Bạn đang xem bài viết Mèo Bị Ghẻ Bôi Thuốc Gì Nhanh Khỏi? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mèo bị ghẻ, rụng lông từng mảng gây hiện tượng ngứa, da bong tróc khiến người nuôi lo lắng. Vì thế mà đã có rất nhiều bạn đặt câu hỏi “mèo bị ghẻ bôi thuốc gì nhanh khỏi” trên các diễn đàn trên mạng xã hội như: Hội chó mèo cảnh Hà Nội, hội yêu chó mèo, kênh chó mèo,… Bài viết này, HappyVet sẽ giúp bạn đọc nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa ghẻ ở mèo an toàn và hiệu quả.
Nguyên nhân khiến mèo bị ghẻKhi không được chăm sóc da và lông đúng cách thì mèo rất dễ bị ghẻ, một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
Sau khi tắm lông không được sấy khô.
Sử dụng các loại sữa tắm không phù hợp khiến da mèo bị dị ứng.
Thức ăn có hàm lượng muối quá cao cũng dẫn đến tình trạng viêm da và bị ghẻ ở mèo.
Môi trường sống ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh ngoài da xâm nhập và gây bệnh trên mèo.
Do hai loại ghẻ gây ra: Ghẻ thường Sarcoptes và ghẻ Demodex. Ghẻ thường Sarcoptes dễ dàng điều trị, ghẻ Demodex đào sâu làm tổ dưới da gây sự đau đớn và những vết thương nặng và khó điều trị.
Mèo bị nấm một số loại như: Mycetomas, Malassezia pachydermatis, seminated sporotrichosis, Phaeohyphomycosis, Cryptococcosis, Coccidioidomycosis,….
Dấu hiệu mèo bị ghẻ
Mèo bị bong da theo từng mảng, ngứa ngáy, thường xuyên đưa chân lên gãi.
Lông mèo bị rụng thành từng mảng ở những vùng bị ngứa
Ở những vùng da bị ngứa sẽ xuất hiện các vết lở loét, bong vảy cùng với đó là những vết máu nhỏ li ti khiến những chú mèo cảm thấy khó chịu.
Vảy lan dần từ đầu đến bụng, bàn chân và đuôi.
Da mèo dày và màu vàng hơn, bốc mùi hôi tanh.
Trường hợp mèo bị nặng mà không được điều trị sẽ dẫn đến lây lan toàn thân, lâu ngày sẽ bị nhiễm trùng máu và gây tử vong.
Bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi cả giới tính và ngay cả khi được vệ sinh sạch sẽ. Vì thế người nuôi cần thường xuyên quan sát để phát hiện sớm bệnh trên mèo.
Mèo bị ghẻ bôi thuốc gì?Hiện nay có rất nhiều cách chữa mèo bị ghẻ hiệu quả. Trong đó việc chữa cho mèo bằng thảo dược và bằng thuốc được ưa chuộng đem lại hiệu quả nhanh chóng.
Những loại thảo dược khuyên dùng chữa ghẻ cho mèo có nguồn gốc từ thiên nhiên, một số loại lá có vị chát như tinh dầu bạc hà, lá đào, lá xà cừ. Bạn có thể mua tinh dầu bạc hà bôi lên vùng da bị ghẻ từ 2 – 3 lần, sau 10 ngày mèo sẽ khỏi. Lá đào thì bạn nên nấu cùng với nước và tắm cho mèo khoảng 1 tuần 2 lần.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trị bệnh ghẻ ở mèo bằng các loại thuốc uống và thuốc bôi chuyên dụng như:
Thuốc trị ghẻ chó mèo Bravecto dạng viên phù hợp cho mèo khi mang thai và cho con bú.
Thuốc Nexgard dạng viên điều trị bọ chét và ghẻ, đồng thời có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh với 1 viên duy nhất.
Thuốc Apoquel giúp mèo giảm đau và ngứa, thuốc phù hợp với mọi loại da không gây dị ứng.
Thuốc chống nhiễm trùng Tresaderm có công dụng giảm ngứa, giảm đau hiệu quả.
Thuốc Amoxi-Tabs chống nhiễm khuẩn và các vết thương trên da do ký sinh trùng gây ra.
