Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Điều Trị Khi Mèo Con Bị Bệnh Đường Ruột được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh đường ruột ở mèo con là gì?
Bệnh đường ruột ở mèo là bệnh khá phổ biến với từng mức độ nguy hiểm khác nhau. Có trường hợp nhẹ thì bị chậm lớn, suy dinh dưỡng. Trường hợp nặng thì có thể mất mạng nếu không chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột ở mèo con
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột ở mèo con. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là do cách ăn uống, sinh hoạt không hợp vệ sinh hoặc thức ăn cho mèo không được đảm bảo. Ăn nhiều đồ sống dẫn đến có sán lãi nhiều. Ngoài ra, mèo con có sức đề kháng yếu nên chúng có thể bị “tấn công” bởi các vi sinh vật khi liếm bộ lông của mình.
Trường hợp chúng ta thấy bệnh viêm đường ruột phổ biến nhất đó là ở các chú mèo hoang. Gần như trong 100 con thì có 90 con mèo hoang là có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh đường ruột.
Các triệu chứng của bệnh đường ruột ở mèo
Những triệu chứng dễ gặp nhất của bệnh đường ruột ở mèo con đó là:
Mèo bị tiêu chảy.
Hậu môn bị phình to.
Phân bị gỉ ra ngoài.
Mèo bỏ ăn, bỏ uống thường xuyên.
Người dần dần gầy đi.
Hay có trường hợp nôn mửa.
Nếu bạn thấy mèo con nhà mình có những dấu hiệu trên thì bạn cần phải can thiệp ngay để trị bệnh cho mèo. Bởi vì, lúc này mèo đi chảy nhiều lần khiến việc mất nước liên tục. Điều này dẫn tới việc mèo bị chết nhanh hơn. Do đó, bạn cần phải điều trị, hạn chế mèo đi chảy.
Cách điều trị mèo con bị đường ruột
Thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà cho mèo. Nếu không có kinh nghiệm bạn có thể liên hệ ngay với địa chỉ thú y gần nhất để đảm bảo sức khỏe cho mèo. Hoặc bạn cũng có thể làm như sau:
Cách ly mèo bị ốm, ngừng cho ăn. Sử dụng thuốc kháng sinh tránh nhiễm trùng như: Ampi, Kana 2 lần/ngày.
Bổ sung thêm các loại thuốc trợ lực, an thần như vit B, B12, C…
Điều chỉnh chế độ ăn uống của mèo để tránh việc mèo đi tiêu chảy nhiều lần.
Vệ sinh sạch sẽ cho mèo: Từ nơi sống cho đến cách ăn uống.
Chế độ ăn uống cho mèo bị bệnh
Cho mèo ăn thật ít, chia thành nhiều bữa nhỏ.
Không cho mèo ăn các chất tanh như cá, trứng, sữa… Đặc biệt là sữa.
Chỉ nên cho ăn các loại hạt khô, gel dinh dưỡng hoặc nếu có điều kiện thì cho mèo ăn thịt heo nạc thái nhỏ.
Hằng ngày nên cho mèo con ăn tủy xương bò, tủy xương heo nấu chín để giúp cho việc hồi phục ruột của mèo con tốt hơn.
Thường xuyên theo dõi các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của mèo con. Trong trường hợp từ 5 ngày trở đi mà mèo không có dấu hiệu hết bệnh thì bạn nên đưa đến thú y để được khám, chữa bệnh.
5
/
5
(
1
vote
)
Mèo Bị Bệnh Đường Ruột Thường Có Triệu Chứng Gì?
Những bệnh thường gặp ở mèo bị bệnh đường ruột
Rối loạn tiêu hoá
Đây là 1 trong những bệnh thường gặp và phổ biến nhất ở mèo bị bệnh đường ruột, đặc biệt là mèo con. Mèo con có hệ tiêu hoá chưa phát triển toàn diện. Vì thế khi ăn phải những thức ăn lạ như: sữa bò, sữa bột, thức ăn có nhiều gia vị, các bé sẽ có những triệu chứng như chướng bụng, bụng phình to, phân lỏng.
Tuy bệnh này không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến các bé mệt mỏi, đau bụng, mất nước. Nên cho mèo uống nước khi phát hiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá. Nên cho ăn nhũng loại thức ăn có khả năng tiêu hoá cao để ngăn ngừa kích ứng dạ dày và ruột nhạy cam. Ngoài ra, thức ăn có nhiều chất xơ cũng sẽ giúp hỗ trợ chức năng đường ruột của mèo.
