Bạn đang xem bài viết Hình Tượng Con Chuột Trong Văn Hóa Dân Gian được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tản mạn năm Tý
Khó có thể khẳng định được loài chuột xuất hiện trên trái đất này từ bao giờ. Song, chuột từ lâu đã trở thành một con vật gắn bó bền chặt với đời sống con người, trở thành một biểu tượng văn hóa sống động gắn liền với những quan niệm, ví von đa chiều, hàm chứa nhiều ẩn ý sâu xa…
1.
Với bản tính lanh lợi, tinh ranh, tích xưa truyền lại rằng, khi Ngọc Hoàng tuyên bố chọn 12 con giáp, chuột có mặt sớm nhất nên nghiễm nhiên được đứng ở vị trí đầu tiên. Chuột chễm chệ đứng trên cả những con vật uy nghiêm khác, trước cả hổ lẫn rồng. Dù muốn dù không, dù căm ghét con chuột đến vô cùng, nó vẫn đồng hành với con người cả triệu năm nay.
Với bản tính lanh lợi, tinh ranh, tích xưa truyền lại rằng, khi Ngọc Hoàng tuyên bố chọn 12 con giáp, chuột có mặt sớm nhất nên nghiễm nhiên được đứng ở vị trí đầu tiên. Chuột chễm chệ đứng trên cả những con vật uy nghiêm khác, trước cả hổ lẫn rồng. Dù muốn dù không, dù căm ghét con chuột đến vô cùng, nó vẫn đồng hành với con người cả triệu năm nay.
Điển hình ở những vùng đồng bằng châu thổ, nơi mà cây lúa, con trâu là những người bạn gần gũi trong đời sống sản xuất, người ta cũng chưa bao giờ quên sự có mặt của chuột. Mặc dù là loài phá hoại, nhưng theo quan niệm của người miền Tây Nam bộ xưa nay, cứ vào đêm giao thừa, hễ nghe được tiếng chuột kêu lít chít đâu đó quanh nhà hay trong bồ lúa, bồ khoai, không ít người sẽ hân hoan tin rằng đó là tín hiệu của một năm mới sung túc, mùa màng bội thu. Họ lý giải rằng, chuột là một trong những con vật có khả năng sinh sôi nảy nở nhanh và nhiều hơn bất cứ loài vật nào, vì vậy nơi nào hễ xuất hiện nhiều chuột là nơi đấy phồn thịnh. Rõ ràng, ở đây, chuột như một “sứ giả” hết sức thiện lành và may mắn.
Trong dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng xưa kia, bức tranh dân gian Đám cưới chuột đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong tâm thức người Việt. Loài chuột xuất hiện đầy hóm hỉnh trong một đám cưới xưa với cờ, quạt, kèn, trống, ô lọng cùng vô số lễ vật. Gặp lão mèo già hung hãn cản lối, những chú chuột trong đám rước sợ hãi, lấm lét, phải cống nộp lễ vật (chim, cá) cho mèo, thỉnh cầu cho đám cưới bình yên. Hình ảnh chuột trong bức tranh vô hình trung lại khiến người ta cảm thương, yêu mến chúng – điều rất hiếm hoi mỗi khi nhắc đến loài vật này với hầu hết những định kiến tiêu cực.
Đám cưới chuột không chỉ là bức tranh dừng lại ở nghệ thuật giải trí đơn thuần mà người xưa muốn mượn hình ảnh chuột để minh chứng sống động cho quan hệ kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu trong xã hội phong kiến; mỉa mai, châm biếm một cách hài hước, sâu cay một tệ nạn xã hội cần lên án và loại bỏ. Ngoài ra, ý nghĩa của bức tranh này còn được xem xét ở những góc độ khác. Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, Đám cưới chuột phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa của dân tộc: đám tiệc náo nhiệt, xôm tụ, rình rang nhưng không kém phần thiêng liêng với màu sắc rực rỡ, những ô lọng, kèn, trống, đoàn rước dâu kéo dài… Điều đó làm nổi bật nét văn hóa người Việt xưa khi đám cưới không chỉ là việc riêng của mỗi cá nhân, gia đình mà còn là việc chung của cả cộng đồng, làng xã. Mặt khác, ý nghĩa cộng sinh cũng là một thông điệp mà Đám cưới chuột hướng đến. Mèo và chuột vốn dĩ là hai loài vật “không đội trời chung” nhưng cuối cùng cũng bước qua “bản thỏa thuận” để sinh sôi giữa hai mặt đối lập mà đích đến cuối cùng là sự cam kết cùng nhau tồn tại và phát triển.
