Bạn đang xem bài viết Mèo Bị Đau Mắt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách kiểm tra mèo bị đau mắt
Để kiểm tra xem mèo có bị đau mắt hay không, bạn hãy giữ mắt mèo nhắm lại một khoảng 5 -10 giây, sau đó vuốt nhẹ xuống (dụi) và bỏ tay ra xem mắt mèo tiếp tục chảy nước mắt hoặc nháy mắt hay không. Mèo khỏe mạnh không bị bệnh ở mắt sẽ không thể hiện như vậy. Ngoài ra bạn cũng cần kiểm tra vùng lông xung quanh mắt xem có bị ướt hay không. Nếu vùng này bị ướt thì có thể mèo nhà bạn đã bị đau mắt.
Các bệnh đau mắt ở mèo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
1. Bệnh đau mắt đỏ ở mèo
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc ở mèo là căn bệnh dễ mắc nhất và cũng là nhẹ nhất và phần lớn trường hợp bạn có thể tự chữa khỏi bệnh tại nhà hoặc đưa đi khám thú y nếu cần thiết.
Kết mạc là lớp mô trong bảo vệ mắt. Chức năng của lớp mô này là bảo vệ mắt khỏi vi rút, vi khuẩn hay vật thể nhỏ xâm nhập mắt mèo. Nhưng chỉ cần một số kích ứng nhỏ và nhiễm trùng cũng có thể gây nên bệnh đau mắt đỏ thường gặp ở mèo.
Nguyên nhân
Do dị ứng thực phẩm hoặc môi trường (bụi, dị vật).
Mèo sống trong môi trường bẩn thỉu gây nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc virus.
Do nguyên nhân của việc nhiễm trùng đường hô hấp lan đến mắt.
Dấu hiệu và triệu chứng
Mèo bị chảy nước mắt, dịch mắt có thể nhìn đậm, rất rõ hoặc có màu xám, vàng nhờ, xanh lá cây hoặc thậm chí là màu đen sẫm, rỉ sét.
Phía trong của mắt có thể bị sưng hoặc đỏ tấy.
Một hoặc cả hai mắt có thể bị ảnh hưởng.
Các dấu hiệu khác của bệnh có khả năng thể hiện ở đường hô hấp, như hắt hơi hoặc chảy nước mũi.
Mèo có biểu hiện dùng tay liên tục dụi mắt cho đỡ ngứa.
Cách điều trị
Bạn có thể tự điều trị bệnh đau mắt đỏ cho mèo khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần bằng cách sau:
Sử dụng bông ẩm nhẹ nhàng lau mắt cho mèo hàng ngày. Kháng sinh dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ bôi mắt (tham khảo ý kiến bác sĩ thú y) ví dụ thuốc mỡ Terramycin rất hiệu quả
Tuy nhiên nếu mèo bị nặng hoặc chậm phát hiện cần được đưa tới bác sĩ thú y để lên đơn thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm.
Cách phòng tránh bệnh:
Tỉa ngắn lông xung quanh mắt đối với mèo lông dài.
Giữ vệ sinh môi trường sống.
Tắm rửa, chải lông cho mèo định kỳ.
2. Mèo bị kích ứng / dị ứng ở mắt
Nguyên nhân: Một số chất kích thích mắt có thể gây dị ứng ở mắt mèo như các mùi hương mạnh như nước hoa, hóa chất tẩy rửa – dầu tắm cho mèo, khói thuốc lá và bụi. Bất cứ thứ gì lọt vào mắt mèo gây ra phản ứng khó chịu và có thể gây kích ứng.
Dấu hiệu và triệu chứng: Mèo nheo mắt, dụi mắt hoặc bị tấy đỏ ở mắt và tiết dịch / gỉ mắt.
Cách điều trị: Rửa mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý rửa mắt bán tại các hiệu thuốc.
