Bạn đang xem bài viết Mèo Cắn Có Bị Dại Không? Có Phải Chích Ngừa Khi Bị Mèo Cắn? được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nuôi chó mèo là sở thích của nhiều người, đặc biệt với những gia đình có con nhỏ. Mèo thường dễ nuôi hơn vì chúng hiền lành, dễ gần và dễ thương. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý tránh để nó cắn hay cào. Mèo cắn có bị dại không? Có phải chích ngừa khi bị mèo cắn? là rất quan trọng.
Mèo cắn có bị dại không?
Chó mèo thường rất hiếu động, chúng thường nô đùa với đồ chơi cào vào ghế nệm khi cảm thấy ngứa ngáy móng vuốt của mình. Một số trường hợp chúng nô đùa quá chớn có thể cào cắn vào tay người. Nếu bạn bị mèo cào hay cắn hoặc thành viên trong gia đình bị, nhất là trẻ nhỏ thì phải hết sức đề phòng.
Khi nào nên tiêm phòng khi bị mèo cắn?
Khi bị mèo cắn nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Nhưng trước tiên phải xử lý vết cắn đúng cách. Đó là rửa sạch ngay lập tức bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó làm sạch kỹ hơn với cồn 70% hoặc cồn iod nếu có. Nếu máu chảy nhiều cũng không nên cầm máu luôn mà để chúng chảy ra để trôi bớt dịch nước dãi của mèo ra ngoài. Tuyệt đối không băng kỹ hoặc khâu vết thương vì sẽ khiến virut dại lan nhanh vào máu hơn. Ngay sau khi sơ cứu vêt thương thì hãy đến cơ sở gần nhất để bác sĩ chẩn đoán vết thương, đưa ra quyết định là tiêm văcxxin hay tiếp tục theo dõi. Nhìn chung, vết thương sâu thì tiêm trong thời gian ủ bệnh là tốt nhất.
Khi bị mèo cắn nên tiêm trong vòng 48 giờ đầu. Tất cả các vacxin phòng bệnh dại ở chó mèo đều đã được kiểm trứng kỹ càng, tuyệt đối sẽ không mắc bệnh khi đã được tiêm phòng.
Các gia đình khi nuôi chó mèo nên cẩn thận đề phòng là tốt nhất. Hãy đưa chó mèo đi tiêm phòng dại, nhất là gia đình có trẻ nhỏ. Trẻ em thường hay che dấu khi bị mèo cắn vì sợ mắng, do vậy cha mẹ cần hướng dẫn cách chơi với động vật, nói với cha mẹ ngay cả khi bị mèo cào dù không chảy máu.
Bị Mèo Cào Có Cần Chích Ngừa Không?
“Bác sỹ ơi em bị mèo cào có cần đi chích ngừa không?”
Chắc ai cũng biết mèo có vũ khí rất lợi hại là bộ móng vuốt của chúng. Vì một số lí do nào đó các bạn sẽ bị mèo cào trên tay hay trên cơ thể. Điều này có khi là những vết cào bình thường nhưng cũng có khi đó là hành động vô cùng nguy hiểm.
Thật ra không phải cứ bị mèo cào là chúng ta phải đi chích ngừa ngay. À chích ngừa ở đây là mình đi chích ngừa dại đó các bạn. Điều này cho thấy bệnh dại rất quan trọng cần phải phòng ngừa nha. Với những bạn đã có kinh nghiệm nuôi mèo rồi thì rất yên tâm. Vì hằng năm đều chích ngừa dại cho mèo. Nếu lỡ có bị mèo cào hay cắn trúng cũng không có vấn đề gì cả.
LÀM SAO BIẾT BỊ MÈO CÀO, CẮN PHẢI ĐI CHÍCH NGỪA?
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây nhiễm chéo giữa người nuôi chó mèo với nhau. Đường lây chủ yếu lây qua vết thương, vết cắn có chứa virus dại. Khi chó mèo mắc bệnh dại thì virus dại có hầu hết trong dịch tiết cơ thể vật nuôi.
Thời gian ủ bệnh của virus dại trên chó mèo ít nhất là 7 ngày cho đến vài tháng. Tùy vào vị trí cắn, vết thương sâu rộng mà thời gian ủ bệnh sẽ có tốc độ nhanh hay chậm.
Vậy làm sao chúng ta biết khi bị mèo cào, cắn cần phải đi chích ngừa?
Đó là chúng ta phải quan sát hành vi của chúng. Khi mèo cào, cắn bạn mà có lý do thì đó là hành vi tự vệ.
