Bạn đang xem bài viết Mẹ Đang Cho Con Bú Nên Và Không Nên Ăn Hoa Quả Trái Cây Gì? được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mẹ đang cho con bú nên ăn trái cây gì?
Chuối tiêu chứa hàm lượng lớn chất xenlulozơ và sắt, có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, bổ máu rất tốt cho mẹ trong giai đoạn cho con bú. Mẹ bầu sau sinh ăn nhiều chuối tiêu có thể tránh được hiện tượng táo bón và thiếu máu, vì mẹ bầu sau sinh thường nằm nhiều, dễ dẫn đến hiện tượng táo bón, và sau sinh do mất máu nên rất cần bổ sung máu, sắt lại là một trong những chất chính tạo máu nuôi cơ thể. Khi mẹ ăn chuối tiêu, lượng sắt nạp vào cơ thể người mẹ nhiều, lượng sắt trong sữa cũng sẽ tăng theo, và điều này còn có tác dụng phòng tránh hiện tượng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.
Bưởi rất tốt cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là các mẹ bầu sau sinh. Bưởi có giá trị bổ dưỡng, bổ sung nhiều vitamin C giúp ngăn ngừa tình trạng tiếp tục chảy máu ở sản phụ. Ngoài ra, bưởi có chứa fitogen thực vật nên có tác dụng làm đẹp da và làm tiêu mỡ, hạ cholesterol, chứa nhiều axit giúp tiêu hóa tốt khi bạn ăn quá no. Đặc biệt, bưởi giúp mẹ bầu sau sinh có thể nhanh chóng giảm cân lấy lại vóc dáng nhờ hợp chất trong quả bưởi chùm điều chỉnh lượng insulin – một loại hormone dự trữ chất béo.
Cam, quýt rất giàu vitamin C và hàm lượng canxi tương đối lớn. Sau khi sinh, lớp màng bên trong cổ tử cung sản phụ xuất hiện vết thương tương đối lớn, chảy nhiều máu. Nếu ăn một lượng quýt thích hợp, có thể ngăn ngừa tình trạng tiếp tục chảy máu.
Cam, quýt cũng chỉ giàu vitamin C mà còn giàu Canxi. Nếu mẹ ăn một lượng quýt thích hợp có thể cung cấp chất can-xi cho trẻ thông qua sữa của mình. Canxi là thành phần quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng của trẻ sơ sinh, không chỉ giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng hệ thống xương và răng của trẻ, mà còn có thể ngăn ngừa bệnh còi xương cho bé.
Hơn nữa, hạt quýt, sơ quýt còn có tác dụng thông sữa. Khi tuyến sữa của người mẹ bị tắc, dẫn tới việc sữa bị ít đi, thậm chí gây ra bệnh viêm tuyến sữa cấp tính, ảnh hưởng đến việc nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ, ăn quýt sẽ giúp mẹ có thể tránh được các hiện tượng này.
Quả na là loại trái cây rất giàu vitamin C, trung bình một quả na có thể cung cấp 1/5 lượng vitamin C mà cơ thể cần hàng ngày. Quả na giàu vitamin C rất hữu ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch của con người, giúp ngăn ngừa tình trạng tiếp tục chảy máu ở mẹ bầu sau sinh hiệu quả.
Trong đu đủ có chứa nhiều ma nhê, sắt, kẽm, chất xơ. Mẹ bầu sau sinh ăn thường xuyên đu đủ sẽ giúp tăng sức đề kháng, bổ máu, nhuận tràng nhờ. Đu đủ cũng là loại quả kích thích sữa về nhiều tốt cho cả mẹ và bé. Trường hợp bị đầy bụng, khó tiêu, các bạn nên ăn một lát đu đủ, chất tiêu đạm trong đu đủ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoàn tất nhiệm vụ nhanh chóng, cải thiện chứng đầy bụng, khó tiêu hiệu quả.
Quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g. Quả sung rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt quả sung và lá non giúp lợi sữa, tăng tiết sữa cho mẹ mới sinh con. Nếu khó ăn sống, các mẹ có thể nấu cháo sung hoặc sắc lấy nước uống.