3. Mèo bị viêm loét giác mạc
Nguyên nhân:
Giác mạc dễ bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân, trong đó chấn thương vật lý là khả năng dễ xảy ra nhất:
Mèo đánh nhau, đùa nghịch gây tổn thương giác mạc.
Mèo bị dính các chất hóa học làm hỏng giác mạc như sữa tắm mèo, hóa chất bay vào mắt
Vi khuẩn, virus gây bệnh cho giác mạc.
Triệu chứng:
Viêm loét giác mạc gây đau đớn khiến hầu hết mèo sẽ dụi mắt bằng bàn chân hoặc cọ mắt vào thảm hoặc đồ nội thất nhưng càng dụi mèo càng đau mắt hơn.
Để bảo vệ mắt, chúng sẽ nheo mắt, chớp mắt thật nhanh và mật độ nheo mắt liên tục. Bạn cũng có thể thấy dịch tích tụ ở khóe mắt hoặc chảy xuống mặt.
Điều trị:
Viêm giác mạc có thể tự lành / tự khỏi nếu bệnh nhẹ sau khi đã điều trị được triệu chứng:
Loại bỏ vật thể lạ khỏi mắt mèo nếu có.
Rửa mắt cho mèo dùng dung dịch nước muối sinh lý
Sử dụng kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ bôi mắt, thuốc đau mắt cho mèo.
Các vết tổn thương ở giác mạc phần lớn không thể nhìn thấy bằng mắt thường và cần kiểm tra nhờ sự giúp đỡ của thú y. Nếu mèo bị viêm giác mạc nặng cần được điều trị phẫu thuật.
4. Mèo bị tăng nhãn áp
Tình trạng này là kết quả của áp lực trong mắt gây ra bởi sự tích tụ chất lỏng dư thừa. Đây là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị càng nhanh càng tốt để ngăn ngừa mù vĩnh viễn hoặc biến dạng ở mắt mèo.
Nguyên nhân:
Mèo bị tình trạng ngăn nước mắt chảy ra, khi tích tụ lại sẽ gây tăng nhãn áp. Đây là một số bất thường có thể gặp sau giải phẫu, nhiễm trùng, viêm, chấn thương mắt và đôi khi là khối u.
Một nguyên nhân khác là do mèo bị di truyền đối với rối loạn này.
Dấu hiệu và triệu chứng:
Mèo thường bị tăng nhãn áp sẽ bị đau vì thế chúng có thể dụi mắt và nheo mắt, mất bình tĩnh, quay cuồng và la hét hoặc kêu gào.
Mắt có thể xuất hiện nhiều gỉ, chảy nước mắt hoặc sưng húp quanh mắt.
Trong trường hợp nghiêm trọng, nhãn cầu có thể bị sưng.
Điều trị:
Nếu mèo có triệu chứng tăng nhãn áp, bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay, bởi càng xử lý sớm sẽ càng giảm áp lực cho mắt, cơ hội cứu mắt sẽ nhiều hơn.
Trong trường hợp nhẹ, bệnh tăng nhãn áp ở mèo có thể tự khỏi nhờ cơ thể hồi phục. Tuy nhiên bệnh tăng nhãn áp nhanh chóng khiến mắt mèo bị ảnh hưởng gây hậu quả nghiêm trọng. Vì thế bạn nên mang mèo đi kiểm tra sớm nếu phát hiện thấy mèo bị các triệu chứng kể trên.
5. Mèo bị đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể ở mèo thường được thấy như một khu vực mờ đục phát triển trên thấu kính mắt, ngăn ánh sáng chiếu vào phía sau mắt, dẫn đến mất thị lực và trong một số trường hợp bị mù hẳn.
Nguyên nhân:
Bệnh đục thủy tinh thể có thể đơn giản là kết quả của sự lão hóa, nhưng cũng có nguyên nhân gây ra bởi bệnh đái tháo đường hoặc do viêm màng bồ đào của mắt.
Bệnh đục thủy tinh thể có thể do sốc điện hoặc tiếp xúc với bức xạ hoặc chất độc hại.
