Bạn đang xem bài viết Dị Tật Bẩm Sinh Ở Chó Mèo Con! được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
CHỦ ĐỀ: Dị tật bẩm sinh trên chó-mèo: 16 nguyên nhân ngắn gọn bạn cần biết và lưu lại: Tôi nghĩ, ai nuôi chó mèo thì rất cần đọc điều sau: TÓM LẠI: NGUYÊN NHÂN GÂY DỊ TẬT THAI TRÊN CHÓ – MÈO gồm:
1. Phối sau 6 tuổi hoặc dưới 12 tháng 2. Phối khi mới sinh non hoặc sảy thai 3. Căng thẳng, stress (Do chuyển nhà, chủ chăm sóc, nóng bức) 3.Dùng thuốc ks 5. Khi đang mắc bệnh (cả đực và cái đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như trứng và phôi thai.) 6. Tắm rửa khi chó-mèo mang thai 7. Uống ít nước, ăn ít 8. Không tiêm phòng và bổ sung dưỡng chất trước mang thai 1-2 tháng. 9. Đang uống thuốc trị bệnh 10. Nhuộm lông, sơn móng hoặc gọi là mỹ phẩm gì đó: 11. Dùng nước hoa 12. Các loại thức ăn hạt và đồ ăn sẵn, các loại đồ hộp: 13. Ăn mặn 14. Nhiệt độ không ổn định 15. Thường xuyên sử dụng chất tẩy rửa 16: Phối cận huyết, phối khác giống
________________ Những nguyên nhân trên được lý giải như sau: 👥👥 1. Phối sau 6 tuổi hoặc dưới 12 tháng: Non: cơ thể chưa hoàn thiện -già: trứng đang thoái hoá chất lượng trứng kém đi rất nhiều, dễ gây đột biến nhiễm sắc thể.
2. Phối khi mới sinh non hoặc sảy thai Nên bỏ qua một kỳ. “một lần sa bằng 3 lần đẻ” ý nói lên mức độ nguy hiểm của sảy thai, sinh non.
3. Căng thẳng, stress (Do chuyển nhà, chủ chăm sóc, nóng bức) Tâm trạng bị điều khiển của hệ tk trung ương và hệ thống nội tiết. Quan trọng nhất là tuyến thượng thận. Khi căng thẳng, hoocmon sản sinh từ vỏ thượng thận có thể cản trở sự hòa hợp của các tế bào phôi mô. 30 ngày đầu tiên rất dễ gây sứt môi hoặc hở hàm ếch.
3.Dùng thuốc vitamin, khoáng, canxi, dưỡng chất thiết yếu là quan trọng
5. Khi đang mắc bệnh (cả đực và cái đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như trứng và phôi thai.) Đặc biệt: bệnh truyền nhiễm, viêm phổi mạn tính, cơ thể suy nhược nuôi mình không được thì nuôi gì cả con … 6. Tắm rửa khi chó-mèo mang thai Tắm thì không sao, nhưng tắm xong chó mèo có đặc tính giũ người dù cho bạn lau và sấy khô tới mấy. Điều này có thể gây sảy thai, sinh con, thai chết lưu, dị tật và nhiều biến chứng khác.
7. Uống ít nước, ăn ít Dẫn tới con non còi cọc, thai dị dạng về nội tạng, tai mũi kém phát triển…
8. Không tiêm phòng và bổ sung dưỡng chất trước mang thai 1-2 tháng. Đây là việc vô cùng quan trọng mà các bạn thường bỏ qua. Chỉ đơn giản là tiêm vaccine, tẩy giun, uống sắt và vitamin ADE, có cả axit folic thì tốt của người 1 tuần 1 viên cho 10-20kg. Điều này giúp mẹ con khoẻ mạnh, giảm dị tật ống thần kinh ( đặc biệt các dòng có xoáy)� 9. Đang uống thuốc trị bệnh Nếu đang sử dụng thuốc chữa bệnh tim, chống ung thư, thuốc thần kinh… thì không nên phối bởi có thể gây rối loạn kinh, ảnh hưởng đến rụng trứng cũng như chất lượng nguồn trứng. Khi trứng có chất lượng kém sẽ khiến việc thụ thai không được như ý muốn. 10. Nhuộm lông, sơn móng hoặc gọi là mỹ phẩm gì đó: Thuốc nhuộm tóc là món đồ chứa nhiều chất độc hại nhất mà ngay cả trên người cùng không sử dụng khi mang thai. Chất độc trong thuốc nhuộm có thể gây ung thư, và gây ra những dị tật thai nhi nếu thường xuyên nhuộm. 11. Dùng nước hoa Các loại mùi hương nhân tạo được sử dụng thường chứa các hóa chất có thể ảnh hưởng không nhỏ tới thai. Ngoài ra nó còn gây rối loạn nồng độ hormone và gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, cũng như việc tiết sữa sau sinh của cún miu.
