Bạn đang xem bài viết Dinh Vua Mèo Hoàng A Tưởng được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xưa kia, Hoàng Yến Chao, người dân tộc Tày, là thổ ti cai trị xứ Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), dân trong vùng quen gọi là “Vua Mèo” đã cho xây dựng dinh thự tại châu Bắc Hà để khẳng định uy quyền và sự giàu của mình. Gần 100 năm trôi qua, dinh Vua Mèo vẫn đứng sừng sững giữa bao la núi đồi, trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Hà.
Khởi công năm 1914 song đến năm 1921 dinh Vua Mèo mới được hoàn thành. Chủ nhân của đinh là cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng. Hoàng A Tưởng cũng là một thổ ti ở Bắc Hà cho đến ngày Lào Cai được giải phóng. Vì thế, ngoài cái tên dinh vua Mèo, người ta còn gọi đây là dinh Hoàng A Tưởng.
Tương truyền, dinh thự vua Mèo Hoàng A Tưởng đươc thầy Tàu về xem thế đất theo phong thủy. Dinh tọa lạc trên một quả đồi rộng ở châu Bắc Hà, nay là trung tâm thị trấn huyện Bắc Hà, phía sau và hai bên đều có núi, phía trước có một dòng suối uốn lượn và có núi thế mẹ bồng con. Thế đất “tựa sơn đạp thủy” vững chãi, với mong muốn dòng họ được quyền quý, con cháu đời sau vinh hiển. Khu dịnh thự vua Mèo đã đạt đến trình độ thiết kế tinh xảo và nổi lên với quy mô đồ sộ tại vùng núi cao xa xôi, hùng vĩ như Bắc Hà.
Dinh Hoàng A Tưởng được hoàn thành từ năm 1921.
Mặt tiền dinh Hoàng A Tưởng.
Cầu thang đi lên sảnh chính.
Từ ban cong dinh Hoàng A Tưởng nhìn ra là một vùng đồi núi.
Cổng chính vào dinh Hoàng A Tưởng.
Cửa sổ tròn hình bông hoa có chức năng lấy ánh sáng.
Sân chính trong khu dinh Hoàng A Tưởng.
Khu dinh thự vua Mèo là một kết cấu kiến trúc khá đặc biệt so với kiến trúc các dinh thự khác tại Việt Nam thời bấy giờ. Dinh vừa là nơi để ở của cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng song cũng là nơi làm việc và còn có chức năng pháo đài bảo vệ. Toàn bộ dinh có kiến trúc hình chữ nhật liên hoàn khép kín, với tổng diện tích 4000m2, có tường rào bảo vệ, bốn phía tường đều có lỗ châu mai như pháo đài và có lính canh giữ.
Dinh được hai kiến trúc sư người Pháp và người Trung Quốc thiết kế. Vì vậy, kiến trúc của dinh có sự hòa quyện giữa kiến trúc Pháp hồi thế kỉ 17 -18 và kiến trúc phương Đông. Trong đó nổi lên là các nét kiến trúc phương Tây được thể hiện trong những chi tiết như họa tiết cành nguyệt quế đắp nổi trên các cửa vào, biểu tượng cho hạnh phúc và thịnh vượng; cửa lan can trổ ra hình vòm, cột nhà thanh thoát, lan can, cầu thang vòng, hành lang lát gạch…
Hệ thống cửa vòm, cột tròn và họa tiết trang trí hình lá nguyệt quế theo kiểu Pháp.
Khu nhà ở dành cho người giúp việc.
Mái lợp ngói âm dương cổ kính.
Hành lang lộ thiên nối các dãy nhà với nhau.
Một quầy bán hàng lưu niệm ở Khu dinh Hoàng A Tưởng.