Thuốc bôi trị viêm Hydrocortisone giúp giảm thiểu tình trạng tấy đỏ, sưng và ngứa trên da.
Sử dụng thuốc trị bệnh ghẻ trên mèo có thể cho uống, cho bôi hoặc tiêm tùy vào sự chỉ định của bác sĩ thú y.
Phòng ngừa mèo bị ghẻ
Giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng
Sấy khô lông sau khi tắm cho mèo
Lựa chọn sữa tắm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng
Cân bằng gia vị trong khẩu phần ăn của mèo
Hạn chế cho mèo tiếp xúc những môi trường bị ô nhiễm
Tiêm phòng vaccine ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở mèo theo định kỳ
Cho mèo uống nước thường xuyên
Những ngày độ ẩm cao cần giữ mèo ở nơi khô ráo
Chọn mua mèo có nguồn gốc rõ ràng và cần kiểm tra sức khỏe trước khi nuôi
Nếu mèo có biểu hiện ngứa cần cách ly, chăm sóc theo dõi đặc biệt, khi tiếp xúc phải đeo gang tay tránh lây nhiễm.
Mèo Bị Ghẻ Do Nguyên Nhân Gì? Chữa Thế Nào? Nên Bôi Thuốc Gì?
1/ Nguyên nhân tại sao mèo bị ghẻ?
Theo các chuyên gia, bệnh ghẻ ở mèo gây ra bởi một loại ve có tên là Notoedres cati. Nguyên nhân phổ biến khiến mèo bị ghẻ là do các hoạt động ngoài trời hoặc khi tiếp xúc với những con mèo hoang khác.
2/ Triệu chứng và dấu hiệu khi mèo bị ghẻ
Dấu hiệu dễ quan sát nhất của bệnh ghẻ mèo là sự thay đổi hành vi của thú cưng. Chú mèo của bạn sẽ bị ngứa nhiều hơn và liên tục dùng chân hoặc tay để gãi.
Trường hợp không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng lây lan xuống mặt, cổ, chân, bụng và tay (do ve di chuyển thông qua quá trình gãi, ngủ cuộn tròn của mèo).
Tiếp theo, phần da mèo xung quanh khu vực lông bị rụng đi sẽ trở nên dày hơn, nhăn nheo hơn và bắt đầu bị đóng vảy màu vàng hoặc xám.
Ngoài ra do quá ngứa nên mèo thường gãi nhiều. Điều này vô tình khiến mèo có thể bị nhiễm trùng nặng hơn. Từ đó gây ra nhiều triệu chứng khác như mệt mỏi, bỏ ăn, đi ngoài ra máu hoặc nguy hiểm tới tính mạng.
3/ Chữa bệnh ghẻ ở mèo như thế nào? Bôi thuốc gì?
Khi phát hiện mèo nổi ghẻ, bạn cũng không cần quá lo lắng. Bệnh ghẻ không quá khó chữa và bạn cũng có thể thực hiện tại nhà.
Nguyên tắc khi chữa các bệnh về da là cần đảm bảo sạch sẽ, khử sạch vi khuẩn vi trùng xung quanh khu vực lở loét. Sau đó chỉ cần bôi các loại thuốc đặc trị là được. Bạn có thể tham khảo một vài loại thuốc trị ghẻ mèo như:
Thuốc Bravecto (dạng viên uống)
Thuốc Nexgard (dạng viên)
Thuốc Tresaderm (dạng bôi)
Thuốc Amoxi-Tabs (dạng viên uống)
Thuốc bôi Hydrocortisone
Cạo hết lông xung quanh khu vực lở loét do ghẻ (hoặc kẹp cao lên)
Dùng các loại dầu gội cho da nhạy cảm dành riêng cho mèo để tắm cho mèo.
Dùng lưu huỳnh vôi (Sulfur lime dip) để bôi lên vùng da đang bị lở loét
Lưu ý khi bôi thuốc sẽ tương đối xót. Vì vậy bạn nên lựa lúc mèo chuẩn bị ngủ hoặc mang mèo tới phòng khám thú y nhờ bác sĩ điều trị hộ.
