Xu Hướng 4/2023 # Hướng Dẫn Cách Tẩy Giun Cho Mèo Từ A # Top 11 View | Viec.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Hướng Dẫn Cách Tẩy Giun Cho Mèo Từ A # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Tẩy Giun Cho Mèo Từ A được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mèo có thể bị nhiễm nhiều loại giun như giun đũa, giun móc, sán dây và giun chỉ. Những loại giun này không chỉ gây nguy hiểm cho mèo mà còn có nguy cơ lây nhiễm sang người và thú nuôi khác. Vì vậy, ngoài việc tẩy giun cho mèo con, mèo mới nhận nuôi và mèo có triệu chứng nhiễm giun, bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y về chương trình xét nghiệm và kiểm soát giun thường xuyên. Biết thời điểm nên tẩy giun cũng quan trọng không kém so với cách tẩy giun.

Cho mèo uống thuốc

Lắc bình thuốc nếu cần thiết hoặc lấy thuốc ra khỏi chai. Bạn có thể cho thuốc nước vào ống bơm hoặc ống nhỏ. Bác sĩ thú y có thể cho bạn biết dụng cụ dẫn thuốc nào là lý tưởng nhất.

Để thuốc khỏi tầm nhìn của mèo. Mèo có thể phát hiện ra viên hoặc chai thuốc nước và có nguy cơ chạy trốn. Đôi khi, tốt nhất bạn nên chuẩn bị thuốc trước vài phút và chờ cho mèo bình tĩnh trở lại để quá trình uống thuốc diễn ra an toàn hơn.

Sau khi được bác sĩ kê đơn thuốc, bạn cần biết cách cho mèo uống thuốc. Quá trình cho mèo uống thuốc có thể gặp chút khó khăn nhưng vẫn suôn sẻ nếu bạn giữ cho mèo bình tĩnh và vui vẻ. Nếu được chỉ định cho mèo uống thuốc tại nhà, bạn cần biết cách xoa dịu mèo để dễ dàng cho mèo dùng thuốc.

Bạn có thể bọc mèo trong chăn nhỏ, áo gối hoặc khăn và chỉ chừa mỗi đầu mèo ra ngoài. Cách này giúp ngăn không cho mèo cào hoặc chống cự. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo mèo không quá sợ hãi hoặc ngạt thở trong quá trình bọc. Bạn cũng có thể thử cho mèo uống thuốc mà không cần bọc mèo lại để giúp mèo giảm bớt lo lắng. Tuy nhiên, quá trình cho uống thuốc sẽ diễn ra khó khăn hơn khi không bọc mèo.

Ngồi trên sàn nhà và kẹp mèo giữa 2 chân hoặc đặt mèo trên đùi bạn. Bạn cũng có nhờ người khác giúp giữ mèo. Quá trình cho uống thuốc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu có người trợ giúp.

Đặt ngón cái và ngón trỏ lên 2 bên miệng mèo. Nên cẩn thận vì mèo có thể sẽ cố cắn bạn. Mặc dù vậy, mèo vẫn sẽ khó có thể thoát khỏi vòng kèm cặp của bạn.

Trong quá trình này, bạn nên nhấn nhẹ lên 2 bên mép miệng để mèo mở miệng ra. Lúc này, bạn phải thật bình tĩnh. Nếu bạn lo lắng, mèo có thể cảm nhận được và tỏ ra lo sợ hơn mức cần thiết. Bạn nên nhấn hàm dưới mèo bằng tay còn lại để mèo mở miệng rộng hơn.

Đặt viên thuốc vào bên trong miệng hoặc bóp thuốc nước vào mặt trong của một bên má. Bạn nên cẩn thận không đưa thuốc vào sâu cổ họng để tránh làm mèo bị mắc nghẹn.

Để mèo khép miệng lại.

Nâng cằm mèo lên sao cho mũi hướng lên trên.

Xoa cổ họng mèo để kích thích phản xạ nuốt.