Nhà Vua Mèo Và Dinh Thự Hoàng A Tưởng Độc Đáo Tại Bắc Hà
Tồn tại hàng trăm năm qua, dinh thự nhà vua mèo – Hoàng A Tưởng là một câu chuyện dài. Đó vừa là niềm tự hào khôn xiết, vừa đượm những nỗi buồn. Người dân Bắc Hà (Lào Cai) không khỏi tự hào khi giữa chốn núi rừng cao nguyên núi đá lại có một dinh thự tuyệt đẹp. Nhưng cũng không khỏi buồn rầu khi kể lại câu chuyện về nhà vua mèo – Hoàng A Tưởng. Câu chuyện gắn với biết bao nhiêu máu và nước mắt của một thời đã xa chỉ còn vang bóng. Dinh thự nguy nga với kiến trúc Á-Âu độc đáo
Lịch sử nhà vua mèo Hoàng Yến TChao và dinh thự nguy nga Hoàng A Tưởng
Câu chuyện về nhà vua mèo – Hoàng Yến TChao
Truyền thuyết kể lại rằng, khu vực miền núi phía Bắc xưa là địa bàn sinh sống và làm ăn của người dân tộc thiểu số. Thời phong kiến, mỗi vùng miền đều được cai trị bởi một quan Châu (hay còn gọi là Thổ ty). Vùng Bắc Hà, chịu sự cai trị khét tiếng của Thổ ty Hoàng Yến TChao. Nhiều năm sau, dân chúng vùng này vẫn không thể quên được tội ác tày trời mà Hoàng Yến TChao mang lại.
Thời thực dân Pháp đến xâm lược vùng đất Bắc Hà, chúng sớm nhận thấy những điểm có thể khai thác được từ vị Thổ ty này. Giặc Pháp phong cho Hoàng Yến TChao chức vụ quan châu Bắc Hà. Thời gian đó, Hoàng Yến TChao ra sức làm thuốc phiện đầu độc người dân Bắc Hà và đất nước ta dưới sự giám sát của thực dân Pháp.
Được sự hậu thuẫn của thực dân Pháp, Hoàng Yến TChao bóc lột nhân dân, khiến người dân phải chịu những luật lệ vô lý. Chúng cho mình là vua xứ Bắc Hà, ra sức tịch thu ruộng đất, vật nuôi của người dân thành của riêng mình. Dưới ách thống trị vô cùng tàn ác, người dân nơi đây phải cắn răng làm lụng để cống nạp cho cha con Hoàng Yến TChao.
Không chỉ dừng lại ở việc chiếm đoạt tài sản, ông còn đặt ra những món sưu thuế bất hợp lý. Cứ mỗi tháng, ông lại cho lính đi thu thuế bằng thóc gạo. Mỗi hộ 3kg đến 5kg thóc gạo tùy nhân khẩu. Nếu gia đình nào không nộp thuế, bị bắt đến làm không công cho gia đình ông. Mỗi vụ mùa, tất cả người dân trong vùng phải đến làm không công cho nhà ông rồi mới được về gia đình gặt hái.
Những người phụ nữ đẹp trong xứ Bắc Hà đều được Hoàng Yến TChao dụ đến hầu hạ trong phủ, hứa hẹn cho cái ăn cái mặc. Riêng thanh niên trai tráng thì phải đến làm lính cho thực dân pháp hoặc làm phu dịch cho ông. Các chàng trai vì sợ đi lính cho Pháp nên đa số đều cắn răng làm không công cho ông hết ngày này qua tháng khác.
Hưởng thụ sự giàu có, Hoàng Yến TChao thường xuyên tổ chức tiệc tùng thâu đêm suốt sáng, uống rượu cần, hút thuốc phiện. Ông thỏa sức chơi bời tiệc tùng trên mồ hôi, xương máu của dân làng. Ra sức bóc lột người dân, chiếm lợi về mình.
Do có chế độ cai quản hà khắc, chẳng mấy chốc, ông đã chiếm cho mình không biết bao nhiêu của cải, vật chất. Thời bấy giờ, một mình Hoàng Yến TChao chiếm một nửa số đất đai vùng Bắc Hà. Các thửa đất cha con ông vua mèo chiếm giữ đa phần màu mỡ, tốt tươi.
