Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Chăm Sóc Mèo Bị Giảm Bạch Cầu Đúng Cách được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong số các loại bệnh truyền nhiễm của loài mèo thì bệnh giảm bạch cầu là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất. Bệnh do Feline panleukopenia Virus (FPV) gây ra và chỉ cần 24 giờ virus xuất hiện trong máu, chúng sẽ xâm nhập vào các tế bào lympho, tuy nhiên thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 7-14 ngày. Tấn công hàng rào miễn dịch của cơ thể, đặc biệt làm suy giảm bạch cầu, phá hủy niêm mạc ruột. Nếu không được chữa trị kịp thời, thú nuôi của bạn sẽ khó lòng qua khỏi. Hiện tại chưa điều chế được loại thuốc đặc trị căn bệnh này nên chỉ có thể chữa bệnh bằng cách điều trị các triệu chứng và cần chăm sóc cẩn thận, từ đó giúp cho mèo dần khỏe mạnh hơn, tự sản sinh ra được kháng thể chống virus. Trong bài sau, Life Pet sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc mèo bị giảm bạch cầu đúng cách.
Các vấn đề khi mèo bị giảm bạch cầu thường gặp
Vì bệnh giảm bạch cầu ở mèo có tốc độ phá huỷ rất nhanh nên các triệu chứng của bệnh thường rất rõ ràng và dễ dàng phát hiện.
Bỏ sữa, không chịu bú bình hoặc nôn mửa ngay khi bạn bơm sữa vào miệng.
Có dấu hiệu liên tục co giật mỗi khi bạn chạm nhẹ vào cơ thể của chúng.
Triệu chứng phổ biến là đột ngột sốt cao rồi người lạnh và tím tái. Kèm theo dấu hiệu miệng chảy nhớt, mũi và mắt vô hồn không có dấu hiệu của sự sống.
Nếu các triệu chứng này không giảm hẳn sau 3 ngày, tỉ lệ cứu chữa bệnh giảm bạch cầu gần như rất thấp do cơ thể kém và miễn dịch rất yếu của mèo con. Cho nên ngay từ khi chúng đủ 3 tuần tuổi, bạn nên đưa đi chích ngừa virus cho mèo cưng.
Đối với mèo trưởng thành, có thể chia các giai đoạn:
Khi mới phát bệnh, mèo của bạn vẫn nhanh nhẹn nhưng có cảm giác mệt mỏi, đi hơi loạng choạng và mất thăng bằng, có dấu hiệu lười ăn.
Sang các ngày tiếp theo mèo có thể bỏ ăn, miệng bị chảy dãi và nôn ra dịch vàng nhiều lần, sốt đột ngột kèm tiêu chảy, đi phân lỏng, phân có màu lạ hoặc có mùi tanh.
Đến giai đoạn nguy kịch thì cơ thể bắt đầu run rẩy, co giật động kinh. Hơi thở và mùi phân, dãi bốc mùi hôi rất khó chịu. Thậm chí chú mèo của bạn sẽ bị mất giọng do khô họng vì mất nước, chỉ nằm một chỗ và không còn di chuyển.
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là căn bệnh có mức độ lây nhiễm rất cao, chính vì thế khi phát hiện các triệu chứng bệnh, bạn cần ngay lập tức cách ly mèo bệnh với các thú nuôi khác nếu có. Bên cạnh đó nhanh chóng đem mèo ra các trung tâm y tế để chữa trị kịp thời.
Cách chăm sóc mèo bị giảm bạch cầu
Hiện nay bệnh giảm bạch cầu ở mèo chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn, chính vì vậy cách chữa trị tốt nhất chính là đưa mèo ra thú y ngay khi có triệu chứng để khám bệnh và chữa trị kịp thời, nếu phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi bệnh là rất cao.
