Bạn đang xem bài viết Đẹp: Những Trận Đấu Trước Giao Phối Của Loài Ngựa được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những móng guốc mạnh mẽ được giương lên cao, lỗ mũi mở rộng hết cỡ hai con ngựa hoang Stallions bắt đầu bước vào cuộc chiến đầy uy quyền để được quyền giao phối trong mỗi mùa xuân hàng năm.
Đó là một nghi lễ không thể thiếu của loài ngựa quen sống trong đàn khoảng 200 con, trong đó, những con đực phải chiến đấu để bảo vệ bạn tình của mình khỏi những kẻ ve vãn khác. Những cuộc chiến giữa các con vật mà trọng lượng của chúng có thể đạt tới gần tới nửa tấn này hẳn nhiên là không thể không có cảnh đổ máu. Nhưng kết quả là con đực thắng cuộc sẽ giành được quyền giao phối với đối tác, còn kẻ thua cuộc phải lén ra một chỗ khác liếm vết thương của mình.
Đặc quyền cao quý hơn nữa dành cho kẻ thắng cuộc là nó không chỉ được quyền sở hữu một con cái mà có hẳn một “hậu cung” đông đảo từ 8 tới 9 con. Nó được phép sở hữu cả nhóm ngựa cái này đảm bảo khả năng di truyền của nó là cao nhất. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ phải không ngừng chiến đấu ngăn chặn những con đực khác tìm cách đòi được chia sẻ mỹ nữ của nó.
Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Vedran Vidak, người đã dành nhiều ngày quan sát những sinh vật tuyệt đẹp này chiến đấu trong môi trường tự nhiên của chúng ở vùng núi Cincar của Tây Bosnia, đã gửi tới người đọc những bức ảnh tuyệt vời nhất từ cuộc chiến sinh tồn của loài ngựa hoang Stallions.
Một cuộc giao chiến bằng móng guốc.
Cuộc chiến giành quyền được duy trì nòi giống trên thảo nguyên Bosnia
Những cú tấn công chết người luôn kèm theo tiếng hí vang khắp thảo nguyên mỗi mùa xuân.
Con ngựa hoang giơ móng guốc tấn coogn vào cổ đối thủ.
Con ngựa tựa lên vai bạn sau một trận giao hữu.
Theo chúng tôi (Daily Mail)
Nhận Thấy Khả Năng Tránh Giao Phối Cận Huyết Ở Loài Chim
Con người luôn ý thức về việc tránh giao phối cận huyết. Hiện tượng này cũng xuất hiện ở một số loài động vật như chuột, thằn lằn đất hay chim shorebird. Trên tạp chí BMC Evolutionary Biology, các nhà nghiên cứu cho đăng một báo cáo, trong đó chỉ ra rằng hiện tượng này cũng xảy ra ở những con chim sống cặp theo kiểu “một vợ, một chồng”. Người ta đang dự đoán rằng mòng biển xitra chân đen sở hữu khả năng chọn bạn giao phối có bộ gen khác bộ gen của mình.
Nghiên cứu này được tiến hành với sự tham gia của Richard H. Wagner đến từ Viện Konrad Lorenz thuộc Học viện khoa học Australia, Etienne Danchin từ Đại học Paul Sabatier và các nhà nghiên cứu của trường Đại học Pierre và Marie Curie, Trung tâm khoa học Alaska, Đại học Bern. Các nhà nghiên cứu kiểm nghiệm 10 chỉ dấu di truyền, vị trí của các microsatellite (còn gọi là tiểu vệ tinh) để tìm hiểu xem liệu loài mòng biển xitra tránh giao phối cận huyết bằng việc chỉ giao phối với những con có bộ gen khác hay việc giao phối cận huyết làm giảm số lượng con con được nuôi lớn.
Hai con mòng biển xitra chân đen (Rissa tridactyla) trong một cuộc tranh chấp lãnh thổ. Ảnh chụp ở đảo Farne, Anh. (Nguồn: iStockphoto/Liz Leyden)
Hầu hết các cặp đôi tránh việc giao phối cận huyết. Việc này không chỉ đơn thuần là ngẫu nhiên. Vì thế, có lẽ loài mòng biển xitra có khả năng phân biệt họ hàng của chúng trong cả một quần thể đông đúc. Số ít những đôi có quan hệ cận huyết thường đẻ ra những quả trứng có khả năng nở thấp, và con con nếu nở ra cũng có tỉ lệ sống rất thấp. Theo một tác giả của nghiên cứu này, ông Hervé Mulard, “giao phối cận huyết sẽ hủy hoại những quần thể này.”
