Xu Hướng 4/2023 # Giáo Án Ptnn: Thơ “Mèo Đi Câu Cá”. # Top 10 View | Viec.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Giáo Án Ptnn: Thơ “Mèo Đi Câu Cá”. # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Ptnn: Thơ “Mèo Đi Câu Cá”. được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

– Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ.

2. Kỹ năng.

– Trẻ đọc to, rõ ràng bài thơ.

– Đọc diễn cảm bài thơ, hứng thú đọc thơ, đọc thuộc bài thơ.

3. Giáo dục.

– Giáo dục trẻ phải biết chăm chỉ, không được lười biếng, không được ỷ lại vào người khác

II. Chuẩn bị.

– Nhạc bài hát: Gà trống mèo con và cún con, rửa mặt như mèo.

– Hệ thống câu hỏi đàm thoại.

III.Tổ chức hoạt động. 1. Gây hứng thú.

– Cả lớp hát bài: “gà trống mèo con và cún con” sau đó trò chuyên về nội dung bài hát.

– Các con vừa hát bài gì?

– Bài hát nhắc đến những con vật nào?

– Những con vật đó sống ở đâu?

– Gà trống, mèo con và cún con làm những nhiệm vụ gì?

– Cô đọc lần 1( không hình ảnh). Đọc diễn cảm bài thơ.

– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ: “mèo đi câu cá” của nhà thơ Thái Hoàng Linh sáng tác

– Cô nói nội dung bài thơ: Bài thơ nói về anh em nhà mèo rủ nhau đi câu cá và cả 2 anh em cùng mải chơi dẫn đến không câu được con cá nào đấy.

c.Đàm thoại trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ.

– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của nhà thơ nào sáng tác?

– Bài thơ nói đến con vật nào?

– Hai anh em mèo trắng đã rủ nhau đi đâu?

– Mèo em ngồi câu cá ở đâu?

– Mèo anh ngồi câu ở chỗ nào?

“Anh em mèo trắng

Vác giỏ đi câu

Em ngồi bờ ao

Anh ra sông cái”

– Trời gió mát mèo anh đã làm gì?

– Trong lòng thầm chắc điều gì?

– Mèo anh đã lười biếng ,buồn ngủ và đã ngủ luôn một giấc, không câu cá và ỷ

lại cho em câu được thể hiện qua câu thơ:

“Hiu hiu gió thổi

Buồn ngủ quá chừng

Mèo anh ngả lưng

Ngủ luôn một giấc

Lòng riêng thầm chắc

Đã có em rồi”

– Từ “hiu hiu có nghĩa là gì?

Giải thích từ: “hiu hiu” nghĩa là có 1 làn gió thổi nhẹ đấy các con ạ.

– Mèo em đang ngồi và mèo em đã nhìn thấy gì nào?

– Thấy bầy thỏ bạn vui chơi lúc này mèo em đã làm gì?

– Mèo em mải chơi không câu cá và đã nghĩ đến điều gì?

– Mèo em cũng muốn được vui chơi cùng bầy thỏ bạn nên không câu cá và ỷ lại là có anh câu rồi.

“Mèo em đang ngồi

Thấy bầy thỏ bạn

Đùa chơi múa lượn

Vui quá là vui

Mèo nghĩ: ồ thôi

Anh câu cũng đủ

Nghĩ rồi hớn hở

Nhập bọn vui chơi”

– Từ “hớn hở” nghĩa là vui mừng đấy.

– Khi ông mặt trời xuống núi đi ngủ thì anh em nhà mèo như thế nào?

– Trong giỏ hai anh em nhà mèo có con cá nào không? Vì sao?

– Không có con cá nào lúc này anh em nhà mèo như thế nào?

– Vì cả hai anh em nhà mèo trắng đều lười biếng, mèo anh thì ham ngủ còn mèo em thì mải ham chơi không muốn câu cá, cuối cùng hai anh em không có cá để ăn đấy

” Lúc ông mặt trời

Xuống núi đi ngủ

Đôi mèo hối hả

Quay về lều tranh

Giỏ em giỏ anh

Không con cá nhỏ

Cả hai nhăn nhó

Cùng khóc meo meo”

– Cô đọc lần 3 chọn vẹn bài thơ.

