Xu Hướng 3/2023 # Khi Đàn Sói Xám Làm Bá Chủ Rừng Yellowstone # Top 9 View | Viec.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Khi Đàn Sói Xám Làm Bá Chủ Rừng Yellowstone # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Khi Đàn Sói Xám Làm Bá Chủ Rừng Yellowstone được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hồi cuối tháng Ba năm 1995, công viên quốc gia Yellowstone ở Mỹ nhận được một món hàng đặc biệt. Mười bốn con sói xám, được đưa đến bằng máy bay từ vùng núi Rockies thuộc Canada hai tháng trước, được thả vào công viên. Bang Idaho kế bên nhận 15 con. Tiếng sói hú trên núi tuyết – vốn không được nghe thấy suốt 60 năm qua kể từ khi chúng tuyệt chủng, như reo mừng sự trở lại này.

“Tác động kỳ diệu”

Các nhà khoa học đã cố gắng đưa sói xám trở lại môi trường sống tự nhiên của chúng để bảo tồn. Họ không ngờ rằng những con sói với hàm răng và móng vuốt dính máu tươi này lại giúp giữ gìn cây cối trong vùng.

Thật vậy, dường như sự trở lại của đàn sói đã có tác động kỳ diệu đối với toàn bộ hệ sinh thái của Yellowstone. Bầy sói đã nhanh chóng giành lấy vị trí thú săn mồi hàng đầu, và đóng vai trò quan trọng trong việc tái định hình hệ sinh thái.

Nhà sinh thái học William Ripple thuộc Đại học bang Oregon, người đã nghiên cứu đàn sói kể từ khi chúng trở lại, nhận thấy rằng chỉ trong vòng một thập kỷ đàn sói đã làm giảm số lượng của đàn nai sừng tấm – con mồi chính của chúng – xuống còn một nửa. Những con nai sừng tấm sống sót phải tránh lãnh địa của chúng và dạt ra ngoài bìa. Những cây thân gỗ như cây dương, cây liễu vốn bị loài nai sừng tấm nhai tỉa, giờ đây đã mọc sum suê trở lại.

Đối thủ cạnh tranh với chúng, sói đồng cỏ Bắc Mỹ coyote, cũng trở thành nạn nhân. “Coyote rất sợ sói,” Ripple, người từng chứng kiến sự hung dữ của đàn sói trước sói coyote ở Yellowstone, nói. “Sói sẽ săn đuổi coyote, giết chết chúng và thậm chí đôi khi còn ăn thịt chúng. Sói không hề ưa coyote chút nào.”

Ở Thung lũng Sông Lamar trong Yellowstone, mật độ sói coyote đã giảm gần 40% sau khi sói xám được thả vào rừng. Ở công viên quốc gia Grand Teton gần đó, mật độ sói coyote đã giảm 30% trước sự hiện diện của bầy sói. Loài linh dương sừng nhánh, con mồi của sói coyote, đã sống sót nhiều hơn khi sói xám xuất hiện trở lại và có ít sói coyote trong môi trường hơn.

Ripple và Thomas Newsome, nhà sinh thái học thuộc Đại học Deakin, đã nhận ra rằng trên khắp Bắc Mỹ, nơi nào có mặt của sói thì sói coyote sẽ ít đi. Thay vào đó, số lượng cáo đỏ, con mồi và đối thủ cạnh tranh của coyote, lại tăng lên. Ripple và Newsome đi đến kết luận này từ số liệu thu hoạch lông thú ở bảy tỉnh và tiểu bang.

Vai trò chế ngự

“Chúng tôi phát hiện trên phạm vi địa lý rộng lớn rằng sói chế ngự sói coyote và cứu giúp cho cáo, do cáo có kích thước nhỏ và không cạnh tranh với sói,” Ripple nói. “Cáo được hưởng lợi từ việc sói chế ngự sói coyote.”