12. Các loại thức ăn hạt và đồ ăn sẵn, các loại đồ hộp: Trên các vỏ hộp đựng đồ ăn đóng họp rất nhiều sp có chứa BPA là một hợp chất hóa học độc hại. Chất này đặc biệt có thể dễ dàng ngấm vào thức ăn trong hộp và gây nguy hiểm tới khả năng sinh sản và dị tật thai. Ăn nhiều đồ hạt dễ cạn ối và thiếu vi chất.
13. Ăn mặn Con non dễ dị tật thận, tim, dẫn tới phù nề sau sinh
14. Nhiệt độ không ổn định Sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng bất thường, nhiều biến chứng từ đây mà ra.
15. Thường xuyên sử dụng chất tẩy rửa nhà, nền sàn chuồng, chất tẩy rửa nhà tắm, nhà vệ sinh, bồn rửa chén, tẩy rửa áo quần,… bởi những độc tố gây hại trong những dụng cụ này sẽ lảm ảnh hưởng đến sức khỏe và là nguyên nhân gây dị tật thai nhi rất phổ biến. 16: Phối cận huyết, phối khác giống Hệ gen quy định khác nhau sẽ không thể cho ra nhiều đứa con hoàn hảo
Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh
Những chú cún con vừa mới ra đời trông rất non nớt và yếu ớt, cũng như trẻ sơ sinh mới đẻ cần đảm bảo phải có chế độ chăm sóc tốt nhất thì đối với cún con cũng vậy, đây là thời điểm mà cún cần phải được chăm sóc một cách cẩn thận và đúng khoa học. Để đảm bảo rằng lứa chó mới đẻ sẽ được phát triển khỏe mạnh và an toàn thì bạn cần tham khảo một số phương pháp chăm sóc chó mới sinh để chăm nom tốt cho đàn chó của mình.
Cách chăm sóc chó con mới đẻ
Đàn cún con vừa mới sinh ra chưa có đề kháng mạnh, vì vậy ngay từ lúc cún được sinh ra cần phải cho chúng bú sữa chó mẹ. Trong sữa mẹ có các chất dinh dưỡng, hàm lượng acid amin, vitamin, khoáng chất và protein rất cao giúp cún con hình thành nên hệ miễn dịch tốt, do đó trong thời gian 4 ngày đầu tiên chó con cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Cần chú ý thường xuyên vệ sinh đầu vú của chó mẹ.
Khi cún con được 5 ngày tuổi trở đi sẽ bắt đầu cho cún con uống thêm sữa ấm. Nếu cún còn non nớt thì bạn có thể dùng kim tiêm bơm sữa vào miệng cún, khi cung được trên 10 ngày tuổi thì có thể cho cún bú bình hoặc rót sữa ra đĩa để cún tự liếm. Cho cún uống sữa mẹ và kết hợp uống sữa ấm mỗi ngày từ 100 – 200ml, liên tục trong vòng 1 tháng tuổi.
Khi cún bắt đầu đến tuần tuổi thứ 3 thì bắt đầu tập cho cún ăn dặm, có thể ăn cháo loãng + thịt băm heo nhỏ, mỗi ngày cho cún ăn 1 – 2 bữa nhỏ.
Cún được 1 tháng tuổi bạn có thể tăng chế độ ăn uống của cún lên và bổ sung thêm cá, trứng, rau củ vào thức ăn của cún.