4/ Cách phòng tránh bệnh ghẻ ở mèo
Để tránh bệnh ghẻ cho mèo, cách tốt nhất là bạn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho chú mèo của bạn. Khi mèo có một cơ thể khỏe mạnh, sạch sẽ thì sẽ gia tăng được tối đa khả năng chống lại bọ ve hoặc vi khuẩn.
Bạn cần dọn dẹp định kỳ chuồng, ổ hoặc giường mèo hay nằm. Tốt nhất cứ khoảng 1 tuần dọn 1 lần là được. Có thể mua 2 – 3 chiếc giường để kịp thay cho mèo nằm.
Bên cạnh đó bạn cũng cần tự giữ gìn vệ sinh căn nhà, căn hộ của bạn. Bởi mèo đâu phải cả ngày chỉ nằm lười một chỗ. Chúng sẽ di chuyển khắp nhà bạn để chơi đùa hoặc thư giãn.
Tiếp đó, hãy lên lịch khoảng 1 tháng 1 lần thì lôi mèo ra tắm. Điều này khiến bộ lông của mèo luôn được sạch sẽ, không sót vi khuẩn hoặc bọ chét. Thêm nữa cũng sẽ khử bớt mùi hôi và tạo thiện cảm cho bạn khi muốn vuốt ve chúng.
Với những thông tin chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh ghẻ ở mèo. Ngân hi vọng bạn đã nắm được đủ kiến thức để chăm sóc, chữa trị và phòng bệnh cho chú mèo của mình.
Mèo Bị Ghẻ, Viêm Da Rụng Lông Từng Mảng Bôi Thuốc Gì?
Hiện tượng ngứa, rụng lông, vảy da bong tróc… đây đều là những hiện tượng của bệnh ghẻ. Hiện tượng Mèo bị ghẻ hay là viêm da rất thường xuyên xảy ra. Mèo sẽ bị ghẻ nếu như không được chăm sóc lông và da đúng cách.
Bệnh ghẻ và viêm da chỉ là bệnh ở bên ngoài da. Tuy nhiên để chữa trị cần khoảng thời gian khá dài và phải có phương pháp điều trị đúng.
Dấu hiệu này rất giống với hiện tượng bong da, thay đổi tế bào da chết ở mèo. Chính vì vậy khiến nhiều người chủ quan không để ý.
K hi mèo bị ghẻ sẽ có cảm giác ngứa và gãi rất nhiều. Khi bệnh đã phát triển qua giai đoạn bong da sẽ đến rụng lông thành từng mảng ở vùng bị ghẻ và viêm da.
V ùng bị ghẻ khi đã bị nặng sẽ bị trầy xước, có những vết máu nhỏ đỏ li ti. Điều này khiến cho chú mèo cảm thấy khó chịu, chúng thường xuyên liếm.
🏵️🏵️🏵️ TÌM HIỂU THÊM: Mèo vẫy tay phong thủy
Trước khi tiến hành điều trị bệnh ghẻ và viêm da, các bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân của căn bệnh này để dễ dàng tìm kiếm hướng giải quyết.
Mèo bị ghẻ và viêm da có thể là do sữa tắm của chúng chưa thật sự phù hợp. Trường hợp dị ứng sữa tắm xảy ra ở mèo rất thường xuyên xảy ra.
Sau khi tắm xong cho mèo, các bạn không lau khô bộ lông cho chúng. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến mèo bị ghẻ.
Thức ăn cho mèo có hàm lượng muối quá cao. Hệ tiêu hóa của mèo chỉ thích hợp với những thức ăn nhạt như các món luộc.
Nếu cho ăn thêm muối cũng là nguyên nhân khiến chúng bị ghẻ và viêm da.
Lây nhiễm từ những con mèo bị ghẻ khác. Mèo là loài thường xuyên bỏ đi chơi, trong lúc tiếp xúc với những con mèo bị ghẻ khác chúng cũng rất dễ bị lây nhiễm.
Không chỉ có vậy, khi 1 trong 2 con mèo giao phối bị ghẻ cũng có thể lây nhiễm. Bệnh ghẻ còn có thể bị lây từ mẹ sang mèo con trong quá trình nuôi con.