Vú sữa cũng là loại trái cây rất tốt cho mẹ đang cho con bú. Vì trong vú sữa chứ nhiều vitamin A, B1, B2, B3 và C, nhất là glucid, calcium, sắt, chất xơ, protein và lipid, giúp tăng cường vitamin cho cơ thể và giúp tăng lượng sữa.
Bà mẹ đang cho con bú không nên ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung các loại trái cây tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, thì mẹ cũng cần hạn chếnhững thực phẩm như: cà phê và chất kích thích, rượu, bông cải xanh, gia vị cay, tỏi, lúa mì, bắp và các chế phẩm làm từ bắp, nhóm hải sản có vỏ cứng, các chế phẩm từ sữa bò, đậu phộng – lạc, đậu nành, lòng trắng trứng, bạc hà, rau mùi tây, những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình,… Những thực phẩm này không tốt cho mẹ và bé.
– Tránh ăn quá nhiều trái cây có tính nóng như táo gai (táo mèo), anh đào, quả lựu, vải thiều,… sẽ khiến bé bị nóng.
– Tránh ăn trái cây để lạnh: trái cây vừa được lấy ra từ tủ lạnh sẽ khiến các mẹ bị đau bụng, tiêu chảy, hoặc có thể khiến bé bị lạnh bụng qua đường sữa, không tốt cho bé.
– Tránh ăn những hoa quả quá chua hoặc tính lạnh như dưa chuột, những trái cây này sẽ khiến bé bị lạnh bụng.
– Tránh ăn hoa quả chưa rửa: trái cây chưa rửa có chứa các loại ký sinh trùng, chất hóa học, chất bảo vệ thực vật như toxoplasmosis và nhiều hóa chất độc khác gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu sau sinh và cho dạ dày non yếu của bé.
Các mẹ cũng lưu ý không nên chủ động ăn kiêng trong giai đoạn này vì người mẹ sẽ cần nhiều calo hơn bình thường để duy trì mức năng lượng tiêu chuẩn và tạo thêm nhiều sữa cho con. Vào giai đoạn này, nếu mẹ muốn giảm cân thì chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dụng đều đặn mỗi ngày, đồng thời, các mẹ lưu ý giảm bớt lượng đường và ngưng uống các chất có cồn.
Đang Cho Con Bú Bị Tiêu Chảy Mẹ Nên Uống Thuốc Gì?
Phụ nữ đang cho con bú bị đau bụng đi ngoài không hề hiếm, đây chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng trong đồ ăn hàng ngày. Nếu như vậy liệu nguồn sữa cho con bú có thực sự an toàn, mẹ nên uống thuốc gì để không làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con bú.
Một điều may mắn là các vi khuẩn, vi rút hay ký sinh trùng gây ra tiêu chảy hoặc các bệnh dạ dày ruột thường không lây truyền qua sữa mẹ. Bởi vậy khi bị rơi vào tình trang đi ngoài như vậy mẹ vẫn có thể cho con bú được bình thường.
Một số phụ nữ sau khi sinh thường mắc phải tình trạng này. Đây có thể do mẹ đã dùng thuốc nhuận tràng để giảm thiểu táo bón sau khi sinh hoặc do sự căng thẳng sau sinh cũng có thể là yếu tố kích thích gây ra tiêu chảy.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây còn cho thấy rằng mẹ cho con bú sẽ làm giảm nguy cơ gây bệnh viêm dạ dày. Chính bởi vậy, việc mẹ đi ngoài thì vẫn có thể cho con bú được bình thường. Bởi đây là điều cần thiết cho cả mẹ và em bé.
Mẹ bị tiêu chảy đang cho con bú nên uống thuốc gì?
Đầu tiên, mẹ cần xác định rõ nguyên nhân gây ra chứng tiêu chảy của mình.