Cún con được 4 tháng tuổi, bạn điều chỉnh chế độ ăn của cún mỗi ngày ăn 4 – 6 bữa nhỏ. Chú ý thức ăn cho chó con từ 1 – 4 tháng tuổi cần phải nấu chín và loãng như cháo, tránh để chó ăn đồ ăn khô sẽ không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa của cún.
Cún con từ 6 tháng tuổi trở lên chó được chăm sóc như chó đã trưởng thành, mỗi ngày cho ăn 2 – 3 bữa và lượng thức ăn tăng dần theo mức độ phát triển cơ thể của chó con. Tuy nhiên cần lưu ý không nên cho chó con ăn quá no trong 1 bữa ăn.
Cún con mới sinh ra rất mỏng manh, trong vòng 2 ngày đầu tiên cún con chỉ ngủ và bú mẹ, các cơ quan chức năng chưa được phát triển, cún chỉ có thể co duỗi cơ thể, đạp chân, lắc đầu, lúc này chó mẹ cũng góp phần hỗ trợ cún vận động, trở mình bằng cách liếm láp vào cơ thể chó con và liếm vào hậu môn, lỗ tiểu để kích thích bài tiết và làm sạch vùng sau cho cún.
Khi cún được 1 tuần tuổi thì các khe tai mở, thính giác bắt đầu phát triển, đến 2 tuần tuổi thì cún bắt đầu mở mắt, lúc này thị giác và thính giác của cúng bắt đầu hoạt động bình thường.
Chó con được 3 – 4 tuần tuổi thì răng sữa bắt đầu mọc. Khi cún được 8 tuần tuổi thì bộ răng của chó con cơ bản được hoàn chỉnh. Nếu chó con mọc răng chậm, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho cún. Cơ thể và các cơ quan chức năng của chó con bắt đầu phát triển dần cho đến khi chó được 6 tháng tuổi là giai đoạn chó đã trưởng thành.
Cún con được 2 tuần tuổi cần phải được tẩy giun sáng, tiếp tục tẩy giun vào tuần thứ 4, tuần thứ 6 và tuần thứ 8. Sau đó sẽ tẩy giun theo định kỳ cho chó con 1 lần/ 1 tháng cho đến khi cúng được 4 tháng tuổi. Khi cún được 4 tháng tuổi cần được uống thuốc phòng bệnh giun tim.
Vào thời điểm chó con được 3 tháng tuổi cần được tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh như bệnh dại, bệnh Parvovirus, Carre, parainfluenza và các bệnh truyền nhiễm khác.
Trong giai đoạn chăm sóc chó con dưới 1 tháng tuổi bạn cần phải theo dõi và kiểm tra thường xuyên đàn chó. Bạn nên để ý đến đàn chó cách khoảng 3 – 4 tiếng thăm 1 lần.
Cần phải đảm bảo nơi ở cho chó mẹ và chó con phải được vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng và ấm. Không nên lót quá nhiều vải ở chỗ nằm của đàn chó tránh tình trạng cún con bị mắc kẹt dưới vải, nên cho đàn chó nằm ở góc tường, để chó mẹ nằm sát tựa vào tường tránh việc chó mẹ đè lên cún con. Cần làm vệ sinh và thay lớp vải lót cho đàn chó một cách thường xuyên.
Chú ý nếu đàn chó con nằm tản đều, ngủ tốt thì chứng tỏ nhiệt độ nơi ở hợp lý, còn nếu chúng nằm phân tán nhiều nơi và tỏ ra khó chịu thì nơi ở quá nóng, nếu chúng nằm chụm vào nhau thì chỗ nằm quá lạnh.
Chó con sau khi được 3 – 4 ngày cần phải cắt các ngón thừa ở bàn chân, đến khi 1 tuần tuổi bạn cần cắt phần nhọn ở hai chân trước của chó con đề phòng chúng cào rách vú mẹ.
Trong 2 tuần tuổi đầu tiên không được cho cún tắm, chỉ cần dùng một miếng vải ướt nhẹ nhàng vệ sinh cún và lau lại bằng khăn bông khô.