Để khẳng định sự giàu có của mình, ông cho xây dựng một dinh thự nguy nga, huy động công sức của người dân Bắc Hà. Người dân kể lại rằng, phía dưới lòng đất của dinh thự nguy nga đó là biết bao vàng bạc châu báu, đá quý được chôn vùi.
Dinh thự Hoàng A Tưởng
Tương truyền rằng, trước khi cho xây dựng dinh thự này, vua mèo đã cho mời một người thầy địa lý cao tay từ Trung Quốc sang để xem hướng và chọn thế đất. Sau hai năm tìm kiếm khắp mảnh đất Bắc Hà, ông thầy Trung Quốc cũng đã tìm ra vị trí đắc địa để gây dựng dinh thự.
Công trình được khởi công xây dựng năm 1914. Hoàng Yến TChao đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, vật liệu xây dựng được ông chở bằng máy bay từ miền xuôi lên. Dinh thự được thiết kế bởi hai vị kiến trúc sư lẫy lừng người Trung Quốc và Pháp. Nhân công được ông chiêu mộ những nhan tài từ thập phương đổ về để hoàn thiện dinh thự.
Nhìn tổng thể, dinh thự có kiến trúc rất hài hòa. Được kết hợp bởi hai nền kiến trúc Á và Âu, dinh thự mang một nét vô cùng quý tộc. Xung quanh dinh thự là những dãy tường rào được chia thành 3 cổng: Một cổng chính và hai cổng phụ. Bốn phía tường rào được cắt cử lính canh gác cẩn thận và bao phủ bởi nhiều lỗ châu mai.
Chưa hết, phía sau dãy dinh thự còn có một lối hầm thoát hiểm vững chãi và người dân kể lại rằng nó ẩn chứa nhiều điều bí ẩn. Có phải vì thế mà sau 7 năm khởi công xây dựng, đến ngày khánh thành thì toàn bộ thợ xây hầm, người phác họa bản vẽ và thi công công trình đã vô tình bị mất tích. Nhiều người truyền lại rằng, Hoàng Yến TChao đã “thủ tiêu” tất cả để giữ bí mật cho căn hầm mật.
Ngoài việc cho xây dựng dinh thự nguy nga để thể hiện quyền uy thống trị vùng đất Bắc Hà, nhà họ Hoàng còn có xu hướng đổi mới công trình theo kiểu thiết kế của Pháp, cổ kính của Trung Quốc. Toàn bộ mái ngói đỏ và gỗ là của Pháp nhưng được kết hợp hài hòa với kiến trúc tâm linh bí ẩn của Trung Quốc qua các hình long phượng linh thiêng.
Dinh thự Hoàng A Tưởng
Sau 7 năm xây dựng, dinh thự hoàn thành và được đặt tên là Dinh Hoàng A Tưởng. Có thể khẳng định rằng, dinh thự là một kỳ quan vĩ đại tại vùng cao nguyên Bắc Hà. Ngôi dinh thự đồ sộ ghi lại một thời huy hoàng của ông vua Hoàng Yến TChao đồng thời đánh dấu tích lịch sử thời tàn sát, đưỡm máu của người dân quanh vùng.
Ngày nay, dinh thự vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính và tráng lệ như thế. Nhiều khách du lịch đến thăm Bắc Hà đều không quên ghé qua dinh thự Hoàng A Tưởng và nghe lại câu chuyện lịch sử của dinh thự này. Nhiều sinh viên kiến trúc thường xuyên ghé qua để tìm hiểu và học hỏi nét kiến trúc độc đáo từ ngàn năm trước. Khu dinh thự được bảo tồn và giữ gìn dành cho khách du lịch tới tham quan, vãn cảnh, tìm hiểu lịch sử dân tộc miền núi thời xa xưa.