Rối loạn tiêu hoá khiến mèo mệt mỏi, chán ăn
Các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra
Mèo rất có khả năng nhiễm vi khuẩn, virus từ môi trường hoặc thức ăn hoặc do động vật khác lây truyền. Cách tốt nhất để phòng tránh chỉ có thể là tiêm vắcxin phòng ngừa. Đồng thời cũng tuân thủ lịch tiêm định kỳ và tiêm nhắc lại từ bác sỹ thú y.
Mèo bị bệnh đường ruột khi nhiễm virus, vi khuẩn thường mắc phải các bệnh như: Salmonella, Feline Panieukopenia,… Những bệnh này thường có nhiều triệu chứng khác nhau. Nhưng 1 trong những biểu hiện hay gặp nhất chính là nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao, chán ăn, mất nước, đau bụng, nhịp tim nhanh bất thường.
Khi mắc phải những bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, bạn cần đưa mèo đến bác sỹ thú y để kiểm tra ngay. Tránh tự mua thuốc về điều trị. Điều này sẽ chỉ khiến bệnh nặng thêm mà thôi.
Viêm ruột
Nguyên nhân có thể gồm ăn thực phẩm ôi thiu hoặc hư hỏng, nuốt phải dị vật, ăn thực vật độc hại, ký sinh trùng bên trong, căng thẳng, dị ứng thực phẩm. Triệu chứng khi mèo bị viêm ruột cũng khá giống với nhiều bệnh đường ruột khác gặp phải. Mèo sẽ bị tiêu chảy,hậu môn to phình ra,phân bị gỉ ra ngoài,mèo bỏ ăn bỏ uống,người dần dần gầy đi,hay nôn mửa,…
Khi mèo bị viêm ruột thì không nên hạn chế ăn để tránh kích thích ruột. Nên cho ăn gel dinh dưỡng, hạt khô ngâm mềm hoặc thịt lợn nạc chín băm nhỏ. Ngoài ra, bổ sung nước để tránh mất nước, cho mèo nghỉ ngơi ở chỗ yên tĩnh. Nếu sau 2-3 ngày bệnh không thuyên giảm thì nên đưa đến bác sỹ thú y thăm khám.
Nên cho mèo nghỉ ngơi khi các bé bị viêm ruột
Ký sinh trùng đường ruột
Môi trường ẩm thấp, thức ăn kém vệ sinh chính là nguyên nhân dẫn đến ký sinh trùng ở mèo. Khi chơi đùa ở những nơi lấm bẩn, hoặc nằm ở xó nhà nhiều bụi bặm, ăn phải thức ăn ôi thiu thì khả năng mèo bị nhiễm giun sán là rất cao.
Triệu chứng khi mèo bị nhiễm giun là chậm lớn, gầy còm, ăn kém, lông rụng nhiều, ngứa ngáy khó chịu,… Khi nhiễm giun bạn cũng cần đưa đến bác sỹ để kiểm tra mẫu phân và kê đơn cho bé mèo.
Để ngăn ngừa mèo bị giun sán tấn công thì tẩy giun định kỳ theo chỉ định là hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần dạy mèo không được ăn đồ ở ngoài. Đồng thời cũng cần vệ sinh chuồng trại, nơi ở của mèo. Không nên cho mèo ở những nơi ẩm thấp, tối tăm.
Nên đưa mèo đến bác sỹ thú y khi thấy những biểu hiện lạ
Tiêu chảy
Tiêu chảy cũng là bệnh mèo bị bệnh đường ruột hay gặp phải. Gây ra bởi nhiễm trùng, ký sinh trùng bên trong, căng thẳng, thay đổi thức ăn cho mèo, đồ ăn thừa của người. Hoặc từ đồ ăn nhẹ, ăn thực phẩm hư hỏng từ thùng rác và rối loạn chức năng cơ quan. Ngoài ra bệnh tiêu chảy có thể xuất hiện khi mèo mắc các bệnh lý như trên.
Link facebook: https://www.facebook.com/famipet.vn
HotLine: 0912 14 66 22
Bệnh Đường Tiêu Hóa Ở Mèo: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Bệnh rối loạn tiêu hóa ở mèo
1. Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở mèo
Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở mèo làm giảm tiêu hóa hoặc hấp thụ thức ăn, hoặc làm thay đổi sự đi qua đường tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến dạ dày và ruột của mèo, dẫn đến đau hoặc các ảnh hưởng khác như mất nước, mất cân bằng axit-bazơ, điện giải và suy dinh dưỡng.