2.
Bên cạnh sự hiện diện gần gũi trong đời sống con người, từ bao đời nay, chuột cũng là loài vật giữ một vị trí đặc biệt trong kho tàng văn học dân gian, được nhắc tới rất nhiều trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ cùng với những phép ẩn dụ, so sánh, ví von… giàu ý nghĩa. Quen thuộc nhất là bài đồng dao thuộc nằm lòng của những đứa trẻ quê: Con mèo mà trèo cây cau/ Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà/ Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo”, đến trò chơi dân gian mèo đuổi chuột từng góp mặt trong tuổi thơ mỗi người. Để thay lời cho những nhận diện, phán xét, mỉa mai, phê phán… người ta cũng hết sức ý nhị khi sử dụng hình ảnh chuột: Thái độ gian xảo, sợ sệt được ví von “lấm lét như chuột ngày”; khi rơi vào bế tắc, không còn lối thoát hay lựa chọn nào khác là tình huống của kẻ “chuột chạy cùng sào”; may mắn hơn là kẻ khù khờ, kém cỏi nhưng lấy được người quyền quý, có câu “chuột sa chĩnh gạo”; khi phê phán những tuyên ngôn nọ, chủ trương kia ban đầu có vẻ to tát nhưng cuối cùng kém thành quả, người ta chế giễu “đầu voi đuôi chuột” hay “cháy nhà ra mặt chuột” là thành ngữ chỉ sự thật bị phô bày, chân tướng bị vạch trần khi xảy ra biến cố…
Có lẽ, bởi con người quá am tường về loài chuột, kể cả đặc tính giống nòi của nó, nên hễ khi muốn nói đến điều gì cần ngụ ý, họ lại mượn chuột. Mượn để nói khéo, nói một cách đầy ẩn dụ và ý nhị. Ám chỉ quan hệ nam nữ bất chính, người ta chỉ ngắn gọn là “chim chuột”; nói về thói ích kỷ trong tập thể, người này ỷ lại người kia, có câu “chuột bầy đào không nên lỗ”… Người đời cũng mượn hình ảnh chuột để phê phán, châm biếm hết sức tinh tế: “chuột chù đeo đạc” (thói đua đòi, không tự biết mình); “chuột chù lại có xạ hương” (bản chất xấu nhưng làm ra vẻ tốt đẹp); “chuột đội vỏ trứng” (mượn hình thức kẻ khác để che đậy bản chất của mình); “chuột chù chê khỉ hôi” (kẻ không thấy cái dở của mình lại hay đi chê bai người khác); “chuột gặm chân mèo” (chỉ những kẻ dại dột, liều lĩnh); “mèo ra cửa – chuột xướng ca” (không người cai quản sẽ tự do, thoải mái làm điều bậy). Ngoài ra, những hiện tượng đời sống, sinh hoạt hằng ngày cũng được khuếch tán đầy thú vị dưới lăng kính chuột: “Nhà như ổ chuột” (nhà chật hẹp, chui rúc và bẩn thỉu); “khói như hun chuột” (khói nghi ngút, cay xè và lan rộng); “ướt như chuột lột” (ướt sũng từ đầu đến chân). Phong phú, đa diện là vậy, nhưng với bản tính tinh ranh, lanh lợi vốn có của mình, thành ngữ cũng từng phán oan cho chuột khi có câu “lù đù như chuột chù phải khói” (ý chê trách sự chậm chạp, ngờ nghệch)…
Có thể nói, hơn bất cứ loài vật nào trên trái đất này, chuột bao đời nay vẫn hiển diện hết sức đông đảo và gần gũi với đời sống con người, hình ảnh chuột đã đi vào kho tàng văn hóa dân gian một cách tự nhiên, sống động như chính bản tính của nó. Con người dù căm ghét nhưng một góc độ nào đó cũng quý chuột, thậm chí thờ chuột, coi chuột như một biểu tượng của sự sung túc, sinh sôi.