– Cả lớp đọc thơ 2-3 lần.

– Cho trẻ thi đua tổ- nhóm- cá nhân đọc.(cô chú ý sửa sai cho trẻ).

– Cho trẻ đọc theo hiệu lệnh của cô

– Cả lớp đọc lại 1 lần nữa.

– Cô động viên khuyến khích trẻ.

Cả lớp hát bài: “rửa mặt như mèo” và đi ra ngoài.

Giáo Án Tập Đọc

TẬP ĐỌC Bài : Mèo con đi học I. MỤC TIÊU : – HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. – Hiểu được nội dung bài: Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà; cừu doạ cắt đuôi khiến mèo sợ phải đi học. -Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐGV HĐHS HĐBT *Hđộng 1: 5’ Gọi đọc bài: Chuyện ở lớp, trả lời câu hỏi + Em bé kể cho mẹ nghe những chuyện gì ? + Mẹ muốn nghe kể những chuyện gì? -GV nhận xét, ghi điểm *Hđộng 2 : 20’ Bài : Mèo con đi học *GV đọc mẫu lần 1 : *Hướng dẫn học sinh luyện đọc : -Luyện đọc tiếng và từ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. + Gv ghi từ ngữ lên bảng , gọi HS đọc – Gv giải nghĩa từ: buồn bực, kiếm cớ, + Cho cá nhân đọc nối tiếp từng dòng thơ – Luyện đọc toàn bài .- Cho HS đọc nối tiếp khổ thơ – Thi đọc giữa các tổ . – GV nhận xét, ghi điểm *Hđộng 3 : 5’ Ôn các vần ưu , ươu – Tìm tiếng trong bài có vần ưu . – Cho HS phân tích tiếng vừa tìm – Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu, có vần ươu (TIẾT 2) * Hđộng1: 20’ Tìm hiểu bài đọc và luyện nói : – GV đọc lần 2 .- Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bài + Đọc và trả câu hỏi (4 câu đầu ) Mèo kiếm có gì để trốn học ? +Đọc 6 câu cuối -Cừu có cách gì để khiến mèo đi học ? +Đọc toàn bài . + H/ dẫn đọc phân theo vai. GV nhận x ét * Hđộng 2: 5’ Luyện nói KNS(tự nhận thức bản thân): Gọi HS đọc yêu cầu của bài – Gợi ý HS luyện nói : +Vì sao bạn nhỏ trong tranh thích đến trường ? + Thế vì sao con thích đi học ? – GV nhận xét, khen . *Hđộng nối tiếp: 5’ – Gọi HS đọc bài thơ “ Mèo con đi học “ -Về học bài thơ, làm BT.- Xem trước bài:Người bạn tốt . – 2HS đọc và trả lời các câu hỏi – HS nghe GV đọc -5HS đọc,lớp đồng thanh – HS phân tích , ghép tiếngvà viết các từ đó lên bảng con – HS đọc nối tiếp , mỗi em đọc mỗi câu – HS đọc nối tiếp nhau – HS thi nhau đọc giữa các tổ – Cừu – Cừu : C đứng trước , ưu đứng sau dấu sắc trên chữ ư – Con cừu , về hưu , cưu mang. – Cái bướu , con hươu . – Mèo kêu đuôi ốm – Cắt cái đuôi ốm đi – HS đọc – 2 HS đọc theo vai mèo và cừu và người dẫn chuyện – Vì sao bạn thích đi học – Vì bạn ấy được múa hát , được vui chơi – HS tự trả lời theo suy nghĩ. -2HS, lớp HS TB,Y Luyện HS TB,Y HS K,G

Giáo Án Mầm Non Lớp 3 Tuổi

– KIến thức: Trẻ hứng thú hát cùng cô và hát đúng giai điệu bài hát.Trẻ biết lắng nghe cô hát.

