Bạn đang xem bài viết Mèo Con Ăn Gì Để Khỏe Mạnh Và Phát Triển Toàn Diện? được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thịt và những điều cần biết khi cho mèo con ăn thịt
Thông thường, dòng mèo rất thích ăn các loại thịt động như thịt bò, thịt lợn, thịt gà,… Mèo con cũng vậy chúng sẽ ăn ngon miệng hơn nếu trong khẩu phần ăn có thịt.
Một vài lời khuyên cho các con sen khi nấu pate cho mèo: không đun quá lâu trong nhiệt độ cao vì sẽ làm giảm hàm lượng protein trong nguyên liệu. Cách nhanh nhất để chế biến là bạn cắt nhỏ miếng thịt vì khẩu hình miệng mèo con không to; sau đó có thể rán, luộc hoặc hấp thịt cho mèo trong một vài phút là được.
Cá – món ăn ưa thích của mèo con
Bạn có thể nấu cá trực tiếp, cũng có thể làm pate cá với một số lợi cá thông dụng như cá hồi, cá ngừ, cá rô hay cá nục,…
Tôm – dòng thức ăn giàu dinh dưỡng
Đối với mèo con, bạn có thể cho chúng ăn tôm vì đây là dòng hải sản rất giàu chất dinh dưỡng. Bạn nên chú ý, khi cho mèo ăn tôm cần bóc vỏ bởi trong vỏ tôm có chứa nhiều benzonic acid – dòng chất tốt cho phát triển xương ở mèo trưởng thành song rất độc hại cho hệ tiêu hóa của mèo con.
Trứng gia cầm
Điều tối kỵ nhất khi cho mèo sử dụng dòng thức ăn này là không được cho ăn sống. Bạn biết không, trong lòng trắng trứng có chứa chất làm giảm sự tiêu hóa protein ở mèo, nếu cho ăn sống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo con đấy.
Các loại rau xanh, củ quả
Tuy nhiên, không phải rau nào cũng tốt với mèo con. Một số loài rau bạn không nên cho mèo con ăn như rau chân vịt, củ cà rốt, bí xanh,… Đây là các loài rau chứa nhiều axit oxalic không tốt cho hệ tiêu hóa của mèo con.
Mèo con có nên uống sữa hay không?
Trong cách chăm sóc mèo con, câu hỏi có cho mèo con uống sữa không thực sự là câu hỏi gây nhiều tranh cãi vì chưa có sự khẳng định rõ ràng từ các chuyên gia.
Nếu mèo con mất mẹ hoặc bạn chỉ mua mình mèo con, có thể đến các cửa hàng bán đồ thú cưng để mua các dòng sữa ngoài cho chúng. Một số dòng sữa được ưa chuộng như sữa Bio Milk (dành cho mèo con từ mới sinh đến sau 2 tháng), sữa Goat Milk của Nourse và một số dòng sữa khác.
Lời kết
Cách Chăm Sóc Mèo Con Mới Đẻ Phát Triển Khỏe Mạnh
Cách chăm sóc mèo con mới đẻ khi mèo con vẫn còn mẹ
1. Chăm sóc mèo mẹ trước khi sinh
Để mèo con được sinh ra khỏe mạnh thì trước đó bạn cần chăm sóc mèo mẹ trước khi sinh, chuẩn bị ổ đẻ, an ủi mèo mẹ để mèo mẹ yên tâm và cảm thấy được chăm sóc. Lúc mèo mẹ sinh, bạn chỉ nên đứng từ xa quan sát, không cần lại gần gây mất tập trung. Nếu mèo mẹ khó đẻ thì bạn mới vào trợ giúp.
Sau khi mèo mẹ sinh, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng đồ ăn như cháo loãng và nước ấm có pha chút muối để khi mèo mẹ ăn cho lại sức và làm sạch ruột.
