Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Chi Tiết # Top 11 View | Viec.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Chi Tiết # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Chi Tiết được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Khi nào cần mua que test bệnh giảm bạch cầu ở mèo?

Bạn cần mua que test bệnh giảm bạch cầu ở mèo khi nhận thấy mèo của mình có những triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu, những triệu chứng có thể kể đến đó là: 

Thân nhiệt không ổn định, sốt đột ngột hoặc hạ nhiệt liên tục

Mèo bỏ ăn, mệt ủ rũ yếu ớt

Nôn khan hoặc nôn ra dịch vàng bọt trắng

Mắt kèm nhèm, trũng, sụp mí, lờ đờ, có gỉ.

Tiêu chảy cấp, chảy dãi thành dòng với mùi hôi khó chịu

Mất nước trầm trọng dẫn tới khàn tiếng, mất tiếng

Các triệu chứng thần kinh: đi loạng choạng, mất thăng bằng, run rẩy lắc lư. Mức độ nặng hơn có thể co giật động kinh

Bạn có thể dễ dàng mua được que test giảm bạch cầu ở mèo tại các trung tâm thú ý với mức giá từ 100.000 – 200.000vnđ. Bộ que thử này gồm có 1 que để lấy bệnh phẩm cùng 1 ống chứa dung dịch pha loãng và thiết bị xét nghiệm. Bộ dụng cụ này khá nhỏ gọn nên bạn sẽ không phải lo lắng về việc cất giữ hoặc bảo quản. 

Cũng chính vì cách sử dụng đơn giản cùng việc cho ra được một kết quả nhanh chóng và khá chính xác, nên nếu được bạn hãy luôn thủ sẵn một bộ que test này để có thể sử dụng tại nhà bất cứ khi nào cần.

2. Cách sử dụng que test giảm bạch cầu ở mèo

Việc sử dụng bộ que test này cũng khá đơn giản, chỉ trong 4 bước sau đây là bạn hoàn toàn có thể biết được tình trạng bệnh của bé mèo:

Bước 1: Lấy bệnh phẩm để lấy mẫu phân hoặc mẫu dịch nôn của mèo sau đó thực hiện việc kiểm tra

Bước 2: Cho que vào ống chứa dung dịch và khuấy xoay tròn que trong chất pha loãng

Bước 3: Nhỏ từ 3-4 giọt vào vùng S của thiết bị xét nghiệm.

Bước 4: Đợi từ 5-10 phút để đọc kết quả

Trong trường hợp không xuất hiện bất cứ vạch nào, bạn nên làm lại xét nghiệm lần nữa để ra được kết quả.

3. Nên làm gì sau khi test giảm bạch cầu cho mèo?

Trong trường hợp test ra kết quả dương tính, bạn hãy ngay lập tức đem mèo ra thú y để được chữa trị kịp thời. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là căn bệnh không thể chữa trị tại nhà, đặc biệt bệnh có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh, chỉ cần 2-3 ngày phát bệnh mà không được chữa trị thì tỉ lệ tử vong là rất cao.

Bên cạnh đó bạn nên cách ly mèo bệnh với những thú nuôi khác trong nhà nếu có, vì giảm bạch cầu ở mèo có tính lây nhiễm cao. Có khả năng tạo thành ổ dịch nếu bạn không cẩn thận.

Trong trường hợp test ra kết quả dương tính, bạn vẫn không nên chủ quan, vì triệu chứng tiêu chảy vẫn tiềm tàng những nguy cơ của các căn bệnh khác. Hãy theo dõi và quan sát kỹ các triệu chứng ở mèo để xác định bệnh và mang mèo ra thú y nếu tình trạng kéo dài.

Cuối cùng để phòng tránh mèo không bị nhiễm bệnh giảm bạch cầu, tốt nhất bạn vẫn nên tiêm phòng vacxin đầy đủ cho bé hằng năm. Bên cạnh đó luôn vệ sinh môi trường sống cho mèo, hạn chế tiếp xúc với mèo lạ, mèo hoang hoặc để mèo di chuyển nên những nơi nghi ngờ là ổ dịch như lò mổ, nơi có nhiều chất thải và phủ tạng mèo.