Ở hầu hết hệ sinh thái, mỗi loài sinh vật sẽ ăn loài nào đó và bị loài khác ăn lại. Bạn có thể hình dung nó như một chiếc thang. Ở nấc thang trên cùng là thú săn mồi bậc cao. Ở nấc thấp hơn là thú săn mồi bậc trung vốn có kích thước nhỏ hơn và là con mồi của thú săn mồi bậc cao. Trật tự cứ thế tiếp diễn cho đến nấc thang cuối cùng là cây cỏ.

Điều này có nghĩa là thú săn mồi bậc cao hạn chế số lượng của thú săn mồi bậc trung. Nếu thú săn mồi bậc cao suy giảm số lượng hay biến mất hoàn toàn thì sự hạn chế này sẽ bị mất đi và do đó số lượng thú săn mồi bậc trung sẽ tăng lên và sẽ trở thành loài thống trị hệ sinh thái. Nếu điều này xảy ra, những giống loài ở các nấc thang thấp hơn phải đối phó với thú săn mồi bậc trung vốn không có gì kiểm soát được.

Vào những thập niên sau khi sói xám bị săn bắn đến tận diệt ở Mỹ, số lượng sói coyote tăng lên trong khi số lượng thỏ hoang và thỏ rừng suy giảm nhanh chóng. Từ Bờ Đông cho đến Bờ Tây, các loài thỏ chân to, thỏ đuôi trắng, thỏ tai to đuôi đen và thỏ lùn bị liệt vào danh sách những loài có nguy cơ biến mất. Một số loài hoàn toàn không còn cá thể nào ở một số địa phương. Các bằng chứng cho thấy chính loài sói coyote là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Khi thú săn mồi bậc trung trở thành loài xâm hại thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. “Ở Úc, chúng tôi đã mất ba mươi loài động vật có vú trong vòng 200 năm qua,” Newsome cho biết. “Chỉ tính riêng ở Úc con số đó là một nửa toàn bộ số loài động vật có vú bị tuyệt chủng.” Tốc độ tuyệt chủng như thế là vượt qua những số liệu trong quá khứ.

Hệ sinh thái đảo lộn

Người châu Âu đặt chân đến Úc châu vào những năm 1600. Họ đem đến những thay đổi mà cuối cùng đã phá hỏng sự đa dạng sinh thái của châu lục này. Con người và đàn gia súc giờ đây thống trị các khu vực ẩm ướt và giàu thức ăn ở Úc châu trong khi các loài ăn cỏ mới được đưa đến như lạc đà và dê gặm cỏ tại những vùng khô cằn. Một khi nguồn thức ăn suy giảm và cạnh tranh tăng lên, những loài thú bản địa phải chật vật để sinh tồn.

Tuy nhiên, đối với nhiều giống loài ở đây nguyên nhân chính khiến chúng tuyệt chủng có lẽ đến từ hai loài thú săn mồi xâm hại: loài cáo đỏ và mèo hoang. Một nghiên cứu hồi năm 2006 cho thấy việc săn mồi của cáo đỏ và mèo hoang chính là nhân tố chủ chốt khiến cho nhiều loài gặm nhấm, động vật có túi và loài chim bản địa suy giảm số lượng hoặc tuyệt chủng.

Dù vậy, cáo đỏ và mèo hoang không phải là loài thú săn mồi bậc cao ở Úc. Chúng chỉ là những con thú có kích thước nhỏ, nặng 6kg và 4kg trung bình. Những loài động vật có túi săn mồi lớn hơn một thời từng thống trị ở Úc nhưng giờ đây chúng chỉ còn lại tro và xương. Ngày nay, loài chó hoang dingo mới là loài săn mồi ở nấc thang trên cùng ở Úc.

Nhìn rất giống chó nhà, chó hoang dingo cân nặng khoảng 20kg. Chúng được con người đưa đến Úc châu vào khoảng 3.500-5.000 năm trước. Chúng từng sống trải khắp lục địa Úc châu. Tuy nhiên, khi chúng bắt đầu tấn công đàn cừu thì con người bắt đầu phản công.