Giữ nguyên tư thế trong vài giây hoặc cho đến khi mèo nuốt hết thuốc. Bạn phải thật nhẹ nhàng trong quá trình này để tránh làm mèo bị nghẹn thuốc.

Thả miệng mèo ra nhưng bạn cũng phải cẩn thận đề phòng trường hợp mèo không nuốt thuốc và nhổ thuốc ra. Bạn chỉ nên thả miệng mèo khi chắc chắn mèo đã nuốt hết thuốc.

Nhả thuốc là vấn đề thường gặp khi mèo uống viên nang. Mèo rất khó nhổ ra nếu được cho uống thuốc nước.

Bạn có thể tháo chăn hoặc khăn bọc mèo ra và khen mèo vì đã cư xử tốt. Bạn nên cho mèo ăn vặt, thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương vì mèo đã rất ngoan ngoãn. Điều này giúp quá trình cho uống thuốc lần sau diễn ra dễ dàng hơn. Mèo sẽ kết nối việc uống thuốc với những điều tốt đẹp thay vì đáng sợ. Mèo có thể chống cự và bỏ trốn ở lần uống thuốc tiếp theo nếu bị ép buộc hay quá sợ hãi.

Cho mèo dùng thuốc ngừa ký sinh trùng thường xuyên

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để biết thêm chi tiết. Một số loại thuốc như Selamectin có tác dụng trong đề phòng nhiều loại bọ chét, giun chỉ, giun móc, giun đũa và các ký sinh trùng khác.

Cân nhắc nhốt mèo trong nhà

Để tránh những con mèo bị nhiễm giun, bọ chét hoặc các loài gặm nhấm mang giun, bạn nên nhốt mèo trong nhà để giảm nguy cơ nhiễm giun. Nhiều người chủ không nỡ nhốt mèo trong nhà vì cảm thấy như đang tước đoạt quyền tự do của mèo. “Tại sao mèo không được phép thể hiện bản năng tự nhiên dưới bầu không khí trong lành và ánh nắng mặt trời?”. Chính câu hỏi này dẫn lối cho quyết định của họ. Để quyết định đúng đắn, bạn nên cân nhắc lợi và hại.

Rủi ro liệu có quá lớn? Bạn nên cân nhắc điều kiện đường xá, yếu tố bệnh tật, vấn đề môi trường cùng các yếu tố động vật và con người để quyết định. Nếu quyết định nhốt mèo trong nhà để tránh những rủi ro trên, bạn nên thiết kế sao cho trong nhà thật giống với ngoài trời với khu vực cho mèo cào, cửa sổ cùng đồ vật giúp mèo leo trèo vui vẻ.

Đuổi bọ chét khỏi nhà và sân

Nói chung, bạn không cần phải lo lắng về không gian ngoài trời nếu nhốt mèo trong nhà. Mèo có thể giết chết bọ chét một cách điệu nghệ, đặc biệt nếu không ở trong khu vực có quá nhiều bọ chét. Vì vậy, bạn nên tập trung xử lý khu vực mèo thường hay lui tới.

Sân nhà: Kiểm soát bọ chét ngoài trời thường khó khăn hơn nhiều. Bạn nên bắt đầu bằng cách dọn sạch các mảnh vụn hữu cơ như mẩu cỏ, lá và rơm. Bọ chét thích cư trú ở vùng tối, ẩm và râm mát. Bạn nên mua thuốc phun bọ chét an toàn với môi trường và tiêu diệt theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Thường xuyên dọn sạch hộp cát vệ sinh cho mèo

Bạn nên dọn phân thường xuyên để ngăn ngừa lây lan giun. Mang găng tay nhựa dùng một lần và khẩu trang nếu có thể để không hít phải bụi phân. Cho toàn bộ rác thải của mèo vào túi rác. Bạn cũng có thể dùng khăn giấy và xịt kháng khuẩn tự nhiên để lau sạch bên trong hộp cát vệ sinh. Thậm chí bạn có thể rửa kỹ hộp cát vệ sinh bằng nước xà phòng, sau đó thay cát mới và sạch. Bạn nên vệ sinh hộp cát cho mèo 1-2 lần một tuần, tùy vào nhu cầu sử dụng của mèo.