Mẹ tiêu chảy do nhiễm virus, ký sinh trùng trong thức ăn gây ra ngộ độc thức ăn. Nếu như vậy, mẹ không cần phải uống thuốc gì cả, chỉ sau vài ngày là cơ thể mẹ sẽ trở lại bình thường.
Nếu triệu chứng tiêu chảy không dừng mà còn trở nên nặng và kéo dài thì có thể do nhiễm trùng đường ruột hoặc các biến chứng tai hại khác. Như vậy, mẹ cần phải uống thuốc kháng sinh hoặc các thuốc cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, ở một số nước hiện nay thì việc sử dụng kháng sinh không được khuyến khích bởi chúng có thể gây ra tình trạng kháng thuốc và các tác dụng phụ không mong muốn.
Do mẹ dùng thuốc nhuận trang để giảm táo bón. Nếu như vậy thì mẹ nên dừng ngay việc sử dụng loại thuốc này.
Do trầm cảm sau sinh nên mẹ đã sử dụng các liệu pháp để cải thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm, đặc biệt thuốc có chứa chất bismuth subsalicylate sẽ gây ảnh hưởng đến đường sữa mẹ, gây hại cho em bé.
Một số các nguyên nhân khác có thể gây ra tiêu chảy của mẹ như dị ứng thực phẩm, nhạy cảm với thuốc, uống quá nhiều trái cây … Những hiện tượng trên mẹ chỉ cần dừng dùng thuốc hoặc ăn các thực phẩm trên thì bệnh tiêu chảy sẽ biến mất.
Loại thuốc mẹ có thể dùng
Bù nước và điện giải: Khi bị tiêu chảy cơ thể mẹ thường dễ mất nước gây ra mệt mỏi, uể oải. Mẹ cần tạo sự cân bằng sinh hoát bằng cách uống bù nước, uống Oresol cho cơ thể.
Men vi sinh: Đây là việc cung cấp các vi khuẩn sống có lợi đã được đông khô để trấn áp các vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa được cân bằng.
Các loại thuốc mẹ cần lưu ý khi sử dụng
Tránh dùng thuốc giảm đau: Khi đau bụng do tiêu chảy mẹ không nên sử dụng thuốc giảm đau bởi chúng chỉ làm cho bệnh viêm loét dạ dày thêm trầm trọng.
Thuốc trị tiêu chảy: Một số loại thuốc tiêu chảy như Loperamid, Opioid có thể làm giảm nhu động ruột và gây ra những tác dụng phụ như nôn mửa, đau đầu. Trong khi, việc đi ngoài chính là cơ chế tự nhiên để đào thải độc tố và vi khuẩn có hai cho cơ thể bởi vậy, mẹ nên cân nhắc khi dùng thuốc trị tiêu chảy.
Bài 1: Lá ổi 20g phối hợp với vỏ bưởi 20g, phơi khô; lá chè tươi 10g; gừng tươi 2 lát. Sắc uống. Khi bị đi ngoài với các triệu chứng nhẹ hơn dạng cấp, có thể lấy ngay 5 – 7 búp ổi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2 – 3 lần.
Bài 2: Búp ổi 20g, củ sả 16g, củ riềng 8g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.
Bài 3: Búp ổi 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g sắc kỹ lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Bài 4: Búp ổi 20g sao qua; vỏ quýt khô 10g; gừng nướng chín 10g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Mẹo chữa tiêu chảy cho phụ nữ cho con bú
Ngoài ra, khi bị tiêu chảy mẹ nên nhớ uống nước canh, cháo, uống trà hoa cúc, bạc hà để giảm đau bụng và cung cấp nước cho cơ thể. Sữa chua cũng là cách bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Đặc biệt vẫn tiếp tục cho con bú sữa mẹ để giải tỏa căng thẳng và giúp cơ thể nhanh thoát khỏi tiêu chảy,
Từ khóa được tìm kiếm:
https://babaucanbiet com/dang-cho-con-bu-bi-tieu-chay-nen-uong-thuoc-gi/
mẹ cho con bú bị tiêu chảy uống thuốc gì
mẹ cho con bú bị tiêu chảy
me cho con bu bi tieu chay phai lam sao
đang cho con bú bị tiêu chảy
thuốc đi ngoài cho phụ nữ đang cho con bú
phụ nữ cho con bú bị đi ngoài
bé đang bú mẹ nhưng bị đi ngoài nên kiêng gì
mẹ đang cho con bú bị đau bụng đi ngoài
phu nu cho con bu bi di ngoai nen uong thuoc gi
Thức Ăn Cho Mèo Anh Lông Ngắn: Nên Và Không Nên Ăn Gì?
