Xu Hướng 9/2023 # Mèo Đổi Màu Lông: Thực Hư Về Vấn Đề Kỳ Lạ Này? # Top 15 Xem Nhiều | Viec.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Mèo Đổi Màu Lông: Thực Hư Về Vấn Đề Kỳ Lạ Này? # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mèo Đổi Màu Lông: Thực Hư Về Vấn Đề Kỳ Lạ Này? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mèo Có Bị Đổi Màu Lông Không?

Sự thật về vấn đề mèo có bị đổi màu lông không vẫn còn là một câu hỏi lớn. Song nhiều trường hợp chúng ta đã thấy rằng điều này có thể xảy ra.

Lí Do Mèo Thay Đổi Màu Lông

Nhiệt độ có ảnh hưởng hưởng đến màu lông của mèo

Ở giống mèo Xiêm, Himalaya, và những con mèo phương Đông khác, màu lông mèo được xác định bởi nhiệt độ của da. Da chúng lạnh hơn ở phần thân của cơ thể – chân, đuôi và tai / mặt. Chính vì thế lông trên thân có màu trắng hoặc màu kem và “điểm tối hơn”.Nhiệt độ môi trường nơi mèo ở cũng có thể có tác dụng tương tự.

Dinh dưỡng đóng một vai trò trong màu lông mèo

Nếu chế độ ăn thiếu hụt tyrosine axit amin có thể gây ra màu lông của mèo đen thay đổi từ màu đen sang màu đỏ. Tyrosine là thành phần cần thiết để làm cho melanin – sắc tố tối trong lông mèo, và nếu một con mèo không có đủ tyrosine trong chế độ ăn uống của mình, lông mun của mình có thể phai mờ theo thời gian.

Một số vấn đề khác về dinh dưỡng như thiếu đồng và dư thừa kẽm cũng có thể làm cho lông đen trở nên sáng hơn. Hãy lưu ý để tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi cho mèo bổ sung dinh dưỡng hay có kế hoạch ăn uống như thế nào. Bởi vì thay đổi màu lông cũng có thể chỉ ra nguy cơ mắc bệnh về thận, gan, hoặc bệnh tuyến giáp.

Nhiều trường hợp mèo có màu lông tối có thể bị tẩy trắng dưới ánh mặt trời. Nếu mèo của bạn ở ngoài trời thường xuyên hoặc chọn ở nơi có nhiều nắng trong nhà thì lông của mèo cưng có thể trở nên sáng hơn.

Độ tuổi có thể làm mèo bị đổi màu lông

Khi mèo lớn lên, chúng bắt đầu có “mái tóc màu xám” như con người. Nếu con mèo của bạn có lông màu tối thì sẽ khó nhận ra những sợi bạc. Bộ lông của mèo Xiêm và các giống mèo phương Đông đậm khác cũng tối đen theo tuổi tác. ắt

“Fever Coat” – Hiện Tượng Mèo Con Đổi Màu Lông Khi Lớn

Một hiện tượng vô cùng thú vị và kỳ lạ, mèo đổi màu lông khi lớn – “Fever Coat” đã từng được biết là cảy ra với một chú mèo con bị bỏ rơi được đội cứu hộ tại địa phương giúp đỡ.

Giải thích về hiện tượng kỳ lạ này có thể xảy ra khi mèo mẹ bị sốt trong lúc mang thai. Mèo con sinh ra có thể có màu lông khác với màu lông thật của mình. Chúng thường sẽ có lớp lông xám ánh bạc bao phủ và sẽ thay đổi dàn trong quá trình trưởng thành. Cuối cùng, màu lông bạc sẽ mất dần và trở về với màu lông thực sự của mình.

Hiện tượng này có khả năng xảy ra với những trường hợp khi mèo mẹ bị bệnh hoặc bị stress trong suốt thai kỳ. Fever Coat thường chỉ xảy ra ở các bé mèo con và không hề nguy hiểm đến tính mạng, nó chỉ làm mèo thay đổi màu lông khi chúng trưởng thành. Nghĩa là khi mèo lớn, màu lông thật sẽ xuất hiện.