Bài viết có tham khảo từ nguồn: wikihow.vn

Xin chân thành cảm ơn!

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng

Hướng Dẫn Sổ Giun Cho Mèo An Toàn

Tẩy giun sán cho mèo là việc làm cần thiết và cần được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thú cưng của bạn. Đặc biệt, với chó mèo con, chủ nuôi cần phải chú trọng hơn việc sổ giun cho mấy bé…

Bên cạnh đó, thuốc còn có các tác dụng phụ, hay hệ lụy từ việc sổ giun hoặc không sổ giun cho mèo đúng cách, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mấy bé như thế nào, thì không phải chủ nuôi nào cũng nắm rõ.

Lưu ý gì trước khi tẩy giun sán cho mèo?

1. Cho chó mèo nhịn ăn nửa buổi trước khi tiến hành tẩy giun

Có như vậy mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Thường thì bạn nên giảm bớt phân nửa khẩu phần ăn cho chó mèo vào buổi tối. Thì đến sáng hôm sau, sau khi chó mèo ngủ dậy cũng đủ qua một thời gian dài rồi, lúc này bạn cho chó mèo uống thuốc sổ giun là hợp lý nhất.

Lưu ý: Cho chó mèo uống sổ giun với lượng thuốc vừa đủ theo đúng hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Nếu bạn cho chó mèo uống quá liều, sẽ dẫn đến tình trạng chó mèo bị sốc thuốc, người lừ đừ mệt mỏi, bỏ ăn, có thể dẫn đến bệnh.

2. Trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn

Nếu chó mèo của bạn có đường tiêu hóa không tốt, bạn có thể trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn cho chó mèo ăn sau khi sổ giun. Do mới sổ giun nên bạn không nên cho chó mèo ăn nhiều, mà chỉ cho ăn một ít thôi (nửa khẩu phần ăn). Đến hôm sau thì cho ăn uống lại bình thường.

Lịch tẩy giun cho mèo con

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của mèo mà lịch tẩy giun cho chúng sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Khi mèo đạt từ 3 – 8 tuần tuổi: thực hiện xổ giun 2 tuần/lần. Lúc mèo được 3 tuần tuổi: xổ lần thứ 1. Lặp lại vào lúc mèo được 5 và 7 tuần tuổi.

Khi mèo đạt từ 2 – 6 tháng tuổi: thực hiện việc xổ giun 1 tháng/lần. Tức là sau lần xổ giun lúc chúng được 7 tuần tuổi, đúng 1 tháng sau bạn thực hiện xổ giun lần thứ 4. Lặp lại hằng tháng cho đến khi chúng đủ 6 tháng tuổi.

Khi mèo đạt từ 6 – 12 tháng tuổi: cứ 2 – 3 tháng xổ giun 1 lần. Như vậy là từ lần tiêm lúc 6 tháng tuổi, đến khi chúng được 8 tháng, 10 tháng và 12 tháng xổ giun.

Khi mèo đạt từ 1 tuổi trở lên: cứ 6 tháng xổ giun 1 lần cho đến hết vòng đời của mèo.

Vậy bạn nên dùng loại nào?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên. Nhưng mình sẽ liệt kê công dụng một số thuốc mình biết và đã dùng qua cho các bạn tham khảo. Từ đó bạn sẽ có cơ sở để quyết định nên dùng loại nào.

Lịch Tẩy Giun Cho Mèo Từ Sơ Sinh Đến Lúc Trưởng Thành

Tẩy giun cho mèo là việc làm cần thiết và duy trì có định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe cho thú cưng nhà bạn. Tùy theo thể trạng và sức khỏe của chúng mà chúng ta áp dụng lịch tẩy hợp lý. Bạn nên tìm hiểu kỹ tình trạng của mèo và khi đã tẩy giun thì bạn cần theo sát lịch tẩy.