Khi mèo mới đẻ, bạn cũng cần tránh tiếp xúc với mèo con và di chuyển ổ đẻ, bởi điều này sẽ làm mèo mẹ phải vía, cắn chết mèo con. Hãy nên quan sát từ xa và để thời gian cho mèo mẹ nghỉ ngơi cũng như gần gũi với con của mình.
2. Chăm sóc dinh dưỡng cho mèo mẹ mới sinh
Vấn đề dinh dưỡng cho mèo mẹ mới sinh là vô cùng quan trọng bởi nếu được bồi dưỡng đúng cách mèo mẹ mới nhanh phục hồi được và có sữa cho mèo con bú. Trong thời gian này, cơ thể mèo mẹ vẫn còn yếu nên hãy cho cô mèo ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, bổ sung đầy đủ lượng tinh bột, protein, chất xơ để cung cấp những dưỡng chất cần thiết.
Sau 1-2 ngày kể từ ngày mèo đẻ, bạn nên thay ổ, lót chuồng và vệ sinh sạch sẽ nơi ở thú cưng.
3. Chăm sóc dinh dưỡng cho mèo con mới đẻ
Mèo con sau sinh cần bú mẹ hoàn toàn, nên trong những ngày đầu bạn không nên chủ động can thiệp vào quá trình chăm sóc dinh dưỡng cho mèo con. Trừ những trường hợp mèo mẹ mất hoặc mèo mẹ không đủ sức nuôi con.
Bạn cần chú ý quan sát, nếu thấy mèo con kêu nhiều tức là mèo mẹ không đủ sữa cho con bú. Và bạn nên bổ sung thêm sữa ngoài để mèo con no bụng và phát triển khỏe mạnh.
4. Cách tập cho mèo con đi vệ sinh
Khi mèo con được 4 tuần tuổi thì bạn nên dạy bé tự đi vệ sinh để ổ mèo sạch sẽ hơn. Sau này việc chăm sóc mèo cũng nhàn hơn. Thông thường, mèo mẹ sẽ dạy cho mèo con đi vệ sinh trong cát và tự liếm láp làm sạch bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng có thể hỗ trợ mèo đi vệ sinh bằng cách chủ động đặt mèo con vào khay cát chuyên dụng, để bé tập cào và lấp chất thải. Lâu dần, nó sẽ thành thói quen và giúp cho mèo có thể tự đi vệ sinh trong khay cát dễ dàng.
Cách chăm sóc mèo con mới đẻ khi mèo con mất mẹ
Nếu mèo con mới sinh mà không còn mẹ, bạn cần ghép đàn cho mèo con. Nếu mèo mẹ không chịu nhận ghép đàn thì lúc này bạn sẽ thay thế hoàn toàn vai trò của mèo mẹ trong việc chăm sóc mèo con mới đẻ. Bạn sẽ không chỉ cần cho mèo ăn, giữ ấm cho mèo con mà còn cần quan tâm đến chúng để mèo con luôn cảm thấy yên tâm.
1. Cách làm ổ cho mèo
Ổ mèo nằm cần đảm bảo đủ ấm và an toàn, tránh những nơi gió lùa hay gần các con vật nuôi khác trong nhà. Để làm ổ cho mèo con, bạn có thể dùng hộp giấy hoặc khay chậu đều được, bên trong cần lót chăn bông cũ hay vải mềm. Nếu trời lạnh bạn có thể thắp thêm đèn sưởi ấm để mèo con không bị lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho mèo cảm thấy ấm áp là khoảng 37 độ C.
2. Cách cho mèo con uống sữa
Khi mèo con không có mẹ, bạn cần cho nó uống sữa ngoài. Trong thời gian 4 đến 8 tuần tuổi đầu, sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với mèo con để chúng có được hệ miễn dịch tốt.