Bệnh cũng có thể là một dấu hiệu thiếu canxi.
Dấu hiệu và triệu chứng:
Đục thủy tinh thể sẽ làm mắt có vệt màu trắng đục. Tuy nhiên, nó khó có thể nhìn ra cho đến khi bệnh đủ nặng để làm suy giảm đáng kể thị lực. Lúc này, mèo sẽ bắt đầu có dấu hiệu mất thị lực, chẳng hạn như va quệt vào vật thể hoặc di chuyển chậm kiểu dò dẫm, đặc biệt trong môi trường ánh sáng yếu.
Nếu bệnh đục thủy tinh thể xảy ra do đái tháo đường, mèo lúc này có thể thể hiện các triệu chứng như sụt cân, khát nước quá mức và đi tiểu thường xuyên.
Điều trị:
Nếu mèo bị đục thủy tinh thể bạn nên đưa đến khám bác sĩ thú y để tìm kiếm nguyên nhân. Với căn bệnh đục thủy tinh thể này, việc phẫu thuật để loại bỏ chúng và phục hồi thị lực là lựa chọn hàng đầu.
Nếu thấy mèo có thể thích nghi nhẹ nhàng với việc mất thị lực, bạn cần giữ mèo trong nhà để tránh khỏi những tình huống nguy hiểm.
Đánh giá
Mèo Bị Nôn, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng Và Điều Trị
Buồn nôn có thể làm mèo khó chịu và đứng ngồi không yên. Vài chú mèo sẽ đi vòng quanh vào kêu meow meow, có bé thì lại nằm ì và chảy nước dãi.
Thông thường, một con mèo nôn vì ăn một thứ gì đó không thích hợp, ăn quá nhiều hoặc chơi quá sớm sau bữa ăn.
Một số mèo bị nôn do dị ứng thực phẩm hoặc do hệ thống tiêu hóa quá nhạy cảm. Khi đó, hệ thống miễn dịch của chúng phản ứng với một số loại thực phẩm nhất định, gây viêm niêm mạc ruột, dẫn đến nôn hoặc tiêu chảy .
Tương tự, khi bị ngộ độc do hóa chất, thuốc trừ sâu, một số thực vật gây độc… mèo cũng sẽ bị nôn mửa.
Những con mèo mắc bệnh này rất dễ bị nôn mửa và tiêu chảy, vì ruột bị viêm và quá nhạy cảm, dễ phản ứng với bất cứ loại thức ăn nào. Bệnh này thường phải được bác sĩ kiểm tra và có chế độ điều trị chăm sóc đặc biệt.
Khi mèo nuốt vải dị vật, chất độc hay hóa chất có thể từ môi trường bên ngoài, có thể trên những đồ chơi của mèo, khi nuốt phải cơ thể mèo phản ứng hóa học, chúng nôn mửa trong khoảng 1 tiếng đồng hồ
Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm nghĩa là cơ chế tự nhiên của mèo không thể loại bỏ được dị vật này ra bên ngoài, cần đưa mèo đến bác sỹ thú y ngay.
Việc nhiễm khuẩn đường ruột như giun sán cũng làm hệ tiêu hóa của mèo bị ảnh hưởng, khi các loài ký sinh trùng nay hoạt động nhiều làm đảo lộng quá trình tiêu hóa, mèo nôn mửa, chán ăn và yếu đi.
Đối với những loài ký sinh trùng ngoài da như ve, bọ, ghẻ, chất độc trong răng hay tuyến nước bọt của những ký sinh trùng này làm ảnh hưởng đến cơ thể mèo, chúng ngứa ngáy, biếng ăn, nôn mửa.
Có thể do thay đổi chế độ ăn uống đột ngột, nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn kiêng hay chế độ ăn khác cho mèo, cần phải có sự thay đổi dần dần.