Lịch tẩy cho mèo con, mèo trưởng thành

Lần tẩy giun đầu tiên: Mèo con mới sinh được 3 tuần tuổi (thường ở ngày thứ 21-23, muộn nhất là ngày thứ 25). Lúc này giun có thể đẻ trứng trong ruột mèo con do đó cần phải tẩy giun, sán trước khi trứng của chúng lan ra môi trường bên ngoài.

Sau lần đầu tiên: Cứ 2 tuần 1 lần tẩy giun cho tới khi mèo được 3 tháng tuổi.

Sau 3 tháng tuổi: Mỗi tháng 1 lần từ 3 tháng cho tới 6 tháng tuổi.

Mèo trên 6 tháng tuổi: 2-3 tháng tẩy 1 lần.

Mèo trên 1 năm tuổi, mèo trưởng thành: 1 năm tẩy 1-2 lần. Tùy theo môi trường sống và điều kiện vệ sinh có thể tẩy 3-4 lần 1 năm.

Lịch tẩy cho mèo mẹ mang thai và cho con bú

Mèo mẹ nhiễm giun sán sẽ lây truyền sang con qua nhau thai và sữa vì vậy đặc biệt lưu ý tiến hành thật cẩn thận cho mèo mẹ.

Tẩy giun cho mèo cái sinh sản trước khi phối giống 1 tháng.

Tẩy một lần cho mèo mẹ trước khi sinh khoảng 1-2 tuần.

Mèo mẹ đang cho con bú tẩy cùng với mèo con.

Bạn hãy thật chú ý đến việc tẩy giun cho mèo mẹ, để tránh ảnh hưởng đến mèo con

Lịch tẩy cho mèo đã bị nhiễm giun, sán

Tiến hành tẩy giun sán ngay lập tức khi phát hiện bị mèo bị nhiễm giun và tẩy lại sau 2 tuần.

Chú ý quan sát và theo dõi phân của mèo để đánh giá hiệu quả của việc tẩy giun, đồng thời chuyển sang lịch tẩy giun dành cho mèo theo giai đoạn phù hợp.

Lịch tẩy cho mèo mới mua

Cũng tiến hành tẩy giun như trường hợp mèo bị nhiễm giun sán.

Tẩy ngay lập tức và lặp lại sau 2 tuần. Sau đó thực hiện tẩy giun theo lịch trình tẩy giun theo độ tuổi.

Bảng tổng hợp lịch tẩy giun cho mèo theo giai đoạn

Cách cho mèo uống thuốc tẩy

Để mèo uống thuốc xổ giun dễ dàng, bạn có thể làm theo 2 cách phổ biến sau:

Cách 1: Tán nhuyễn và trộn lẫn vào trong thức ăn cho mèo ăn.

Cách 2: Tán nhuyễn thuốc, hòa nước rồi dùng ống tiêm (đã bỏ mũi kim) bơm thuốc vào cổ mèo cho mèo uống.

Phải mềm mỏng đển giúp mèo hấp thụ tốt thuốc tẩy giun

Lưu ý trước khi tiến hành tẩy giun cho mèo

Nếu sáng ngày hôm sau định xổ giun cho mèo thì buổi tối hôm trước cho mèo ăn ít hơn so với mọi lần.

Khi tẩy chỉ nên cho ăn ít thôi và thức ăn ngon hơn mọi ngày (nửa khẩu phần ăn như mọi khi).

Sau khi tẩy nên cho mèo uống men tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa, tốt cho đường ruột hơn.

Thực hiện vệ sinh chuồng nuôi và nơi chăn thả mèo phòng ngừa tái nhiễm giun sán.

Hạn chế trẻ em tiếp xúc sau khi xổ giun cho mèo, sau đó phải rửa tay sạch sẽ để hạn chế lây nhiễm bệnh giun móc.

Không nên thực hiện việc tẩy giun và tiêm vac-xin đồng thời với nhau.

Thuốc tẩy giun dành cho mèo

Thuốc tẩy giun dành cho mèo có rất nhiều loại được lưu hành trên thị trường, có loại được điều chế theo dạng đặc trị một loại giun, có loại có thể xổ chung được tất cả các loại giun sán.