Nếu nuôi mèo bằng sữa bột, trước khi chọn mua sữa bạn cần chú ý đến cân nặng và giống của mèo để chọn loại sữa và khối lượng sữa phù hợp để mèo con uống mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể căn cứ theo độ tuổi như sau để cho bé mèo uống sữa phù hợp:
– Mèo con dưới 2 tuần tuổi: Cho mèo con uống sữa 3 lần/ngày với lượng sữa lúc này 2-5ml/lần
– Mèo con dưới 4 tuần tuổi: Lúc này mèo con đã có thể tự uống sữa vì thế bạn có thể đổ sữa ra đĩa để mèo tự liếm. Nên cho mèo ăn 4-5 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 7ml sữa.
– Mèo con 2-3 tháng tuổi: Lúc này mèo con đã có thể ăn dặm và bạn nên cho mèo ăn các thức ăn mềm như pate hay hạt ướt để bé tập làm quen với thức ăn. Bạn cũng có thể cho mèo con uống thêm sữa, nhưng chỉ cần cho uống 2 lần/ngày để bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết.
3. Cách hỗ trợ mèo con đi vệ sinh
Để tập cho mèo con đi vệ sinh trong khay cát bạn cần thường xuyên bỏ chúng vào trong khay khi chúng bắt đầu muốn đi vệ sinh. Điều này sẽ giúp bạn tạo thói quen cho mèo con đi vệ sinh trong khay cát, khi quen rồi, bé sẽ tự tới khay cát để đi vệ sinh. Thêm vào đó, nó cũng giúp mèo con định vị được khay cát ở đâu để từ đó giúp cho bé có thói quen đi vệ sinh ở một chỗ duy nhất.
4. Cần tránh bế mèo con thường xuyên khi mới sinh
Nếu mèo con không còn mẹ, bạn cũng không cần vì thế mà bế mèo con cả ngày để an ủi bé. Mèo con dưới 2 tháng tuổi cần được hạn chế bế trên tay hay vuốt ve trừ lúc ăn xong. Vì lúc này cơ thể mèo con còn nhỏ, sức đề kháng yếu. Việc bế quá nhiều sẽ làm mèo con chậm lớn và còn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cún con.
5. Lưu ý về cách chăm sóc mèo con mới đẻ bị mất mẹ
– Khi cho mèo ăn nên để mèo đứng trên sàn hoặc trong lòng bàn tay, tránh để mèo nằm ăn vì sẽ rất dễ gây sặc và tràn vào phổi.
– Trong thời gian đầu, bạn không nên tắm cho mèo vì nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Chỉ nên tắm cho mèo từ 3 tháng tuổi trở đi, nhưng chỉ dùng nước ấm tắm để cho bé không bị giật mình.
– Bạn cần thường xuyên quan sát các biểu hiện của mèo và liên hệ ngay bác sĩ thú y nếu phát hiện bé mèo không thích hợp.
Đánh giá
Cho Mèo Con Ăn Gì? Chăm Sóc Mèo Con Như Thế Nào Để Chúng Nhanh Lớn, Khỏe Mạnh
Cho mèo con ăn gì để bé nhanh lớn, khỏe mạnh chính là vấn đề quan tâm của những tín đồ đam mê mèo. Vì nếu bạn không biết cách chăm sóc và đơn giản là cho chúng ăn gì để khỏe mạnh thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Hãy tham khảo bài viết bên dưới để biết mèo con cần ăn gì để nhanh lớn, khỏe mạnh.
Giai đoạn 0 đến 4 tuần tuổi
Giai đoạn này mèo mẹ sẽ không rời mèo con quá lâu trong 2 tuần đầu tiên sau khi ra đời. Vì thế bạn nên đặt thức ăn và nước trong phạm vi khoảng cách hợp lý. Nếu có thể cung cấp khay vệ sinh trong cùng một phòng để mèo mẹ có thể ở trong phạm vi tầm nhìn và âm thanh của mèo con.
Nếu thức ăn nằm trong phòng khác, một số mèo mẹ sẽ chọn biện pháp không ăn uống thay vì rời khỏi đám con của mình để tìm kiếm thức ăn. Giai đoạn này nên cần bổ sung năng lượng để tiết sữa cho mèo con.