Địa chỉ: 151 Nguyễn Đình Thi, phường Thuỵ Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 0916228115

Email: benhvienlifepet@gmail.com

Website: lifepet.vn

Đánh giá bài viết

Hướng Dẫn Mèo Con Sử Dụng Nhà Vệ Sinh

Ngay khi đón một bé mèo con về nhà, thì việc đầu tiên và quan trọng nhất chính là hướng dẫn mèo “giải toả” đúng chỗ. Với bản năng vùi lấp phân trong đất cát thì việc hướng dẫn mèo con đi vệ sinh đúng chỗ vô cùng đơn giản. Tất cả những việc bạn cần là là chuẩn bị cho chú mèo của bạn một chiếc khay vệ sinh phù hợp, và khuyến khích bé sử dụng những lần đầu.

Nếu bạn lo lắng phần cạnh của những khay vệ sinh cỡ đại sẽ không đủ thấp để mèo con có thể trèo vào thì cũng đừng lo lắng: Bạn có thể kê thêm 1 bậc nhỏ hoặc tự chế những chiếc thang để mèo có thể thoải mái leo vào mà không gặp khó khăn gì.

2. Cân nhắc lựa chọn khay vệ sinh kín

Một số loại khay vệ sinh cho mèo có nắp đậy xung quanh, với ưu điểm là giảm mùi hôi nếu bạn đặt trong phòng kín, đồng thời hạn chế việc mèo bới tung cát ra ngoài. Một số bé mèo ưa kín đáo cũng sẽ cảm thấy an toàn hơn với loại khay vệ sinh này. Ngược lại, một số mèo lại “bài xích” loại khay này trong thời gian đầu. Bạn có thể tháo tạm phần cửa cho đến khi mèo hoàn toàn quen với chiếc khay. Đồng thời hãy đảm bảo rằng chiếc khay này đủ rộng để mèo có đủ không gian xoay người, lấp cát một cách thoải mái.

– Chọn loại cát có thể vón lại khi gặp chất thải. Đây là loại cát vệ sinh phổ biến nhất và giúp cho công việc dọn vệ sinh dễ dàng hơn.

– Hạn chế thay đổi quá nhiều loại cát vệ sinh.

4. Xẻng xúc cát và khăn/thảm trải

Các vật dụng cuối cùng mà bạn cần để sẵn sàng huấn luyện mèo con đi vệ sinh là chiếc xẻng để xúc phân trong khay vệ sinh và khăn trải dưới đáy khay để tránh cát, và chất thải khi mèo đào bới rơi vãi làm bẩn sàn nhà.

– Nên hạn chế tối đa việc di chuyển khay vệ sinh. Việc thay đổi chỗ đặt khay dễ khiến mèo bối rối và dẫn đến sự cố đi bậy quanh nhà. Nếu không muốn mèo đi vệ sinh ở chỗ cũ nữa, bạn cũng có thể đặt khay thức ăn ở nơi đặt khay vệ sinh cũ, vì hầu hết mèo không đi vệ sinh ở nơi ăn uống của chúng.

– Nên cho mèo con tiếp xúc với khay vệ sinh được đổ đầy đất càng sớm càng tốt, khi vừa mới mang mèo về nhà. Để chúng có thể làm quen với mùi và cảm nhận cát vệ sinh trong khay khoảng vài phút. Nếu bé không đi vệ sinh ngay, không sao cả. Tiếp tục nhấc mèo vào khay sau khi ăn xong, ngủ dậy, hoặc bất kỳ thời điểm mà bạn nhận thấy chúng sắp sửa đi vệ sinh. Ngoài ra, nếu mèo con ngồi xổm ở bên ngoài khay, bạn cần đặt chúng vào trong khay ngay lập tức. Một số mèo con sẽ hiểu ngay mục đích sử dụng của khay vệ sinh và không cần phải huấn luyện thêm. Một số khác lại cần được cho vào khay thậm chí là mười lần một ngày trước khi chúng nhận ra điều này.

– Khen ngợi thay vì trừng phạt. Khi mèo con đã thành thạo trong việc sử dụng khay vệ sinh, thì bạn có thể khen chúng bằng cách âu yếm và tạo âm thanh dễ chịu. Ngược lại, nếu mèo lỡ “đi” bậy bên ngoài, bạn nên để chúng ngửi đống lộn xộn đó rồi sau đó nhẹ nhàng nhấc mèo con đặt vào trong khay. Khi đó chúng sẽ biết được lần sau phải đi vệ sinh ở đâu.