Sau khi được điều trị tại các trung tâm thú y, thì việc chăm sóc mèo bị giảm bạch cầu cũng rất quan trọng. Vì chính các bé sẽ phải tự sản sinh ra kháng thể chống lại virus.
Tạm thời không cho mèo ăn và tránh các tác động mạnh tới mèo. Đặc biệt là tránh các tác động như âm thanh quá to hoặc ánh sáng quá mạnh.
Bạn cũng cần giữ ấm cho mèo vì thân nhiệt của bé thường sẽ không ổn định, có thể đột ngột tăng hoặc giảm. Bạn có thể dùng đèn sưởi, đèn vàng 40W để sưởi ấm trên cao hoặc gần chỗ mèo nằm. Bạn cũng có thể dùng chai nước ấm bọc khăn bông hoặc túi sưởi ấm để vào nơi mèo nằm. Lưu ý không thể quá nóng vì mèo có thể sẽ mất nước.
Cuối cùng bạn cần trợ sức và trợ lực cho mèo bằng cách bổ sung nước, chất điện giải cho mèo. Bổ sung các loại Vitamin cho mèo như: Vitamin B, B12, C, Anagin. Cho mèo ăn từng ít một bằng các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tăng dần khẩu phần cho mèo khi mèo khỏe dần lên. Sử dụng thêm các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát. Có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều lượng đúng như chỉ dẫn.
Phòng tránh sau khi trị bệnh giảm bạch cầu
Khi mèo đã có những dấu hiệu hồi phục khả quan, bạn đã có thể cho mèo ăn uống đầy đủ, tuy nhiên cần ăn từng ít một tránh gây kích ứng dạ dày, cố gắng bổ sung vitamin B trong khẩu phần ăn hằng ngày. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý tránh tiếp xúc với mèo hoang, mèo lạ trong khoảng thời gian này.
Luôn theo dõi sát tình trạng bệnh của mèo và tái khám tại các trung tâm thú y đáng tin cậy. Ngoài ra bạn cũng nên tiêm vacxin định kỳ để nâng cao sức đề kháng phòng tránh được các bệnh nguy hiểm dành cho thú cưng.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Tách Mẹ Đúng Cách
Cách chăm sóc chó con mới tách mẹ
Cai sữa cho chó con trước khi tách mẹ
Điều đầu tiên cần làm trước khi tách chó con khỏi mẹ là phải cai sữa cho chó con. Do đó, các bạn cần xác định được thời điểm chó con bao giờ tách mẹ là vô cùng quan trọng. Cần đảm bảo dạ dày của chó con chịu được thức ăn bên ngoài thay vì sữa mẹ. Nếu cai sữa quá sớm sẽ không tốt, gây ra những bệnh hành vi như gầm gừ, sủa nhiều quá mức.
Tiêm vacxin cho chó con
Chó con mới tách mẹ rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh đường ruột và dạ dày. Hơn thế nữa, hệ miễn dịch của chúng cũng còn quá non nớt, mọi tác nhân môi trường đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cún con.
Hãy tiêm phòng cho chó con để phòng bệnh, đồng thời giúp chó con phát triển toàn diện nhất. Ngoài ra, đừng quên dùng thuốc tẩy giun sán định kỳ để giúp cún con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ thú y về cách chăm sóc chó con mới tách mẹ sau khi tiêm vacxin cho chó con đúng cách nhất.
Lựa chọn thức ăn phù hợp
Chó con trong giai đoạn mới cai sữa thì chỉ nên cho ăn sữa hoặc cháo loãng. Nếu không có thời gian nấu cháo cho cún cưng thì các bạn có thể sử dụng các loại thức ăn khô và pate ăn dặm dành riêng cho chó con.
Nơi ở dành cho chó con
Ngoài việc cung cấp đầy đủ thức ăn phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn cần lưu ý đến nơi ở của cún con. Đây là điều đặc biệt quan trọng khi thực hiện cách chăm sóc chó con mới tách mẹ. Không được để chó con nằm ở nơi quá lạnh hoặc quá nóng. Bởi nó có thể gây ra các bệnh về phổi.