Thức ăn cho mèo Anh lông ngắn nên bao gồm những gì?
Mèo Anh lông ngắn không kén ăn nên chúng có thể ăn thức ăn tươi và khô. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn phải lựa chọn kỹ lưỡng loại thức ăn và cân đối các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày để mèo Anh lông ngắn phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.
Đối với thực phẩm tươi nấu tại nhà:
– Thịt: Đây là thức ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của mèo Anh lông ngắn. Bạn có thể cho mèo Anh lông ngắn ăn thịt bò, gà, lợn, cừu, ngỗng và cá. Các loại thịt này rất giàu protein nên được chuyển hóa thành năng lượng giúp mèo Anh hoạt động tích cực mỗi ngày. Nhưng như các bạn đã biết, mèo Anh rất ít vận động, vì vậy chúng không nên ăn quá nhiều thịt để tránh nguy cơ béo phì.
– Nội tạng động vật lợn, bò: Tim, cật, gan, óc, phổi, lá lách, bầu dục… là thức ăn rất tốt cho mèo Anh lông ngắn. Nhóm thức ăn này cũng rất giàu protein và chất béo lành mạnh của mèo Anh lông ngắn.
– Trứng: Bạn có thể cho mèo Anh lông ngắn ăn trứng gà, trứng cút, trứng vịt lộn, trứng vịt lộn … Đây là Thức ăn cho mèo lông ngắn của Anh có tác dụng rất tốt trong việc kích thích mọc tóc và chắc khỏe.
Rau: Rau là thức ăn mà mèo Anh lông ngắn không thích. Nhưng không để bạn bỏ qua món ăn này. Rau xanh có hàm lượng chất xơ rất lớn nên rất hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hóa và chống táo bón ở mèo Anh lông ngắn. Bạn chỉ cần thái nhỏ rau rồi trộn với cơm và thịt là mèo Anh lông ngắn sẽ ăn ngay.
Pate: Chú mèo Anh lông ngắn đặc biệt thích ăn pate. Bạn có thể tự làm pate cho mèo Anh lông ngắn và nhớ chỉ cho chúng ăn 2-3 ngày một lần vì pate rất giàu chất béo.
– Tinh bột: Thức ăn cho mèo Anh lông ngắn chắc chắn không thể thiếu tinh bột. Theo tính toán của các chuyên gia, hàm lượng tinh bột trong bữa ăn hàng ngày của mèo Anh lông ngắn sẽ chiếm khoảng 10 – 15%. Tinh bột có nhiều trong cơm, cháo, khoai, sắn và đây là nguồn năng lượng tuyệt vời để mèo Anh lông ngắn chạy nhảy vui chơi cả ngày.
Đối với thực phẩm chế biến:
Thức ăn chế biến hiện cũng đang được nhiều người chăn nuôi lựa chọn khi nuôi mèo Anh lông ngắn. Ưu điểm vượt trội của thức ăn chế biến là không phải nấu chín, tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho mèo.
Có nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn khác nhau, bao gồm cả thực phẩm ướt, mềm và khô. Mỗi loại thức ăn sẽ phù hợp với mèo Anh lông ngắn ở các độ tuổi và giai đoạn phát triển khác nhau. Điều quan trọng là chọn thức ăn cho mèo chế biến từ các thương hiệu uy tín, chẳng hạn như Nutri Source Weight Management, O’fresh – Cat care, Me-O, Royal Canin, Home. & Cat, Iskhan… để đảm bảo chất lượng và an toàn.
Mèo Anh lông ngắn nên ăn gì?