Chúng bị đặt bẫy, bị bắn chết hoặc bị đầu độc ở xung quanh các trang trại nuôi cừu. Người dân Úc mong muốn loại trừ chó dingo đến nỗi họ dựng một hàng rào kẽm gai dài 5.500km và cao đến 2 mét. Hàng rào Dingo được hoàn thành vào năm 1946 đã đẩy loài chó dingo ra khỏi các đồng cỏ chăn cừ ở đông nam Úc. Phía nam hàng rào này vẫn là nơi chăn thả an toàn đàn cừu hầu như không còn con chó dingo nào.

Cứu nguy động vật nhỏ

Tuy nhiên, hàng rào này hóa ra lại ảnh hưởng không chỉ tới chó dingo mà còn những loài khác.

Trong một nghiên cứu hồi năm 2011, các nhà khoa học đã so sánh các địa điểm ở cả hai phía hàng rào và nhận thấy ở phía có dingo có nhiều động vật có vú cỡ nhỏ hơn. Ngoài ra, loài cáo ít hiện diện hơn ở phía có chó dingo. Hơn nữa, khi các nhà khoa học bắt đầu liên hệ sự phân bố của chó dingo, cáo và động vật có vú nhỏ với nhau, họ nhận thấy có một xu hướng nhất quán: nơi nào có mặt chó dingo, nơi đó có ít cáo và nhiều động vật nhỏ hơn.

Do chó dingo và sói cạnh tranh nhau để săn cùng loại các con mồi, chúng ta dễ dàng hình dung ra loài dingo to lớn hơn dùng sức mạnh để chế ngự loài cáo. Điều này cũng giống như loài sói chế ngự sói coyote ở Bắc Mỹ vậy.

Thành công của việc đưa loài sói trở lại Yellowstone và phản ứng tích cực của hệ sinh thái trước việc này đã khiến một số nhà khoa học đang xem xét đưa loài dingo trở lại môi trường sống nguyên thủy của chúng.

Trong số 30 giống loài đã bị tuyệt chủng ở Úc thì “ít nhất 20 loài tuyệt chủng là do sự săn mồi của cáo đỏ và mèo hoang do không còn chó dingo,” Newsome nói. Do các nghiên cứu đã chỉ ra rằng “khi dingo trở lại thì sẽ có ít cáo và mèo hơn nên các loài thú nhỏ khác sẽ có khả năng sống sót cao hơn. Tôi nghĩ rằng đây là điều mà chúng ta phải nghiên cứu thêm để sử dụng như một phương cách bảo tồn.”

Tuy nhiên việc một loài thú săn mồi bậc cao quay trở lại cũng có thể gây xáo trộn.

Chó hoang và sư tử

Thú săn mồi bậc cao có thể gây tác động nghiêm trọng đến thú săn mồi bậc trung hay những con mồi gần tuyệt chủng. Câu chuyện về loài chó hoang và cuộc vật lộn sinh tồn của chúng trước sự xuất hiện trở lại của sư tử ở một số vùng ở châu Phi đã cho thấy hậu quả nghiêm trọng như thế nào.

Chó hoang là loài ăn thịt đang bị đe dọa nhất ở châu Phi. Một thống kê số lượng hồi năm 2012 cho thấy số lượng loài này hiện chỉ còn chưa tới 1.400 con trưởng thành. Trung bình cứ trong 10 con chó hoang trưởng thành thì có con bị sư tử giết, còn ở chó non thì tỷ lệ này là ba con.

Một nghiên cứu được công bố hồi tháng 12/2016 đã mô tả cuộc xung đột giữa chó hoang và sư tử ở Khu bảo tồn Thung lũng Savé thuộc Zimbabwe.

Khu bảo tồn nhận được ba con sư tử hồi năm 1995 và đến năm 1999 thì có chưa tới mười con. Thêm 10 con nữa được thả vào rừng năm 2005 và số lượng sư tử đã vượt quá 100 con cho đến cuối thập niên 2000. Trong khi đó, vào những năm 1990 chó hoang thống trị khu bảo tồn này và số lượng của chúng đạt đỉnh vào năm 2004.