Kể từ con non thứ hai, chúng bị ảnh hưởng rất nặng bởi hiện tượng cận huyết này. Sức chống chọi bệnh truyền nhiễm và kí sinh trùng rất thấp. Hơn thế, chúng bị bố mẹ xao nhãng và phát triển chậm chạp, cơ may sống sót thấp hơn so với con non đầu tiên.
Những nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những con chim đực giao phối với nhiều con cái thường tìm kiếm bạn tình có kiểu gen xa nhằm đảm bảo thế hệ con sẽ có bộ gen khoẻ mạnh và tốt hơn. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng đầu tiên về việc tránh giao phối cận huyết được thực hiện rất chặt chẽ ở cặp đôi chỉ “một vợ, một chồng”. Ở những cặp này, cả con bố và con mẹ đều tham gia vào nuôi dưỡng con con. Chúng hầu như không bao giờ tách rời nhau.
Nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu liệu chim có khả năng nhận biết kiểu gen qua mùi cơ thể hay không. Mulard kết luận “Khả năng này có thể phục vụ đắc lực cho những loài sống theo nguyên tắc “một vợ – một chồng”. Có lẽ, chúng đã phải rất nỗ lực để lựa chọn được bạn giao phối có kiểu gen khác biệt.”
Hervé Mulard, Etienne Danchin, Sandra L Talbot, Andrew M Ramey, Scott A Hatch, Joël F White, Fabrice Helfenstein and Richard H Wagner. Evidence that pairing with genetically similar mates is maladaptive in a monogamous bird. BMC Evolutionary Biology, 2009;
Theo G2V Star (ScienceDaily)
Những Loài Mèo “Đẹp Lạ” Trên Thế Giới
Mèo Maine Coon hay mèo lông dài Mỹ là một nòi mèo nhà có đặc điểm kiểu hình đặc trưng và có kỹ năng săn mồi đáng nể. Nó là một trong những nòi mèo tự nhiên cổ xưa nhất ở Bắc Mỹ, là nòi bản địa của bang Maine và được bang này chọn là động vật đại diện cho mình.
Đặc điểm nổi bật của mèo Maine Coon là cấu trúc xương lớn, cơ thể hình chữ nhật và bộ lông dài bồng bềnh. Maine Coon có thể có nhiều màu lông khác nhau và nổi tiếng bởi trí thông minh và tính tình thì vô cùng hiền lành.
2. Mèo Toyger
Toyger là tên viết tắt giữa “toy” (nhỏ xinh, đồ chơi) với “tiger” (hổ), bởi vậy nhiều người hiểu Toyger nghĩa là “con hổ nhỏ xinh“.
Hiện đã có gần 400 con Toyger tồn tại. Chúng được gây giống bằng cách lai giữa mèo Bengal với mèo khoang đã được thuần hóa. Vì lẽ đó, những con Toyger thực chất là những chú mèo lai.
Ngoại trừ vóc dáng nhỏ bé và trọng lượng khiêm tốn của loài mèo, Toyger sở hữu khá nhiều đặc điểm ngoại hình của hổ: Bộ lông vàng sẫm điểm những sọc đen nổi bật, vòng tròn trắng quanh mắt, dáng đi oai vệ.
3. Mèo lông dài Anh
Mèo lông dài Anh có bộ lông óng ánh và thân hình chắc nịch, đến từ Vương quốc Anh. Đầu của loài mèo lông dài này tròn với mắt sáng, to tròn và tai ngắn.
Chân của chúng ngắn nhưng rất khỏe. Điểm nổi bật nhất ở loài mèo này là đuôi có lông dài và dày trông rất ấn tượng.
4. Mèo tai cụp Scotland
Giống mèo Scottish Fold (mèo tai cụp) của xứ Scotland có một đôi tai vô cùng đặc biệt với những nếp gấp. Loài mèo này có cặp mắt to tròn, chứa đầy sự ngọt ngào đằm thắm; những sợi râu mọc đều quanh miệng và cái mũi ngắn hơi hênh hếch.
Khi mới sinh ra, mèo Scottish Fold cũng có một đôi tai thẳng nhưng sau khoảng 3, 4 tuần tuổi thì xuất hiện nếp gấp làm tai cụp dần.
5. Mèo Ba Tư (Persian)
Mèo Ba Tư là một trong những giống mèo lông xù phổ biến nhất trên thế giới. Đặc trưng của chúng là sống mũi rất ngắn nên thường được gọi là mèo mặt tịt. Chúng có thân hình chắc khỏe, đầu to, hai mắt tròn biểu cảm.