Ví dụ: Bạn dắt mèo vào nhà tắm và chuẩn bị tắm thì bị mèo cào. Do nhiều bé mèo không thích nước, chưa quen với việc tắm rửa. Thì vết cào đó là có lý do. Hoặc một ví dụ khác là bạn vô tình dẫm lên đuôi của chúng, hành vi phản xạ là chúng sẽ cắn bạn…
Trường hợp mà bạn cần đi chích ngừa đó là: hành vi của mèo không tự chủ, mất ý thức, không nhận ra chủ nuôi. Có những biểu hiện của bệnh dại như: miệng chảy nhiều nước dãi, chảy nước mũi, sợ ánh sáng (trốn trong bóng tối), sợ tiếng động lớn, cắn phá đồ vật vô ý thức, (gặp cái gì cũng cắn), ăn những thứ khác thường, có những cơn co giật không tự chủ…
CÁCH XỬ LÝ VẾT THƯƠNG KHI BỊ MÈO CÀO, CẮN TRƯỚC KHI CHÍCH NGỪA
Cách xử lý vết thương, trường hợp mà các bạn nghi ngờ mèo mắc bệnh dại.
Vệ sinh kỹ với chất sát khuẩn ở vết thương như: cồn, povidine
Tuyệt đối không băng bó, bịt kín vết thương, không nặn máu, hút máu hay bôi lên vết thương như chanh, kem đánh răng,… điều này làm vết thương trở nên dễ nhiễm trùng hơn.
Đến các cơ quan y tế gần nhất để chích ngừa. Đồng thời theo dõi sức khỏe mèo trong 14 ngày như thế nào? Trường hợp mèo đang ủ bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Khi mèo phát dại thì mới có triệu chứng thấy rõ.
LỜI KẾT
Với thông điệp: “Chia sẻ, kết nối cùng nhau chăm sóc thú cưng”.
Bài viết số: 47
BSTY – Hồ Minh Hoàng
PetAha.com
Hominhhoang.com
Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM
Điện thoại: 090 252 9302
Bị Mèo Hoang Cắn Chảy Máu Có Sao Không, Có Phải Tiêm Phòng Không?
Có thể bạn đang quan tâm: dịch vụ chuyển hàng trên ebay về Việt Nam uy tín – dịch vụ nhận đặt mua hàng xách tay usa tốt nhất – chia sẻ kinh nghiệm đánh hàng quảng châu giá rẻ tốt nhất – dịch vụ nhận đặt order taobao giá rẻ uy tín tốt nhất
Bị mèo cắn chảy máu có sao không?
Nhiều người chủ quan khi bị mèo cắn nghĩ rằng sẽ không sao và không đi tiêm phòng, nhưng có thể bạn chưa biết rằng ngoài việc nuôi mèo làm cảnh, bắt chuột giỏi thì mèo là loài vật chứa khá nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây hại đến sức khỏe con người. Các loại vi khuẩn, vi rút này sẽ theo nước bọt của mèo xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua những vết thương hở trên da. Nếu chẳng may bị mèo cắn và không phát hiện kịp thời, bạn sẽ bị lây bệnh dại và có thể nguy hiểm đến tính mạng khi bệnh phát tác.
Những trường hợp mèo có thể mắc bệnh dại mà bạn nên cảnh giác:
Mèo mắc bệnh nhưng chưa được tiêm vắc-xin.
Mèo thất lạc lâu ngày trở về nhà.
Mèo mang về nuôi nhưng có biểu hiện ốm.
Mèo đực dưới 3 năm tuổi đến mùa giao phối, đi khỏi nhà dài ngày rồi trở về nhà.
Đặc biệt, hiện nay tại Việt Nam việc tiêm vắc-xin phòng dại cho mèo, chó chưa được tuyên truyền nhiều, nên rất ít khi chó mèo được đưa đi tiêm chủng. Chính vì vậy, khả năng các loại chó mèo bị dại là vô cùng cao, đặc biệt là vào mùa hè.
* Việc bạn ăn hàng ngày có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe toàn cơ thể. Và rối loạn tiêu hóa là một hội chứng thường gặp ở hệ tiêu hóa, do sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa. chúng tôi giới thiệu đến bạn những loại thuốc chữa rối loạn tiêu hóa hiệu quả tốt nhất hiện nay.
Bị mèo cắn có phải tiêm phòng không?
Bị mèo cắn thì phải làm sao?
Khi bị mèo cắn, các bạn cần xử lý vết thương như sau:
Trước tiên, bạn cần rửa thật sạch vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước xả mạnh. Cho dù máu có chảy nhiều, thì trong 10 – 15 phút đầu cũng phải rửa vết thương trước, cứ để máu chảy không nên cầm máu.
Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (cồn 70 độ hoặc dung dịch cồn iod) hoặc bôi thuốc khử khuẩn lên vết thương. Để an toàn hơn, có thể uống thuốc kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.
Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương. Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập.
Đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị.
Bị mèo cắn có cần chích ngừa không?
Sau khi bị mèo cắn chảy máu, nhất là đối với trẻ em, cần được đưa ngay đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sĩ khám và đánh giá cụ thể. Bác sĩ sẽ xem xét tình hình vết thương và đưa ra quyết đinh là có nên tiêm ngừa uốn ván, tiêm vắc xin dại và kháng huyết thanh dại hay không. Bạn lưu ý là nên chích ngừa trong vòng 48 giờ đầu tiên thì kết quả phòng bệnh dại sẽ tốt nhất, tuy nhiên quá 48 giờ thì vẫn nên chích ngừa, để lâu hơn hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.
Thông thường bếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục,… thì phải tiêm vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không.
Sau khi tiêm phòng xong, bên cạnh việc theo dõi sức khỏe người bị cắn, thì việc theo dõi con mèo đã cắn bạn cũng là điều hết sức cần thiết. Bạn nên theo dõi trong vòng từ 10 – 14 ngày xem chúng có những biểu hiện của bệnh dại như mắt đỏ, trở nên hung dữ, bỏ ăn, chảy nước dãi, nuốt khó do liệt họng, chết trong vòng 7 – 10 ngày. Nếu mèo chết, bạn phải tiêm phòng đủ 5 mũi trong vòng 1 tháng thì mới đảm bảo vắc-xin chống lại bệnh hiệu quả.
Vắc xin phòng bệnh dại hiện nay có chất lượng tốt thường được sử dụng là Verorab của Pháp sản xuất.
Trẻ Bị Mèo Cắn Có Nguy Hiểm Không?
Bị mèo cắn không nguy hiểm như bị chó cắn. Tuy nhiên khi trẻ bị mèo cắn, các bậc phụ huynh cũng không được coi thường mà cần đưa trẻ đi đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Mèo là một trong những loài thú cưng được yêu thích tại các gia đình. Bình thường mèo rất ngoan và đáng yêu nhưng cũng giống như chó, mèo cũng có thể mang virut gây bệnh dại. Theo nghiên cứu của Đại học Thú y, ổ mang virut bệnh dại phần lớn là ở chó, hiếm thấy ở mèo nhưng các bạn vẫn không được coi thường khi bị mèo cắn.
Đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode, nhằm làm giảm tối thiểu lượng vi rút xâm nhập nơi vết cắn.
Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương. Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập. Đặc biệt, không được tùy tiện sử dụng thuốc Nam để điều trị.
Sau khi sơ cứu, cần đưa trẻ bị mèo cắn đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp.
Có phải tiêm phòng khi trẻ bị mèo cắn không?
Mèo cắn, cào gây vết rách xước trên da có thể bị mắc bệnh dại vì trong nước bọt của con vật bị bệnh dại truyền sang người.
Khi nào thì cần đưa trẻ đi tiêm phòng dại:
– Vết cắn gần thần kinh trung ương như cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, nửa thân trên, đầu ngón tay, ngón chân, bộ phận sinh dục; Bị cắn nhiều vết, vết cắn sâu
– Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại (mắt đỏ, trở nên hung dữ hoặc liệt, trốn vào góc tối; chảy nước dãi, bỏ ăn và thường chết trong vòng 7-10 ngày)
– Không theo dõi được con vật (mèo hoang, chó chạy rông hoặc bị giết thịt).
– Trường hợp con vật nghi bệnh phải tiêm đồng thời cả vắc-xin và huyết thanh phòng dại.
Nếu mèo cắn chỉ để lại vết cắn không làm trầy xước da, vết cắn xuyên qua quần áo gây trầy xước nhẹ và xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn người, con vật cắn vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có biểu hiện nghi ngờ dại thì không cần tiêm phòng.
Tuy nhiên, để an toàn phải theo dõi con vật khoảng 5- 7 ngày, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: ốm, bỏ ăn hoặc chết, mất tích… thì phải đi tiêm phòng dại ngay.
Nên chích ngừa sớm trong vòng 48 giờ đầu tiên thì kết quả phòng bệnh dại sẽ tốt nhất, tuy nhiên quá 48 giờ thì vẫn nên chích ngừa, thời gian chích ngừa càng sớm càng tốt.
Nguồn: Giadinhvietnam.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mèo Cắn Có Bị Dại Không? Có Phải Chích Ngừa Khi Bị Mèo Cắn? trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!