Nên xen thức ăn mới trong bữa ăn hoặc xen kẽ bữa ăn trong ngày trước, cơ thể mèo cũng giống con người cần có quá trình làm quen.
Nếu thay đổi đột ngột, hệ tiêu hóa cũng như cơ thể sẽ phản ứng với những chất lạ xâm nhập dẫn đến phản xạ tự nhiên là nôn mửa.
Một số nguyên nhân khác
Có 11 lý do khiến mèo con bị nôn:
1. Rắn cắn.
2. Chế độ ăn uống bừa bãi. [phổ biến]
9. Ăn vội vàng.
3. Sợ hãi – lo lắng. [phổ biến]
4. Giun sán. [phổ biến]
5. Ngộ độc.
6. Thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống.
7. Sốc nhiệt.
8. Viêm ruột / vấn đề tiêu hóa.
9. Thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống. [phổ biến]
10. Không dung nạp Lactose từ bơ sữa.
11. Nhiễm trùng – nhiễm khuẩn.
Một số nguyên nhân gây nôn mửa mãn tính bao gồm:
Viêm đại tràng
Viêm dạ dày
Viêm tụy
Thoát vị hạch
Chế độ ăn uống (dị ứng thực phẩm hoặc không tiêu hóa thức ăn)
Ăn phải ngoại vật
Loét ống tiêu hóa
Nhiễm giun tim
Tắc ruột
Suy thận
Suy gan
Rối loạn thần kinh
Ký sinh trùng
Táo bón nặng
Nhiễm độc (như chì)
Ung thư dạ dày hoặc ruột
Cách chẩn đoán bệnh khi mèo bị nôn
Việc chẩn đoán để tìm nguyên nhân khi mèo ói có thể bao gồm một số cách sau:
Tìm trong nhà bạn những thứ mèo đã ăn hoặc liếm khiến mèo bị ói. Kiểm tra khay vệ sinh xem lượng nước tiểu có ít hơn bình thường hoặc phân có dấu hiệu gì bất thường không.
Việc chẩn đoán sẽ bao gồm sờ nắn bụng (để xem mèo có cảm thấy đau hay không). Bác sĩ thú y sẽ tìm kiếm dấu hiệu đau đớn hoặc kiểm tra xem vùng bụng có kích cỡ bất thường. Bác sĩ cũng có thể khám trực tràng bằng cách đút nhẹ nhàng ngón tay út đã đeo găng vào hậu môn để xem bên trong ruột già của mèo có gì bất thường không, ví dụ như táo bón hoặc tiêu chảy.
Bác sĩ cũng có thể kiểm tra miệng của mèo để xem có dấu hiệu nhiễm trùng, răng sâu hay tổn thương nào khác không. Nhiệt độ, mạch (nhịp tim) và nhịp thở cũng được đo đạc để xem mèo có bị sốt không.
Mèo bị nôn có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh (CBC), sinh hóa huyết thanh và nước tiểu. Những xét nghiệm này có thể phát hiện ra các dấu hiệu của nhiễm trùng gan, thiếu máu, tiểu đường hay suy thận. Xét nghiệm tuyến giáp có thể được khuyến nghị với mèo già để xem chúng có bị cường giáp hay không.
Chụp X-quang hệ tiết niệu để đánh giá đường tiêu hóa, bao gồm dạ dày và ruột, giúp tìm ra nguyên căn của nôn mửa. Gan, thận, lá lách và bọng đái cũng được kiểm tra kỹ lưỡng.
Mèo ói có thể phải chụp X-quang tương phản, bằng cách cho bé uống dung dịch iot, đợi một thời gian để dung dịch đi từ bụng xuống ruột, sau đó sẽ tiến hành chụp X-quang tưởng phản để kiểm tra ruột có bị tắc nghẽn bởi dị vật nào không.
Nội soi là việc đưa một chiếc ống linh hoạt gắn camera ở đuôi vào và đưa ống từ miệng xuống dạ dày. Để thực hiện quá trình này, toàn thân mèo cần được gây mê. Nội soi có thể dùng để loại bỏ dị vật mà không cần đến phẫu thuật.