Hướng dẫn đường đi tới Dinh thự Hoàng A Tưởng
Dinh thự Hoàng A Tưởng nằm ngay trung tâm thị trấn Bắc Hà, cách thành phố Lào Cai chừng 70km. Đây là cung đường tương đối hiểm trở, nhiều khúc cua nguy hiểm nhưng phong cảnh hai bên đường có núi nin hùng vĩ, rất đẹp.
Từ thị trấn Sapa: Du khách bắt xe bus về bến xe Lào Cai, sau đó mua vé xe lên Bắc Hà. Đến Bắc Hà, du khách có thể dễ dàng hỏi thăm Dinh thự Hoàng A Tưởng.
Từ Hà Nội: Có hai cách di chuyển. Cách thứ nhất, du khách bắt xe khách từ Hà Nội đến Lào Cai, từ Lào Cai đi Bắc Hà. Theo đó, du khách kết hợp tham quan nhiều địa điểm tại Lào Cai như Y Tý, Sapa. Các thứ hai, du khách đi xe khách từ Hà Nội đến Bắc Hà.
Linh An
Dinh Thự Họ Vương (Dinh Vua Mèo) Ở Thung Lũng Sà Phìn, Hà Giang
Dinh thự họ Vương với kiến trúc đặc sắc là một điểm tham quan không thể bỏ qua dành cho du khách khi đến với vùng địa đầu Tổ quốc Hà Giang.
Về kiến trúc, dinh thự vua Mèo có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, H’Mông và Pháp, do một người thợ quê gốc Nam Định thiết kế. Ngôi nhà có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh, có tổng cộng 64 buồng được xây thành 2 tầng tường bằng đá xanh, mái vách bằng gỗ thông, và ngói làm từ đất nung. Lối dẫn vào nhà được làm bằng những phiến đá hoa cương có chạm khắc nhiều hoa văn, mái nhà cong, uốn lượn, mái cổng được làm bằng gỗ lợp ngói âm dương, trạm khắc tinh xảo, nhiều hoa văn.
Khu tiền dinh là nơi ở của lính canh, lính hộ vệ và nô tì. Trung dinh và hậu dinh là nơi ở, nơi làm việc của các thành viên trong gia tộc họ Vương. Lúc ban đầu, toàn bộ gỗ được dùng trong ngôi nhà đều là gỗ thông đá. Nhưng kể từ khi trở thành tài sản của nhà nước, tất cả các vật liệu gỗ của ngôi nhà đã bị thay đổi khoảng 60% bằng gỗ lim và gỗ nghiến.
Tường bảo về bên ngoài được xây cao vút, có quân lính bảo vệ nên khó có thể đột nhập từ bên ngoài, cách mỗi đoạn tường lại được bố trí các lỗ châu mai và chòi canh để bảo đảm sự an toàn cho cả khu dinh thự. Phía sau dinh thự có một bể chứa nước rất lớn có thể tích 300 m3 được xây dựng toàn bộ bằng đá, thiết kế hứng nước mưa từ trên các dãy nhà xuống. Do nằm trong vùng thường xuyên khô hạn nên ngày nay chiếc bể nước này là nguồn cung cấp nước chính cho nhân dân ở Sà Phìn.
Phía ngoài gian chính giữa có treo một bức hoành phi bằng chữ Hán do vua nhà Nguyễn – Khải Định phong tặng cho vua Mèo: “Biên chính khả phong” (có thể hiểu là: Cách trị vì của ông Vương Chính Đức ở miền biên cương này đáng làm mẫu mực để mà lan toả khắp vùng) vào năm 1923.