Mèo Ba Tư có bộ lông hai lớp với lớp lông dài phía ngoài và lớp lông ngắn khá dày ở bên trong. Đuôi của chúng luôn xù nên việc chăm sóc cho bộ lông của giống mèo này khá tỉ mỉ, yêu cầu người nuôi phải chải lông hàng ngày.
Giống mèo này có vẻ như không thích hợp lắm với những người chủ nhân ưa sạch sẽ vì chúng rụng lông rất nhiều. Tuy nhiên, nhờ có bản tính mềm mại, dễ chịu và ôn hòa, giống mèo Ba Tư vẫn tiếp tục được xếp vào những con vật được yêu thích nhất trong gia đình. Chúng rất thông minh, thân thiện và quyến luyến với chủ.
6. Mèo Turkish Van
Loài mèo được biết đến ở nước Mỹ với cái tên Turkish Van là một giống mèo hiếm và có nguồn gốc từ vùng Trung Á và Tây Nam Á. Màu lông của Turkish Van khá đặc biệt với lớp lông dài, màu trắng, những đốm màu dường như chỉ xuất hiện ở phần đầu và đuôi.
Mèo Turkish Van vô cùng khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thông minh nhưng đôi khi cũng rất tò mò. Với lớp lông ít khi bị bết lại nên chủ nhân của mèo Turkish Van khá nhàn rỗi khi không phải chải lông cho chúng mỗi ngày.
7. Mèo Xiêm
Mèo Xiêm (Siamese) là một trong những nòi mèo đầu tiên của mèo lông ngắn phương Đông được công nhận. Nguồn gốc của mèo Xiêm cho đến nay vẫn chưa được rõ ràng, nhưng Thái Lan được tin rằng là nơi xuất xứ của giống mèo độc đáo này.
Mèo Xiêm có đặc điểm là mắt xanh dương, với khuôn mặt đen và màu lông tro phổ biến. Mèo Xiêm hiện đại thân dài và gầy hơn so với giống mèo Xiêm truyền thống – khá mũm mĩm và béo tròn.
Trái với những quan niệm về tính cách lạnh lùng của nhiều người dành cho mình, những chú mèo Xiêm thực sự rất thân thiện và gần gũi.
8. Mèo LaPerm
LaPerm luôn xuất hiện trong bộ lông đa sắc màu và kiểu dáng độc đáo. Một số chú mèo con sinh ra đã bị trụi lông, nhưng đa số đều có lông gợn sóng hoặc lông thẳng ngay từ khi ra đời.
Khi được 2 tuần tuổi, mèo LaPerm sẽ bắt đầu mọc lông, nhưng sẽ rụng dần vào tầm 4 tháng tuổi. Sau khoảng thời gian khó khăn này, lông của LaPerm sẽ mọc trở lại và bao giờ cũng sẽ xoăn một cách đặc biệt.
Bên cạnh bộ lông độc đáo, mèo LaPerm cũng rất dịu dàng, dễ thương và lanh lợi.
9. Mèo Russian Blue
Russian Blue là giống mèo Nga mắt xanh. Màu lông tuy hơi xám nhưng khá dày và bông. Đặc biệt, loài mèo này còn có một vài đốm trắng trên cơ thể. Mèo Nga mắt xanh rất hiền và chúng thích ở gần người chủ cả ngày mà không hề nô đùa hay làm phiền họ.
10. Mèo Somali
Mèo Somali là một giống mèo rất hấp dẫn để chúng ta ngắm nhìn. Nó được sinh ra một cách lạ kỳ giống như một chú cáo nhỏ cùng với đôi tai lớn, khuôn mặt như được đeo mặt nạ, diềm cổ đầy đặn và chiếc đuôi bông xù.
Với cơ thể dài vừa phải, bộ lông mượt mà mang dáng vẻ duyên dáng nhưng cơ bắp của mèo Somali rất săn chắc. Đôi mắt tròn màu xanh lá, màu đồng đủ hút hồn bất cứ ai yêu giống mèo này.
11. Mèo Ashera
Mệnh danh ” con mèo nhà lớn nhất, hiếm nhất và có vẻ đẹp kỳ lạ nhất”, mèo Ashera sở hữu ” chiều cao ” hơn 1m, bốn chân dài vững chãi với ánh nhìn mạnh mẽ, sắc lẹm như báo và bộ lông vằn vện như hổ. Chú có thể phát triển tới mức tối đa 13,6kg.
12. Mèo Angora
Thật ngạc nhiên là mèo Angora Thổ Nhĩ Kỳ rất thích ngâm mình trong nước. Giống với loài chó, mèo Angora Thổ Nhĩ Kỳ luôn hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào được giao một khi trong đầu chúng đã có suy nghĩ thực hiện hành động và không một sự vỗ về ngọt nhạt nào làm chúng nản lòng.