Số lượng sư tử tăng lên đã gây suy giảm số lượng chó hoang. Đàn sư tử thích đi săn ở những khu vực có nhiều linh dương, do đó để tránh sư tử chó hoang phải dời hang đến những nơi hiểm trở có ít linh dương.

Ngay cả khi đó, số lượng trong đàn của chúng đã giảm đến một phần ba và số lượng con non giảm còn một nửa. Ít nhất 30% chó hoang trưởng thành và 70% con non chết là do sư tử trong giai đoạn 2010-2013. Điều này không hề xảy ra trong thời kỳ 1996-1999.

Vấn đề là chó hoang phải ở gần hang trong vòng ba tháng để nuôi con khiến chúng trở thành con mồi dễ dàng cho đàn sư tử. Chó hoang chỉ sinh sản mỗi năm một lần và sư tử sát hại nhiều con non hơn là số lượng được sinh ra. Do đó, khi đưa sư tử quay trở lại, khu bảo tồn Thung lũng Savé đã đánh đổi bằng đàn chó hoang.

Ngày nay, hơn bao giờ hết, các nhà khoa học đang nghiên cứu các loài thú săn mồi để hiểu về tác động của chúng đối với hệ sinh thái. “Đó là một ngành khoa học mới. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ biết thêm được rất nhiều điều,” Ripple nói. Công trình nghiên cứu của ông về sự trở lại của sói xám ở Công viên Quốc gia Yellowstone đã giúp mọi người hiểu được vai trò tích cực của thú săn mồi.

Làm Thế Nào Để Mèo Quấn Chủ

Đặc biệt là với mèo con, khi chăm sóc nó ngay từ đầu bạn quan tâm vuốt ve chúng thì sẽ tạo nên một thói quen tốt cho thú cưng. Khi tiếp xúc với con người thì vật nuôi sẽ không sợ hãi và rụt rè nấp vào đâu đó. Nếu để khi mèo trưởng thành và lớn rồi thì bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để có thể làm cho thú cưng quấn mình.

Tránh sử dụng các hình phạt

Khi bạn sử dụng các hình phạt với mèo chúng sẽ có xu hướng sợ hãi và bỏ chạy. Đặc biệt khi nhìn thấy bạn chúng sẽ không muốn lại gần. Chính vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng các hình phạt dành cho mèo như:

– Quát tiếng to làm mèo bị giật mình

– Dùng bạo lực đánh mèo, tuy bạn đánh nhẹ nhưng cũng làm cho mèo sợ và khiến cho mọi chuyện tệ hơn.

– Hành động giậm chân, đập tay xuống nền để mèo sợ chạy mất hút cũng không nên.

Hãy dạy mèo sửa đổi một cách từ từ để mèo có thể quen dần. Khi bạn chỉ dạy mèo với thái độ thân thiện, sẽ giúp chúng quấn bạn hơn so với việc sử dụng các hình phạt.

Một số món ăn mà mèo yêu thích bạn có thể sử dụng như: Món cá, thịt gà, chúng tôi cho mèo ăn bạn nên vuốt ve nhẹ nhàng để vật nuôi. Bên cạnh đó thì cũng thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn để mèo cảm thấy ăn ngon miệng và thèm ăn hơn.

– Thường xuyên tắm rửa cho mèo hàng ngày để thân thiện vật nuôi hơn. Chải lông, bắt bọ chét…

– Dọn dẹp vệ sinh chỗ ở, đặc biệt là khay vệ sinh…vì mèo ở rất sạch sẽ.

Để mèo thân thiện và quấn chủ bạn có thể dùng nhiều cách. Tuy nhiên cách hiệu quả nhất đó là quan tâm, vuốt ve, thường xuyên tiếp xúc với mèo hàng ngày. Mong rằng với bài viết này bạn sẽ giúp chú mèo nhà mình gần gũi và thân thiện hơn.

Làm Gì Khi Mèo Bỏ Ăn?

Chứng chán ăn ở mèo là gì?