Do đó, sau khi tách mẹ bạn nên sử dụng nguồn nhiệt nhân tạo để duy trì nhiệt độ cơ thể cho chó con. Từ đó, sẽ giúp cơ thể cún con dần khỏe mạnh và cứng cáp.
Dọn dẹp chỗ ở của chó con thường xuyên, đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chó con. Bởi vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại sẽ dễ xuất hiện nếu nơi ở của chúng bẩn và không được vệ sinh thường xuyên.
Sản phẩm dịch vụ của Mèo Cún gồm có:…
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cho Mèo
Khâu chuẩn bị khá quan trọng. Bạn hãy giành riêng một góc nhà để làm tổ ấm cho chú mèo cưng như chân cầu thang, cạnh tủ…Bạn có thể mua một chiếc giỏ xinh xắn có nệm bông hoặc một ngôi nhà xinh cho chú mèo tương lai của gia đình.
Sau khi dọn dẹp chỗ ở, bạn có thể yên tâm đi chọn một chú mèo khỏe mạnh và xinh xắn. Để chọn được giống mèo khỏe mạnh và đáng yêu cũng phải tìm hiểu rất tỉ mỉ. Những chú mèo phải có dáng đi nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, xung quanh miệng và vành mắt không có rỉ bẩn. Khi nắm gáy mèo nhấc lên cao thấy hai chân sau và đuôi quắp về phía trước bụng thì chú mèo này sẽ thật khỏe khắn đấy.
Các mẹ cũng không cần phải lo lắng khi tìm hiểu và chế biến các món ăn thật hấp dẫn và dễ dàng cho mèo miu đâu. Đối với những chú mèo con thì sữa là sản phẩm ưu chuộng nhất. Sau thời kỳ bú sữa, bạn hãy để bé tập cho mèo con ăn bằng bột hoặc bằng cơm nhão. Khi mèo đã lớn, mèo rất thích món cơm trộn với cá, thịt kho, và có thể cho rau vào nữa. Hãy nhớ rằng mèo rất sợ mặn, nên hãy nêm thật ít muối thôi. Và mỗi ngày các mẹ hãy nhắc bé thay bát nước cho mèo từ 2 đến 3 lần. Khi quá bận bịu, các bạn cũng có thể ra siêu thị mua một số loại thức ăn khô công nghiệp cho mèo của các hãng như Royal Cannin Club, Kent…để thay đổi khẩu vị.
5. Hướng dẫn cách chăm sóc cho chú mèo yêu của bạn
Nuôi mèo cũng là cách để bé yêu tập chăm sóc và biết yêu thương các con vật yêu ngay từ bé. Từ đó bé có thể học hỏi và giúp đỡ mẹ rất nhiều trong việc nhà như nấu nướng, dọn dẹp khi bé trưởng thành và quan trọng hơn là bé sẽ biết yêu thương và biết chăm sóc các thành viên trong gia đình hơn đấy.
Mèo Mẹ Bị Giảm Bạch Cầu
Giảm bạch cầu ở mèo là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Đây cũng là lý do dẫn tới cái chết của hàng ngàn chú mèo mỗi năm. Đặc biệt, mèo mẹ bị bệnh giảm bạch cầu là một trong những đối tượng có tỷ lệ tử vong cao nhất. Vậy cách chữa trị và phương pháp phòng tránh, chăm sóc mèo mẹ bị giảm bạch cầu như thế nào? Bài viết này sẽ là câu trả lời dành cho bạn!
1. Mức độ nguy hiểm khi mèo mẹ bị bệnh giảm bạch cầu
Mèo mẹ bị bệnh giảm bạch cầu rất nguy hiểm vì có thể dẫn tới sảy thai, sinh non hoặc chết ngay sau khi sinh. Ngoài ra, khi mèo mẹ nhiễm bệnh giảm bạch cầu sẽ rất dễ lây truyền sang mèo con.