Các triệu trứng rối loạn tiêu hóa ở mèo:
Thay đổi khẩu vị cùng với nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.
Tăng hoặc giảm cảm giác khát.
Lông xỉn màu hoặc không đẹp.
Mèo giảm cân, gầy ốm
Rối loạn tiêu hóa ở mèo có thể là mãn tính hoặc cấp tính, trong đó vấn đề tiêu hóa cấp tính không đáng lo ngại, còn mèo bị bệnh tiêu hóa mãn tính cần được kiểm tra thú y để đánh giá nguyên nhân cơ bản và xác định phương pháp chữa trị thích hợp, và yêu cầu về dinh dưỡng cũng khắt khe hơn.
Mèo bị bệnh về đường tiêu hóa
Các bệnh về đường tiêu hóa ở mèo gồm có:
Mèo bị viêm dạ dày ruột cấp tính: Đường tiêu hóa bị viêm cấp tính do ăn thực phẩm ôi thiu hoặc hư hỏng, nuốt phải dị vật, ăn thực vật độc hại, ký sinh trùng bên trong, căng thẳng, dị ứng thực phẩm.
Mèo bị viêm đại tràng: Bệnh thường xuất hiện ở mèo dưới 5 tuổi, gây viêm ruột già dẫn đến việc đi đại tiện thường xuyên, đau đớn. Biểu hiện là phân có thể chứa chất nhầy và máu từ đại tràng. Nguyên nhân gây viêm đại tràng có thể là do khối u, thay đổi thực phẩm, dị ứng (bao gồm cả thực phẩm), nuốt dị vật.
Mèo bị tiêu chảy: Đây là bệnh do nhiễm trùng, ký sinh trùng bên trong, căng thẳng, thay đổi thức ăn cho mèo, đồ ăn thừa của người, hoặc từ đồ ăn nhẹ, ăn thực phẩm hư hỏng từ thùng rác và rối loạn chức năng cơ quan.
Mèo bị táo bón: Bệnh xảy ra do mèo bị mất nước, không đủ chất xơ, ăn phải nhiều lông không tiêu hóa được, lão hóa, khối u, bệnh tủy sống, rối loạn thần kinh ruột lớn, rối loạn chuyển hóa hoặc nội tiết và suy nhược, và thiếu tập thể dục. Những còn mèo béo phì thường hay mắc táo bón hơn.
Mèo bị viêm tụy: Mèo bị viêm hoặc nhiễm trùng tuyến tụy (một tuyến thon dài nằm phía sau dạ dày) do giảm lưu lượng máu (do mất nước, hoặc ảnh hưởng các bệnh khác) nhiễm trùng, bệnh hoặc chấn thương.
Mèo bị suy tụy ngoại tiết: Biểu hiện đặc trưng là giảm cân, tăng thèm ăn và có phân mềm, nguyên nhân chủ yếu là do viêm tụy mãn tính.
Mèo bị viêm ruột non: Bệnh viêm ruột non làm suy yếu khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng dẫn đến tiêu chảy kéo dài, giảm cân và mất cảm giác ngon miệng ở mèo và chán ăn.
Cách chữa bệnh đường tiêu hóa ở mèo
Nếu bạn phát hiện mèo bị các bệnh về đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy và táo bón kéo dài hơn một vài ngày hoặc thấy các triệu chứng tăng cường, thì bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y. Điều này là rất quan trọng để tránh gặp các vấn đề mất nước, nhiễm trùng và các biến chứng gan hoặc thận.
Bác sĩ thú y thường sẽ dùng thuốc điều trị giảm triệu chứng, và truyền dịch để điều trị và ngăn ngừa mất nước.
Nếu mèo bị bệnh đường tiêu hóa, việc ăn uống của chúng sẽ phải thay đổi. Bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ thú y:
Cần tránh những thực phẩm gì?
Nên cho ăn loại thức ăn được đề nghị trong bao lâu?
Khi thực hiện như trên, bao lâu thì mèo có thể khỏi bệnh?
Cách chữa một số bệnh đường tiêu hóa phổ biến ở mèo
1. Bệnh tiêu chảy ở mèo
Tiêu chảy ở ruột non: Bệnh dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải. Máu từ ruột non sẽ có màu đen hoặc nâu do máu bị tiêu hóa một phần bởi các enzyme được tiết ra bởi ruột non. Máu này thường được nhìn thấy dưới dạng các vệt sẫm, đốm hoặc màu bã cà phê.
Nếu mèo đi vệ sinh phân mềm nhưng vẫn vui vẻ, ăn uống như bình thường, bạn cần theo dõi dấu hiệu chất thải tiếp theo như thế nào trước khi thực hiện bất kỳ quyết định nào.