13. Mèo Khao Manee
Khao Manee là một giống mèo Thái Lan tuyệt đẹp với đôi mắt xanh biếc, có khi hai mắt sở hữu hai màu đặc biệt như hổ phách, xanh lá cây. Mèo Khao Manee có bộ lông trắng tinh khiết như tuyết và cực kì mịn màng. Người ta đồn rằng ở Thái Lan việc ăn trộm con mèo Khao Manee sẽ bị tử hình.
14. Mèo cộc đuôi Nhật Bản (Japanese Bobtail)
Giống mèo kỳ lạ của Nhật Bản này được sinh ra với cái đuôi phồng ngắn như đuôi thỏ. Một số loại mèo cộc đuôi Nhật Bản thậm chí nhảy như thỏ khi chúng chạy!
Chân sau của mèo cộc đuôi Nhật Bản có xu hướng dài hơn chân phía trước một chút. Loài mèo này được biết đến từ năm 600 sau Công nguyên. Chúng được các nhà sư Phật giáo từ Trung Quốc và Hàn Quốc đưa đến Nhật Bản.
15. Mèo Munchkin
Nếu nhắc đến những loài mèo kỳ lạ nhất trên thế giới, chúng ta sẽ không thể bỏ qua cái tên mèo Munchkin. Chúng được lai tạo do đột biến gen tự nhiên, có kích thước trung bình với đôi chân ngắn hơn bình thường. Munchkin cũng là một trong những con mèo nhỏ nhất trong thế giới. Mèo Munchkin đã tồn tại hàng trăm năm và được biết đến với đôi chân ngắn, kiểu dáng chuẩn. Tuy nhiên, mãi đến giữa những năm 1990, nó mới được chính thức công nhận là một giống mèo.
Mặc dù vậy, chúng không gặp khó khăn khi nhảy và chạy như các giống còn lại và có thể nặng từ 2 đến 3 kg.
Choáng Với Những Tập Tính Giao Phối Bạo Lực Nhất Trong Tự Nhiên
Hành hạ, nghiền nát đến chết, nhai đầu, ăn thịt bạn tình là một trong những tập tính giao phối bạo lực và rùng rợn nhất của các loài động vật trong giới tự nhiên.
1. Mèo túi Quoll
Mèo túi là loại thú có túi phổ biến ở Australia, New Guinea và Tasmania, mặc dù nhìn khá dễ thương, với khuôn mặt “ngây thơ vô tội”, nhưng loài động vật này lại khá hung dữ trong mùa giao phối. Nghi thức giao phối của mèo túi có một thứ tự nhất định: đầu tiên con đực tìm con cái bằng cách theo mùi hương “quyến rũ” từ nước tiểu của con cái, sau đó chậm rãi tiến đến con cái cho đến khi đối phương nhận ra sự có mặt của nó.
Và sau màn dạo đầu đấy, mọi việc xảy ra theo chiều hướng bạo lực hơn. Khi giao phối, con đực nhảy lên lưng con cái và giao hợp bằng cách giữ cổ con cái. Thời gian giao phối có thể lên đến 24 giờ, sau khi kết thúc giao phối, thỉnh thoảng con đực tấn công con cái và giết chết người bạn tình của mình. Và nếu con cái không đồng ý giao phối với con đực, có thể chúng cũng sẽ bị con đực giết chết ngay lập tức.
Tuy nhiên, mèo túi đực cũng thường cạn kiệt sức lực đến chết trong việc điên cuồng giao phối nhiều lần quá sức như vậy. Trong toàn bộ mùa giao phối, mèo túi đực tiêu tốn khá nhiều hormone sinh dục testosterone và chiến đấu với những con đực khác. Vì dành rất ít thời gian để ăn và ngủ, nên chỉ vài tuần sau mùa giao phối, chúng bị giảm cân, rụng lông và chết. Không có gì bất ngờ khi vào thời điểm cuối năm, phần lớn số lượng mèo túi là giống cái và con cái của chúng.
2. Con rệp
Loài rệp có một cách giao phối rất “không đụng hàng”, thường thì con đực sẽ tiếp cận “làm quen” với những con cái trước khi giao phối, còn những con rệp đực thì không, chúng chọn cách “đánh nhanh thắng nhanh”, tấn công không hỏi trước sau đó bỏ chạy.
Thật vậy, thay vì mất công tìm kiếm tán tỉnh bạn tình, rệp đực xông vào con cái rồi phóng tinh trùng vào dạ dày đối tác. Tinh trùng sau đó di chuyển trong dòng máu của rệp cái rồi đi vào cơ quan tiếp nhận tinh trùng là buồng trứng, thế là mọi chuyện đã xong.