Thức ăn cho mèo Anh lông ngắn không nên bao gồm các loại thực phẩm sau:
Rượu: Bia hoặc rượu có thể gây nguy hiểm cho não và gan của mèo Anh lông ngắn. Chỉ cần uống 1 thìa bia hoặc rượu, mèo trưởng thành sẽ lập tức hôn mê, thậm chí tử vong.
Sô cô la: Mèo Anh lông ngắn không nên ăn sô cô la, đặc biệt là sô cô la không đường và sô cô la đen. Chất caffeine có trong sô cô la sẽ khiến mèo Anh lông ngắn bị run cơ, loạn nhịp tim và co giật.
– Thức ăn có chứa sữa: Một số con mèo không thể dung nạp đường lactose trong sữa nên dễ bị nôn mửa và tiêu chảy.
Nho: Ăn nho khô và nho tươi khiến một con mèo Anh lông ngắn bị suy thận.
– Hành và tỏi: Hành và tỏi nếu ăn quá nhiều sẽ khiến mèo bị thiếu máu, biếng ăn.
Cá ngừ sống: Đây là thức ăn nguy hiểm đối với mèo Anh lông ngắn. Khi ăn cá ngừ sống, mèo có thể bị nôn mửa và viêm tĩnh mạch.
Bao nhiêu là đủ cho một con mèo Anh lông ngắn?
+ Với mèo Anh lông ngắn từ 1-3 tháng: Nên cho ăn 4-5 bữa / ngày, khối lượng thức ăn khoảng 350-400g chia đều các bữa. Thức ăn nên được nấu chín mềm để mèo con dễ nuốt và tiêu hóa.
+ Với mèo Anh lông ngắn từ 4-6 tháng: Nên cho ăn 3 bữa / ngày, khối thức ăn khoảng 400-550g chia đều cho 3 bữa. Thức ăn vẫn phải được nấu mềm nhưng có thể cứng hơn một chút so với giai đoạn trước.
+ Với mèo Anh lông ngắn trên 1 tuổi: Nên cho ăn 2 bữa / ngày, khối lượng thức ăn khoảng 800-900g chia đều cho 2 bữa. Thức ăn có thể được nấu khó hơn và khô hơn.
Nên Cho Mèo Ăn Gì? Không Nên Cho Mèo Ăn Gì? Bạn Đã Biết
Nên cho mèo ăn gì?
Thịt
Mèo cần protein từ thịt để có trái tim khỏe mạnh, thị lực tốt và một hệ sinh sản khỏe mạnh. Thịt gà, thịt bò,… sẽ những nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho mèo, là món ăn tuyệt vời cho chú mèo của bạn.
Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý thịt sống hoặc thịt hư hỏng có thể ảnh hưởng không tốt đến chú mèo của bạn. Nếu bạn không thể ăn nó thì cũng đừng đưa nó cho thú cưng của bạn.
Chỉ cho mèo ăn thịt đã nấu chín
Cá
Chắc chắn rồi, nhắc đến vấn đề mèo thích ăn gì thì cá chắc chắn là cái tên không thể bỏ qua. Không chỉ là món ăn khoái khẩu của mèo, cá còn là món ăn sở hữu nhiều lợi ích sức khỏe cho chú mèo của bạn. Cá chứa nhiều axit béo omega-3 giúp mắt mèo luôn tinh anh đồng thời cũng góp phần ngăn ngừa và cải thiện một số bệnh như viêm khớp, bệnh thận và rối loạn tim có thể xảy ra ở mèo.
Cá đóng hộp hay cá nấu chín đều được. Tuy nhiên cá sống không phải là một món ăn phù hợp với chú mèo của bạn.
Cá là món ăn khoái khẩu của mèo
Xương
Trước tiên, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ thú ý xem xương sống có phù hợp với chú mèo của bạn hay không. Bởi thực tế có một số con mèo bị dị tật hàm hoặc mắc bệnh răng miệng hoặc những con mèo lớn tuổi có thể khó nhai xương sống.