Dấu hiệu mèo bị bệnh tiêu chảy nặng:
Mèo chán ăn, bỏ ăn, nôn nhiều
Đau đớn.
Thiếu năng động, giảm hoạt động.
Có máu trong phân (đen, hoặc máu đỏ).
Mèo có tình trạng sức khỏe kém sẵn (còn quá bé, quá già, vừa bị ốm).
Cách tự chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà:
Thay đổi chế độ ăn và tăng lượng chất xơ cho mèo bằng cách lựa chọn những thực phẩm ít chất béo, nhiều carbohydrate để dễ tiêu hóa như khoai tây, mì, cơm, phở … cùng thịt gà. Bạn có thể nghiền nhuyễn bí đỏ trộn thức ăn để bổ sung chất xơ.
Thử làm chậm tiêu chảy ở mèo với Metronidazole, Prednisolone hoặc Tylosin.
Cho mèo ăn thêm men vi sinh trộn với thức ăn.
Bổ sung thuốc tăng cường hệ miễn dịch cho mèo tăng sức đề kháng.
Nếu mèo bị nhiễm giun sán, cần cho mèo uống thuốc giun kết hợp với các điều trị trên.
Mèo có các dấu hiệu của tiêu chảy nặng cần được đưa tới bác sĩ thú y.
2. Mèo bị Táo bón
Nếu quá 48 tiếng mà mèo không đi nặng thì đó có thể là dấu hiệu của táo bón. Bệnh này không gây nguy hiểm nhưng khiến mèo khó chịu. Các dấu hiệu mèo bị táo bón:
Mèo tỏ ra khó khăn và rặn đi vệ sinh.
Phân nhỏ, cứng, hoặc khô.
Phân chứa nhầy hoặc máu.
Chán ăn.
Cách tự chữa táo bón cho mèo:
Uống nhiều nước sẽ giúp mèo khỏi táo bón. Bạn có cách hầm nước cá, nước tôm hoặc nước ngao ít thêm gia vị để giúp mèo thay đổi khẩu vị và bồi dưỡng cho mèo.
Nếu bạn tự nấu ăn cho mèo, hãy cho thêm nước và nấu món ăn nhão hơn.
Có thể bổ sung dầu ô liu để tăng khả năng bôi trơn đường tiêu hóa.
Chuyển bữa ăn chính của mèo sang các loại thức ăn dạng hộp, pate cho mèo để vừa bổ sung nước vừa kích thích mèo ăn.
Tỉa lông, cắt lông và chải lông thường xuyên để phòng tránh việc lông rụng nhiều lẫn vào thức ăn gây táo bón cho mèo.
Chơi với mèo, tập thể dục cho mèo nhiều hơn.
Đánh giá
Hướng Dẫn Chăm Sóc Mèo Sau Khi Triệt Sản Đúng Cách
Mèo Sau Khi Triệt Sản Cần Có Không Gian Hồi Phục An Toàn
Quá trình triệt sản khiến mèo mất sức, thậm chí là stress đến nỗi bỏ bữa, lẫn trốn hoặc cáu gắt với SEN. Để chó thể giúp bé mèo hồi phục sức khỏe nhanh chóng, các SEN hãy lưu ý những vấn đề sau đây:
Cung cấp không gian yên tĩnh, thoải mái cho mèo
Tạo sự thoải mái cho BOSS
Hãy chuẩn bị ổ nằm tiện nghi thoải mái cho mèo. Nếu không có ổ, có thể dùng gối mềm hoặc nệm ngủ cho mèo. Lưu ý chọn những khu vực có sàn gạch hoặc gỗ đặt ổ cho mèo, vì mèo thích làm mát phần bụng bằng cách duỗi thẳng người trên sàn và điều đó cũng giúp nó làm dịu vết mổ.
Độ sáng được điều chỉnh ở mức thấp
Mèo sau khi gây mê phẩu thuật sẽ nhạy cảm với ánh sáng. Bạn nên hạ bớt ánh đèn trong khu vực mèo nằm hoặc tắt đi. Nếu không điều chỉnh được SEN có thể chọn loại giường cho mèo có mái vòm để che bớt phần đèn chói lên mèo.
Cho khay đựng thức ăn và nước uống gần chỗ mèo nằm
Để mèo nhanh chóng hồi phục sau khi phẫu thuật thì bé cưng cần tránh chạy nhảy, leo trèo hoặc cố vươn dài để tìm kiếm đồ ăn. Vì thế các SEN nên cho khay đựng thức ăn và nước uống gần chỗ mèo nằm để tiện cho chúng khi cần.