Hiện tượng ghẻ và viêm da có thể lây giữa các cá thể mèo. Vậy, bệnh ghẻ mèo có thể lây sang người không?
Câu trả lời là hoàn toàn có khả năng lây nhiễm, tuy nhiên tỷ lệ là không cao.
Cho nên, khi chơi xong với mèo các bạn nên rửa sạch tay bằng xà phòng và không nên ôm ấp mèo quá nhiều.
♻️♻️♻️ TÌM HIỂU: Đặc điểm móng vuốt của mèo Maine Coon
Trị ghẻ và viêm da ở mèo có rất nhiều phương pháp. Bài viết này sẽ đưa ra cho các bạn những phương pháp trị ghẻ mèo hiệu quả nhất.
Phương pháp này công dụng không nhanh như sử dụng thuốc. Ưu điểm của chúng hoàn toàn tự nhiên và không gây kích ứng cho vật nuôi.
Hàng ngày, bạn sử dụng tinh dầu bạc hà bôi lên phần da bị ghẻ của mèo. Mỗi ngày từ 2 – 3 lần trong vòng từ 7 – 10 ngày, bệnh của mèo sẽ dần khỏi và mọc lông trở lại.
🔔🔔🔔 XEM THÊM VỀ DÒNG: Mèo Mun
Trị ghẻ cho mèo bằng lá đào là phương thức được dân gian sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, đối với mèo con thì không nên sử dụng, vì nếu tắm với liều lượng lớn mèo rất dễ bị say.
Phương pháp này giúp mèo hết ghẻ và không còn mùi hôi.
Mẹo chữa mèo bị rụng lông từng mảng bằng lá xà cừ:Phương pháp này cũng chỉ nên áp dụng cho mèo lớn. Dùng lá xà cừ đun làm nước tắm cho mèo trong vòng 2 tuần, 1 tuần chỉ cần tắm 1 – 2 lần cho mèo là bệnh sẽ giảm.
⚠️⚠️⚠️ LÀM RÕ: Vì sao tẩy giun cho Mèo lại quan trọng
Hướng dẫn điều trị mèo bị ghẻ bằng thuốcPhương pháp sử dụng thuốc có tác dụng nhanh, tuy nhiên các bạn cần đặc biệt chú ý đến liều lượng.
Loại thuốc này dùng để bôi trực tiếp lên bề mặt vùng da bị ghẻ. Loại thuốc này sử dụng đối với những chú mèo bị ghẻ trung bình và nặng.
Khắc phục mèo bị viêm da có mủ bằng cách tiêm thuốc:Phương pháp tiêm trị ghẻ này chỉ dành cho những chú mèo bị ghẻ nặng, sử dụng phương pháp bôi không khỏi.
Các bạn có thể sử dụng Pharmectin. Loại thuốc này dùng tiêm trực tiếp vào vùng da ở đoạn sống lưng, giúp thuốc nhanh ngấm và giúp mèo mau khỏi bệnh hơn.
Tuy nhiên, vì là tiêm trực tiếp nên cũng sẽ có nhiều tác dụng phụ. Cho nên, để đảm bảo an toàn, các bạn nên đưa mèo đến những bệnh viện thú y uy tín để tiêm.
💝💝💝 NÊN ĐỌC: Mèo con bị cảm lạnh phải làm sao
Để những chú chó, mèo nhà bạn tránh được các bệnh ngoài da như: Ghẻ lở, rụng lông,… bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:
+ Khi phát hiện chó, mèo,… gần khu vực sinh sống mắc phải các bệnh này. Bạn tuyệt đối không cho chó mèo nhà mình tiếp xúc với chúng.
+ Tắm cho chó mèo thường xuyên với sữa tắm chuyên dùng.
+ Vệ sinh nơi ở, đặc biệt là chuồng, trại chó, mèo thật sạch sẽ.
Hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc mèo tránh bị bệnh ghẻ.
Mèo Bị Cảm Lạnh Phải Làm Sao? Uống Thuốc Gì Chữa Khỏi Nhanh?
Cơ thể mèo trông mệt mỏi, khuôn mặt của chúng trông buồn rầu và rất ủ rũ.