Đón năm Tý, chúng ta chào đón con vật tuy nhỏ bé nhưng đứng đầu 12 con giáp quay về sau một vòng tuần hoàn, để rồi tiếp tục có dịp bàn luận, sẻ chia cùng nhau những mẩu chuyện, những giai thoại về chuột – loài vật đã trở thành một phần của thế giới, của văn hóa, luôn song hành với đời sống nhân loại.
Ngô Thế Lâm
Hình Tượng Con Mèo Trong Tâm Thức Dân Gian
Trong mười hai con giáp, mèo là một trong bảy con vật mà người Việt nuôi và gần gũi với con người. Nếu như bỏ qua những quan niệm kiêng cữ về mèo như mèo kêu meo meo là nghèo, chó kêu gâu gâu là giàu thì xung quanh con mèo, dân gian cũng có nhiều đánh giá thú vị. Cũng như một số con vật khác, mèo có khá nhiều tên gọi khác nhau: miêu, miu, mãn, mỉu… (không biết mèo nào cắn mỉu nào).
Dựa vào màu lông, có các loại: mèo mun (lông đen từ đầu đến chân), mèo mướp (như chú hổ con), mèo vàng (lông màu vàng óng), mèo trắng (lông màu trắng tinh), mèo tam thể (ba màu trắng, đen, vàng pha lẫn vào nhau)… Căn cứ vào đặc điểm, hình dáng, người ta lại chia ra: mèo nhà, mèo hoang, mèo rừng, mèo già, mèo mất tai, mèo mù… Bằng cách định danh, có thể phân loại khá lý thú về họ nhà mèo.
Trước hết là mèo hoang. Mèo hoang là mèo lang thang, vô chủ, cũng như mèo mả gà đồng, mèo đàng chó điếm, đây là loại không ra gì. Vì vậy khi nói đến thường là sự ám chỉ, xem thường:
Mèo hoang lại gặp chó hoang Anh đi ăn trộm, gặp nàng đào khoai.
Tương tự, mèo mất tai cũng nằm trong đánh giá không mấy tốt, được dùng để chỉ sự thất vọng, buồn rầu: gái bị chồng rẫy tiu nghỉu như mèo mất tai. Ở góc độ khác, hình ảnh mèo già lại được khai thác ở khía cạnh: sự khôn ngoan đến mức trở thành tinh ma ranh mãnh: Mèo già hoá cáo.
Xa xưa, các hộ gia đình nuôi mèo chủ yếu để bắt chuột. Mèo thường săn mồi vào ban đêm, còn ban ngày thì thích sự yên tĩnh, xa vắng và kín đáo để nằm khoanh tròn, mắt lim dim, lừ đừ. Cho nên lừ đừ như mèo ngái ngủ chỉ ai hay nằm vật, nằm vạ. Ca dao xưa có những hình ảnh khá thú vị so sánh mèo những kẻ bất tài hoặc những người lười nhác:
– Chồng người đi ngược về xuôi Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo; – Mèo nằm bồ lúa khoanh đuôi
Vợ anh đẹp lắm, đuổi ruồi không bay.
Mèo là vật ăn ở sạch sẽ, thích nằm những chỗ ấm áp và mọi chuyện “sinh hoạt” đều tươm tất, từ sưởi nắng, rửa mặt đến tiểu tiện. Khi “đại tiện”, mèo cũng đào lỗ, lấp đất cẩn thận. Từ đấy, hễ phê phán ai hay bưng bít điều gì, dân gian lại có câu giấu như mèo giấu cứt. Mèo hay ăn vụng nên những kẻ giấu giếm hưởng lợi một mình cũng được ví von im ỉm như mèo ăn vụng.