Những Vấn Đề Về Hô Hấp Ở Chó

Hệ hô hấp có nhiều phần, bao gồm mũi, miệng, cổ họng (họng và thanh quản), khí quản và phổi. Không khí được đẩy qua mũi hoặc miệng và sau đó được đưa xuống phổi, thông qua một quá trình được gọi là hít vào. Trong phổi, oxy được chuyển đến các tế bào hồng cầu. Sau đó các tế bào hồng cầu mang oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Trong khi oxy được chuyển đến các tế bào hồng cầu, CO2 được chuyển từ các tế bào hồng cầu vào khí bên trong phổi. Sau đó nó được chuyển qua mũi hoặc miệng thông qua một quá trình được gọi là thở ra.

Bệnh ở bất kỳ phần nào của hệ thống hô hấp và thậm chí ở các bộ phận khác của cơ thể đều có thể khiến chó bị khó thở. Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến chó thuộc tất cả các giống và lứa tuổi làm nhanh chóng gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu chó của bạn đang gặp vấn đề về hô hấp thì nó nên được đưa đến bác sĩ thú y sớm nhất có thể.

Sự hô hấp và nhịp thở của chó

Phân biệt giữa một con chó đang thở bình thường và một con đang bị khó thở không đơn giản như ta nghĩ. Ở trạng thái nghỉ, những con chó khỏe mạnh sẽ có nhịp thở từ 20 đến 34 lần/phút và chúng không phải sử dụng nhiều sức lực để hô hấp. Tất nhiên, chó có thể thở nhanh hơn hoặc sâu hơn để đáp ứng với các yếu tố bình thường như nhiệt độ ấm, tập thể dục, căng thẳng và phấn khích.

Chủ nuôi nên cảm nhận được những gì là bình thường đối với chó của mình trước khi có vấn đề về sức khỏe xảy ra. Chó của bạn hô hấp như thế nào khi nó đang trong trạng thái nghỉ? Trong khi đi dạo? Sau khi chơi đùa, hoạt động mạnh? Với kiến ​​thức này trong tay, bạn sẽ có thể nhận biết được những thay đổi rất nhỏ trong nhịp thở và khó khăn trong hô hấp của chó trước khi bệnh phát triển.

Các triệu chứng khó thở ở chó

Khó thở (thở nặng nhọc), hô hấp nhanh (thở nhanh), và thở hổn hển bất thường là những loại bất thường phổ biến trong hô hấp gây ảnh hưởng đến chó.

Thở nặng nhọc (Khó thở)

Khi chó phải mất nhiều sức lực để hô hấp hơn những trường hợp bình thường, chúng được cho là đang gặp khó khăn trong hô hấp (bị khó thở). Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

Thành ngực và đôi khi bụng sẽ chuyển động nhiều hơn bình thường khi thở

Có thể lỗ mũi sẽ nở ra khi thở

Hô hấp bằng miệng (nhưng không thở hổn hển)

Khuỷu tay chống ra xa cơ thể khi hô hấp

Cổ và đầu cúi thấp và cúi về phía trước cơ thể (kéo căng ra)

Khó thở có thể xảy ra chủ yếu khi hít vào (khó thở vào), khi thở ra (khó thở ra), hoặc kết hợp cả hai.

Âm thở lớn

Thở nhanh (hô hấp nhanh)

Khi chó thở nhanh hơn những trường hợp bình thường, chúng được cho là đang bị hô hấp nhanh. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

Nhịp thở nhanh hơn bình thường

Miệng có thể ngâm lại hoặc mở ra một phần, nhưng thường không mở rộng như thở hổn hển.

Thở thường nông hơn bình thường.

Thở hổn hển

Thở hổn hển có thể là một cách bình thường để chó tự làm mát mình trong phản ứng với việc tập thể dục hoặc nhiệt độ cao hoặc là dấu hiệu của vấn đề về hô hấp. Thở hổn hển có đặc điểm là:

Thở nhanh

Thường thở nông

Miệng mở to

Thè lưỡi

Một số con chó sẽ xuất hiện kết hợp các vấn đề về hô hấp (ví dụ: khó thở ra và thở nhanh) hoặc các triệu chứng khác, như ho, tùy thuộc vào bệnh nền.