“Chứng chán ăn ở mèo là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác ngon miệng”, bác sĩ thú y Robin Downing, giám đốc bệnh viện tại Phòng khám thú y và Trung tâm quản lý bệnh động vật Downing ở Windsor, Colorado cho biết. “Chứng chán ăn giả xảy ra ở một con mèo muốn ăn nhưng không có khả năng về thể chất vì bất kỳ lý do nào, bao gồm đau miệng, không thể đưa thức ăn vào miệng và không thể nhai hoặc nuốt. Chứng chán ăn tâm thần là một tình trạng bệnh thần kinh phức tạp ở người và khá khó khăn khi điều trị và kiểm soát.”

Bác sĩ Downing cho biết, “Bất kỳ con mèo nào đột ngột bỏ ăn, bất kể nguyên nhân là gì, đều là một tình trạng nguy hiểm. Nhiễm mỡ gan có thể xảy ra chỉ sau vài ngày không ăn, và mèo thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao nhất. Sự thèm ăn giảm đột ngột hoặc chấm dứt hoàn toàn việc ăn uống luôn phải được xem là một trường hợp khẩn cấp ở mèo”.

Nguyên nhân

Răng lung lay hoặc gãy, khiến việc ăn vào gây đau đớn

Rối loạn hệ thần kinh ảnh hưởng đến việc nhai và/hoặc nuốt

Ung thư hoặc khối u miệng và cổ họng

Tổn thương ở đầu hoặc miệng

Bác sĩ Downing cho biết, “Mèo rất giỏi trong việc che giấu các vấn đề của mình. Những căn bệnh khủng khiếp có thể ẩn nấp ngay sau những triệu chứng và chủ nuôi chẳng hề hay biết gì. ‘Sự tinh tế’ là cụm từ thường dùng khi nói đến mèo. Bất kỳ thay đổi nào trong hành vi đều đáng chú ý, nhưng sự thay đổi khẩu vị có thể báo hiệu một vấn đề quan trọng.”

Bác sĩ thú y thường chuyển sang dùng các loại thuốc như cyproheptadine và mirtazapine như chất kích thích sự thèm ăn.

Một số cách không dùng thuốc để tăng sự thèm ăn của mèo bao gồm:

Thêm thức ăn đóng hộp vào chế độ ăn thức ăn khô của mèo

Hâm nóng thức ăn để phát ra mùi thơm hấp dẫn

Thêm nước sốt ít natri vào thức ăn để tăng hương vị

Chuẩn bị bữa ăn tự nấu lành mạnh (được bác sĩ thú y khuyên dùng)

Nếu sự thèm ăn của mèo vẫn chưa có tiến triển sau một vài ngày, nó có thể được gắn ống thực quản. Ống điện tử này là một loại ống cho ăn được gắn vào dưới da bên cạnh cổ, gần cằm vào kéo dài xuống thực quản. Nó được cố định bằng chỉ khâu và băng bảo vệ đặt quanh cổ.

Bác sĩ Downing giải thích, “Ống điện tử cho phép bác sĩ cung cấp thức ăn và thuốc mà không gây căng thẳng cho mèo, và nó cho phép mèo được điều trị tại nhà nếu không sẽ phải điều trị ở bệnh viện. Cho ăn qua ống điện tử là một cách cực kỳ hiệu quả để tránh nhiễm mỡ gan.”

Lời khuyên cho việc đem mèo về điều trị tại nhà của bác sĩ Downing là phải luôn chú ý đến thói quen ăn uống của mèo và liên hệ ngay với bác sĩ thú y nếu mèo có bất kỳ dấu hiệu giảm hoặc không muốn ăn.

Linh Ngọc Đàm Gặp Sự Cố Ngã Ngửa Khi Đàn Mèo Maincoon Của Mình Không Thuần Chủng

Linh Ngọc Đàm chia sẻ câu chuyện đau lòng trong video mới nhất.

Được biết Linh Ngọc Đàm đã triệt sản gần hết các bé mèo chính của cô nàng và chỉ để lại nhân giống mèo Maincoon và Ragdoll mà thôi. Vừa qua cặp đôi mèo Maincoon của Linh Ngọc Đàm đã cho ra đời 8 sản phẩm mèo con và được Linh vui mừng báo tin cho fan trên kênh youtube của mình. Cô nàng cho biết sẽ bán các bé mèo Maincoon này và chỉ giữa lại một vài bé để ở quán cà phê mà thôi.