Xương thịt sống cung cấp một số lợi ích sức khỏe quan trọng như giữ cho răng và nướu khỏe mạnh. Xương sống thích hợp bao gồm xương thịt gà sống (bao gồm xương cổ, cánh hoặc đùi) và đùi cừu sống (tuy nhiên đùi cừu sống khá khó tìm nên thường thì các chủ nuôi sẽ lựa chọn xương gà sống cho chú mèo của mình). Chúng luôn phải được cung cấp thô, tức là chưa được nấu chính.
Xương thịt sống có thể hỗ trợ tốt cho răng và nướu của mèo
Không bao giờ cho chú mèo của bạn ăn xương nấu chín bởi nó có thể vỡ vụn, gây tổn thương hoặc tắc nghẽn bên trong cơ thể, khiến chú mèo của bạn khó chịu và thậm chí là tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong.
Chú ý giám sát mèo khi chúng ăn xương sống để tránh những tác động không mong muốn có thể xảy ra.
Các loại ngũ cốc
Mèo là động vật ăn thịt nhưng điều này cũng điều này cũng không có nghĩa là chúng không thể ăn ngũ cốc.
Yến mạch chứa rất nhiều protein trên mỗi calo và chúng rất dễ chế biến. Nhiều con mèo thích ăn ngô và polenta, một loại bột ngô xay thô, có kết cấu tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa của chúng. Bạn có thể cho chú mèo của mình ăn thử gạo lứt, lúa mạch và quản mọng lúa mì, tuy nhiên có thể bạn cần nghiền chúng trước chú mèo của mình ăn.
Mèo có thể ăn các loại ngũ cốc
Mèo thường có xu hướng thích các loại ngũ cốc nhỏ hơn như hạt kê và tercous. Đảm bảo rằng bất cứ loại ngũ cốc nào mà bạn chọn đều được nấu chín để chú mèo của bạn có thể tiêu hóa hoàn toàn là được. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chú mèo của mình ăn thử vụn bánh mì nguyên cám.
Trứng
Trứng cũng là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho chú mèo của bạn. Tuy nhiên hãy đảm bảo chúng được nấu chín trước khi cho chú mèo của bạn ăn. Giống như thịt và cá sống, trứng sống có thể gây hại cho chú mèo của mèo.
Trứng cung cấp hàm lượng protein dồi dào cho mèo
Rau
Không phải tất cả các chú mèo đều thích ăn ra, thậm chí ít thích ăn trái cây hơn do mèo không thể nếm được vị ngọt. Tuy nhiên chúng vẫn có thể ăn rau. Rau xanh là một nguồn cung cấp hàm lượng vitamin dồi dào, chứa nhiều chất xơ và nước tốt cho hệ tiêu hóa của mèo. Bạn có thể thử cho chú mèo của mình ăn thử dưa chuột hoặc dưa đỏ tươi, bông cải xanh hấp hoặc măng tây.
Mèo có thể ăn một số loại rau củ
Phô mai
Phô mai là một món ăn nhẹ giàu protein tốt cho chú mèo của bạn với một lượng nhỏ. Tuy nhiên, protein trong pho mát ít “hoàn chỉnh” hơn so với loại có trong thịt, cá và trứng.
Mèo có thể ăn một lượng nhỏ phô mai
Thức ăn cho mèo chế biến sẵn
Thức ăn chế biến sẵn cũng là một trong những loại thức ăn cho mèo đang được rất nhiều chủ nuôi mèo ưa chuộng sử dụng nhờ đặc tính tiện dụng, nhanh chóng và không cần chế biến cầu kỳ.