Đặc biệt, nên kiểm tra mèo con đã bú sữa hay chưa. Nếu mèo mẹ đang ở đó thì mèo con thường sẽ bú ngay sau khi mèo mẹ sinh đứa con cuối cùng. Mèo sơ sinh thường dành hết thời gian để ngủ, thức dậy bú sữa mỗi hai đến 3 tiếng. Nếu chúng không bú sữa, hoặc bị những mèo con anh chị đẩy ra xa mèo mẹ thì bạn cần cho chúng bú sữa.
Chăm sóc mèo mồ côi từ 0 đến 4 tuần tuổi
Nếu mèo con là mèo mồ côi nên cho mèo con uống chất thay thế sữa mẹ. Bột thay thế sữa mèo có thể mua tại phòng khám bác sĩ thú y, cửa hàng vật nuôi lớn hoặc trên những trang thương mại điện tử. Không cho mèo uống sữa bò vì lactose gây khó chịu cho dạ dày của mèo con. Nếu không có bột thay thấy sữa và mèo con đang đói thì bạn có thể cho chúng uống nước đun sôi để nguội bằng ống nhỏ giọt hoặc uống tiêm cho đến khi bạn đưa chúng đến phòng khám thú y.
Nên kích thích mèo con ợ hơi sau mỗi bữa ăn. Thực hiện giống như đối với trẻ sơ sinh, cần ẳm mèo nằm úp lên vai hoặc đặt một tay dưới bụng. Vỗ nhẹ và chà lưng chúng. Đồng thời bạn nên thực hiện theo quy trình bữa ăn của mèo con. Trong 2 tuần đầu tiên sau khi sinh, mèo con ăn mỗi 2 – 3 giờ. Mèo con sẽ cho bạn biết chúng đói bằng cách kêu gào và quằn quại như thể tìm núm vú mẹ. Mèo con bú no xong thường xuyên ngủ gật trong khi bú và có bụng tròn. Sau 2 tuần bạn có thể cho ăn mỗi 3 – 4 giờ.
Bạn cũng nhớ quan sát và không cho mèo bú sữa nếu thật nhiệt của mèo con hạ thấp. Bạn cần làm ấm ấm từ từ bằng cách bọc kín thân nhiệt cơ thể mèo có thể mèo bằng lông cừu và cho tiếp xúc gần với cơ thể của bạn.
Cai sữa và tập thích nghi cho mèo con từ 4 đến 8 tuần tuổi
Khi mèo bước qua 4 tuần tuổi bạn nên cung cấp thêm thực phẩm dành cho mèo con. Nếu mèo mẹ ở gần đó, quá trình cai sữa xảy ra một cách tự nhiên từ khoảng 4 tuần. Tại thời điểm này, mèo mẹ cảm thấy mệt mỏi khi mèo con nhai núm vú của nó và bắt đầu dành thời gian tách khỏi chúng. Đổi lại, mèo con khi cảm thấy đói sẽ ăn thức ăn ngoài và thường khám phá thức ăn của mèo mẹ.
Mèo con sẽ không cần uống nước cho đến khi chúng bắt đầu cai sữa trong khoảng 4 tuần cuối. Tuy nhiên, bất kỳ mèo con nào ở lứa tuổi này, cần phải cung cấp liên tục nước. Nếu bạn cho mèo con bú sữa thì việc cai sữa cũng tương tự vậy. Bạn có thể đổ bột sữa thay thế vào đĩa và đưa ngón tay nhúng vào để dạy cho mèo con cách liếm trước. Sau đó bạn trộn thêm thức ăn ướt với bột sữa thay thế để tạo thành hỗn hợp đặc dành cho mèo con tập liếm thức ăn. Khi chúng đã thành thạo, bạn có thể trộn thêm để hỗn hợp đặc hơn cho đến khi mèo con hoàn toàn chuyển sang thức ăn rắn.