Trong đó nổi bật lên một số loại thuốc sau:

Virbac exotral: Vỉ 6 viên giá 150.000 – 160.000đ

Bio Rantel (Pyrantel Pamoate): Vỉ 5 viên giá 90.000 – 100.000đ. Thuốc rất an toàn, dùng được cho cả chó lẫn mèo.

Sanpet: Vỉ 10 viên giá 160.000 – 180.000đ. Thuốc an toàn, thường dùng theo đơn.

Interceptor: Hộp 6 vỉ, vỉ 5 viên, giá siêu đắt 950.000 – 1.000.000đ. Thuốc xổ giun cho mèo này chỉ dùng cho mèo từ 8 tuần tuổi trở lên.

Drontal: Hộp 2 viên giá 70.000 – 80.000đ. Chỉ dùng cho mèo trên 8 tuần tuổi.

Bạn nên tìm hiểu kỹ nhãn hiệu và đọc kỹ đối tượng mà thuốc hỗ trợ, đặc biệt là tẩy giun đối với mèo con.

Bạn nên đến những cơ sở uy tín để được nhận tư vấn chính xác

Dấu hiệu nhận biết mèo bị nhiễm giun sán

Mèo đi ngoài có giun sán.

Mèo mệt mỏi, lừ đừ, ói ra giun.

Hay co rúm đít lại, hoặc hay chịn đít.

Mèo không lên ký, ăn nhiều vẫn ốm.

Ăn ít đến rất ít, hoặc bỏ ăn.

Lợi tái nhợt, không được hồng hào.

Hướng Dẫn Tắm Cho Mèo

Chuẩn bị trước khi tắm cho mèo

Xác định thời điểm thích hợp để tắm cho mèo

Ngoài việc chú ý thời điểm tắm cho mèo con như trên, bạn chỉ cần lưu ý răng mèo thì cần thời gian chải chuốt nhiều nên cũng không cần tắm nhiều lắm. Trừ khi chúng quá bẩn còn không tắm 1 năm 1 – 2 lần là ổn.

Cắt móng cho mèo

Trước khi tắm một ngày, điều thông minh nhất mà mình nghĩ bạn nên làm đó là bạn nên cắt móng cho mèo. Điều này sẽ giúp cho bạn không bị những chú mèo khó tính cào cho trầy xước. Mình khuyên bạn nên cắt trước một ngày là vì nhiều chú mèo khó tính khi cắt móng xong sẽ hay cáu và lúc đó việc tắm rửa trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Chải lông cho mèo

Trước khi tắm cho mèo bạn hãy chải lông cho mèo trước. Những phần như đỉnh đầu, bụng hay chân là những nơi cần được chải. Cũng giống như chó, nếu như để lông vậy không chải mà tắm ngay cho mèo thì sẽ tạo ra những nút thắc làm lông bị rối, gây ra khó khăn khi tắm cho mèo.

Đừng tắm cho mèo khi đang mặc áo ba lỗ hở tay và ngực

Chuẩn bị dầu gội dành cho mèo

Tiếp theo, bạn nên chuẩn bị cho mèo của mình loại dầu gội chuyên dụng cho mèo hoặc dầu gội em bé đặc biệt. Nếu mèo không có bọ chét thì bạn có thể dùng dầu gội bình thường sử dụng cũng được nhưng phải là dầu gội ít kích ứng.

Để mèo có cảm giác thoải mái hơn khi tắm, bạn hãy pha nước ấm cho mèo để mèo không bị giật mình khi tắm nước lạnh. Và mình khuyên bạn không nên cho mèo tắm với nước lạnh. Vì cơ bản mèo cũng là một loài yếu và da dể mẫn cảm hơn so với các loài khác.

Làm cho bồn tắm trở nên hấp dẫn hơn đối với mèo

Sự chuẩn bị cuối cùng sau khi chuẩn bị nước ấm chính là chuẩn bị một bồn tắm hấp dẫn. Bạn có thể lấy đồ chơi mà mèo nhà bạn hay chơi để làm chúng thích thú hơn. Hoặc trước khi tắm, bạn hoàn toàn có thể cho mèo của mình cùng chơi trong bồn tắm để chúng thích thú với môi trường.