Nét đặc sắc của khu dinh thự vua Mèo nằm ở cấu trúc và cách bố trí các phòng như một thành quách thu nhỏ. Dinh thự được xây như một pháo đài kiên cố, có 2 lô cốt để phòng thủ, có kho cất giữ tài sản, kho vũ khí, kho thuốc phiện…
Một điểm nhấn nữa của dinh thự họ Vương là nghệ thuật điêu khắc trong các phần của dãy nhà mang đậm dấu ấn của dòng họ Vương, dấu ấn của hoạt động buôn bán thuốc phiện. Nhiều chi tiết bằng đá của tòa nhà được chạm khắc cầu kì, khéo léo mang các biểu tượng cho sự phú quý, hưng thịnh. Những chân cột được chạm khắc hình cuống quả thuốc phiện to như cái chum, giống đến từng chi tiết, được mài cho thật bóng bằng bạc trắng. Các trụ cầu thang cũng là tác phẩm điêu khắc bằng đá quý giá, mang bóng dáng của cây hoa anh túc. Các họa tiết trên xà nhà, chái nhà, các cánh cửa, cửa sổ chạm hình quả thuốc phiện tinh xảo, bắt mắt.
Trải qua bao biến động của thời gian, chiến tranh, và lịch sử, một số vật liệu trong khu dinh thự vua Mèo đã bị thay thế, các vật dụng cũng không còn nhiều, nhưng kết cấu công trình vẫn giữ được nguyên nét kiến trúc độc đáo. Khu dinh thự đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp vào hạng di tích quốc gia vào năm 1993. Hiện nay, dinh thự họ Vương là một điểm tham quan thu hút đối với du khách trong và ngoài nước khi đặt chân đến Hà Giang.
Đọc Ngay: Bí Ẩn Gia Đình Hoàng A Tưởng Tại Bắc Hà
Mỗi lần nhắc tới cao nguyên trắng Bắc Hà chắc hẳn người ta sẽ nghĩ ngay đến màu trắng của hoa mận Tam Hoa.
Nhưng có lẽ Bắc Hà không chỉ nổi tiếng với hoa mận mà còn khiến ta không thể quên được khi ngay giữa trung tâm thị trấn lại có một ngôi biệt thự vô cùng bề thế, mang nét cổ kính của kiến trúc châu Âu. Đó chính là dinh thự Hoàng A Tưởng, còn gọi là dinh thự “Vua Mèo” .
Trước đây đã có không ít luồng thông tin về dinh thự Hoàng A Tưởng cũng như về gia đình chủ nhân cũ, đến thăm dinh thự hầu hết ai ai cũng tò mò và muốn tìm hiểu về gia đình của gia tộc đầy quyền uy nhưng cũng đầy bí ẩn này. Để giải đáp cho những tò mò và thắc mắc đó, chúng tôi quyết định đi tìm hiểu về những bí ẩn xoay quanh ngôi nhà này.
Đến Bắc Hà trong một ngày mùa đông mưa phùn lạnh, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dinh thự giữa lòng Bắc Hà như toát lên một vẻ đẹp không chỉ cổ kính mà còn uy nghi đến lạ kì. May mắn được gặp một số vị già làng đang ngồi nhâm nhi chén rượu ngô trong tiết trời giá lạnh, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện thú vị và tìm hiểu được rất nhiều thông tin bổ ích. Dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921, chủ nhân là Hoàng Yến Tchao dân tộc Tày, cha đẻ của Hoàng A Tưởng.