Bệnh giảm bạch cầu là chứng bệnh biểu hiện qua sự rối loạn tủy và hệ bạch huyết tạo ra những bạch cầu ác tính. Số lượng bạch cầu ác tính vượt kiểm soát gây ảnh hưởng đến các tế bào khác và phá hủy lượng bạch cầu trong cơ thể gây viêm ruột truyền nhiễm.
Bệnh xâm nhập qua đường hô hấp và tiêu hóa ủ bệnh khoảng 2 – 10 ngày. Dù mèo mẹ bị mắc bệnh giảm bạch cầu hay bất cứ chú mèo nào cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể tử vong nếu không được chữa trị sớm.
2. Những dấu hiệu nhận biết mèo mẹ mắc giảm bạch cầu
Thể quá cấp tính: Mèo bị đau vùng bụng, thân nhiệt hạ. Mèo bị suy nhược cơ thể, mắt lờ đờ, miệng thâm đen.
Thể cấp tính: Mèo sốt cao khoảng 40 độ trong 24 giờ đầu, nằm không vận động, bỏ ăn, niêm mạc nhợt nhạt. Mèo có hiện tượng rối loạn tiêu hóa, nôn ra dịch có bọt, phân mùi thối lẫn máu và khát nước dữ dội.
Thể ẩn tính: Mèo ở thể này không có nhiều biểu hiện rõ ràng. Mèo đa phần chỉ bị sốt nhẹ và giảm bạch cầu.
3. Cách chữa trị dứt điểm khi mèo mẹ bị giảm bạch cầu
Ngay sau khi phát hiện mèo mẹ có các triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu, bạn nên đưa mèo đến ngay những cơ sở thú y uy tín để khám chữa kịp thời. Bệnh lý này sẽ chuyển biến xấu rất nhanh, đặc biệt là ở những chú mèo có sức đề kháng kém. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
Vệ sinh sạch sẽ khu vực nuôi gồm đồ chơi, quần áo, thức ăn mèo.
Nếu mèo mẹ nôn nhiều và tiêu chảy trong trường hợp chưa đến được cơ sở thú y thì bạn cần bơm oresol liên tục đồng thời giữ ấm cho mèo.
Phun thuốc nơi sinh sống của thú cưng.
Cách ly mèo mắc bệnh và theo dõi những bạn mèo đã tiếp xúc với mèo bị bệnh phòng trường hợp lây nhiễm chéo.
Thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh giảm bạch cầu và khám định kỳ.
4. Phương pháp phòng tránh và chăm sóc mèo mẹ mắc giảm bạch cầu
4.1 Phương pháp phòng tránh mèo mẹ bị giảm bạch cầu
Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ để tránh virus xâm nhập
Bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải cho mèo
Tăng đề kháng tự nhiên cho mèo mẹ để chống lại mầm bệnh bằng chế độ ăn dinh dưỡng hay các loại vitamin bổ sung
Tiêm vacxin đầy đủ và khám sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai
4.2 Chăm sóc mèo mẹ sau điều trị giảm bạch cầu
Thức ăn cho mèo mẹ cần dễ tiêu hóa và ăn từng ít một, chia nhiều bữa
Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng
Chuồng trại, vật dụng cá nhân cần khử trùng kỹ bằng thuốc tiệt trùng chuyên dụng
Mèo mẹ nên được siêu âm ít nhất một lần để biết được sức khỏe của mèo con ở trong bụng và thời gian dự kiến sinh
Sử dụng thêm các loại thực phẩm tăng đề kháng cho mèo mẹ theo tư vấn của bác sĩ thú y
Đưa mèo mẹ đến cơ sở thú y khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Chăm Sóc Mèo Bị Giảm Bạch Cầu Đúng Cách trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!