3. Mực ống
Cách giao phối của loài mực ống có phần “máu me”, bất cứ nơi nào trên cơ thể của mực cái đều có thể trở thành “địa điểm” giao phối. Mực đực sẽ dùng vòi để đâm vào cơ thể mực cái tạo thành những cái lỗ, sau đó dùng một bộ phận trông như dương vật để bơm tinh trùng vào những vết cắt.
4. Hải cẩu
Hải cẩu có thể được xem là loài động vật có những màn làm tình bạo lực nhất trong giới tự nhiên. Và nguyên nhân là từ những chú hải cẩu đực luôn có ham muốn tình dục đạt đến tột đỉnh, điều này khiến chúng vô cùng hung hăng và bạo lực, lúc nào cũng muốn “nhào” tới để giao phối với con cái.
Điển hình là loài hải cầu voi, con đực hung hăng đến mức thường cắn và đè nát sọ của hải cẩu cái bằng xương hàm của mình trong quá trình giao phối. Còn hải cẩu sư, những con động đực dùng toàn bộ sức nặng cơ thể đè lên con cái và cứ thế “hành sự”, nhiều trường hợp con cái bị đè chết nhưng con đực vẫn tiếp tục giao phối điên cuồng.
Ngày nay, để hạn chế số lượng hải cẩu cái chết trong lúc giao phối, người ta đã cho những con đực uống thuốc ức chế ham muốn tình dục.
5. Nhện vằn
Những con đực vẫn tiến đến giao phối bình thường với những con cái, lúc này nhện cái vẫn để im và không có động tĩnh gì. Nhưng sau khi cuộc làm tình vừa kết thúc nhện cái sẽ tấn công và ăn thịt con đực, đây cũng là lý do những con nhện cái được mệnh danh là những “góa phụ áo đen”.
Trước đây, sau bao nhiêu năm bị đánh đồng là kẻ ngu si, thà hưởng lạc trong phút chốc để rồi mất mạng vài giây sau đó, nhện đực mới đây đã được giới khoa học phục hồi danh dự và được vinh danh là một trong những bậc cha mẹ cao cả nhất.
Hành động hi sinh thân mình làm bữa ăn cho nhện cái sau cuộc tình chớp nhoáng là nhằm cho ra đời những đứa con khỏe mạnh nhất. Hay nói cách khác, đây là chứng cứ cho thấy sự đầu tư của cha mẹ nhện cho thế hệ sau.
Trong một số trường hợp nhện cái sẽ buông tha, không ăn thịt con đực. Tuy nhiên, mặc dù không chết nhưng nhện đực sẽ bị mất “bản lĩnh đàn ông”, vì bộ phận sinh dục của con đực sẽ bị gãy và mắc kẹt trong cơ thể nhện cái.
6. Bọ ngựa
Khác với hầu hết các loài động vật, khi giao phối bọ ngựa cái chủ động nằm trên còn con đực thì ở dưới. Và một hành vi rùng rợn diễn ra, khi cuộc giao phối diễn ra được một nửa chặng đường, bọ ngựa cái sẽ ăn đầu con đực. Màn “ân ái” vừa xong thì bọ ngựa đực cũng chết.
Tuy nhiên, hành vi ăn thịt bạn tình không phải lúc nào cũng xảy ra, hành vi này chiếm 31% số lần giao phối của bọ ngựa.
7. Ong
Những con đực được giao phối với ong chúa là những con được chọn lựa kỹ càng từ hàng chục nghìn con ong trong vương quốc của ong chúa. Điều này nghe có vẻ những con ong đực được lựa chọn thật may mắn. Tuy nhiên, nhóm ong đực sẽ chết và mất “bản lĩnh đàn ông” khi bộ phận giao phối của chúng nổ tung trong lúc vẫn ở trong cơ thể ong chúa.
Ong đực có chức năng thụ thai cho ong chúa sẽ bị mất bộ phận giao phối và bộ phận này sẽ di chuyển vào cơ thể ong chúa sau khi giao phối. Con ong đực sau đó sẽ nhanh chóng chết, thậm chí nếu có thể sống, những con ong bị thương sau khi giao phối cũng sẽ bị đẩy ra khỏi tổ.
Tinh trùng được đám ong đực phóng ra sẽ được ong chúa sử dụng trong suốt cuộc đời để đẻ ra 1.500 trứng mỗi ngày trong suốt 3 năm trời.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đẹp: Những Trận Đấu Trước Giao Phối Của Loài Ngựa trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!