Mèo ăn chậm và ít, thường được so sánh với phái yếu nam thực như hổ, nữ thực như miêu, ăn nhỏ nhẻ như mèo. Tuy ăn ít nhưng mèo thường khó tính, bữa ăn phải đậm đà, nếu đồ ăn nhạt nhẽo, mèo sẽ bỏ. Có ăn nhạt mới biết thương thân mèo.
Mèo rất khoái mỡ. Như mèo thấy mỡ là vồ vập một cách thái quá. Cũng vì thế cho nên mỡ để miệng mèo là sai lầm lớn. Bên cạnh mỡ, cá là món mèo cũng rất ưa thích. Mèo vớ được cá là ví sự may mắn, còn mèo mù vớ cá rán thì còn hơn thế, nghĩa là sự may mắn không ngờ đến.
Mèo vốn nhanh nhẹn, lại giỏi leo trèo nên nên việc cất giữ đồ ăn con người cần phải kỹ lưỡng: chó treo, mèo đậy. Do đó nếu cơm treo, mèo nhịn đói. Tiếng kêu của mèo không mấy dễ chịu, đặc biệt là tiếng mèo ngao trong đêm khuya. Thế nên hát như mèo ngao, hát như mèo động đực là chỉ giọng hát chẳng ra gì. Mắt mèo tròn và xanh, mới có câu xanh như mắt mèo. Đuôi mèo dài hơn đuôi thỏ nhưng ngắn hơn đuôi chồn. Kẻ nào hay khoe khoang, tự phụ thì đích thị mèo khen mèo dài đuôi.
Khi săn chuột, mèo phải rình rập, chờ cơ hội để ra tay. Rình như mèo rình chuột thể hiện sự cần cù, nhẫn nại của mèo. Khi đã vồ được chuột, mèo hay vờn mồi trước khi ăn, do đó có câu vờn như mèo vờn chuột. Tuy nhiên trong lúc vờn, cá biệt cũng có lúc mèo để mất mồi: lôi thôi như mèo sổ chuột . Khi săn mồi, mèo cũng biết lượng sức mình mèo nhỏ bắt chuột con.
Từ xưa, chó và mèo vốn đã không ưa nhau, mèo tuy không thể thắng chó nhưng không hề sợ chó, cũng không chịu nhường nhịn. Dân gian cũng không bỏ qua mối quan hệ này: cãi nhau như chó với mèo, chó mèo cắn nhau, yêu nhau như chó với mèo. Trong cuộc đối chọi này, chó ngờ nghệch hơn nên nhiều khi hay chịu thiệt:
Con mèo đập bể nồi rang Con chó chạy lại, phải mang lấy đòn…
Khi nói ai làm một công việc gì đó liều lĩnh, nguy hiểm, mọi người thường ví với chuột gặm chân mèo. Những kẻ năng lực hạn chế mà muốn thực hiện những công việc vượt quá trình độ bản thân thì thật đúng là mèo vật đụn rơm. Buộc cổ mèo, treo cổ chó lại chỉ những kẻ bủn xỉn, hà tiện.
Điểm qua kho tàng tục ngữ, thành ngữ, ca dao của người Việt, còn có rất nhiều hình ảnh đề cập đến mèo:
Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa: Nói hay nhưng làm dở;
Mèo già lại thua gan chuột nhắt: Người từng trải thì không gan góc như thanh niên;
Sắc nanh, chuột dễ cắn được cổ mèo: Kẻ thù nguy hiểm nhưng nếu có mưu trí thì cũng có thể chiến thắng;
Chó giữ nhà, mèo bắt chuột: Mỗi người phụ trách một lĩnh vực riêng, không ai xâm phạm ai;
Chó tha đi, mèo tha lại: Những vật không còn giá trị không ai để ý;
Mèo cào không xẻ vách vôi: Phải lượng sức mình trước khi làm việc;
Mèo con bắt chuột cống: Những người trẻ tuổi tài cao, làm được những việc phi thường;
Không có chó bắt mèo ăn cứt: Dùng người bất đắc dĩ, không còn sự lựa chọn khác…
Rõ ràng, đề cập đến con mèo song cũng chính là bàn về con người vậy. Thế mới biết dân gian ta tinh tế và sâu sắc biết chừng nào. Nhân dịp năm mới Tân Mão, xin được kể ra vài điều thú vị về hình ảnh con mèo để hầu chuyện bạn đọc gần xa.