Nguyên nhân gây khó thở ở chó Khó thở

Bệnh về mũi

Các bệnh về cổ họng và khí quản

Vòm miệng quá dài (vòm miệng mềm kéo dài)

Khối u

Vật lạ

Tổn thương khí quản

Bệnh về phổi

Nhiễm trùng (ví dụ: viêm phổi)

Suy tim có dịch trong phổi (phù phổi)

Tim to

Bệnh giun tim

Các bệnh về đường hô hấp nhỏ trong phổi (phế quản và tiểu phế quản)

Nhiễm trùng

Khối u

Dị ứng

Rối loạn viêm (ví dụ: viêm phế quản mãn tính)

Các bệnh trong khoang bao quanh phổi (khoang màng phổi)

Suy tim có dịch quanh phổi (phù phổi)

Tích tụ khí

Tích tụ máu hoặc các chất dịch khác

Khối u

Nhiễm trùng

Các bệnh ở thành ngực

Tổn thương ở thành ngực (chấn thương)

Liệt một phần thành ngực (ví dụ: liệt do bọ ve)

Các bệnh về cơ hoành

Tổn thương cơ hoành (ví dụ, vỡ chấn thương)

Thoát vị bẩm sinh

Các bệnh làm cho bụng bị nén trên cơ hoành

Gan to

Dạ dày chứa đầy khí (chướng bụng đầy hơi)

Dịch trong bụng (cổ chướng)

Thở nhanh

Mức oxy trong máu thấp (giảm oxy huyết)

Lượng hồng cầu thấp (chứng thiếu máu)

Cục máu đông trong mạch máu trong phổi

Các nguyên nhân gây khó thở ở chó cũng có thể dẫn đến thở nhanh

Thở hổn hển

Đau

Lo lắng

Thuốc

Thân nhiệt cao (sốt hoặc khi tập thể dục)

Nhiễm axit chuyển hóa (khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit hoặc không thể loại bỏ nó như bình thường)

Béo phì

Huyết áp cao

Nồng độ hormone tuyến giáp cao

Một số nguyên nhân gây khó thở và thở nhanh ở chó cũng có thể dẫn đến thở hổn hển

Chẩn đoán

Khó thở có thể là trường hợp khẩn cấp gây nguy hiểm đến tính mạng, và bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y sớm nhất có thể. Bạn sẽ cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe trước đây của chó, các triệu chứng khởi phát và các vấn đề có thể có trước tình trạng này. Khi khám bệnh, bác sĩ thú y sẽ quan sát cẩn thận cách chó thở, và sẽ nghe ngực của nó để phát hiện ra những âm thanh cụ thể có thể giúp tìm ra vấn đề của chó. Màu của nướu răng chó cũng sẽ được kiểm tra, vì màu sắc của nướu răng có thể cho biết liệu mức oxy có phù hợp không hoặc liệu chó có số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu) hay không. Bác sĩ thú y có thể cố gắng làm chó ho bằng cách nhấn vào khí quản của nó. Nếu chó bị khó thở nghiêm trọng, bác sĩ thú y sẽ cung cấp oxy cho nó trước khi thực hiện thêm bất kỳ xét nghiệm nào.

Thử nghiệm chẩn đoán ban đầu cho những con chó bị khó thở có thể bao gồm công thức máu, xét nghiệm hóa sinh, kiểm tra phân, phân tích nước tiểu và chụp X quang ngực. Cũng có thể sẽ cần thực hiện các thủ thuật và xét nghiệm bổ sung. Các xét nghiệm, thủ thuật này có thể bao gồm siêu âm hình ảnh, điện tâm đồ, xét nghiệm máu chuyên khoa, phân tích mẫu chất dịch, nội soi mũi hoặc nội soi phế quản (sử dụng một dụng cụ để nhìn vào bên trong mũi hoặc đường hô hấp), phẫu thuật và sinh thiết mô, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của chó.

Điều trị cho chó có vấn đề về hô hấp

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào chẩn đoán cuối cùng mà bác sĩ thú y đưa ra đối với các vấn đề về hô hấp của chó. Nếu vấn đề hô hấp của chó rất nghiêm trọng, nó sẽ cần phải được nhập viện cho đến khi tình trạng hô hấp ổn định. Chó có thể sẽ được cung cấp oxy để hỗ trợ việc hô hấp. Các loại thuốc và thủ thuật cần thiết chó chó sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vấn đề hô hấp. Hoạt động của chó sẽ bị hạn chế cho đến khi vấn đề hô hấp nằm trong tầm kiểm soát.