Đàn mèo con Maincoon khi mới sinh ra.

Gương mặt thiên thần của mèo Maincoon con.

Thế là thấm thoắt sau 2 tháng trôi qua, đàn maincoon con của Linh Ngọc Đàm đã khôn lớn và sẵn sàng suất chuồng được thì Linh lại gặp sự cố dở khóc dở cười sau.

Trong video mới nhất của mình trên kênh youtube, Linh Ngọc Đàm mếu máo chia sẻ rằng cô vừa mới phát hiện ra đàn mèo con Maincoon của mình hóa ra không hề THUẦN CHỦNG.

Linh Ngọc Đàm dở khóc dở cười chia sẻ.

Linh Ngọc Đàm không hề hay biết chuyện này trước khi đăng bán mèo con bởi vì cô nàng chưa từng nhìn thấy Maincoon con ngoài đời trong như thế nào và cứ đinh ninh rằng sản phẩm này là từ cặp Maincoon mà mình nhập hẳn từ nước ngoài về. Sau khi đăng bán các bé mèo con thì các bạn có kinh nghiệm nuôi mèo lâu năm mới nói cho cô nàng biết là đây không phải Maincoon.

Chú mèo con Maincoon khi đủ 2 tháng tuổi của Linh.

Từ đầu khi các bé mèo sinh ra Linh Ngọc Đàm đã thấy kì kì… bởi vì đàn con không hề giống mèo bố một chút nào cả. Mèo bố là một anh chàng Maincoon màu trắng tinh, nhưng đàn con sinh ra lại không hề có một vết trắng nào hết.

Đàn con không hề giống mèo bố ( màu trắng) một chút xíu nào hết.

Sản phẩm lỗi do sự cố giao phối giữa Maincoon và Golden.

Nhưng Linh vẫn không biết bởi vì theo cô nàng chia sẻ, mèo nhà Linh đã triệt sản hết và chỉ có cho mèo mẹ ở cùng với chú mèo Míu (chưa triệt sản) duy nhất có 1 ngày mà thôi.

Không ngờ chỉ trong 1 ngày đó mà Míu đã thành công chinh phục được cô mèo Maincoon cái và làm cha của lũ trẻ rồi. Míu là giống mèo golden cho nên đàn con của mèo Maincoon cái này không phải thuần chủng mà là đàn mèo lai giữa Maincoon và Golden.

Và đây chính là hung thủ thật sự.

Chú mèo tên Míu, thành viên đực duy nhất còn lại chưa triệt sản.

Linh Ngọc Đàm cho hay cô nàng đã cho các bé đi xét nghiệm ADN để tìm ra ai mới là cha lũ trẻ nhưng cơ sở xét nghiệm không nhận mà chỉ xét nghiệm con nào là con chó, con nào là con mèo mà thôi. Míu chính là thủ phạm thực sự gây ra lỗi lầm to lớn này bởi vì đàn mèo con càng lớn càng giống Míu, không thể chối cãi được nữa.

Mèo con càng lớn mặt càng tròn giống Míu.

Sau khi đã ngậm ngùi xác nhận sự thật đau lòng này, Linh Ngọc Đàm đã thu hồi tất cả các bé Maincoon con của mình và quyết định không bán nữa mà để lại cả 8 em ở quán cà phê cho mọi người tới chơi. Cô nàng cũng thật lòng chia sẻ rằng mình thiếu kinh nghiệm trong việc nhận biết mèo, và sau sự cố cũng rút ra được bài học cẩn thận cách ly mèo trong khi giao phối hơn để không xảy ra sự việc đáng tiếc này nữa.

Nhưng dù sao thì mèo con lai cũng đáng yêu phải không nào ?

-Theo video youtube của Linh Ngọc Đàm-

Cập nhật thông tin chi tiết về Khi Đàn Sói Xám Làm Bá Chủ Rừng Yellowstone trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!