Việc đầu tiên phải làm là không cho mèo thức ăn và nước uống cho đến khi nôn mửa đã dừng lại trong hai giờ.
Sau đó, nước được cung cấp cho chúng, tiếp theo là một chế độ ăn uống lành mạnh dễ tiêu hóa.
Bạn có thể chăm sóc con mèo của bạn như bạn chăm sóc một đứa trẻ bị bệnh và cung cấp thực phẩm tự làm như khoai tây luộc, thịt gà nấu chín không da.
Trong những trường hợp nhất định, con mèo của bạn có thể cần điều trị bằng truyền dịch tĩnh mạch hoặc thuốc chống nôn để giúp kiểm soát nôn.
Tuy nhiên, nếu con mèo nhà bạn gặp phải vấn đề nguy hiểm gây nôn bạn nên gặp bác sỹ thú y để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây nôn cũng như đưa ra biện pháp điều trị thích hợp cho thú cưng.
Đối với mèo bị nôn do ăn quá nhanh, hãy thử làm ướt thức ăn khô với một ít nước ấm và cho ăn một lượng nhỏ mỗi bữa ăn.
Nếu do lông trong dạ dày có thể được điều trị bằng một lượng nhỏ mỡ dầu thêm vào chế độ ăn uống đặc biệt.
Sự căng thẳng có thể được điều trị bằng cách quan sát sự căng thẳng và cố gắng để làm giảm bớt nó.
Đối với bệnh tật, hãy cho mèo của bạn đi khám thú ý, bởi vì triệu chứng ói mửa quá mức có thể là dấu hiệu của một cái gì đó nghiêm trọng hơn.
Mèo bị nôn do ăn quá nhanh, giải pháp ở đây là trước khi cho mèo ăn bạn làm ướt thức ăn khô với nước và cho mèo ăn số lượng ít mỗi lần.
Nếu bạn xác định nguyên nhân nằm ở lông trong dạ dày gây nôn bạn điều trị bằng lượng nhỏ mỡ dầu thêm vào chế độ ăn uống.
Với các con mèo bị bệnh như dạ dày, kí sinh trùng hãy mang mèo đi khám thú ngay để ngăn chặn các bệnh khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng.
Để hạn chế tình trạng nôn diễn ra ở mèo chúng ta nên chú ý vài điểm cơ bản như sau:
Xổ giun sán cho mèo con, giúp chúng khỏe mạnh và hạn chế tình trạng nôn diễn ra.
Quan tâm đến khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng, tuyệt đối hông để chúng ăn những thức ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng.
Vệ sinh và dọn dẹp nơi ở của chúng, giúp chuồng thoáng, sạch sẽ. Hạn chế việc đặt nơi ở của chúng ở nơi gió nhiều, tránh chiếu nắng trực tiếp.
Vệ sinh cơ thể mèo hàng tuần, nếu có thể nên vệ sinh mỗi ngày.
Giữ sức khỏe của chúng vào các mùa, với mùa đông thì trang bị đủ ấm, mùa hè nên tạo sự mát mẻ, thông thoáng cho chúng.
Hy vong một số kiến thức chia sẻ một số nguyên nhân, phòng cách và cách xử lý hiệu quả khi mèo bị nôn.
Mèo Bị Chảy Nước Mắt – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Triệu chứng mèo bị chảy nước mắt
Triệu chứng mà hầu hết các chủ khi nuôi thường thấy đó là mèo bị chảy nước mắt khá nhiều. Có lúc nhiều 1 cách bất thường. Ngoài ra, đi kèm với nó là các triệu chứng như:
Viêm mắt.
Mắt bị nheo lại.
Mắt bị đỏ tấy.
Trong mắt có ghèn.
Vùng da quanh mắt nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy bị lỏng hoặc chảy xệ.