Giải quyết vấn đề về hô hấp ở chó

Khi chó có thể trở về nhà với bạn, cần phải tuân thủ chặt chẽ các chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Cho chó dùng thuốc theo chỉ dẫn, và theo sát lịch theo dõi sự tiến triển đã có. Bác sĩ thú y có thể sẽ thực hiện lặp lại một số xét nghiệm đã làm trước đây khi chẩn đoán cho chó để biết nó đáp ứng như thế nào với phương pháp điều trị. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, mức độ hoạt động của chó có thể cần phải được giảm xuống.

Tiên lượng vấn đề khó thở cho chó tùy thuộc vào nguyên nhân nền. Nếu bạn thấy bất kỳ thay đổi nào trong cách chó hô hấp, cần phải trao đổi với bác sĩ thú y ngay lập tức.

Những Vấn Đề Về Hô Hấp Ở Mèo

Hệ thống hô hấp có nhiều phần, bao gồm mũi, cổ họng (họng và thanh quản), khí quản và phổi. Không khí đi qua mũi và sau đó được đưa vào phổi, thông qua một quá trình được gọi là hít vào. Trong phổi, oxy được chuyển đến các tế bào hồng cầu. Sau đó các tế bào hồng cầu mang oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể. Đây là một phần của quá trình vật lý của một cơ thể khỏe mạnh.

Trong khi oxy đang được chuyển đến các tế bào hồng cầu, CO2 sẽ được chuyển từ các tế bào hồng cầu vào phổi. Sau đó nó được chuyển qua mũi thông qua một quá trình được gọi là thở ra. Quá trình di chuyển theo chu kỳ này của hơi thở được kiểm soát bởi trung tâm hô hấp trong não và các dây thần kinh ở ngực. Các bệnh ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hoặc trung tâm hô hấp trong não, có thể vấn đề về hô hấp. Thở nặng nhọc hay thở khó khăn được gọi là khó thở, và thở quá nhanh được gọi là hô hấp nhanh (còn gọi là chứng thở nhanh).

Các vấn đề về hô hấp có thể ảnh hưởng đến mèo thuộc bất kỳ giống hoặc lứa tuổi nào, và vấn đề này có thể nhanh chóng gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu mèo của bạn đang gặp vấn đề về hô hấp, thì bạn nên đưa đến bác sĩ thú y sớm nhất có thể.

Các triệu chứng và phân loại

Khó thở (dyspnea)

Bụng và ngực chuyển động khi thở

Có thể lỗ mũi sẽ nở ra khi thở

Hít thở bằng miệng

Hít thở với khuỷu tay chống ra xa cơ thể

Cổ và đầu cúi thấp và cúi về phía trước cơ thể (kéo căng ra)

Vấn đề có thể xảy ra khi hít vào (khó thở vào)

Vấn đề có thể xảy ra khi thở ra (khó thở ra)

Âm thở lớn (thở rít)

Thở nhanh (hô hấp nhanh)

Nhịp thở nhanh hơn bình thường

Thường ngậm miệng

Thở hổn hển

Các triệu chứng khác, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề hô hấp

Nguyên nhân Khó thở

Bệnh về mũi

Các bệnh về cổ họng và phần trên của khí quản

Vòm miệng quá dài (vòm miệng mềm kéo dài)

Khối u

Vật lạ bị mắc kẹt trong cổ họng

Các bệnh về phổi và phần dưới của khí quản

Nhiễm vi khuẩn hoặc virus (viêm phổi)

Suy tim có dịch trong phổi (phù phổi)

Chứng tim to

Nhiễm giun tim

Khối u

Tràn máu vào phổi

Các bệnh về đường hô hấp nhỏ trong phổi (phế quản và tiểu phế quản)

Các bệnh trong khoang ngực phần bao quanh phổi (khoang màng phổi)

Dịch do suy tim

Khí (tràn khí màng phổi)

Máu trong ngực (tràn máu màng phổi)

Khối u ở ngực

Các bệnh ở thành ngực

Tổn thương ở thành ngực (chấn thương)

Độc tố do bọ ve cắn làm tê liệt thành ngực

Độc tố botulinum làm tê liệt ngực

Các bệnh làm bụng to hoặc chướng

Gan to

Dạ dày chứa đầy khí (chướng bụng đầy hơi)

Dịch trong bụng (cổ chướng)

Thở nhanh

Mức oxy trong máu thấp (giảm oxy huyết)

Lượng hồng cầu thấp (chứng thiếu máu)