– Kỹ năng: Rèn kỹ năng hát và phát triển tai nghe cho trẻ.

– Giáo dục trẻ có nề nếp trong học tập.

– Xắc xô, phách tre

– Mũ gà trống, thỏ, vịt con.

THỨ 6 NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 2011 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PHÁT TRIỂN THẨM MĨ : ÂM NHẠC DẠY HÁT : GÀ TRỐNG MÈO CON VÀ CÚN CON NGHE HÁT : CÒ LẢ TCVĐ: GÀ GÁY, VỊT KÊU I.Mục đích- yêu cầu - KIến thức: Trẻ hứng thú hát cùng cô và hát đúng giai điệu bài hát.Trẻ biết lắng nghe cô hát. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng hát và phát triển tai nghe cho trẻ. - Giáo dục trẻ có nề nếp trong học tập. II.Chuẩn bị - Xắc xô, phách tre - Mũ gà trống, thỏ, vịt con. III.Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1. - Cho trẻ đi thăm trang trại bạn búp bê vừa đi vừa hát bài " Gà trống" - Đến trang trại nhà bạn búp bê rồi các con chào bạn búp bê nào. - Cái con nhìn xem trang trại của búp bê nuôi những con vật gì? + Đây là con gì? + Nó gáy như thế nào + Còn đây là con gì? Nó để con hay đẻ trứng? + Nó có mấy chân? - Các con ạ! Bạn búp bê thấy lớp mình ngoan nên thưởng cho lớp mình một món quà đấy, đó là mũ gà trống tặng cho tổ gà trống, mũ thỏ tặng cho tổ thỏ con, mũ vịt tặng cho tổ vịt con. 2.Hoạt động 2: Dạy hát. - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. + Cô vừa hát bài gì ? Do ai sáng tác? + Bài hát nói về những con gì? + Những con vật này sống ở đâu? + Tiếng kêu của các con vật như thế nào ? - Cô cho trẻ hát cùng cô 2-3 lần. - Cho tổ, cá nhân, nhóm hát đan xen nhau. - Khi trẻ hát cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ. - Các con vừa hát bài gì? Do ai sáng tác? 3.Hoạt động 3: Nghe hát : Cò lả - Lắng nghe, lắng nghe - Cô thấy các con hát tặng bạn búp bê rất là hay, cô cũng muốn hát tặng bạn búp bê bài hát "Cò lả", Dân ca đồng bằng bắc bộ. - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần - Cô vừa hát bài gì? Dân ca ở đâu? - Bài hát Cò lả giai điệu mượt mà nói về con chim bay từ cửa phủ để bay ra cánh đồng. - Cô mở đài cho trẻ nghe một lần, cho trẻ nhún nhảy cùng giai điệu bài hát. - Các con thấy cô ca sĩ hát có hay không? - Các con vừa được nghe bài hát gì? 4.Hoạt động 4: TCVĐ "Gà gáy, vịt kêu" - Cô hướng dẫn trẻ chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô bao quát trẻ *Kết thúc: Cho trẻ ra chơi. - Trẻ hát cùng cô - Trẻ chào bạn - Trẻ kể - Gà trống - ò ó o - Con chó đẻ con - 4 chân - Trẻ lắng nghe - Vâng ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Gà trông, mèo, chó - Gia đình - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát 2-3 lần - Tổ , cá nhân, nhóm hát - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Có ạ - Cò lả - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ chơi trò chơi

Giáo Án Điện Tử Mầm Non Dạy Trẻ Kỹ Năng Chào Hỏi

Giáo án điện tử mầm non dạy trẻ kỹ năng chào hỏi mang đến có bé những kiến thức cơ bản nhất trong cuộc sống này. Bé biết chào hỏi là bé đã lớn hơn trong mắt mọi người rồi đấy.