Mèo thường xuyên nằm im một chỗ, ngủ nhiều, có hiện tượng run toàn thân và sốt nhẹ (thường sẽ sốt vào buổi chiều).
Lông dựng thẳng đứng, mắt lờ đờ, sắc tố da ở vùng mũi và mắt tái nhợt.
Mèo biếng ăn hoặc bỏ bữa.
Mèo có biểu hiện nôn (có thể nôn khan hoặc nôn nôn hết toàn bộ thức ăn vừa ăn).
Khi chạm vào người chúng sẽ có cảm giác nhiệt độ cơ thể hạ thấp xuống, mèo thường xuyên hắt hơi sổ mũi, tiếng thở to và khò khè.
Khi mèo bị cảm lạnh nặng có thể kèm theo những triệu chứng khác như mèo bị tiêu chảy, mắt đỏ và miệng ngậm chặt.
Nếu như để đến giai đoạn này, mèo thường sẽ khó qua khỏi.
Mèo là một trong những loài vật ưa hoạt động, chính vì vậy chúng thường xuyên chạy ra ngoài để đi chơi.
Khi mùa đông đến, thời tiết lạnh nên chúng rất dễ bị nhiễm cảm lạnh. Hơn nữa, việc đi chơi và tiếp xúc với mèo lạ có sẵn mầm bệnh cũng là nguyên nhân.
Chuồng hoặc chỗ ngủ của mèo không đủ ấm hoặc để ở nơi ẩm thấp, gió lùa.
Khi tắm xong cho mèo, các bạn không lau và sấy bộ lông của chúng khô – đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng cảm lạnh.
Mèo khi được vận chuyển đường dài hoặc vừa về nhà mới, do chúng chưa thích nghi được với môi trường sống. Điều này cũng rất dễ khiến những chú mèo bị cảm lạnh.
🔱🔱🔱 HƯỚNG DẪN: Cách làm nhà cho mèo bằng thùng giấy Carton
Bệnh cảm lạnh là căn bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu để lâu không chữa sẽ dễ dàng cướp đi sinh mạng của chú mèo của gia đình nhà bạn.
Sau khi phát hiện chú mèo của gia đình bạn mắc chứng cảm lạnh, việc đầu tiên nên làm chính là đưa chúng vào nhà để sưởi ấm.
Các bạn nên mặc thêm quần áo ấm cho chúng, để cho chúng vào trong chuồng có thắp đèn sưởi, chuồng nuôi phải có nhiều chăn ấm.
Bước tiếp theo các bạn nên làm là xoa dầu nóng lên người của chúng. Điều này giúp tăng nhiệt độ cơ thể và giúp cho mèo cảm thấy dễ chịu hơn.
Các bạn nên bôi nhiều vào phần bàn lòng bàn chân cho mèo. Đây là bộ phận tiết ra nhiều mồ hôi nhất ở mèo
Khi mèo bị cảm mà xuất hiện hiện tượng sốt cao, các bạn nên bổ sung nhiều nước cho chúng. Ngoài sử dụng nước thông thường, các bạn nên cho mèo uống thêm nước điện giải để tránh mất nước.
❌❌❌ THAM KHẢO: Cách dùng vòng trị rận cho mèo
Mèo bị cảm lạnh thường rất mệt, chúng thường sẽ không đi vệ sinh đúng chỗ.
Cho nên, sau khi chúng đi vệ sinh các bạn phải dọn dẹp sạch chuồng của chúng. Điều này để tránh lây lan virus và làm cho tình trạng bệnh xấu đi.
Mèo bị ốm thường sẽ bỏ ăn các bạn nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho chúng bằng đường uống.
Các bạn nên cho mèo uống thêm đường glucozo và bổ sung thêm vitamin B. Các bạn nên sử dụng thực phẩm Nutri – Plus Gel và đường của pháp để cho mèo uống.
1 ngày các bạn nên cho mèo uống 0.5ml đường glucozo và 0.5ml Nutri – Plus Gel (mức liều lượng này phù hợp với mèo dưới 1 kg, nếu như nặng hơn thì các bạn tăng thêm liều lượng theo tỷ lệ).