st
Nguyễn Diễm My @ 03:50 28/01/2011 Số lượt xem: 594
Ý Nghĩa Của Mèo Trong Văn Hóa Ai Cập
Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao bên cạnh những xác uớp pharaoh, xác ướp người cổ đại ở Ai Cập, người ta còn ướp cả xác mèo? Và tại sao không hề (hoặc cực kỳ ít) có xác ướp chó hay những con vật khác?
Ngày nay, khi nhắc tới loài mèo, người ta hay hình dung đến những chú mèo lười biếng sưởi nắng, vờn bướm, hay phá phách như những con boss lắm chiêu.
Tuy nhiên, trong thế giới quan của người Ai Cập cổ đại, mèo mang một ý nghĩa cao siêu hơn những gì chúng ta nghĩ. Theo tư duy về tôn giáo của người Ai Cập cổ, bên cạnh sự hữu ích của mình trong gia đình (đuổi rắn, bắt chuột), thì mèo còn gắn liền với các vị thần.
Các vị thần trong tôn giáo Ai Cập cổ thường gắn liền với hình ảnh những loài vật như chim ưng, bọ hung, chó… Và mèo được cho là hiện thân của nữ thần Mafdet và nữ thần Bastet trong tôn giáo Ai Cập.
Nữ thần Mafdet được thờ phụng để cầu mong sự bảo vệ khỏi nọc độc của các loài rắn và bọ cạp sa mạc. Đây đều là những loài mà mèo có thể săn và ăn được. Ở vùng Hạ Ai Cập, nữ thần Bastet cũng có ý nghĩa tương tự. Nữ thần này được cho là hiện thân của mặt trời, dưới hình dạng đầu mèo thân người.
Truyền thuyết cho rằng cả nữ thần Mafdet và Bastet đều có nguồn gốc từ Mau – một giống mèo rừng chuyên bảo vệ những cây thiêng trong rừng khỏi rắn hổ mang bằng cách vồ bắt và cắn đứt đầu con rắn.
Một nữ thần khác là Sekhmet – Nữ thần chiến trang, với nhân dạng là mình người đầu sư tử cái. Tên của Sekhmet có nghĩa là “Người mạnh mẽ” hoặc “Nữ thần của nỗi khiếp sợ”. Sekhmet được cho là hiện thân của Hathor, con gái thần Ra.
Vào thời cổ đại, mèo được coi là giải pháp tối ưu để chống lại chuột và rắn độc thường hay xuất hiện quanh những nơi có người sinh sống. Người dân bắt đầu để thức ăn xung quanh nhà mình để mèo thường xuyên lui tới. Dần dà, mèo hoang bắt đầu được thuần chủng và trở thành mèo nhà ở Ai Cập.
Loài mèo đạt tới cảnh giới tín được tôn sùng tới mức việc làm hại hay giết mèo sẽ bị quy là làm hại hoặc giết chết một vị thần. Và hình phạt cho hành động này chỉ có thể là cái chết!
Vì tính thần thánh của mình mà vào thời Ai Cập cổ đại, người dân thường không được phép nuôi mèo. Chỉ có những pharaoh vị trì Ai Cập – người được xem là hiện thân của thần linh trên trái đất – mới có thể nuôi mèo được mà thôi!
Offtrack Travel tổng hợp
Ý Nghĩa Hình Tượng Mèo
Ý nghĩa hình tượng Mèo – Linh vật cát tường, thịnh vượng trong phong thủy
Không phải ngẫu nhiên mà loài mèo lại tượng trưng cho năm Mão ở Việt Nam, khác với một số quốc gia là loài thỏ. Trong phong thủy, tượng mèo ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt.