– Dọn sạch khay vệ sinh hằng ngày. Những chú mèo hoàn toàn không thích giải tỏa ở nơi bẩn thỉu. Nếu bạn không thay cát, mèo con sẽ tìm nơi khác sạch sẽ hơn, như là tấm thảm, và bắt đầu đi bậy.

– Rửa sạch toàn bộ khay vệ sinh thường xuyên. Khoảng một lần một tuần, bạn cần đổ hết cát bẩn trong khay và vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng. Sau đó đổ cát mới vào khay.

– Lau chùi khu vực bẩn kỹ càng. Nếu mèo đi bậy ra ngoài khay vệ sinh, bạn cần dọn dẹp khu vực đó thật sạch sẽ, xóa hết mùi nước tiểu hoặc phân. Như vậy mèo sẽ không tiếp tục đi vệ sinh ở đó nữa.

Hướng Dẫn Chi Tiết Từ A Đến Z Cách Lựa Chọn Và Chăm Sóc Chuột Hamster Cho Người Mới Nuôi

Những chuẩn bị cần thiết trước khi nuôi chuột hamster

Trước khi chuẩn bị nuôi một bé hamster, các bạn nên xác định xem việc mua một chú chuột và chăm sóc cũng như nuôi dưỡng chúng sẽ tốn bao nhiêu tiền của bạn?

Để nuôi một bé chuột xinh xắn, các bạn sẽ phải chuẩn bị tối thiểu là 300 – 500 nghìn đồng tùy từng điều kiện và sở thích của các bạn. Thông thường, một chú chuột Hamster có giá khoảng từ 70 – 200 nghìn đồng. Số tiền còn lại, bạn cần mua một số vật dụng cần thiết cũng như thức ăn cho chúng.

2. Chuẩn bị những vật dụng cần thiết

Ngoài việc chuẩn bị một số tiền nhất định để phụ vụ sở thích, những bạn muốn nuôi chuột Hamster còn cần phải chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như sau:

Một chiếc chuồng nuôi – bạn có thể tự làm theo ý thích hoặc có thể mua được ở các cửa hiệu dành cho chuột Hamster với giá từ 90- 120 nghìn đồng/ 1 chiếc

Một binh nước – Bạn có thể tự chế hoặc mua được với giá khoảng từ 30 – 60 nghìn đồng/1 chiếc.

Các miếng lót ở chuồng nuôi. Miếng lót này để giữ ấm cũng như tránh bày bẩn ra sàn nhà nơi đặt chuột. Bạn có thể tận dụng quần áo cũ của mình hoặc cũng có thể đầu tư sắm cho em chuột của mình những miếng lót chuồng “hàng hiệu” giá khoảng từ 24 – 60 nghìn/1 túi/1kg. Một túi này bạn có thể dùng được trong khoảng 4 tháng.

Thức ăn cho chuột. Với thức ăn cho chuột, bắt buộc bạn phải mua chúng, bởi những chú chuột Hamster này cần ăn những loại thức ăn dành riêng cho nó. Thức ăn dành cho chuột cũng không quá đắt. Với giá khoảng 20- 50 nghìn/1 túi, tùy loại. Mỗi túi có thể cho 1 chú chuột ăn trong vòng 2 tháng

Khay ăn cho chuột, bạn có thể tận dụng những chiếc khay cũ của nhà hoặc chiếc bát nhỏ xinh xắn. Nếu không muốn, bạn có thể mua khay ăn cho chuột cưng của mình với giá từ 5 – 10 nghìn/1 khay.

Một bánh xe để Hamster chạy tập thể dục với giá từ 50 – 200 nghìn/1 chiếc.

Một bịch cát tắm cho chuột hamster giá từ 20 – 40 nghìn/1 bịch

Một khay tắm cát có giá từ 20 – 70 nghìn/ một khay. Có thể sử dụng ngay những vật dụng đã có sắn trong nhà như khay chén hoặc đĩa, bát của nhà.