Thức ăn chế biến sẵn cho mèo
Thức ăn cho mèo chế biến sẵn bao gồm thức ăn khô (thức ăn hạt cho mèo) và thức ăn ướt (pate cho mèo). Trong đó:
Thức ăn hạt cho mèo hay thức ăn khô cho mèo (chứa độ ẩm khoảng 8- 10%) thường được tạo ra thông qua quá trình nấu và đùn ép trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao từ các nguyên liệu khác nhau như thịt, cá, rau củ, ngũ cốc,… Một số sản phẩm nổi bật mà bạn có thể tham khảo như: thức ăn hạt cho mèo Apro IQ, thức ăn hạt cho mèo con Me-O Kitten Ocean Fish, thức ăn hạt cho mèo trưởng thành Me-O Cat Tuna,…
Thức ăn ướt cho mèo hay pate cho mèo được chế biến từ thịt và gan của các loại động vật kết hợp cùng với một số gia vị khác tạo thành món ăn được mèo yêu thích. Một số sản phẩm nổi bật mà bạn có thể tham khảo như: Pate Cho Mèo lớn Whiskas Từ 1 Tuổi, Pate cho mèo con Whiskas từ 2 tháng tuổi, Pate cho mèo Royal Canin Kitten Instinctive In Gravy,…
Khi lựa chọn thức ăn cho mèo chế biến sẵn, các bạn cần chú ý thức ăn cho mèo chế biến sẵn phải cân bằng đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mèo, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và tình trạng sức khỏe của mèo. Thức ăn ướt giúp đảm bảo đủ nước và thức ăn khô rất tốt cho răng miệng. Nên cân bằng giữa thức ăn khô và ướt, vì chỉ cho ăn thức ăn khô có thể dẫn đến béo phì.
Không nên cho mèo ăn gì?
Bên cạnh vấn đề nên cho mèo ăn gì bạn cũng cần chú ý những loại thực phẩm, món ăn không nên cho mèo ăn để tránh nguy cơ gây hại cho chú mèo của bạn.
Sữa, pho mát và các sản phẩm từ sữa khác
Nhiều người trong chúng ta lớn lên với hình ảnh những chú mèo con uống sữa hoặc kem trong phim hoạt hình hoặc sách tranh. Nhưng trên thực tế, chú mèo của bạn có thể không phù hợp với sữa, pho mát và các sản phẩm từ sữa khác. Hầu hết mèo không dung nạp lactose một cách tự nhiên, có nghĩa là sữa bò và các sản phẩm từ sữa – như pho mát hoặc kem – có thể làm rối loạn dạ dày của chúng, gây nôn mửa và tiêu chảy.
Sữa bò có thể ảnh hưởng không tốt cho tiêu hóa của mèo
Đối với mèo con cũng vậy, bạn nên tránh cho mèo con uống sữa bò và các sản phẩm phụ. Trường hợp mèo con còn quá nhỏ để ăn thức ăn đặc và không thể bú sữa mẹ, bạn có thể cho mèo con sử dụng sữa công thức dành riêng cho mèo con, loại sữa này cung cấp các chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho mèo con đang phát triển và dạ dày còn non nớt.
Socola
Mặc dù hầu hết mọi người đều thấy socola ngon nhưng món ăn làm từ cacao này lại chứa hai thành phần độc hại đối với mèo là theobromine và caffeine. Cả socola sữa và sô cô la đen đều có thể gây ra một số triệu chứng nguy hiểm, bao gồm: nôn mửa, tiêu chảy, tăng nhiệt độ cơ thể, co giật, nhịp thở và nhịp tim nhanh.
Trong trường hợp nạp quá nhiều theobromine và caffeine có thể khiến chú mèo của bị suy tim, suy nhược hoặc hôn mê.
Tương tự như vậy, mèo của bạn cũng không thể ăn/uống cà phê cũng như các sản phẩm caffeine.
Socola chứa thành phần không tốt cho mèo
Thịt, cá, trứng sống
Như đã nói ở trên, thịt, cá, trứng sống đều không phải là những món ăn thích hợp với chú mèo của bạn. Thức ăn sống có thể chứa vi khuẩn chúng tôi và salmonella nguy hiểm, có thể gây tiêu chảy, nôn mửa và hôn mê ở mèo.
Lòng trắng trứng sống cũng chứa một loại protein gọi là avidin. Việc tiêu thụ avidin có thể ngăn cơ thể mèo tiêu thụ biotin vitamin B đúng cách, làm nguy cơ mắc vấn đề về da và lông xỉn màu.