Chăm sóc mèo con được nhận nuôi từ 8 tuần tuổi trở lên
Nếu mèo con được nhận nuôi từ 8 tuần tuổi bạn nên đề nghị người nuôi mèo trước đây cung cấp chăn có mùi giống như mèo mẹ và anh chị em của mèo con. Mùi này sẽ giúp chúng cảm thấy thoải mái trong khi ở nhà mới. Hỏi về thức ăn mèo con đã ăn trước đây. Khi mèo còn đã định cư tại nhà mới, đây là cơ hội để bạn thay đổi thức ăn cua chúng bằng loại mà bạn chọn lựa.
Nếu mèo con ăn thức ăn dạng viên khô thì bạn nên đổ loại đó vào bát cho chúng ăn cả ngày. Nếu mèo con ăn thức ăn ướt, bạn có thể cho chúng ăn nhiều bữa nhỏ cách nhau 6 giờ.
Tiếp tục cho ăn thức ăn dành cho mèo con, không nên cho ăn thức ăn dành cho mèo trưởng thành cho đến khi chúng được 1 tuổi.
Đồ ăn dành cho mèo con
Mặc dù mèo con của bạn cần gấp đoi lượng dinh dưỡng so với mèo trưởng thành để tăng trưởng. Tuy nhiên ở độ tuổi này, dạ dày của chúng lại không thể tiêu hóa cùng một lượng thức ăn tương đương với mèo lớn. Vào khoảng 6 tuần, bạn nên cho mèo ăn ít nhất 4 bữa nhỏ mỗi ngày. Sau đó khi mèo được 12 tuần thì bạn hãy tăng lượng thức ăn của chúng 1 ngày lên gấp 3 lần cho tới lúc nó được 6 tháng tuổi. Từ 6 tháng tuổi trở lên bạn có thể cho chúng ăn 2 lần mỗi ngày.
Huấn luyện mèo theo thói quen sinh hoạt tốt
Huấn luyện sử dụng thùng vệ sinh cho mèo là một thói quen tốt. Vì hầu hết mèo con sẽ nhanh chóng học được cách sử dụng thùng vệ sinh bởi bản năng của mèo vốn là giấu phân hoặc nước tiểu của mình. Bí quyết ở đây là hãy chuẩn bị cho chúng một chiếc thùng nhỏ, có lối vào thấp để chúng ra vào dễ dàng. Trong vài ngày đầu, bạn hãy đặt mèo con vào trong thùng vệ sinh ngay sau khi cho nó ăn xong. Dùng tay của bạn cào, bới cát trong thùng một chút sẽ giúp mèo con hiểu được mục đích khi bạn đặt nó vào đấy.
Nếu mèo con không ra khỏi thùng ngay, hãy tiếp tục quan sát nó. Nếu mèo con bắt đầu trèo ra khỏi thùng, hãy nhẹ nhàng nhấc nó lên và đặt lại vào trong thùng. Đừng bao giờ mạnh tay bỏ mèo con vào thùng vệ sinh. Vì điều này sẽ khiến chúng sợ hãi. Ngoài ra bạn không nên đặt chiếc thùng ngay ở cạnh vị trí đặt đồ ăn cho mèo con. Bởi lẽ ngay cả những chú mèo con cũng có bản năng biết là không nên bài tiết gần nơi để đồ ăn của mình. Và bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh chiếc thùng sạch sẽ.
Duy trì sức khỏe tốt cho mèo con
Chải lông cho mèo tùy thuộc vào nhu cầu làm sạch lông của chúng và mèo dường như có thể tự chải chuốt. Vì thế bạn cần phải làm thay chúng. Bạn cần chải chốt cho mèo lông dài 1 lần/tuần và mèo lông ngắn hàng tuần. Điều này sẽ giúp giảm rụng lông trong nhà và giúp mèo tránh được dị vật lông dạ dày khủng khiếp. Đối với mèo bị rụng lông, bạn nên dùng lược có sợi kim loại mảnh. Loại lược này tiếp cận sâu vào lớp lông vào loại bỏ những sợi lông rụng.
Kiểm tra tình trạng da ở mèo khi bạn chải lông cho chúng. Đồng thời xem kỹ bọ chét hoặc ký sinh trùng khác hay hiện tượng tấy đỏ bất thường. Cục u, bứu hoặc các vấn đề về da khác. Nếu thấy bất cứ điều gì đáng ngờ, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y và yêu cầu tư vấn cách chăm sóc cho nó.
Bên cạnh đó để đảm bảo sức khỏe tốt cho mèo bạn cần lên kết hoạc đi khám bác sĩ thú y hàng năm. Mèo nên đi khám bác sĩ thú y ít nhất một lần một năm để kiểm tra sức khỏe toàn diện. Bác sĩ thú y có thể tư vấn chính xác yêu cầu tiêm chủng cho mèo nhà bạn.
1053 views
Làm Thế Nào Để Theo Dõi Sự Phát Triển Của Mèo Con?
Không còn nghi ngờ gì nữa, mèo con chính là những sinh vật đáng yêu nhất trái đất này. Các bé luôn giúp ta thư giãn rất nhiều sau những giờ làm việc mệt mỏi. Mặc dù các bé thật nhỏ bé và yếu đuối, đôi khi lại có thể khiến bạn quên đi quá trình phát triển mà các bé đang trải qua trong những tuần đầu tiên của cuộc đời.
Mèo con phát triển nhanh chóng, trưởng thành, từ những đứa trẻ sơ sinh bé nhỏ, yếu ớt đến những bé mèo nhanh nhẹn trong một thời gian rất ngắn. Hiểu được các mốc phát triển của bé (xảy ra trong vài tuần đầu đời), vừa giúp bạn đáp ứng được nhu cầu của các bé, lại vừa xác định bất kỳ nguyên nhân nào khác có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé, để đưa ra những cách khắc phục và giải quyết hợp lý, giúp mèo phát triển khỏe mạnh sau này.
Mèo sơ sinh chưa tự lập
Mèo con mới sinh chỉ nặng khoảng 1 lạng, dễ dàng nằm gọn trong lòng bàn tay của bạn (mặc dù tốt nhất là không nên triệt sản cho các bé quá sớm). Dây rốn của các bé rơi ra trong vòng từ ba đến bốn ngày sau đó, nhưng mắt và ống tai của các bé vẫn chưa mở.
Mèo sơ sinh thiếu khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể và buộc phải duy trì sự gần gũi với mẹ trong những ngày đầu, vì đây là nhu cầu chính của các bé. Có thể cần phải đặt một nguồn nhiệt khác như một miếng đệm sưởi ấm ở mức thấp và quấn trong một chiếc khăn ở dưới đáy tổ của các bé để giúp các bé mèo trong cùng lứa duy trì nhiệt độ cơ thể khoảng từ 35 đến 36 độ C. Sau khi sinh, mèo con sẽ ngủ hầu hết thời gian trong ngày và sẽ chỉ nhúc nhích thân mình khi các bé ăn và giữ ấm.
Hãy để mẹ mèo chăm lo
Mèo mẹ theo bản năng biết nhu cầu của những chú mèo con lúc này sẽ cần gì. Mèo mẹ sẽ cho các bé ăn, giữ ấm cho các bé và vệ sinh cơ thể cho các bé bằng lưỡi của mình để kích thích tiêu hóa và giúp các bé đi tiểu và đại tiện.
Với điều kiện người mẹ đã được tiêm phòng hoặc có khả năng miễn dịch tự nhiên, mèo con sẽ nhận được khả năng miễn dịch tương tự trong 24 đến 48 giờ đầu tiên thông qua sữa non trong sữa (siêu thực phẩm đầu tiên của mèo con). Hình thức “tiêm chủng” ban đầu này kéo dài cho đến khi các bé đủ lớn để có thể tiêm các loại vắc-xin phòng ngừa cho mèo con.
Trong giai đoạn này, sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có thể làm gì đó cho những bé mèo non, nhưng sự can thiệp quá nhiều của con người có thể gây căng thẳng cho mèo mẹ. Và vì mèo mẹ rất bảo vệ con của mình nên sau đó, các bé có thể đem mèo con đến một địa điểm khác nếu con người xâm nhập quá nhiều. Hãy cho các bé không gian và thời gian để gắn kết, và nuôi dưỡng con của mình trong một môi trường thoải mái và không căng thẳng để mèo mẹ có cơ hội chăm sóc mèo con tốt hơn. Đây là những bước đệm cho sự phát triển của mèo con sau này.
Phát triển thể chất
Mèo sơ sinh nặng trung bình khoảng 1 lạng khi mới sinh và có thể tăng gấp đôi cân nặng vào cuối tuần đầu tiên. Tại thời điểm này, công việc chủ yếu của các bé là ăn, tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Nhiệm vụ duy nhất của các bé trong khoảng thời gian này là được chăm sóc, ngủ và chuyển chất thải, tất cả là nỗ lực để phát triển mạnh mẽ và có thể độc lập hơn trong tương lai.
Các bé có rất ít sự tương tác với xã hội ở độ tuổi này, ngoài việc cạnh tranh nhau dành núm vú yêu thích của mình khi bú sữa mẹ. Các bé sẽ tự ngậm, nhào nặn và mút bằng bàn chân nhỏ bé. Mặc dù các ống tai của các bé sẽ không mở trong hai tuần nhưng mèo con vẫn có thể có phản ứng với sự rung động của tiếng ồn bất ngờ.
Từ 8 đến 12 ngày, mèo con sẽ mở mắt. Một mắt có thể mở trước, trong khi mắt kia có thể bị trễ hơn. Điều này là bình thường và con người không nên can thiệp hay tác động vào. Sau khi mở, mắt của mèo con sẽ xuất hiện màu xanh cho đến khi các bé chuyển sang màu mắt của bố mẹ khi các bé lớn lên sau này.
Từ sự chao đảo thành một cú hích
Mèo con chưa phát triển 4 chi đầy đủ để hỗ trợ trong việc di chuyển và sẽ cần học cách để điều khiển cơ thể mình tốt hơn. Khoảng tới tuần thứ hai, sự phối hợp giữa các chi của các bé sẽ bắt đầu phát triển khi các bé thử những bước đầu tiên.
Điều này sẽ sớm phát triển thành việc có thể đi bộ vững vàng và được các bé khám phá ra vào tuần thứ ba; mà sau đó sẽ tiến tới việc chơi đùa vào tuần thứ tư. Khoảng thời gian này là niềm vui dành cho những người nuôi mèo, khi mèo con bắt đầu vụng về, tiếp xúc bằng mắt với nhau và thậm chí nhận ra sự hiện diện của con người. Lúc này bạn sẽ rất hạnh phúc và cảm nhận rõ ràng được sự phát triển của những bé mèo con dễ thương.
Hãy bắt đầu cai sữa
Vào tuần thứ năm, người chăm sóc nên bắt đầu quá trình cai sữa. Cung cấp thức ăn cho mèo con bằng cách pha ra với một lượng nước vừa phải và khuyến khích các bé duy trì sự gần gũi với mẹ để cho con bú bổ sung. Sau một vài tuần, mèo con có thể phát triển mạnh hơn nhờ vào thức ăn mới của các bé (bây giờ các bé có răng) và thức ăn khô (có thể pha trộn hoặc không), bên cạnh việc được uống nước sạch đầy đủ và dễ dàng tiếp cận với hộp xỉ.
Sau khi cai sữa, bạn cần theo dõi sự phát triển của mèo con để đảm bảo tất cả các bé đều phát triển mạnh. Khoảng sáu tuần, đưa các bé đến bác sĩ thú y để kiểm tra và tiêm phòng đợt đầu tiên, và bắt đầu chuẩn bị nhà cho các bé.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mèo Con Ăn Gì Để Khỏe Mạnh Và Phát Triển Toàn Diện? trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!