngâm được khoảng 4 -5 lít rượu và thời gian ngâm cũng khoảng 3 -4 tháng. Ngâm càng lâu, rượu càng ngấm và thơm ngon hơn.

Bạn đã hiểu rượu táo mèo có tác dụng gì rồi phải không? Thế nhưng để rượu táo mèo được thơm ngon cũng như mang đến hiệu quả sức khỏe tối ưu thì bạn nên lựa chọn các loại táo mèo tươi và chính hãng từ núi rừng Tây bắc để ngâm rượu. Bởi hiện nay do nhu cầu người sử dụng rượu táo mèo khá cao nên có nhiều cơ sở vì chạy theo lợi nhuận mà không cần quan tâm đến chất lượng của rượu. Vì thế bạn nên cẩn trọng trong việc mua rượu táo mèo ngâm sẵn để không mua phải loại rượu kém chất lượng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đậu Mèo Là Cây Gì, Có Tác Dụng Gì? trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!