Không nên cho mèo ăn thịt, cá, trứng, sống
Thức ăn cho chó
Không nên cho mèo ăn gì? Mặc dù việc ăn thức ăn cho chó không thường xuyên có thể không gây hại cho chú mèo của bạn. Tuy nhiên một chế độ ăn uống ổn định và lâu dài thức ăn cho chó thay vì thức ăn cho mèo có thể khiến chú mèo của bạn bị suy dinh dưỡng. Mèo cần vitamin A, taurine và axit arachidonic – tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu không được cung cấp trong thức ăn cho chó.
Bánh mì và men
Thỉnh thoảng mèo có thể ăn bánh mì một cách an toàn, nhưng lưu ý rằng bánh mì không chứa giá trị dinh dưỡng đối với chúng (hầu như không có chất béo hoặc protein), vì vậy nó không nên thay thế chế độ ăn bình thường cho mèo.
Men và bột làm bánh mì thô không an toàn cho mèo. Sau khi ăn, bột có thể trào lên trong dạ dày của mèo và gây ra các vấn đề nguy hiểm về tiêu hóa.
Không nên cho mèo ăn quá nhiều bánh mì
Cá ngừ
Mèo có thể ăn cá ngừ nhưng không nó không phải lựa chọn hoàn hảo để chú mèo của bạn có thể ăn thường xuyên và lâu dài. Cá ngừ thiếu một số chất dinh dưỡng mà mèo cần để duy trì sức khỏe và việc ăn quá nhiều cá ngừ có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thủy ngân ở mèo. Và, như đã lưu ý ở trên, bạn không nên cho mèo ăn cá ngừ sống.
Hành, tỏi
Hành, tỏi và các thành viên khác của họ allium như hẹ và tỏi tây có thể gây thiếu máu ở mèo. Dù sống, nấu chín, dạng bột hay dạng khô, tỏi và hành tây đều có thể làm hỏng các tế bào hồng cầu của mèo, đồng thời có thể gây buồn nôn, đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Không nên cho mèo ăn hành, tỏi
Ngoài ra, còn có một số loại thực phẩm khác mà bạn không nên cho chú mèo của mình ăn như: rượu, thức ăn mốc hoặc hư hỏng hoặc phân trộn, nho, nho khô, sultanas (kể cả trong bánh Giáng sinh, v.v.), quả hạch (kể cả hạt mắc ca), đá hoa quả hoặc hạt (ví dụ: hạt xoài, đá mơ, đá bơ), hạt trái cây, lõi ngô, cà chua, nấm, xương nấu chín, các miếng xương sống nhỏ, thịt vụn/thực phẩm béo, muối và rau củ đã cắt nhỏ.
Hãy nhớ rằng mèo là động vật tò mò và rất thích tìm hiểu bất cứ loại thức ăn nào trong tầm mắt của chúng. Nếu chú mèo của bạn có thể dễ dàng nhảy lên bàn hoặc quầy, hãy đảm bảo những thức ăn, thực phẩm nguy hiểm tránh xa tầm tay chú mèo của bạn.
Một số câu hỏi thường gặp khi cho mèo ăn
Mèo ăn xúc xích được không?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ thú ý,m bạn nên tránh cho mèo ăn xúc xích, thịt xúc xích và các loại thịt chế bế sẵn vì chúng có thể chứa chất bảo quản sulfite gây hại cho sức khỏe của mèo.
Mèo ăn bao nhiêu là đủ?
Lượng thức ăn cần thiết cho mèo sẽ tùy thuộc vào kích thước, độ tuổi và mức độ hoạt động của mèo, nhưng bạn nên chú ý không cho ăn quá no hoặc quá ít. Bác sĩ thú y có thể cân mèo, đánh giá điểm tình trạng cơ thể của mèo và đưa ra lời khuyên cho bạn.
Nên cho mèo ăn bao nhiêu bữa trong ngày?
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Đang Cho Con Bú Nên Và Không Nên Ăn Hoa Quả Trái Cây Gì? trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!