Mèo là linh vật thứ 4 trong lịch Can Chi 12 con giáp ở Việt Nam. Cùng với hình ảnh những chú chó trung thành, mèo đã trở thành người bạn thân thiết của mỗi gia đình hiện nay.
Ý nghĩa của Tượng Mèo phong thủy – Linh vật đem lại sự cát tường, thịnh vượng
Loài mèo là biểu tượng cho lòng tốt, sự kiên trì, nhẫn nại, biết suy trước tính sau rồi mới bắt đầu làm một việc gì đó. Người tuổi mèo phải vất vả trải qua đôi ba lần thất bại mới thành công được trong công việc cũng như cuộc sống. Trong phong thủy, mèo được coi là linh vật đem lại sự cát tường, thịnh vượng, có thể nhờ linh lực để hóa giải sát khí. Vì vậy, tượng Mèo phong thủy mạ vàng thường được trưng ở bàn làm việc của người tuổi Mão để tăng thêm sinh khí, sự tập trung và sức mạnh một cách tốt nhất. Tượng mèo còn được chọn làm quà tặng phong thủy cho người tuổi Hợi hay tuổi Mùi.
Mèo phong thủy có thể tăng cường vận đào hoa. Nếu bài trí 2 con mèo tại hướng chính đông của phòng ngủ, đường tình duyên sẽ có bước tiến triển tốt và thuận lợi.
Tượng Mèo phong thủy mạ vàng vừa là linh vật cát tường, thịnh vượng; vừa tạo nên sự sang trọng, nổi bật cho không gian của ngôi nhà
Mão thuộc hành Mộc. Màu sắc thích hợp cho tượng Mèo phong thủy là màu trắng, có thể thêm một chút hồng. Đặc biệt, khi sử dụng tượng mèo phong thủy mạ vàng sẽ càng nhân lên linh khí cát tường và may mắn. Bởi vì, màu vàng tượng trưng cho sự vàng son. Mèo màu vàng chính là Kim Mão, mang lại tài lộc, của cải cho gia chủ.
Tượng Mèo phong thủy mạ vàng – lựa chọn của khách hàng thông thái
Với những công dụng của linh vật năm Mão mang lại, không quá ngạc nhiên khi tượng Mèo phong thủy mạ vàng trở thành quà tặng được khách hàng yêu thích và lựa chọn nhiều mỗi dịp lễ Tết.
Hình ảnh Đôi mèo đúc vàng nguyên khối cùng giấy chứng nhận vàng 99.98% độc lập từ một đơn vị thứ 3 – quà tặng hút khách mùa Tết 2019
Được biết đến là thương hiệu chế tác nên Đôi mèo đúc vàng nguyên khối nói trên, Golden Gift Việt Nam hiện nay đã định vị được uy tín, an tâm về chất lượng của các sản phẩm quà tặng mạ vàng. Tượng Mèo phong thủy mạ vàng cũng chính là một trong 12 quà vàng thuộc bộ sưu tập linh vật Tết của thương hiệu này.
Ngoài ra, Golden Gift Việt Nam còn chuyên thiết kế quà tặng dành cho các khách hàng mong muốn tạo dấu ấn riêng biệt và độc đáo. Bức tranh Những cánh chim không mỏi, Tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang hay các vật phẩm mạ vàng dành cho game thủ,… chính là những thiết kế quà tặng mạ vàng đã gây được tiếng vang lớn trên thị trường của thương hiệu Golden Gift Việt Nam.
Với những thông tin hữu ích trên về ý nghĩa của tượng Mèo phong thủy mạ vàng, còn chần chờ gì nữa mà không sở hữu ngay linh vật này bằng cách gọi điện đến hotline tư vấn: 090 368 1551.
Bình Nguyên/Golden Gift Việt Nam
Bài viết khác
Cập nhật thông tin chi tiết về Hình Tượng Con Chuột Trong Văn Hóa Dân Gian trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!