Lý do mà dinh thự này được đặt tên là dinh Hoàng A Tưởng theo như các vị già làng kể lại thì đó là vì ngay từ khi còn nhỏ ông Hoàng A Tưởng đã thông minh sắc sảo hơn người và được cha Hoàng Yến Tchao vô cùng yêu mến, về sau mọi việc lớn nhỏ trong gia đình ông đều giao cho con trai thứ là Hoàng A Tưởng tiếp quản và ngôi nhà cũng được đặt theo tên của ông. Họ còn kể lại rằng gia tộc họ Hoàng là gia tộc quyền lực nhất ở Bắc Hà thời bấy giờ. Hoàng Yến Tchao là thổ ty vùng Bắc Hà, là một chức quan ở vùng dân tộc thiểu số trước đây. Các vùng đất tốt nhất, màu mỡ nhất đều do ông chiếm giữ và cướp đoạt của nông dân, ngoài ra thổ ty còn bắt nông dân ở các bản phục dịch hầu hạ theo thời gian nhất định. Đặc biệt dựa vào đặc quyền, đặc lợi mà Pháp ban cho, Hoàng Yến Tchao độc quyền bán muối, hàng tiêu dùng, khai thác lâm thổ sản, thuốc phiện bán cho Pháp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho đồn binh lính Pháp và tay sai. Đó là lí do tại sao ta nói gia tộc họ Hoàng có quyền lực bậc nhất tại Bắc Hà ngày đó.
Gia đình trước dinh thự
Hoàng Yến Tchao có ba bà vợ và có tổng cộng bảy người con. Trong đó có hai người con trai và năm người con gái. Vợ cả của ông Hoàng Yến Tchao là người Tày, bà đến với ông TChao bằng tình yêu và lấy ông Tchao khi ông này còn chưa được thực dân Pháp sử dụng. Bà cả sinh cho ông TChao được ba người con, hai người con trai và một người gái. Con trai cả là Hoàng A Tiển và thứ hai là Hoàng A Tưởng. Bà hai là người tội nghiệp nhất, lấy chồng giàu chưa hưởng được vinh hoa phú quý thì đã bị bệnh và mất sớm, không có một chút tài sản nào và cũng chẳng mấy ai biết là bà có tồn tại, bà hai sinh cho ông Tchao được hai cô con gái và ra đi khi tuổi đời vẫn còn trẻ.
Ông Hoàng Yến Tchao cùng vợ cả
Tuy nhiên bà hai mất không đươc bao lâu thì ông Hoàng Yến TChao cũng nhanh chóng rước bà thứ ba về làm vợ, bà ba là người gốc Hoa. Bà ba sang Bắc Hà làm ăn, với những nét đẹp sắc sảo của con gái Trung Hoa, ngoại hình của bà ba đã nhanh chóng lọt vào “mắt xanh” của “Vua Mèo”. Bà ba là người thích sống tự lập và làm ăn buôn bán rất giỏi. Lấy ông TChao một thời gian, sinh cho ông hai cô con gái thì bà không thích sống trong dinh thự của ông Chao mà ra ngoài ở riêng và tự làm ăn buôn bán chứ không phụ thuộc bất cứ thứ gì từ ông Tchao.
Bà ba cùng các cô con gái( Bà ba ngồi)
Về phần các con của ông Hoàng Yến Tchao thì có Hoàng A Tưởng là người thông minh xuất chúng hơn cả và cũng là người được ông Tchao tin yêu nhất nên được chọn là người thay ông tiếp quản mọi công việc, đó cũng là lí do tại sao mặc dù ông Tchao mới chính là “Vua mèo” nhưng lại đặt tên dinh thự theo tên của con trai thứ chứ không phải con trai trưởng.
Chia tay Bắc Hà, chia tay dinh thự nhưng những câu chuyện về gia đình họ Hoàng vẫn còn lưu lại trong tôi, nhiều điều bí ẩn về dinh thự vẫn làm tôi tò mò, nhất định tôi sẽ quay lại để khám phá, tìm hiểu thêm. Hẹn gặp lại Bắc Hà một ngày gần nhất – vùng đất cao nguyên trắng đẹp đẽ và thơ mộng.
Một số hình ảnh gia đình họ Hoàng (Ảnh do con cháu họ Hoàng cung cấp):
Ông Hoàng Yến Tchao và ông Hoàng A Tưởng
Ông Hoàng Yến Tchao cùng con trai và con dâu, con gái
Cập nhật thông tin chi tiết về Dinh Vua Mèo Hoàng A Tưởng trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!