Khi chó con được hơn 1 tháng tuổi bạn bắt đầu dạy chó cách đi vệ sinh, nếu không được chỉ dạy từ nhỏ thì cún nhất định sẽ đi vệ sinh lung tung trong nhà rất phiền phức, vì vậy nên tập thói quen đi vệ sinh cho cún khi càng nhỏ càng tốt. Bạn dạy cho cún đi vệ sinh bằng cách sau khi cún ăn xong khoảng 10 – 15 phút thì đưa cún đến nơi được phép đi vệ sinh, lưu ý bạn cần phải chỉ định 1 chỗ duy nhất trong không được thay đổi thường xuyên, đợi cún đi vệ sinh. Cứ tạo thói quen mỗi ngày như vậy cho cún sẽ hình thành thói quen đi vệ sinh đúng chỗ. Bạn có thể đặt 1 ít phân hoặc nước tiểu của cún tại nơi đi vệ sinh để cún đánh hơi thấy mùi và đến đó để đi vệ sinh.
Các Nguyên Nhân Tử Vong Trên Chó Con, Chó Sơ Sinh
vừa sinh ra đã chết gây thiệt hại kinh tế cho các gia đình nuôi chó sinh sản và trang trại chó nhân giống. Mặc dù chó con (chó sơ sinh) thường không mắc bệnh truyền nhiễm: Care, parvo, viêm gan… song có rất nhiều nguyên nhân gây tử vong cho chó con.
1. Do chó mẹ chưa biết chăm chó con
– Nguyên nhân này thường xảy ra với chó mẹ đẻ lần đầu hoặc phối giống ngay từ kỳ động dục đầu tiên. Khi đó, chó mẹ chưa thuần thục về cơ thể, thiếu kinh nghiệm và phản xạ nuôi chó con.
Trên thực tế, chúng tôi đã gặp trường hợp chó mẹ bỏ con, cắn rốn quá sâu gây chảy máu hoặc lòi ruột chó con. Thậm chí có trường hợp chó mẹ ăn thịt chó con.
– Chó mẹ bị stress, thường do một vài nguyên nhân thường gặp như quá nhiều người lạ xem trong lúc sinh chó con, điều kiện sinh đẻ không tốt: quá nóng, quá lạnh… gây bất lợi có thể mất phản xạ chăm sóc con hay ức chế tiết sữa.
– Đối với các giống chó lớn, xảy ra tình trạng chó mẹ đè, giẫm chết chó con.
– Với các trang trại, có nhiều chó đẻ cùng lúc xếp chung vào cùng khu vực sẽ không thuận lợi cho các đàn chó con ra đời vì chó có bản năng tranh giành lãnh thổ gây ảnh hưởng tới tiết sữa và nuôi con.
– Chó mẹ bị bệnh trong lúc sinh: sốt cao, tiêu chảy hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây mất sữa. Sử dụng thuốc điều trị sau đẻ cũng có thể gây mất sữa. Hoặc một số bệnh về đường sinh dục: viêm vú, viêm tử cung, tim mạch, rối loạn tuần hoàn gây ảnh hưởng tới tiết sữa. Gặp khá phổ biến là tình trạng sốt sữa do mất cân bằng can-xi gây ra chó sốt cao, hoảng loạn giẫm chết chó con, xử lý bằng các truyền can-xi vào tĩnh mạch
– Chó mẹ đẻ quá nhiều: số lượng chó con một đàn trên 8 con, chó mẹ không có khả năng chăm sóc tất cả, lượng sữa đầu (kháng thể miễn dịch tự nhiên) chia ra quá nhỏ không đủ bảo vệ chó con. Lúc này chó con dễ mắc tiêu chảy, còi cọc.
Trường hợp này nên tách đàn. Với giống chó to: Great Dane, Labrador, Rottweller… 8 con.đàn, với giống chó nhỏ: Fox, tiny poodle… 4 con/đàn.
Việc nuôi bộ chó con khó đảm bảo sức khỏe cho chó.
Số lượng chó con trong 1 lứa quá nhiều
– Chó mẹ quá già: Với các giống chó to GSD, Labrador… trên 5 năm và giống chó nhỏ: Nhật, Chihuahua… trên 7 năm. Lứa tuổi này chó mang thai, sinh nở, tiết sữa, nuôi con rất kém, vụng về, lú lẫn.