Nếu như sau 2 – 3 ngày, chú mèo của bạn vẫn không giảm triệu chứng, các bạn nên đưa đến các cơ sở thú y để khám và điều trị bệnh.
❌❌❌ NÊN ĐỌC: Tắm cho mèo bằng sữa tắm của người được không
Để phòng tránh bệnh cảm lạnh cho mèo, các bạn cần lưu ý những điều sau:
Luôn giữ ấm cơ thể cho mèo bằng cách cho chúng mặc ấm. Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm cho mèo, giúp chúng tăng được sức đề kháng để phòng ngừa bệnh.
Nên cho mèo ở trong phòng kín gió hoặc chuồng phải được thiết kế kín hoặc có máy sưởi để giữ ấm cho mèo.
Sau khi tắm xong, các bạn phải lau người và sấy thật khô lông cho mèo để tránh bị cảm lạnh.
Khi mèo còn nhỏ, các bạn nên tiêm phòng cho mèo. Định kỳ nên đưa chúng đi tiêm các mũi tiêm nhắc lại để mèo có sức đề kháng lại bệnh tốt nhất. Thời gian khám định kỳ tốt nhất là 6 tháng 1 lần.
Thường xuyên cho mèo luyện tập thể chất, leo trèo. Điều này cũng giúp chúng có sức khỏe dẻo dai và đề kháng để chống lại bệnh cảm lạnh.
Giời Leo Bôi Thuốc Gì Để Có Hiệu Quả Nhanh?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Nguyễn Thị Nhật Lệ – Bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Cuba
1. Bị giời leo bôi thuốc gì?Một quan niệm sai lầm mà nhiều người vẫn thực hiện khi bị giời leo đó là kiêng nước, kiêng tắm rửa. Thực tế là khi bị giời leo, người bệnh càng cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ để loại bỏ các chất độc mà virus hoặc côn trùng để lại trên da. Khi tắm, cần sử dụng nước ấm vừa phải để tránh không để cơ thể bị lạnh do sức đề kháng đang kém. Tránh hoạt động mạnh, nghỉ ngơi nhiều để cơ thể có điều kiện chống lại vi khuẩn.
Nếu điều trị đúng cách, bệnh giời leo thường khỏi nhanh trong 3 – 7 ngày. Cần sử dụng kết hợp một số loại thuốc để đẩy nhanh quá trình chữa trị. Vậy bị giời leo bôi thuốc gì?
1.1. Thuốc trị giời leo do virus
Thuốc làm dịu da, ức chế virus: Kem kẽm, dung dịch Jarish bôi, Dalibour, thuốc xanh Methylen, Castelani. Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần.
Dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh: Samicason, Begendrem,… dùng trong trường hợp có nhiễm khuẩn.
Hồ nước hoặc hồ Tetraprenisolon: Dùng trong trường hợp vết thương có dịch mủ.
Bôi một trong các chế phẩm nhóm Steroid: Pesancort, Flucinar, Gentrison, Diproson, Fobancort nếu vùng da có những tổn thương khô.
Uống Amoxicilin hoặc Erythromycin: Nếu tổn thương có dịch mủ trắng. Mỗi đợt dùng kháng sinh kéo dài từ 5 – 7 ngày.
Thuốc kháng Histamin: Cetrizin, Loratadin,… giúp giảm phù nề, ngứa rát. Thời gian sử dụng thường là 5 – 10 ngày.
Thuốc giảm đau: Có thể dùng Paracetamol, hỗn hợp thần kinh.
1.2. Thuốc trị giời leo do côn trùngĐặc biệt trong trường hợp bị giời leo hay viêm da do côn trùng cắn, người bệnh không nên tùy tiện mua thuốc về bôi, cũng không nên gãi mạnh chỗ bị tổn thương. ngay sau khi xuất hiện đỏ và ngứa da, cần phải rửa bằng nước sạch hoặc nước muối 0,9% để làm sạch chất gây viêm da từ côn trùng.