Giữ mèo trong nhà, hạn chế ra ngoài
Không cho mèo ra ngoài ít nhất khoảng 2 tuần sau khi triệt sản. Điều này giúp vết mổ được sạch sẽ không ráo và không bị nhiễm trùng.
Chăm Sóc Mèo Sau Khi Triệt Sản
Lưu ý kiểm tra vết rạch của mèo
Hãy quan sát vết rạch để nắm bắt tình hình và theo dõi tiến trình. Bạn có thể đề nghị bác sĩ thú y cho nhìn vết mổ trước khi đưa bé cưng về nhà, chụp lại ảnh vết mổ ngày đầu tiên để tiện theo dõi.
Sử dụng vòng cổ “Elizabeth” cho mèo
Đây là loại vòng cổ “bảo vệ” kiểu kéo dài qua mặt của mèo giúp ngăn không cho nó đụng vào vùng bị rạch. Bác sĩ thú y có thể cung cấp loại vòng này hoặc bạn có thể mua ở cửa hàng thú cưng gần nhất.
Để cho mèo nghỉ ngơi
SEN không nên vuốt ve âu yếm hay cố chơi đùa với BOSS sau khi phẫu thuật. Điều này giúp mèo có thời gian nghỉ ngơi an toàn.
Hạn chế nhấc thân mèo lên trừ khi cần thiết
Vết mổ có thể bị rách nếu bạn nhấc mèo lên hoặc di chuyển cơ thể chúng quá nhiều. Lưu ý đối với mèo đực, tránh gây áp lực lên phần bìu (dưới đuôi). Đối với mèo cái tránh gây áp lực lên vùng bụng.
Tránh tắm cho mèo
Không nên tắm rửa cho mèo sau khi triệt sản trong khoảng từ 10-14 ngày sau khi phẫu thuật. Điều này giúp tránh gây kích ứng hay nhiễm trùng vết mổ.
Nếu cần SEN có thể làm vệ sinh xung quanh vết mổ bằng khăn ẩm (không sử dụng xà phòng), đặc biệt không cho nước dính vào vết mổ, không chà xát khu vực vết mổ.
Chỉ cho mèo dùng thuốc giảm đau nếu được bác sĩ hướng dẫn
Sau khi mèo phẫu thuật, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho mèo. Trong trường hợp đó bạn cần cho mèo dùng thuốc theo chỉ dẫn. Không cho mèo uống bất kỳ loại thuốc nào nếu không được sự cho phép hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Thức Ăn Cho Mèo Sau Khi Triệt Sản
Đối với mèo sau triệt sản các SEN có thể cho mèo uống nước trong đĩa cạn (hoặc đá cục) ngay khi đưa chúng về nhà. Bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn cách cho ăn phù hợp và SEN nên làm đúng theo trình tự.
Nếu mèo có vẻ cảnh giác và phản ứng nhanh, bạn có thể cho chúng ăn một phần tư khẩu phần thức ăn bình thường khoảng từ 2-4 tiếng sau khi phẫu thuật.
Nếu mèo đủ sức ăn uống, bạn có thể cung cấp bữa ăn nhỏ trong 3-6 giờ.
Nếu mèo con không ăn sau khi trở về nhà, bạn có thể dùng tăm bông thấm siro ngô chà xát lên nướu của chúng.
Nên giữ chế độ ăn uống của mèo đơn giản sẽ tốt hơn sau khi phẫu thuật triệt sản.
Về cơ bản thì mào bệnh nhưng SEN vẫn có thể cho chúng ăn những loại thức ăn cho mèo thường ngày. Lưu ý nên cho ăn ít hơn nhưng vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất.
Mèo sai khi triệt sản sẽ yêu hơn và mất nhiều năng lượng, bụng dạ của các bé cưng còn yếu nên những thức ăn mềm sẽ giúp hỗ trợ việc ăn uống của các BOSS nhiều hơn.
Vậy nên cho mèo ăn gì sau khi triệt sản?
Bên cạnh những thức ăn cần thiết để bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho mèo thì bạn cũng cần lưu ý không cho mèo uống sữa. Đặc biệt là các loại sữa bò, sữa có đường. Các lactose trong sữa không chuyển hoá được ở cơ thể mèo sẽ khiến bệnh càng thêm nặng hơn, có thể gây tiêu chảy, nôn ói.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Điều Trị Khi Mèo Con Bị Bệnh Đường Ruột trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!