Một số loại chuột hamster

Trên thế giới có đến khoảng hơn 24 loài Hamster. Tuy nhiên ở các cửa hàng chuột hamster của Việt Nam có 4 loài phổ biến nhất là: Hamster Bear, Robo, Winter White và Cambell. Các bạn cần hiểu rõ những đặc tính cũng như phân biệt được những loại trên để có thể lựa chọn những loại phù hợp với mình và chuẩn bị kiến thức để nuôi chúng thật tốt

Chuột Hamster Bear đúng như tên gọi, nó là loài chuột hamster có kích thước lớn nhất trong 4 loại kể trên, khi chúng trưởng thành trung bình mỗi con dài khoảng 15cm và nặng 150 – 200g. Đây cũng chính là loại chuột Hamster được yêu thích nhất cả ở Việt Nam và trên thế giới. Bởi chuột Hamster được sở hữu ngoại hình mập mạp, lại rất dễ nuôi và thân thiện, chính vì thế cho nên chúng được khoảng 70% người nuôi Hamster lựa chọn.

Tuy nhiên, khi bạn lựa chọn loài chuột Hamster Bear để làm thú cưng cho mình thì bạn cần lưu ý về tính hiếu chiến và hung dữ của Hamster Bear, nên bạn cần nghiên cứu thật kỹ trước khi quyết định nuôi chung các em Bear với nhau hay với loài Hamster khác.

Trái ngược hẳn với chuột Hamster Bear, loài chuột Hamster Robo là loài nhỏ nhất trong “dòng họ” nhà chuột Hamster. Kích thước trung bình của một con chuột Hamster Robo chỉ rơi vào khoảng 4 – 5 cm và nặng khoảng 50g khi trưởng thành.

Tuy nhỏ bé nhưng đặc tính của chúng lại rất năng động, ít ngủ và rất thích chơi đùa. Bên cạnh đó, Chuột Hamster Robo khá nhút nhát và hay bị giật mình trước những người bạn mới. Và điều thú vị ở loài chuột hamster này đó là bất cứ khi nào chúng cảm thấy bị đe dọa là chúng sẽ lăn đùng ra giả chết.

Chuột Hamster Winter White

Loài chuột này dài và to hơn chuột Hamster Robo một chút. Mỗi con trường thành trung bình dài khoảng 8 – 10cm và nặng khoảng 90 – 120g. Chuột hamster Winter White là một loài chuột cực kỳ hiền lành và hòa đồng nên rất dễ chơi đùa và vuốt ve chúng trên tay. Tuy nhiên, đối với người lạ chúng lại thường tỏ ra nhút nhát. Điều đặc biệt ở loài này đó là chúng có rất nhiều màu sắc và thường màu lông sẽ thay đổi độ đậm nhạt theo mùa.

Chuột hamster Cambell có ngoại hình tương tự như chuột hamster Winter White, tuy nhiên nếu bạn chịu khó để ý có thể phân biệt hai loài này một cách khá dễ dàng, với các dấu hiệu đặc trưng như sau: Với chuột hamster cambell thường có mũi nhọn, thẳng trong khi mũi của chuột hamster Winter White thường tù và cong hơn; tai của chuột Hamster Cambell cũng to rộng và ít lông hơn chuột Hamster Winter White.

Cũng giống như chuột Hamster Bear, chuột Hamster Cambell là loài Hamster khá hiếu chiến và thường chủ động tấn công hoặc đe dọa khi một Cambell khác lại gần. Do vậy, khi lựa chọn chuột Hamster Cambell để chăm sóc và nuôi dưỡng, các bạn phải thật để ý khi cho chúng sang chơi với những con chuột khác.

Cách chọn mua chuột Hamster

Để có thể lựa chọn cho mình một con chuột Hamster phù hợp, đáng yêu và thực sự khỏe mạnh, các bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

Trước hết, các bạn cần tìm hiểu thật kỹ từng giống chuột một và lựa chọn cho mình một giống chuột mà mình cảm thấy ưng ý và phù hợp với điều kiện cũng như sở thích của mình nhất. Nếu bạn thích một chú chuột hiền lành, nhu mì, đáng yêu thì nên chọn dòng chuột Hamster Robo hoặc chuột Hamster Winter While. Còn nếu bạn thích những chú chuột hiếu động thì chọn dòng chuột Cambell hoặc dòng chuột Bear.