Không dùng nước xà phòng rửa vì sẽ làm tăng kích ứng da. Đặc biệt, tuyệt đối không bôi các loại thuốc mỡ vào chỗ tổn thương. Nó sẽ làm tăng bám bụi, ứ đọng dịch tiết phù nề khiến bệnh dễ lây lan hơn. Nên bôi bằng hồ nước, để tránh lây lan, người bệnh nên tránh sờ tay vào chỗ phù nề rồi lại chạm vào vùng da khác hoặc người khác vì chất độc từ côn trùng ở phần da viêm nhiễm sẽ bám vào phần da mới tiếp xúc và gây bệnh.
2. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị giời leo 2.1. Cải thiện chế độ dinh dưỡngĐể thúc đẩy quá trình điều trị bệnh giời leo nhanh chóng, hiệu quả hơn, người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây vào thực đơn hàng ngày:
Thực phẩm giàu lysine: Có trong các loại thực phẩm như sữa và chế phẩm từ sữa, cá béo biển, thịt gà, phomat, các loại hạt đậu,… giúp tăng cường sức đề kháng, chống chọi tốt hơn với virus gây bệnh giời leo. Đồng thời, các dưỡng chất có trong nhóm thực phẩm này cũng giúp vùng da bị giời leo mau chóng lành lại, giảm sưng viêm hiệu quả.
Thức ăn nhiều kẽm và vitamin C: Cam, quýt, trái cây có múi, thịt bò, thịt lợn, hải sản,… góp phần chống oxy hóa hiệu quả, chữa lành vết thương nhanh chóng.
2.2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
K hông nên bật đèn sáng khi ngủ vào ban đêm, đặc biệt trong các mùa sinh sản, mùa gặt. Vì côn trùng thường mất môi trường sinh sống nên có xu hướng bay vào nhà. Đèn sáng rất dễ thu hút chúng.
Không dùng tay đập côn trùng để tránh độc tố gây giời leo dính vào người. Không nên rửa tay sạch bằng xà phòng nếu vô tình đập phải chúng.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là các nơi ẩm thấp, giời leo dễ trú ngụ.
Khi ngủ nên kiểm tra kĩ mềm gối, mắc mềm để tránh côn trùng bò qua người cũng như nên ngủ trên giường cao.
Khi bị giời leo, người bệnh không nên sờ tay vào vùng da bị bệnh rồi chạm vào các vùng da khác. Giời leo rất dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường. Nên chọn các loại quần áo thông thoáng, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
Chăm sóc vùng da bị bệnh bằng những vật dụng cá nhân riêng để tránh lây lan.
Cảm thấy có dấu hiệu nóng rát, đau hoặc nổi vệt đỏ ở vùng da nào thì nên dùng dung dịch nước muối rửa sạch để chống viêm sau đó nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Bị Rận Mèo Đốt Thì Bôi Thuốc Gì Là Hiệu Quả Nhất
Bọ chét là một loại côn trùng sống kí sinh trên động vật nhất là các loại động vật như chó, mèo,… Loại bọ chét này thức ăn của chúng chính là máu. Chính vì vậy các loại động vật khi bị bọ chét tấn công thường xuất hiện các biểu hiện như ngứa, khó chịu.
Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng nếu chúng bám trên cơ thể mình thì sẽ như thế nào không nhỉ. Nếu bị chúng đốt thì ta sẽ xử lý như thế nào. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.
Đặc điểm của loài bọ chét
Bọ chét là loài côn trùng nhỏ, con trưởng thành ký sinh trên chim và động vật, là loài côn trùng dễ dàng nhận biết qua màu sắc đặc biệt có màu nâu, có khả năng nhảy, kích thước từ 1-8 mm., không có cánh.
Bọ chét đẻ trứng trên đất, cát, rơm rác, các chất mùn trong hang tổ của vật chủ. Trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng ăn các chất bài tiết của vật chủ và ấu trùng các loại động vật chân đốt khác để sống. Trứng nở sau 3 – 6 ngày, thông thường sau 4 ngày ấu trùng thóat ra khỏi vỏ trứng.
Ra khỏi kén, 60% bọ chét sau nửa giờ là hút máu ngay, số còn lại 1 – 2 giờ mới hút máu vật chủ. Sự giao phối của bọ chét xẩy ra ngay trên mình vật chủ, khi chúng đã hút no máu, hiện tượng này xảy ra vào cuối ngày đầu mới nở hay đầu ngày thứ hai (quan sát khi nuôi bọ chét); thời gian giao cầu 10 phút.