– Phối giống cận huyết cũng gây ra hiện tượng quoái thai, chó con ra đời yếu, đề kháng kém do gen di truyền.
– Do chăm sóc chó mẹ sau sinh không đúng kĩ thuật, không đủ dinh dưỡng, vitamin. Hoặc vận chuyển chó mẹ trước sinh quá xa gây lắc lư mạnh, sóc, nảy.
Lưu ý: Một số trường hợp chó mẹ trở nên hung dữ sau sinh. Trường hợp này không nên can thiệp, để chó yên tĩnh và cách ly với người lạ để tránh bị tấn công.
– Chó con sau sinh quá yếu không thể lấy được sữa đầu do chó chó là loài đa thai, bể sữa không chứa được lượng lớn sữa nên dù chó mẹ có khỏe và đầy đủ sữa, chó con vẫn không lấy được sữa.
– Chăm sóc chó con không đúng kỹ thuật: Chủ chó cho chó con uống thêm sữa bò gây ra tình trạng không bú hoặc giảm bú sữa mẹ. Hậu quả là chó thiếu kháng thể phòng chống bệnh và thiếu dinh dưỡng.
Cho chó con uống thêm sữa ngoài, khiến chó giảm bú sữa mẹ
– Ổ đẻ có quá nhiều thứ: rơm rạ, vải vóc, đệm mút, chó con bị vùi lấp không tìm được vú mẹ nhiều giờ, đói, yếu và tử vong.
– Chủ chó dùng bóng sưởi, lò sưởi nhưng để quá gần, làm chó con bị cảm nóng ngay cả trong mùa đông.
Lưu ý: Nhiệt độ đẻ tốt nhất từ 24 – 26 độ C
– Một số giống chó phải cắt đuôi: Doberman, Phốc… làm sai thao tác nên gây viêm, hoại tử, nhiễm trùng gây tử vong ở chó con
VietDVM Team
20 Giống Chó Không Rụng Lông Siêu Cute Cho Người Bị Dị Ứng
Danh sách 20 giống chó không rụng lông siêu cute cho người bị dị ứng
1. Bichon Frise
Bichon Frise là loại chó có bộ lông siêu mịn, lông của chúng rất mỏng và mịn. Bichon Frise là loại chó tinh nghịch, vui vẻ, rất quấn chủ và hiền lành. Bichon Frise là một người bạn trung thành với mọi gia đình, chúng thích trẻ em và thân thiên với chủ. Bộ lông của Bichon Frise rất mịn nên bạn có thể đưa các bé đi cắt tỉa lông để tạo kiểu cho các bé thêm xinh xắn.
Tên gọi khác: chó không lông Xoloitzcuintli hay chó Xolo
Xuất xứ: Trung Mỹ ở Mexico
Cân nặng: 4-25 kg
Thời gian sống: 15 – 20 năm.
Xoloitzcuintli là dòng chó có chân khá dài, thường không có lông. Xoloitzcuintli cũng có nhiều loại khác với nhiều kích thước khác nhau. Nhưng đặc trưng của Xoloitzcuintli thường có bộ lông rất thưa hoặc không có lông. Vì thế chúng là một trong những giống chó không rụng lông siêu cute cho người bị dị ứng.
Tên gọi khác: chó săn sám ý hoặc Piccolo Levrieri Italiani.
Xuất xứ: Ý
Cân nặng: 3 – 5kg
Thời gian sống: 13 – 15 năm.
Italian Greyhound là loại chó dễ mền, trầm tính, hay quấn chủ và rất gắn bó với chủ. Italian Greyhound có kích thước nhỏ nhắn vì thế được nhiều gia đình lựa chọn, đặc biệt là những gia đình có khồn gian sống nhỏ. Ngoài ra với bộ lông siêu ngắn và rất ít rụng Italian Greyhound còn được rất nhiều gia chủ ưa chuộng.
Xuất xứ: Taiga, Tây Bắc Siberia
Cân nặng: 6 – 30kg
Kích thước: 48 – 60cm..