Nên lựa chọn những con chuột có tuổi đời khoảng 2 tháng tuổi. Bởi những chú chuột này đang trong giai đoạn khỏe mạnh nhất trong vòng đời của chúng. Muốn biết được tuổi chuột, bạn nên hỏi thẳng người bán hàng về tuổi đời của chú chuột bạn đang muốn mua

Nên tới những cửa hàng uy tín, chất lượng để đảm bảo mua được một chú chuột khỏe mạnh, không đem những mầm bệnh thường gặp của chúng, bảo vệ chúng cũng chính là bảo vệ bạn.

Nếu được lựa chọn, bạn nên đi mua những bé Hamster vào buổi chiều tối, hoặc chính xác là buổi tối. Bởi loài chuột là loài chuyên sống về đêm và ban ngày thường là giờ chúng đi ngủ. Lúc này sẽ khó nhìn được con nào thực sự khỏe mạnh để lựa chọn được đúng đắn và chuẩn nhất.

Chi tiết cách chăm sóc chú chuột Hamster

Thức ăn – chế độ dinh dưỡng của chuột Hamster

Một số loại thức ăn tươi có thể cho chuột ăn bao gồm: súp lơ, cà rốt, dưa chuột, hoa hồng. Bạn không nên cho chúng ăn thịt hoặc các sản phẩm từ động vật bởi với hàm lượng protein trong thịt cao sẽ làm cho tính cách của các chú chuột trở nên hung dữ hơn. Nếu bạn muốn chú chuột của mình có thân hình mập mạp đáng yêu như cục bông gòn, bạn có thể cho chúng ăn thêm một ít phô mai mỗi ngày.

Khoảng 2 đến 3 tháng bạn có thể cho chú chuột cưng của mình ăn 1/4 thìa cà phê sữa chua để giúp cho bộ lông của bé thêm óng mượt hơn. Bạn cũng có thể cho chúng uống thêm một chút sữa, với tần suất khoảng 2-3 tuần 1 lần với 1/4 thìa cà phê. Nếu bạn đã cho chúng ăn đồ tươi, chứa nhiều nước thì nên hạn chế cho chúng uống thêm nước để tránh bị tiêu chảy. Và đặc biệt, bạn không nên thay đổi khẩu phần ăn của Hamster một cách đột ngột.

2. Vệ sinh cho chuột Hamster

Bạn nên để một khay cát tắm trong lồng và việc còn lại, Hamster sẽ tự biết làm sạch mình. Nếu chuồng nuôi Hamster của bạn được đặt ở trong nhà, và bạn không muốn việc tắm cát của chúng làm bẩn sàn nhà thì hãy quy định một nơi tắm riêng cho chúng ở một góc nào đó thật hợp lý và hàng ngày bạn hãy đưa chúng ra bãi tắm riêng của chúng để chúng được thoải mái tắm cát. Cát tắm có thể được tái sử dụng nhiều lần nhưng bạn cũng nên thay chúng sau 1-2 tuần để đảm bảo vệ sinh cho chú chuột yêu của mình.

Mỗi lần cho ăn, bạn nên cho chúng ăn ít một, tránh lãng phí cũng như làm bẩn chuồng nuôi và cứ mỗi 2 ngày bạn nên thay thức ăn mới 1 lần. Nhớ rửa bình nước của chúng 2 ngày 1 lần. Và nếu bạn cho chúng uống thêm vitamin vào nước thì bạn nên thay nước mỗi ngày.

Một số bệnh thường gặp ở chuột Hamster và cách điều trị đơn giản

Bệnh cảm lạnh ở chuột Hamster

Nguyên nhân gây lên bệnh cảm lạnh ở chuột Hamster là do thời tiết thất thường, môi trường sống quá lạnh hay tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh. Do vậy, các bạn nên chú ý giữ ấm cho chú chuột Hamster của mình vào mùa lạnh. Nếu chẳng may chú ta bị ốm, bạn có thể mua thuốc kháng sinh cho uống hoặc uống sữa ấm kết hợp với các loại thức ăn mềm như phô mai, bánh mềm,…