Hen suyễn

Dịch trong phổi do suy tim (phù phổi)

Dịch trong khoang ngực phần xung quanh phổi (tràn dịch màng phổi)

Tràn máu vào phổi

Khối u

Thở hổn hển Chẩn đoán

Nếu mèo của bạn khó thở thì đây có thể là trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng. Cần phải mang mèo đến bác sĩ thú y sớm nhất có thể. Bạn sẽ cần phải cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe trước đây của mèo, các triệu chứng khởi phát và các vấn đề xảy ra trước tình trạng này. Khi khám bệnh, bác sĩ thú y sẽ quan sát cẩn thận cách mèo thở, và sẽ nghe ngực của mèo để xem có tiếng thở tim hoặc dịch trong phổi không. Màu của nướu răng mèo cũng sẽ được kiểm tra cẩn thận vì màu sắc của nướu răng có thể cho biết liệu oxy có được chuyển đến các cơ quan (giảm oxy huyết) một cách hiệu quả hay không, hoặc có số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu) hay không. Bác sĩ thú y có thể cố gắng làm cho con mèo ho bằng cách nhấn vào khí quản của nó. Nếu mèo bị khó thở nghiêm trọng, bác sĩ thú y sẽ cung cấp oxy cho mèo để giúp nó hô hấp trước khi thực hiện thêm bất kỳ xét nghiệm nào.

Các xét nghiệm chuẩn bao gồm công thức máu, xét nghiệm hóa sinh và phân tích nước tiểu. Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ thú y xác định xem mèo có bị nhiễm trùng hay có số lượng hồng cầu thấp hay không. Chúng cũng sẽ cho biết cơ quan nội tạng của mèo có hoạt động bình thường hay không. Bác sĩ thú y cũng sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra lượng oxy và CO2 trong máu của mèo. Điều này sẽ giúp xác định mức độ khó thở của mèo và để biết vấn đề nằm ở phổi hay ở vị trí khác trong ngực. Bác sĩ thú y cũng có thể lấy máu để xét nghiệm giun tim. Các công cụ chẩn đoán khác có thể sẽ được sử dụng là chụp X quang và siêu âm hình ảnh ngực, cả hai đều để kiểm tra tình trạng tim to, có thể dẫn đến suy tim, và để xem phổi có bình thường hay không. Cấu trúc bên trong của bụng cũng có thể được kiểm tra bằng phương pháp này. Nếu có dấu hiệu dịch tích tụ trong ngực, phổi hoặc bụng, một phần dịch đó sẽ được lấy ra để phân tích.

Nếu mèo có dấu hiệu của vấn đề về tim, bác sĩ thú y cũng có thể yêu cầu ECG (điện tâm đồ) để đo nhịp tim và hoạt động điện tim, cả hai đều xác định khả năng hoạt động bình thường của tim. Nếu vấn đề của mèo nằm ở mũi hoặc đường hô hấp, một thiết bị ghi hình nhỏ được gọi là máy nội soi có thể được sử dụng để quan sát kỹ hơn các khu vực này. Những thủ thuật này lần lượt được gọi là nội soi mũi và nội soi phế quản. Khi bác sĩ thú y kiểm tra cho mèo bằng nội soi, các mẫu dịch và tế bào có thể được lấy ra để phân tích sinh thiết.

Điều trị

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào chẩn đoán cuối cùng mà bác sĩ thú y đưa ra đối với các vấn đề về hô hấp của mèo. Hầu hết các vấn đề hô hấp yêu cầu phải nhập viện cho đến khi tình trạng không có khả năng hô hấp đủ oxy được chữa khỏi. Mèo sẽ được cung cấp oxy để có thể hít thở và đưa oxy đến các cơ quan, và có thể sẽ phải dùng thuốc, bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch (IV) để giúp thú cưng hô hấp. Loại thuốc được kê sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra vấn đề hô hấp. Hoạt động của mèo sẽ bị hạn chế cho đến khi vấn đề hô hấp được giải quyết hoặc có nhiều tiến triển tốt. Nghỉ ngơi trong chuồng có thể là một lựa chọn nếu bạn không có cách nào khác để hạn chế chuyển động của mèo, và bảo vệ mèo khỏi các vật nuôi khác hoặc trẻ em đang hoạt động là một phần quan trọng trong quá trình hồi phục.