Tắm cho mèo khi chúng ở trạng thái bình tĩnh

Cuối cùng, mèo có khả năng bám chặt rất tốt nên bạn cần để mọi thứ tránh xa bồn tắm ra.

Giữ mèo ở trạng thái bình tĩnh

Con mèo có khả năng bám vào tất cả mọi thứ để tránh xa bồn tắm. Chỉ cần đặt chúng xuống nhẹ nhàng, bằng một chân, sau đó đặt những chân khác xuống. Đưa mèo trở lại bồn rửa. Bạn có thể nhẹ nhàng giữ phần vai trước và dùng tay kia để gội đầu cho mèo trong khi giữ phần dưới. Hãy nói chuyện với mèo thật nhẹ nhàng thân thiết và mèo con của bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh và trấn an hơn. Nếu bạn bắt đầu mất bình tĩnh, chú mèo sẽ cảm nhận được rằng bạn đang lo lắng và sẽ bắt chước phản ứng của bạn.

Âu yếm chú mèo con trong khi giữ lưng hoặc vai thật chặt. Nếu chú mèo đưa bàn chân trước ra khỏi bồn, thì bạn có thể giữ chúng ở vị trí này thay vì đặt toàn bộ cơ thể vào trong bồn.

Tắm rửa cho mèo

Chuẩn bị tắm cho mèo

Thêm nước vào chậu

Khi đang tắm cho mèo thì bạn cần chú ý thêm nước ấm vào bồn bằng những cốc nước nhỏ và dội nhẹ lên lông mèo. Đổ nhẹ nhàng và âu yếm mèo để chúng không thấy giật mình.

Dùng dầu gội làm sạch cơ thể của mèo

Tắm sạch cho mèo bằng nước ấm

Sau khi đã bôi dầu gội cho mèo thì tiếp theo bạn nên xả lông cho mèo bằng nước sạch. Dùng nước ấm dội lên thân chúng sau đó dùng tay để rửa lông và xả sạch xà phòng. Nó cũng tự tự như bạn gội đầu vậy thôi.

Rửa mặt cho mèo bằng nước

Ngoài cách tắm chuẩn cho mèo trên còn 2 cách khác dùng để tắm cho mèo. Đó là cách tắm cho mèo bằng tinh dầu thơm và cách tắm cho mèo bằng phấn rôm.

Cách tắm cho mèo bằng tinh dầu thơm

Để tắm cho mèo bằng tinh dầu thơm, bạn có thể thực hiện một cách đơn giản như sau:

Dùng chai xịt nước xịt toàn thân mèo để lông mèo ẩm. Lưu ý không xịt vào mắt và tai mèo.

Tiếp theo bạn dùng tinh dầu thơm xoa đều toàn thân và những nơi khó vệ sinh nhất của mèo. Tinh dầu này sẽ làm cho lông của mèo thơm hơn và hấp dẫn hơn. Sau 5 – 10 phutus thì bạn xịt nước lên toàn thân mèo và làm sạch cơ thể mèo.

Cuối cùng là lấy khăn khô lau sạch toàn thân mèo.

Đây là cách mà sau khi tắm xong bạn có thể làm. Cách này giúp bạn

Cách tắm cho mèo bằng phấn rôm

Nếu bạn muốn tắm cho mèo con thì việc dùng phấn rôm để tắm là điều rất tuyệt vời!

Vẫn bước đầu tiên là xịt nhẹ nước lên toàn thân mèo cho lông mèo trở nên ẩm.

Thấm khô cho mèo

Sau khi tắm xong là đến công đoạn lâu khô. Bạn có thể dùng một chiếc khăn khô quấn vào người chú mèo và chà nhẹ cho khô lông mèo. Chổ mặt cũng vậy, bạn lau nhẹ cho mặt mèo khô là ổn. Khăn thì bạn nên chọn loại khăn lông lớn. Loại này có thể hút nước nhanh và làm khô lông nhanh chóng.