Bệnh đuôi ướt ở chuột Hamster

Nguyên nhân của bệnh đuôi ướt ở chuột Hamster là do stress. Bệnh này rất dễ truyền nhiễm và có thể khiến Hamster bị tiêu chảy thậm chí dẫn đến tử vong. Loại bệnh này thường gặp ở những chú chuột Hamster nhỏ, vừa được mua về chưa thực sự thích ứng với môi trường mới. Vì vậy các bạn cần nắm thật chắc cách nuôi chuột Hamster con hoặc chuột Hamster mới được mua về. Bạn cần giúp chúng làm quen với môi trường mới trong thời gian đầu mang về. Nếu phát hiện đuôi bé Hamster của bạn bị ướt cần đưa bé tới bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Sốc nhiệt

Hamster sống ở nơi quá nóng và bí, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc di chuyển quãng đường xa mà không được che chắn, đong gói cẩn thận. Hamster bị sốc nhiệt hết sức nguy hiểm vì rất dễ dẫn tới tử vong. Cần đưa bé ra chỗ mát, cho ăn phô mai, ruột bánh mì, bột yến mạch,… Sau đó cho uống nước từ từ bằng cách đổ nước vào lọ thuốc nhỏ mắt (hoặc các loại lọ tương tự) và bơm vào miệng.

1105 views

Đặc Điểm Và Cách Nuôi Mèo Xiêm Chi Tiết

Mèo Xiêm hay còn gọi là mèo Siamese là giống mèo đã có từ rất lâu đời. Mèo Xiêm là loài vật khá chân tình, thích quấn người và rất thông minh. Ở bài viết này mình cùng tìm hiểu về giống mèo này và cách nuôi mèo Xiêm chi tiết để có thêm nhiều kinh nghiệm nếu bạn có ý định nuôi chúng.

Nguồn gốc mèo Xiêm

Mèo Xiêm có nguồn gốc từ Thái Lan, xuất hiện từ thế kỉ XIV. Giống mèo này đã xuất hiện tại châu Âu vào năm 1987, sau đó du nhập vào Hoa Kỳ vào năm 1879. Vào những năm 1960, tiêu chuẩn của giống mèo này đã không còn được yêu cầu cao.

Tuy nhiên, gần đây giống mèo này càng được người ta đặt ra những yêu cầu cao về cơ thể mảnh dẻ, dài và thanh nhã. Cho đến năm 2007, mèo Xiêm được công nhận là giống mèo có vai trò quan trọng và được dùng để lai tạo ra nhiều giống mèo cảnh khác.

Đặc điểm ngoại hình

Giống mèo Xiêm hiện nay được chia ra làm 2 giống mèo chính đó là: mèo Xiêm truyền thống và mèo Xiêm hiện đại.

Mèo Xiêm hiện đại có thân gọn, mảng, mặt nhiều góc cạnh hơn mèo Xiêm truyền thống. Cả 2 giống mèo này đều có mắt hình hạnh nhân lớn và sâu. Màu mắt xanh nước biển, đuôi thuôn nhỏ và đôi tai to.

Mèo Xiêm có lông phổ biến là màu socola, phần lông trên mặt có màu đậm hơn trên toàn cơ thể.

Đặc điểm tính cách

Khác với tính cách lạnh lùng đặc trưng của loài mèo, giống mèo Xiêm rất thân thiện và gần gũi, chúng rất thích gây sự chú ý đến chủ nhân của mình. Giống mèo này thích hợp với những người sống độc thân, chúng có thể chơi đùa thậm chí “nói chuyện” với bạn cả ngày.

Giống mèo Xiêm rất thích trẻ con và dễ dãi với mọi cách trêu đùa có phần hơi thô bạo của những đứa trẻ. Mèo Xiêm rất thích chơi cùng với đồ chơi của chúng.

Giống mèo này rất biết nghe lời, dễ huấn luyện vì chúng có khả năng nghe và nhìn rất tốt kèm theo sự thông minh vốn có của chúng.

Mèo Xiêm không có sở thích cào xước người khác, chúng luôn biết cách kìm giữ móng vuốt của mình vào trong. Đây là giống mèo thân thiện, bám chủ và không chảnh như những giống mèo khác.

Cách nuôi mèo Xiêm

Để biết cách nuôi mèo Xiêm như thế nào cho chuẩn thì bạn nên tham khảo những kinh nghiệm sau đây:

Cách chăm sóc

Mèo Xiêm thích những nơi khô ráo, ấm áp và sạch sẽ. Chúng thích được vuốt ve và nằm phơi nắng. Mặc dù có lông khá dài nhưng lông chúng rất ít khi bị rụng. Để lông mèo Xiêm luôn mượt mà, bạn cần chải lông cho chúng thường xuyên, thi thoảng tắm để lông được sóng, sạch.