Thời gian sống: 15 – 20 năm.
Samoyed có bộ lông trắng như tuyết, mang nhiều đặc tính của chó sói. Samoyed rất thông minh, có khả năng tự tìm thức ăn. Samoyed còn nổi tiếng với thân hình hoàn hảo, bộ lông mềm mượt và lúc nào cũng tràn đầy năng lượng. Nó có thể chơi đùa, chạy nhảy và hoạt động cả ngày. Vì thế nó thường được nuôi ở không gian lớn, nơi có không gian chơi đùa thoải mái.
Nguồn gốc: là hậu duệ của Dandie Dinmont Terrier, Whippet và Otterhound .
Tên gọi khác: chó lông cừu hoặc chó sục
Cân nặng: 8 – 15 kg
Kích thước: 35 – 50cm.
Thời gian sống: 11 – 16 năm.
Bedlington Terriers là một trong những giống chó rất được yêu thích tại Anh. Dáng đi uyển chuyển, tính tình thân thiện, dễ gần. Bedlington Terriers còn rất đặc biệt với bộ lông xoăn, mềm mượt và ít rụng như những chú cừu.
Là giống chó săn lâu đời nhất Cao nguyên Scotland. Được công nhận là một trong những chú chó có thể giúp ích cho người sớm nhất. Loại chó này thường được nuôi để săn bắn và đuổi con mồi. Ngày nay Cairn Terriers thường được nuôi để làm thú cưng, chơi với bé và canh nhà.
Tên gọi khác: Lagotto
Xuất xứ: Romagna của Ý.
Cân nặng: 12 – 19 kg
Kích thước: 40 – 50cm.
Thời gian sống: 12 – 15 năm.
Lagotto Romagnolo là giống chó nhanh nhẹn, thích nghi nhanh, thông minh, dễ dàng huấn luyện và rất ngoan ngoãn. Lagotto Romagnolo được nuôi chủ yếu dùng vào mục đích đi kiếm nấm, nhưng ngày nay Lagotto Romagnolo trở thành người bạn trung thành với con người. Với bộ lông xoăn loạn đặc trung Lagotto trở nên đặc biệt khi không bao giờ rụng lông và rất đáng yêu dễ mến.
Tên gọi khác: Chó có mào, chó quán mao.
Xuất xứ: Trung Quốc, Mê-hi-cô, Châu Phi
Cân nặng: 2,5 – 5,4kg
Kích thước: Thời gian sống: 13 – 18 năm.
Chinese Crested Dog là một loại cỡ nhỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó cũng là một loại chó rất đặc biệt bởi bộ lông của chúng không xuất hiện trên người mà chỉ mọc ở chân, đuôi và đỉnh đầu, vì thế người ta hay gọi là đây là chó có mào. Chinese Crested Dog có bộ lông rất ít vì thế chúng được đưa vào danh sách giống chó không rụng lông siêu cute cho người bị dị ứng.
Kerry Blue Terriers là một trong những giống chó được nuôi với mục đích đuổi các sinh vật gây hại đến mùa màng như: Chuột, thỏ, lửng, cáo, rái cá… Sau này chúng có thêm nhiệm vụ là bảo vệ gia súc và ngày nay Kerry Blue Terriers trở thành người bạn thân thiết với nhiều gia đình. Kerry Blue Terriers thường được nhắc đến với tính cách mạnh mẽ, trung thành nhưng lại rất nhẹ nhàng dịu dàng với các bé. Vì thế Kerry Blue Terriers được rất nhiều gia đình chọn nuôi.
Labrador Retrieve là một trong những chú đó được như dân Bồ Đào Nha rất yêu thích, vì chúng có thể giúp kéo lưới, ra khơi. Labrador Retrieve còn được đánh giá là một chú chó rất hiền lành, dễ gần, thích sống và được chăm sóc bởi con người. Nó cũng được đánh giá là một giống chó rất trung thành và siêng năng chăm chỉ.
Nguồn gốc: chó ngao châu Á cổ xưa
Tên gọi khác: Chó bò Anh, Chó bò hay chó mặt bò.
Xuất xứ: Anh.