Ngoài ra, có một số triệu chứng do di truyền từ mèo. Bạn rất dễ dàng nhận ra. Ví dụ như: Mi quặm hoặc có khối u ở mắt. (Thường có ở các loại mèo đầu ngắn).
Nguyên nhân mèo bị chảy nước mắt nhiều
Về nguyên nhân gây ra bệnh này thì chủ yếu là do hình dạng của mắt ở mèo hoặc một số trường hợp là do bẩm sinh gây ra. Bên cạnh đó, cũng có một số giống mèo không có mí mắt. Đây cũng là một trong số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước mắt chảy nhiều ở mèo lông ngắn.
Khi mèo bị chảy nước mắt nhiều dễ dẫn đến các tình trạng như viêm mũi, dị tật ở mắt, sưng phù đường thoát nước mắt… Do vậy khi nuôi bạn cần chú ý về biểu hiện của bệnh này.
Cách điều trị khi mèo bị chảy nước mắt
Có nhiều cách điều trị khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của mắt ở mèo và nguyên nhân tạo nên tình trạng bệnh đó. Ví dụ như: Khi mèo nhà bạn nuôi có các dị vật ở mắt hoặc giác mạc thì bạn nên loại bỏ chúng đi đầu tiên. Từ đó, bạn có thể điều trị các bệnh phát sinh về sau của mèo như viêm kết mạc hay lở loét…
Trường hợp nếu mèo của bạn bị viêm ống thoát nước mũi thì bạn cần phải thay thế một ống thông đặt nằm ở trong ống dẫn nước mắt của mèo để ngăn ngừa việc hình thành sẹo sau này. Tất nhiên, trường hợp này bạn cần phải đưa mèo đi khám bác sĩ thú y để thực hiện.
Chúc mèo của bạn sớm bình phục!
5
/
5
(
1
vote
)
Mèo Bị Trầm Cảm, Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Phòng, Điều Trị
Mèo, hay thú cưng nói chung, đều là những loài vật nuôi sống tình cảm, có cảm xúc. Chúng cũng như con người, biết vui, biết buồn, và thậm chí có thể trở thành người bạn để tâm sự, sẻ chia. Vậy nên nếu người có thể mắc trầm cảm thì mèo cũng có thể bị trầm cảm.
II. Nguyên nhân gây nên trầm cảm ở mèo
Sự thay đổi về chỗ ở là một trong những nguyên nhân chính gây nên hội chứng trầm cảm ở mèo. Nhiều con mèo gặp phải trở ngại trong việc chuyển đổi nhà ở và có thể rơi vào trạng thái trầm cảm tạm thời trong quá trình thích ứng với môi trường mới.
Cho dù là người hay động vật, thì mèo vẫn bị ảnh hưởng bởi sự mất mát. Chúng không thấu hiểu cái chết như người, nhưng vẫn nhận ra sự vắng mặt của một người hay một con vật nào đó khiến chúng trở nên trầm cảm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này ở mèo
Dạo này bạn khá bận rộn? Có thể là do công việc, quan hệ xã hội, hay các mối quan hệ khiến bạn không có thời gian dành cho mèo. Điều này rất dễ làm cho mèo bị trầm cảm. Loài mèo nói chung à sinh vật hòa đồng và sẽ bị trầm cảm nếu chúng cảm thấy như thể bị bỏ rơi
III. Những dấu hiệu cho thấy mèo bị trầm cảm
Khi mèo bị trầm cảm thường sẽ biểu lộ những hành vi khác thường. Mèo thường sẽ có những dấu hiệu sau:
Mèo thường ngủ rất nhiều nên khá khó để đoán chính xác mèo có ngủ quá nhiều hay không. Mỗi chú mèo có thời gian ngủ khác nhau. Theo nghiên cứu thì trung bình mèo ngủ khoảng 16 tiếng/ngày, nhưng bạn vẫn nên quan sát thời điểm mèo đi ngủ và thức dậy để ước lượng. Nếu mèo ngủ quá thời gian trung bình từ 4-5 tiếng và tình trạng này kéo dài liên tục thì rất có thể mèo bị trầm cảm rồi đó!