Điều kiện khí hậu

Giống mèo Xiêm thích hợp sống ở những nơi có khí hậu ấm áp, chúng thường cuộn mình lại hoặc nằm phơi nắng vào buổi sáng. Khí hậu ở Việt Nam khá phù hợp với chúng. Bên cạnh đó, giống mèo này còn có khả năng thích nghi tốt với nhiều môi trường sống khác nhau.

Chế độ dinh dưỡng

Giống mèo Xiêm rất ưa những loại thức ăn có vị ngọt, những món ăn phổ biến của chúng như cá, thịt, mỡ. Giống mèo này rất dễ nuôi, tuy nhiên những con mèo Xiêm con có sức khỏe rất yếu.

Đối với những chú mèo Xiêm con khi vừa dứt sữa mẹ khoảng 3-4 tháng thì bạn phải cho chúng ăn dặm trong thời gian đầu. Tốt nhất bạn nên cho chúng ăn thức ăn xay nhuyễn hoặc cháo, sữa mỗi ngày 3 bữa.

Đối với mèo Xiêm từ 6-7 tháng tuổi thì bạn nên cố định lại chế độ ăn uống cho chúng để chúng duy trì thói quen đó cho đến khi trưởng thành.

Những con mèo Xiêm trưởng thành và khỏe mạnh bạn nên cho chúng ăn thức ăn chín, đã qua chế biến dưới dạng miếng nhỏ.

Nếu ăn thức ăn khô thì bạn nên chú ý đến thành phần thức ăn và nơi sản xuất để chọn mua thức ăn cho chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Khi cho ăn thức ăn khô nên cho chúng uống kèm với sữa tươi để thức ăn mềm ra và có đủ dưỡng chất.

Cách vệ sinh cho mèo Xiêm

Thường xuyên chải lông

Lông của giống mèo này rất ngắn nên chúng không rụng lông quá nhiều gây phiền toái cho bạn. Mặc dù vậy nhưng bạn cũng nên chải lông thường xuyên cho chúng bằng lược chải lông chuyên dụng vì đôi khi chúng hay chơi đùa hoặc lấm bẩn khiến lông bị rối.

Loài mèo có tính ưa sạch sẽ, chúng thường tự vệ sinh cơ thể và ghét sự dơ bẩn cho nên chúng ta thường thấy chúng hay ngồi một chỗ liếm láp cơ thể hoặc né các vũng nước bẩn khi đi ngang.

Ngoài việc chải lông thì bạn cũng nên chú ý vệ sinh tai, mắt, miệng và mũi cho chúng để tránh chú mèo của bạn bị nhiễm các căn bệnh ngoài da.

Tắm rửa định kỳ

Hốc mắt là nơi lưu lại những giọt nước mắt của mèo sau mỗi buổi sáng thức dậy, nếu bạn không lau chùi hốc mắt và để lâu ngày thì vùng lông ở vị trí này sẽ trở nên khô cứng, khó làm sạch dễ gây nên những căn bệnh viêm nhiễm và một số bệnh về mắt.

Hàng ngày bạn nên vệ sinh mắt cho mèo hoặc mối tuần từ 2-3 lần nếu bạn không có nhiều thời gian. Bạn dùng khăn ấm lau nhẹ các vết bẩn cho chúng, khi lau bạn nên nhẹ nhàng và tuyệt đối không được làm mạnh ở vùng tai.

Tỉa móng chân cho mèo Xiêm

Đối với giống mèo Xiêm thì việc tỉa móng chân không cần quá cầu kỳ như những giống mèo khác vì bộ lông của chúng khá ngắn và sạch sẽ. Móng chân của mèo Xiêm không nên để quá dài tránh tình trạng chúng cào xước lên những vật dụng trong nhà hay làm tổn thương trẻ nhỏ.

Những bệnh thường gặp ở mèo Xiêm

Giống mèo này rất dễ mắc những căn bệnh về gan, bệnh hen suyễn và một số căn bệnh khuyết tật tim bẩm sinh cho nên bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra định kỳ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Chi Tiết trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!