Chăm sóc

Khi mèo có thể trở về nhà với bạn, cần phải tuân thủ chặt chẽ các chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Cho mèo dùng thuốc theo chỉ dẫn, và thực hiện theo lịch theo dõi sự tiến triển do bác sĩ thú y đặt ra. Bác sĩ thú y sẽ thực hiện lặp lại các xét nghiệm đã làm trước đó khi chẩn đoán thú cưng: công thức máu, xét nghiệm hóa sinh và chụp X-quang ngực. Tất cả đều quan trọng để biết được mèo đáp ứng với việc điều trị như thế nào.

Tùy thuộc vào vấn đề của mèo, mức độ hoạt động của nó có thể cần phải được giảm xuống trong suốt phần đời còn lại. Mèo có thể sẽ cần phải dùng thuốc trong suốt phần đời còn lại. Nếu bạn thấy bất kỳ thay đổi nào trong cách mèo hô hấp, cần phải trao đổi với bác sĩ thú y ngay lập tức.

Những Vấn Đề Về Da Ở Mèo

Những vấn đề về da ở mèo

Nếu những tư thế đường hoàng trang nghiêm của mèo yêu nay được thay thế bằng việc chúng gãi và liếm liên tục, có thể mèo đã gặp phải một vấn đề nào đó về da. Mèo dễ bị nhiễm trùng da, ký sinh trùng, dị ứng, và rất nhiều vấn đề về da khác mà ta rất thường hay gặp ở con người. Bài viết sau đây đã biên soạn hình ảnh về những vấn đề về da mèo thường hay gặp nhất.

Nổi mụn trứng cá

Mèo có thể không phải lo lắng về thảm họa sau một buổi tiệc thâu đêm suốt sáng, nhưng chúng cũng có thể nổi mụn. Mụn trứng cá ở mèo thường xuất hiện ở trên hay các vị trí xung quanh cằm mèo. Nguyên nhân có thể do căng thẳng, mèo ít được chải chuốt, dị ứng với thuốc, tình trạng lớp biểu bì da, hay thậm chí là bát nhựa đựng thức ăn và nước cho mèo. Bác sĩ thú y của bạn có thể đề nghị bạn mua một loại dầu tắm hoặc gel đặc hiệu để tẩy rửa sạch những nơi bị mụn, hoặc bạn sẽ phải mua thuốc kháng sinh nếu mụn đi kèm với nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn

Trong rất nhiều trường hợp, nhiễm trùng da do vi khuẩn phát triển như một hệ quả của vấn đề khác ở da. Ví dụ như mụn trứng cá ở mèo có thể khiến nang lông của mèo dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến viêm nang lông. Mặc dù có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn, nhưng điều quan trọng là phải giải quyết hết tất cả những vấn đề về da tiềm ẩn nhằm ngăn chặn những vấn đề này có thể tái phát.

Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men được gây ra bởi một loại nấm và cũng có nhiều khả năng chúng nảy sinh do một bệnh khác ở mèo. Tai là một trong những nơi dễ bị nhiễm trùng nấm men nhất trên cơ thể mèo. Dấu hiệu khi mèo đã bị nhiễm trùng nấm men có thể bao gồm mủ đen hay vàng, tai có những vết đỏ, mèo gãi tai liên tục không dứt. Sử dụng thuốc kháng nấm là một trong những cách tốt nhất điều trị nhiễm trùng nấm men, nhưng bạn phải chắc chắn mang mèo cưng đến bác sĩ thú y để chuẩn đoán trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào lên mèo.

Bệnh ecpet mảng tròn

Ecpet mảng tròn là một loại nấm khác có thể gây tổn thương cho da mèo, đặc biệt khi chúng dưới 1 năm tuổi. Căn bệnh này có thể thương tổn trên đầu, tai, và chi trước của mèo. Vùng da xung quanh những thương tổn này thường bị bong ra từng mảng và không thể mọc lông. Bệnh ecpect mảng tròn rất dễ lây lan và có thể lây lan ra các vật nuôi khác, cũng như lây qua người trong nhà. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng có thể bao gồm dầu gội đặc trị, thuốc mỡ để bôi, hay thuốc uống.

Nấm sâu Sporotrichosis

Dù Sporotrichosis – một loại nấm khác hiếm gặp – chỉ gây ra những thương tổn nhