Bạn đang xem bài viết Mèo Đẻ Mấy Lứa Một Năm? Có Nên Để Mèo Đẻ Tự Do Không? được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Những vấn đề về sinh sản ở mèo
Mèo đẻ mấy lứa một năm?
Đối với những người kinh doanh mèo, họ cần tìm hiểu để tính toán kỹ lưỡng về mặt lợi nhuận.
Còn với những người nuôi mèo đơn thuần như một thú cưng trong nhà. Thì việc tìm hiểu vấn đề này để có biện pháp chăm sóc cụ thể. Biết được mèo đẻ một năm bao nhiêu lứa sẽ quyết định đến việc có nên để mèo sinh hay triệt sản cho chúng.
Trường hợp mèo tự nhiên, mèo hoang thì thường có mùa sinh sản vào xuân – hạ. Trong khoảng thời gian sinh sản, chúng có thể sinh từ 1 – 2 lứa một năm.
Tuy nhiên, với mèo nhà được chăm sóc trong điều kiện ấm áp hơn và đầy đủ chất dinh dưỡng, một năm chúng có thể sinh được 3 – 4 lứa.
Mèo đẻ mấy lứa một năm
Vì mèo có khả năng sinh sản cao, các chủ nuôi cần quan tâm nhiều hơn đến mèo cưng. Nếu bạn chỉ muốn nuôi một bé mèo và không có khả năng chăm sóc nhiều hơn? Tốt nhất nên triệt sản cho Boss. Điều này không gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe mèo lại hạn chế được tỷ lệ mèo bị bỏ rơi.
Mèo đẻ bao nhiêu lần trong đời?
Muốn biết mèo để bao nhiêu lần trong đời, bạn cần phải tìm hiểu tuổi thọ trung bình của chúng. Về mặt lý thuyết, mèo sẽ đẻ trong suốt quãng đời của mình. Tuy nhiên, thực tế với người nuôi mèo mục đích thú cưng hay kinh doanh đều hạn chế không để Boss đẻ lúc về già. Bởi mèo già thường khó sinh và mèo con sinh ra cũng dễ bị chết yểu.
Trung bình, một chú mèo nhà sức khỏe tốt, không mắc các bệnh có thể sống trung bình 15 năm. Tuy nhiên tuổi thọ của mèo sẽ có sự dao động chênh lệch từ 6 – 30 năm tùy theo giống loài. Dù vậy, nhưng đến hiện nay vẫn chưa có chú mèo nào có thể đạt được tuổi thọ 30 năm.
Để biết cả đời mèo để mấy lứa, ta chỉ cần biết mèo đẻ mấy lứa một năm và tuổi thọ của bé. Theo đó, nếu mèo đẻ suốt quãng đời của mình thì trung bình một mèo mẹ có thể đẻ từ 40 – 60 lứa. Mèo bắt đầu có khả năng sinh sản từ lần động dục đầu tiên ở giai đoạn 5 – 6 tháng. Nếu người nuôi muốn chất lượng cao non tốt và đảm bảo sức khỏe, cơ quan sinh dục mèo mẹ phát triển hoàn thiện thì tốt nhất nên bỏ qua lần sinh sản đầu tiên.
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, độ tuổi tốt nhất để bắt đầu cho mèo đẻ là khi chúng đạt 1 năm tuổi. Lúc này, cơ thể mèo gần như đã phát triển tối đa về thể chất, tâm sinh lý. Vì những lý do trên mà số lứa đẻ của mèo trong suốt quãng đời sẽ có sự thay đổi.
Cả đời mèo đẻ mấy lứa?
2. Có nên để mèo đẻ tự do hay không?
Thực chất, câu trả lời về vấn đề này còn tùy thuộc vào từng chủ nuôi và sức khỏe mèo. Trung binh một lứa đẻ của mèo có thể dao động từ 3 – 6 con hoặc hơn. Vậy, theo những giải thích nói trên về mèo đẻ mấy lứa một năm thì nếu để chúng sinh tự do, 1 chú mèo mẹ có thể tạo ra từ 9 – 24 chú mèo con.
Trường hợp không phải người kinh doanh, liệu bạn có thể chăm sóc hết chúng hay không? Đó chính là vấn đề mà bạn cần cân nhắc để quyết định khả năng sinh con của mèo cưng. Hơn nữa, dù bạn là người buôn bán mèo cảnh để mưu sinh thì việc để mèo để tối đa theo khả năng sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mèo.
Để đảm bảo sức khỏe cho mèo mẹ và sự sống cho con non, tùy vào điều kiện hoàn cảnh của mình mà chủ nuôi nên đưa ra quyết định.
Chó Thường Đẻ Mấy Con Mỗi Lứa? Chó Đẻ Bao Nhiêu Con Là Tốt?
Chó thường đẻ bao nhiêu con mỗi lứa? – Số lượng chó con sinh ra mỗi lứa phụ thuộc lớn vào giống chó và độ tuổi của từng chú chó. Con số này có thể dao động rất lớn, từ 0 tới 24 chó con mỗi lần sinh.
Kỷ Lục Sinh 24 Chó Con/Lứa
Kỷ lục sinh tự nhiên 21 chó con thuộc về “cô chó” Mary Jane, thuộc giống Great Dane lai American Bully. Tuy nhiên, 7 chú chó con rất yếu và đã chết không lâu sau sinh.
Còn kỷ lục Guinness Thế giới là 24 chó con thuộc về Tia, thuộc giống chó Neapolitan Mastiff. Tuy nhiên trường hợp này là sinh mổ và 4 chó con đã chết ngay sau khi sinh.
“Kỷ Lục” Sinh 0 Chó Con/Lứa
Tại sao chó mẹ đã mang bầu lại không sinh ra được chú chó con nào? Bạn đã bao giờ nghe nói tới hiện tượng mang thai giả ở chó. Hiện tượng nay không hề hiếm, rất nhiều chú chó đã qua thời kỳ salo, đã phối giống và trải qua giai đoạn mang bầu nhưng lại không hề có chó con trong bụng.
Nguyên nhân là do những chú chó này mắc hội chứng mang thai giả, một loại bệnh về tâm lý khiến chú chó “tưởng” mình đang mang thai, nhưng thực chất lại chưa hề có thai.
Phổ biến hơn là những trường hợp chó có thai, nhưng chăm sóc không chu đáo nên thai không khỏe mạnh bị chết lưu, hoặc vừa sinh ra đã chết do quá yếu. Những trường hợp này đều có thể quy về “kỳ lục” sinh được 0 chó con / lứa.
Số Chó Con Trung Bình Mỗi Lứa
Ở trên là các kỷ lục, vậy trung bình chó có thể đẻ mấy con mỗi lứa?
Số chó con mỗi lứa phụ thuộc rất nhiều vào giống chó. Các giống chó lớn có xu hướng đẻ nhiều con mỗi lứa hơn các giống chó nhỏ. Như kỷ lục sinh nhiều con nhất ở trên, bạn có thể thấy cả 2 trường hợp đều thuộc về những giống chó lớn nhất thế giới là Great Dane và Napolitan.
Trước khi viết bài này, Thú Kiểng đã thực hiện một nghiên cứu nho nhỏ dựa trên số liệu từ chính các trại của Thú Kiểng, sau hơn 10 năm nuôi chó sinh sản, và thống kê được số chó con trung bình mỗi lứa của các giống chó, dựa trên kích thước như sau:
a. Các Giống Chó Nhỏ dưới 10kg
Các giống chó nhỏ dưới 10kg, như poodle, chihuahua, pug, minpin, phốc sóc,… thường đẻ trung bình 3 – 4 chó con mỗi lứa.
b. Các Giống Chó Cỡ Trung 10 – 25kg
Các giống chó cỡ trung bao gồm corgi, phú quốc, husky, beagle, cocker, đốm,… thường đẻ trung bình 5 con mỗi lứa.
c. Các Giống Chó Lớn 25 – 50kg
Các giống chó lớn như alaska, doberman, rottweiler, samoyed, akita,… thường đẻ trung bình 6 con mỗi lứa.
d. Các Giống Chó Khổng Lồ Trên 50kg
Các giống chó như great dane, ngao tây tạng, ngao ý, ngao pháp,… được xếp vào giống chó khổng lồ. Các giống chó này như đã nói ở trên thường đẻ rất nhiều con, khoảng 6 – 8 con mỗi lứa.
Đã có một chú chó Great Dane của Thú Kiểng đẻ tới 12 chó con, trong đó 1 bé mất ngay sau khi sinh.
Nếu bạn từng nuôi chó sinh sản thì có thể sẽ thấy những con số thống kê trên của Thú Kiểng cao hơn so với khi bạn nuôi. Điều này là bởi chế độ dinh dưỡng, cách chọn giống và cách chăm sóc sức khỏe khác nhau.
a. Dinh Dưỡng Khi Nuôi Chó Sinh Sản
Trong nuôi chó sinh sản, dinh dưỡng là quan trọng nhất. Để đẻ nhiều, chó cần rụng nhiều trứng. Và để rụng được, trứng cần phải khỏe và chín. Người nuôi chó sinh sản chuyên nghiệp sẽ chú trọng dinh dưỡng để nuôi trứng khỏe và sẵn sàng rụng khi đến kỳ salo.
Để trứng khỏe và chín sớm, thì khoảng 3 tháng trước kỳ salo, hoặc ngay sau giai đoạn nuôi con của lứa trước, bạn nên cho ăn HoneyChic for dogs để hồi phục sức khỏe cho chó mẹ, và tăng cường đủ các chất dinh dưỡng trứng cần để sẵn sàng rụng khi đến kỳ salo tiếp theo. Có thể tham khảo ở đây – https://petitvietnam.com/san-pham/honeychic-for-dogs/
b. Chọn Giống
Việc chọn giống chỉ mang tính tương đối, dựa theo kinh nghiệm chứ không có cơ sở khoa học, nên bạn chỉ nên tham khảo. Người nuôi chó sinh sản thường tin rằng những chú chó cái có mình dài, hông rộng thường đẻ dày và dễ đẻ.
Trên thực tế khi nuôi hàng trăm chú chó giống thì Thú Kiểng thấy rằng quan niệm này không đúng, những chú chó mình dài hông rộng không đẻ dày hơn những chú chó có thân hình bình thường. Tất nhiên, niềm tin của mỗi người là khác nhau, còn Thú Kiểng thì thích dựa vào các con số.
c. Chế Độ Chăm Sóc Sức Khỏe
Sức khỏe chó mẹ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng đậu thai và giữ thai. Cần phải có chế độ dinh dưỡng và tập luyện rất hợp lý giữa các lần sinh để hồi phục sức khỏe cho chó mẹ. Chó mẹ yếu, thiếu dinh dưỡng sau sinh thì tuổi sinh sản sẽ ngắn, và càng về sau số chó con sẽ càng ít.
Để tăng cường sức khỏe cho chó mẹ giữa các lần sinh, thì ngoài việc cho ăn thêm honeychic để bổ sung dinh dưỡng như đã nói ở trên, bạn cần có chế độ tập luyện hợp lý. Cho chó thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải, như chạy bộ hoặc đơn giản cho chơi đùa ngoài công viên, bãi cỏ thoáng đãng để giải tỏa stress sau thời gian nuôi con.
Hướng Dẫn Cách Nuôi Mèo Con Mới Đẻ Không Có Mẹ
Ghép đàn cho mèo con mất mẹ
Bạn dùng khăn lót ổ, lông của mèo mẹ để bôi vào người mèo con cần được ghép đàn.
Đặt mèo con nhẹ nhàng vào ổ, nên đặt tránh xa đầu mèo mẹ và vuốt ve để tạo sự an tâm cho mèo mẹ.
Hướng dẫn cách nuôi mèo con mới đẻ đúng cách
Dụng cụ cần thiết:
Khăn vải xô/giấy ăn
Lọ thuốc nhỏ mắt hoặc bình sữa cho pet (có thể mua ở của hàng thú y)
Sữa cho mèo (nên chọn sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi) hoặc nếu không có sữa, bạn có thể dùng tạm nước cơm cho mèo uống.
Men tiêu hóa cho động vật và đèn sưởi.
Quy trình pha sữa cho mèo con:
Đầu tiên là bạn pha sữa theo tỉ lệ ghi trên bình, thêm một ít men tiêu hóa. Với men tiêu hóa bạn không nên cho vào khi nước còn nóng bởi sẽ làm giảm tác dụng của men.
Đặt bé mèo nằm sấp, nâng nhẹ phần đầu, ngực rồi nhẹ nhàng đưa bình sữa vào cho mèo con bú. Bóp nhẹ cho sữa tiết ra và cho mèo con liếm.
Với mèo con từ 1-10 ngày tuổi nên cho bú khoảng 30 ml sữa/ngày và mỗi ngày cho bú khoảng 8-10 lần.
Không có một sữa nào có thể thay thế sữa mèo mẹ cho mèo con nên khi bạn cho mèo bú sữa công thức, bạn cũng cần quan tâm xem mèo con có bị chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy không. Trước khi cho mèo con bú, bạn nên dùng khăn lau miệng và lau bụng cho mèo con – đây là cách mà mèo mẹ thường hay áp dụng để kích thích mèo con bú. Khi mèo con bú xong, bạn cũng dùng khăn để lau và vệ sinh miệng mèo.
Giữ ấm cho mèo con mới sinh
Thiết kế ổ mèo
Bạn đặt hộp hoặc chuồng mèo ở nơi yên tĩnh, cách biệt trong ngôi nhà, đó phải là nơi kín gió, ấm áp và tránh xa những vật nuôi khác. Dùng chiếc khăn để lót ổ cho mèo con để giữ ấm cho chúng.
Nếu để mèo con trong hộp thì hãy chừa lỗ thông khí để mèo không ngạt thở. Đối với một bầy mèo con thì bạn không cần tách riêng chúng ra từng hộp, nên để chúng nằm cạnh nhau để giữ ấm và tạo cảm giác thoải mái. Hộp hoặc chuồng cần có đủ không gian để mèo di chuyển xung quanh.
Cách giữ ấm cho mèo con
Những chú mèo con dưới 2 tuần tuổi cơ thể chúng sẽ không tự điều chỉnh nhiệt độ cho nên chúng thường giữ ấm bằng cách rúc vào người mèo mẹ. Bạn có thể giữ ấm cho chúng bằng cách giữ chúng trên đệm nóng được thiết kế dành riêng cho chó con hoặc mèo con.
Lưu ý, tránh đặt mèo con tiếp xúc trực tiếp với miếng đệm vì chúng có thể bị bỏng cục bộ hoặc sốc nhiệt do sức nóng của đệm. Những miếng đệm thông thường sẽ có lớp lông cừu bao phủ nên sẽ không gây vấn đề gì. Nếu bạn tháo vỏ để giặt giũ thì hãy dùng khăn thay thế.
Khi mèo con được hơn 2 tuần tuổi thì bạn có thể cho chúng ra khỏi đệm nếu cảm thấy quá nóng. Nếu bạn không có miếng đệm này thì có thể dùng đèn sưởi để thay thế.
Hướng dẫn cách cho mèo con ăn dặm
Khi mèo con được 1,5 tháng tuổi, bạn có thể cho mèo con học ăn dặm. Thức ăn cho mèo con có thể là cơm trôn thịt, cháo thịt. Lúc này hệ tiêu hóa mèo con còn khá non nớt nên bạn không nên cho mèo ăn cá, tôm và hải sản.
Không nên cho mèo con ăn xương vì có thể gây hóc. Thức ăn cho mèo nên nhai nhỏ trước để bé mèo tập làm quen và ăn dần.
Trong giai đoạn này, mèo con cũng cần được cung cấp cho mình 1 lượng canxi để phát triển. Do đó, bạn đừng quên cho mèo con ăn những thực phẩm giàu canxi như: phô mai, sữa hay tắm nắng vào buổi sáng sớm.
Cách huấn luyện mèo con
Mèo con khi bắt đầu ăn dặm cũng là lúc chúng có thể tiếp thu một vài điều đơn giản.
Khi mèo ăn dặm, chúng cũng bắt đầu đi nặng, thông thường mèo con sẽ đi theo cách và nơi vệ sinh mà mèo mẹ dạy. Bạn có thể dạy mèo các đi vệ sinh trong toilet hoặc chuẩn bị cát, tro, than xỉ đập nhuyễn cho mèo đi vệ sinh.
Nếu dùng cát và than xỉ, bạn nên dùng chậu thấp để mèo con có thể dễ dàng đi vào đó.
Mèo con khi lần đầu tiếp xúc với cát sẽ có biển hiện ăn cát. Bạn nên đánh nhẹ vào miệng, làm như vậy đến khi mèo con không còn hành động như vậy nữa là được.
Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc mèo con
Kích thích mèo con đào tiết chất thải
Trước và sau khi cho mèo con bú sữa thì bạn cần lau sạch sẽ bộ phận sinh dục của chúng bằng nước ấm. Mục đích của việc này là để kích thích mèo con đi vệ sinh bởi vì chúng không thể tự bài tiết chất thải được.
Bạn hãy giữ mèo trong khay vệ sinh và dùng khăn chà xát bộ phận sinh dục và vùng hậu môn của chúng sau mỗi bữa ăn. Thực hiện như vậy cho đến khi chúng tiểu tiện và đại tiện xong.
Khi chà xát, bạn chỉ nên chà theo một hướng, nếu chà qua lại sẽ khiến chúng cảm thấy khó chịu. Không nên dùng bông gòn để chà cho mèo con.
Không cho mèo con sơ sinh đang lạnh bú sữa
Khi mèo con lạnh thì tai hoặc đệm thịt dưới bàn chân của chúng có cảm giác lạnh. Nhiệt độ cơ thể quá thấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng. Khi đó, bạn nên từ từ làm ấm cơ thể chúng bằng cách dùng chăn lông cừu để bọc kín cơ thể, cho tiếp xúc gần với cơ thể bạn, chà xát nhẹ nhàng bằng tay từ 1-2 giờ.
Cẩn thận khi bồng bế
Đối với mèo con mới sinh bạn hãy cẩn thận khi bồng bế vì chúng rất yếu ớt. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì bạn nên dạy trẻ cách bế mèo nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến chúng.
Mèo Mẹ Mới Đẻ Nên Cho Ăn Gì?
Mèo mới đẻ thể trạng, sức khỏe sẽ khác hẳn mèo bình thường, nhu cầu dinh dưỡng của chúng cũng cần được lưu ý kỹ hơn. Để chăm sóc mèo đẻ khỏe mạnh, nhanh hồi phục và lợi sữa, có đủ sữa nuôi con cần chọn loại thức ăn cho mèo mẹ mới đẻ phù hợp.
Khẩu phần ăn tốt cho mèo mới đẻ
Khoa học đã chứng minh, trong bữa ăn của mèo mới đẻ cần có các nhóm chất sau đây để mèo mẹ tiết ra nhiều sữa, đồng thời phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Chất đạm: Chất đạm – protein luôn là thành phần chính trong mọi bữa ăn của mèo, cần được ưu tiên hàng đầu. Chất đạm tới các loại thịt như thịt gà, bò, lợn, vịt và trứng. Trong các sản phẩm thức ăn dành cho mèo đóng hộp sẵn cũng sẽ có protein.
Chất béo: Lượng chất béo mà mèo mới để cần sẽ khác hẳn với giai đoạn trước khi sinh. Mèo cho con bú cần có nhiều chất béo hơn để tăng cường lượng sữa. Cách tốt nhất để bổ sung chất béo cho mèo đẻ là từ sữa.
Chất xơ: Chất xơ rất quan trọng với mèo đẻ. Khi thể trạng cơ thể bị suy yếu, mèo rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn tới một số căn bệnh đường ruột. Mèo mới đẻ để tránh bị bệnh thì cần bổ sung lượng chất xơ phù hợp. Chất xơ có trong các loại thức ăn đóng hộp sẵn, các loại pate xay chung với rau củ quả.
Canxi: Canxi đặc biệt cần thiết, bởi lượng canxi này không chỉ dành cho mèo mẹ mà còn chuyển hóa sang sữa cho mèo con bú. Mèo con rất cần canxi để chúng phát triển hệ xương khỏe, đi lại cứng cáp, tránh bị còi xương, bị liệt. Do đó, bạn cần quan tâm tới canxi trong bữa ăn của mèo mẹ
Vitamin, khoáng chất: Nhóm chất này đóng vai trò giúp tăng cường trao đổi chất cho mèo mẹ, giúp mèo tiêu hóa tốt, chuyển hóa năng lượng tốt, có thể chăm sóc mèo con khỏe mạnh, đồng thời giúp mèo mẹ cảm thấy thoải mái, thư giãn.
Một số loại thực phẩm phù hợp cho mèo mẹ mới đẻ
Royal Canin là thương hiệu thức ăn dành cho chó mèo chất lượng và là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam hiện nay.Ngoài đặc trưng bởi công nghệ sản xuất hiện đại, Royal Canin còn được đánh giá cao bởi quy trình nghiên cứu phát triển chuyên sâu khi cho ra đời rất nhiều dòng sản phẩm thức ăn khác nhau, trong đó phải kể đến dòng Baby Cat dành cho mèo mẹ mới đẻ và mèo con sau sinh.
1/ Thức ăn hạt khô Royal Canin Mother & BabyCat
Đây là loại thức ăn công thức đóng gói sẵn vô cùng tuyệt vời dành cho mèo mẹ đang mang thai và sau khi sinh. Công thức dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng các nhóm chất như chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin, canxi, khoáng chất,… rất tốt cho mèo mẹ. Mèo mẹ nhanh chóng phục hồi, tiết sữa đều, đồng thời có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Được nghiên cứu dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của mèo mẹ đang mang thai và trong quá trình cho con bú. Công thức của ROYAL CANIN MOTHER AND BABYCAT là sự cân bằng tối ưu giữa protein, chất béo và carbohydrate nhằm hỗ trợ ngon miệng và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết.
Hỗ trợ sức khỏe hệ thống miễn dịch
Duy trì sức khoẻ tiêu hóa
Đặc biệt cai sữa dễ dàng
100% dinh dưỡng cân bằng
100% đảm bảo an toàn
ROYAL CANIN MOTHER & BABYCAT được thiết kế dành cho mèo mẹ đang mang thai, trong thời gian cho con bú và mèo con từ 1-4 tháng tuổi.
Bạn không cần mất nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn cho mèo mẹ mới đẻ mà vẫn đảm bảo cung cấp cho mèo một bữa ăn đủ dinh dưỡng, đủ khoái khẩu.
2/Pate Royal Canin Mother & BabyCat
Pate mèo Royal Canin Mother & Babycat giúp hỗ trợ sức khỏe cho mèo mẹ khi mang thai và mèo con bằng cách cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết.
Với mèo con, kết cấu mousse của MOTHER & BABYCAT giúp hỗ trợ quá trình chuyển tiếp sang dạng thức ăn hạt khô.
Công thức của pate phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng tối ưu macronutritional theo bản năng của mèo con.
Ngoài ra, pate còn giúp hỗ trợ sức đề kháng tự nhiên của mèo con.
100% dinh dưỡng hoàn chỉnh và cân bằng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mèo Đẻ Mấy Lứa Một Năm? Có Nên Để Mèo Đẻ Tự Do Không? trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!