Lười chải chuốt cũng là một dấu hiệu
Mèo là chúa làm đỏm, và chải chuốt là việc làm không thể thiếu của mèo. Mèo có thể liếm láp, chải lông mọi lúc mọi nơi. Nhưng nếu mèo đột nhiên lười chải chuốt kéo dài vài ngày thì hãy để ý mèo nhiều hơn. Vì khi mèo bị trầm cảm, mèo không có thói quen tự chải chuốt hay liếm lông nhiều nữa. Nếu bạn thấy bộ lông mèo trở nên xơ xác, không bóng mượt như trước thì đó là dấu hiệu của việc lười liếm lông và chải lông.
Thông thường, để chống lại sự buồn phiền quá mức khi bị trầm cảm, mèo sẽ ăn ít đi. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp sẽ ăn nhiều hơn. Vì vậy bạn cũng nên quan sát thói quen ăn uống hàng ngày của mèo.
4. Hay ẩn nấp
Đối với những chú mèo có thói quen lười biếng, điều này rất khó nhận ra. Tuy nhiên, nếu chú mèo của bạn năng động và hoạt bát đột nhiên lừ đừ, mệt mỏi thì rất có thể mèo đã mắc bệnh. Và trầm cảm cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên hiện tượng trên. Dù sao đi nữa thì bạn vẫn phải đưa mèo đến cơ sở y tế thú y để thăm khám và điều trị.
Hiện tượng kêu quá nhiều có thể là do người bạn gần gũi đã mất là người hoặc động vật. Mèo kêu thét lên để cố gắng giúp người bạn đó tìm về gặp chúng. Và nếu hiện tượng này kéo dài rất dễ làm cho mèo bị trầm cảm.
7. Mèo đi vệ sinh không đúng chỗ
Mèo có thể đi bậy ra ngoài khay có nhiều nguyên nhân. Có thể chúng không thích hình dạng, kích cỡ, loại cát,… Có thể do khay bẩn. Nhưng nếu khay bình thường và sạch sẽ mà mèo vẫn đi bậy ra nhà thì rất có thể mèo đã mắc trầm cảm.
IV. Cách điều trị khi mèo bị trầm cảm
Nên dành nhiều thời gian chơi với mèo
2. Sử dụng liệu pháp ánh sáng
Một số chú mèo bị trầm cảm theo mùa. Vào mùa đông bạn nên cho mèo sưởi nắng bằng đèn UV hoặc hôm nào trời nắng nên cho mèo đi dạo. Nhớ thường xuyên để rèm cửa mở cho ánh sáng chiếu vào nhà.
Pheromone có thể được dùng để chữa trầm cảm ở mèo. Có một số loại pheromone tổng hợp có tác dụng kích thích cảm giác thư giãn và hưng phấn ở mèo. Nhờ đó mèo có thể giảm thiểu stress và trầm cảm.
Duypets không khuyến khích các bạn sử dụng thuốc. Chỉ được sử dụng thuốc khi những cách trên đều không khả thi. Bởi những liệu pháp tự nhiên là những bài thuốc tốt nhất rồi. Nếu mèo bị trầm cảm quá nặng, thực sự cần dùng thuốc để điều trị thì bạn nên đưa mèo đến bệnh viện thú y để thăm khám và được tư vấn kĩ lưỡng.
FAQ – Câu hỏi thường gặp
Mèo sau sinh hay bị thiến có bị trầm cảm, vậy có đáng lo không
Trương hợp mèo bị trầm cảm sau sinh hoặc trầm cảm sau khi bị thiến không nguy hiểm và đáng lo bằng những trường hợp Duypets đề cập ở trên. Lưu ý, chỉ cần dành thời gian thật nhiều cho boss là ok nhất nha.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mèo Bị Đau Mắt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!