Cân nặng: 18 – 25 kg
Kích thước: 30 – 45cm.
Thời gian sống: 8 – 12 năm.
Bulldog tuy là dòng chó lại nhưng có lịch sử rất lâu đời. Tên gọi Bulldog mang ý nghĩa khỏe mạnh như những chú bò tót. Bulldog còn có thân hình rất hầm hố, khuôn mặt ngầu cực nhưng lúc phè phỡn nhìn rất dễ thương. Cũng vì thế mà những chú chó Bulldog là là những chú chó ít rụng lông được nhiều gia đình chọn nuôi nhất hiện nay.
Tên gọi khác: New Yorker.
Xuất xứ: Mexico.
Cân nặng: Dưới 3kg.
Thời gian sống: 14 – 18 năm.
Chihuahua là giống chó lâu đời nhất Châu Mỹ, nó cũng là giống chó có thân hình nhỏ nhất thế giới. Chihuahua cũng là một trong những giống chó phổ biến nhất ở Việt Nam bởi kích thước nhỏ gọn, phù hợp với những căn hộ nhỏ, chung cư. Chihuahua còn rất nghe lời, ngoan ngoãn và trung thành.
Tên gọi khác: Chó lạp xưởng, chó xúc xích.
Xuất xứ: Đức.
Cân nặng: 7 – 15 kg
Thời gian sống: 13 – 15 năm.
Chó lạp xưởng là một giống cho rất phổ biến ở nhiều gia đình tại Việt Nam. Với đôi chân ngắn thân hình lại dài như một cây xúc xích kiến Dachshund trở nên đặc biệt và nhận được nhiều tinh cảm của con người. Tuy lùn nhưng Dachshund rất nhanh nhẹn, di chuyển rất nhanh có thể rượt đuổi và săn các con mồi nhỏ.
Basset Hound gây ấn tượng cho nhiều gia đình bởi tính cách hiền lành, đáng yêu. Chúng còn rất được yêu thích bởi bộ dáng lùn lùn, nặng nề, đáng yêu cùng đôi tai dài và mềm mượt. Những chú chó Basset Hound xuất hiện rất nhiều trong các bộ phim đặc biệt là những bộ phim về nước Anh.
Nguồn gốc: lai tạo giữa chó sục Yorkshire và loài chó sục Úc.
Tên khoa học: Canis lupus familiaris.
Tên gọi khác: Chó sục lông mượt Úc.
Xuất xứ: Úc.
Cân nặng: 2 – 10 kg
Kích thước: 22 – 26cm.
Thời gian sống: 14 – 15 năm.
Silky Terrier nổi tiếng với bộ lông mềm mượt kéo dài từ đầu đến chân, thân hình nhỏ bé, chân ngắn khuôn mặt đáng yêu. Silky Terrier cũng là một trong những giống chó không rụng lông siêu cute cho người bị dị ứng.
Lai giữa: Chó sục nâu đen (Black and Tan Terrier) với giống chó săn Whippet
Tên gọi khác: Canis lupus familiaris,Chó sục cảnh Manchester, Chó sục cảnh Anh.
Xuất xứ: Anh.
Cân nặng: 5 – 10 kg
Kích thước: 35 – 40cm.
Thời gian sống: 14 – 16 năm.
Manchester Terrier là giống chó nhỏ, khỏe mạnh, di chuyển nhanh với cái đầu nhọn. Chó sục nâu thường được nuôi để săn chuột. Một chú chó dòng Manchester Terrier có tên là Tiny đã được ghi nhận săn được 300 con chuột trong chưa đến 1h đồng hồ.
Komondor là một trong những giống chó lâu đời và cổ xưa nhất thế giới. Với thân hình to lớn, bộ lông xoăn, to bản che hết cả mặt mũi làm chúng trở nên đặc biệt. Có nhiều nhận xét cho rằng Komondor giống một chiếc dẻ lau nhà di động hoặc một con gì đó rất hung dữ những thực tế Komondor rất hiền lành đáng yêu và có vẻ hơi ngố tàu một chút.
Cập nhật thông tin chi tiết về Dị Tật Bẩm Sinh Ở Chó Mèo Con! trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!