Sau đó bạn nên thả mèo ra một tý để mèo có thể lắc cho lông khô nhanh hơn. Mèo cũng như chó, đều có thói quen khi dính nước vào lông thì lắc người cho nước văng ra ngoài!

Thưởng cho mèo

Lúc này mèo sẽ quen dần với việc tắm là có lợi và sau sẽ dể dàng tắm cho mèo hơn.

Có nên tắm cho mèo con không?

Bên cạnh đó, hãy tập luôn cho mèo của bạn đi vệ sinh từ bé. Như vậy sẽ giúp bạn đỡ phải đi dọn vệ sinh cho mèo hơn.

Cách tắm cho mèo con đúng cách và không làm chúng sợ

Mèo con khi còn nhỏ sẽ rất yếu và bản thân chúng cũng đã ngại nước nên việc tắm cho mèo con sẽ rất khó khăn. Đặc biệt là chúng có thể bị nhiễm bệnh sau khi tắm bất cứ lúc nào. Vậy cách tắm cho mèo con như thế nào là đúng và an toàn?

Những chuẩn bị trước khi tắm cho mèo con

Ngoài sự chuẩn bị như phần trên mình đã giới thiệu thì với mèo con, bạn sẽ cần phải chuẩn bị thêm một chút nữa.

Về nhiệt độ nước thì bạn để vào tầm 35 – 37 độ. Mình thường để 37 độ để mèo không bị lạnh. Lúc tắm mình sẽ châm thêm nước ấm để giữ nước luôn ấm cho mèo con an tâm.

Đây là những lưu ý chuẩn bị để mèo con bạn an toàn và không bệnh cũng như không làm chúng sợ. Tiếp theo là cách tắm cho mèo con an toàn.

Cách tắm cho mèo con lần đầu, mèo con sợ nước

Khi tắm cho mèo con thì bạn hãy tắm thật sạch. Không được bôi xà phòng lên mắt và mặt mèo vì nó sẽ làm mèo sợ. Xả nước 2 – 3 lần để sạch xà phòng tránh làm tổn thương da mèo con.

Sau đó là lau khô mèo ngay. Lưu ý lau thật khô phần đầu, tai và phổi mèo con để giữ ấm cho chúng ngay sau khi tắm.

Lời khuyên khi tắm cho mèo

Nên tắm tối đa 2 lần/tuần. Không nên tắm cho mèo quá nhiều. Mỗi lần tắm nên tắm nhanh để tránh mèo bị cảm.

Vuốt ve mèo trước khi tắm để mèo bình tĩnh. Không tắm lúc mèo đang hoảng sợ.

Dù tắm như thế nào cũng phải để mèo ở trạng thái chúng cảm thấy có thể tự kiểm soát được.

Không đổ nước quá mạnh hoặc quá đầy vào bồn tắm. Chỉ nên để 1/3 nước ướt chân mèo là được.

Nên lau lông cho mèo thực sự khô để tránh mèo sau khi tắm lăn ra sàn lại bẩn lông.

Các câu hỏi thường gặp trong vấn đề tắm cho mèo

Có nên tắm cho mèo không?

Tại sao mèo sợ nước?

Theo một nghiên cứu của nữ tiến sĩ Maria Grazia Calore (người Ý) giải thích thì do lông mèo có lớp lông nhung cách nước. Bộ lông này rất sạch sẽ và luôn gọn gàng theo ý của mèo. Do nước làm thay đổi bộ lông mèo và làm nó không kiểm soát được lông nên mèo cảm thấy bất lợi trong tự nhiên. Do vậy làm nó cực kì khó chịu.

Ngoài ra, vì lông mèo dày nên khi bị ướt nó sẽ cảm thấy rất khó chịu. Đây cũng là một lí do khiến mèo cảm thấy không thích tiếp xúc với nước cho lắm.

Bao lâu tắm cho mèo một lần?

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Tẩy Giun Cho Mèo Từ A trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!