Thực nghiệm cho thấy rằng bọ chét phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu khô với nhiệt độ 20 – 25 0C. Tuổi thọ của bọ chét có thể tới một năm và có thể ở trong giai đoạn kén đến một năm nếu các điều kiện không thuận lợi. Do vậy , phun hóa chất diệt bọ chét cần nhiều lần.
Bọ chét có thể cắn những đối tượng nào?
Cả người và các loại động vật có vú khác đều có nguy cơ bị bọ chét cắn, gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu. Chúng cũng có khả năng là vật trung gian mang mầm bệnh và lây truyền sang người, chẳng hạn như dịch hạch.
Việc loại bỏ hoàn toàn bọ chét ra khỏi nhà không hề dễ dàng. Chúng có thể tồn tại hơn 100 ngày mà không cần vật chủ. Đa phần các vết cắn có thể gây dị ứng, kích ứng da nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Vết bọ chét cắn có hình dạng như thế nào?
Vết cắn này thường xuất hiện ở quanh bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân. Nếu không để ý và giữ vệ sinh sạch sẽ, bọ chét có thể di chuyển khắp người và để lại “dấu vết” ở bất kỳ nơi nào, nhất là vùng có lông rậm rạp.
Vết cắn của chúng thường có những đặc điểm như sau:
Các vết cắn rất nhỏ trên da với một chấm đỏ nằm chính giữa
Thường xuất hiện từng nhóm với ba hoặc bốn vết cắn, đôi khi thành một dãy dài màu đỏ
Đôi khi trên da có đóng vảy và được bao quanh bởi một vòng tròn màu đỏ nhạt
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị bọ chét cắn là gì?
Đa số người bị bọ chét cắn không có biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng gì đáng chú ý. Nhìn chung, đây không phải là một vấn đề đáng sợ.
Khi bị cắn, bạn thường cảm thấy rất ngứa và da xung quanh vết cắn có thể bị đau hoặc nhói. Bạn có thể bị phát ban hoặc nổi mẩn gần vết cắn. Ngoài ra, gãi nhiều có thể làm da tổn thương thêm và nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn xâm nhập vào và phát triển.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách để Xử lý Vết đốt do Bọ chét
Nếu nhà bạn có nuôi chó hay mèo thì bạn biết rằng loài bọ chét có thể tìm đường vào không gian sống của bạn. Bọ chét có thể phớt lờ một số người nhưng lại “rất thích” những người khác, và để lại những vết sưng đỏ và viêm ngứa, thường là ở quanh mắt cá chân và bàn chân.
Các cách trị bọ chét cắn có thể từ các biện pháp đơn giản tại nhà đến thuốc không cần toa (OTC), bao gồm:
Dầu trà
Kem dưỡng da chứa calamine
Cortisone
Giấm
Thuốc kháng histamin
Để tránh nhiễm trùng thứ phát, điều quan trọng là bạn không làm trầy xước vết cắn trên da. Các thuốc điều trị sẽ giúp giảm ngứa. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này tự hết mà không cần điều trị.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Để tìm hiểu xem bạn có bị bọ chét cắn hay không, hãy kiểm tra vật nuôi trong nhà. Tìm bọ chét hoặc vết đốt trên da vật nuôi bằng cách chải ngược lông chúng lên. Ngoài ra, nếu vật nuôi gãi ngứa thường xuyên có thể là dấu hiệu cho thấy chúng có bọ chét trên người.
Đưa thú cưng đến bác sĩ thú y, sau đó xử lý bọ chét chuyên nghiệp với chuyên gia kiểm soát dịch. Chỉ lúc đó bạn mới có thể kiểm soát bọ chét, ngăn ngừa ngứa và các vết trầy xước thêm. Để ngăn chó, mèo, vật nuôi bị tái nhiễm, hãy thử vòng đeo cổ chống bọ chét.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mèo Bị Ghẻ Bôi Thuốc Gì Nhanh Khỏi? trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!