Việc dạy trẻ biết cách chào hỏi người lớn ngay từ lúc nhỏ là việc vô cùng quan trọng để bé có thể tự tin hơn khi gặp gỡ mọi người bên ngoài. Mầm non mới mang đến giáo án mầm non dạy kỹ năng chào hỏi để mong các Cô có thể dạy bé ngay từ nhưng bước đầu.

Mục tiêu kiến thức trong giáo án mầm non dạy trẻ kỹ năng chào hỏi

1. Về kiến thức.

– Trẻ biết chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi.

– Biết sử dụng một số từ chào hỏi lễ phép phù hợp với tình huống khi giao tiếp với mọi người với ông bà, cha mẹ, anh chị của bé.

– Giáo dục yêu quý, lễ phép với ông bà, cha mẹ, cô giáo và mọi người xung quanh.

Chuẩn bị chogiáo án mầm non dạy trẻ kỹ năng chào hỏi

– Địa điểm: Trong lớp học

+ Cô sáng tạo câu chuyện “Mèo con lễ phép”

+ Một con mèo, 1 con gà trống bằng đồ chơi

+ Chiếu cho trẻ ngồi.

Tiến hành các hoạt độnggiáo án mầm nondạy trẻ kỹ năng chào hỏi

Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú

Cả lớp vui vận động bài hát”………………………”

Các con ơi! Sáng nay ai đưa các con đến trường? Sáng mai đi học các con chào ai? Đến lớp chào ai? Có bạn nào đi học không chào cô giáo không? Như vậy đã ngoan chưa?

Các con có muốn trở thành một em bé ngoan được mọi người yêu quý không?

Cô kể chuyện sáng tạo cho trẻ nghe (Cô kể bằng rối)

Trò chuyện: Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? Trong câu chuyện có những bạn nào?

Bạn mèo con và bạn gà trống bạn nào ngoan hơn?

Vì sao bạn mèo con lại ngoan hơn bạn gà nhĩ? (Vì khi gặp người lớn bạn mèo biết chào hỏi lễ phép còn bạn gà thì không)

– Vậy các con có muốn trở thành một em bé ngoan, lễ phép và được mọi người yêu quý không?

Hoạt động 2: Dạy trẻ cách chào hỏi

Dạy trẻ cách chào hỏi người lớn!

Hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng mình cách chào hỏi lễ phép để trở thành một em bé ngoan, các con có đồng ý không?

Khi gặp cô giáo, bố mẹ các con chào như thế nào?

Cô làm mẫu: Con chào cô ạ!

Con chào bố ạ!

Con chào mẹ ạ!

(Khoanh tay trước ngực, đầu hơi cúi, miệng cười tươi, giọng nói phải to, rõ ràng)

Vậy khi gia đình mình có khách thì con có chào không?

Các con chào như thế nào?

Khi đi học về các con chào ai? Chào như thế nào? (Chào ông/bà/bố/mẹ/anh/chị…. Cháu/con/em… đi học về ạ!

Dạy trẻ cách chào hỏi bạn bè!

Khi gặp người lớn các con vòng tay lại chào, đầu hơi cúi, thế khi gặp các bạn của mình thì sao? Các con chào như thế nào?

Cô làm mẫu: (Nhìn thẳng vào bạn và vui tươi đưa tay ngang tầm mắt vẫy chào (Mình chào bạn)

Bây giờ các con có muốn trở thành một em bé ngoan được mọi người yêu quý không?

Hoạt động 3: Trẻ thực hành

Các con hãy nhìn xem, ai đây? (Cô Ngân)

Chúng mình cùng lễ phép chào cô Ngân nào?

Con chào cô Ngân ạ! (2 trẻ lên chào)

Các con hãy nhìn xem, hôm nay lớp mình rất vinh dự vì có các cô giáo đến dự giờ đấy, vậy chúng mình hãy đến chào các cô nào! (Cho từng tổ một đến chào các cô)

Cho 2 bạn lên chào nhau.

Cho cả lớp đứng dậy chào nhau.

Hình ảnh về giáo án mầm non dạy trẻ kỹ năng chào hỏi

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Ptnn: Thơ “Mèo Đi Câu Cá”. trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!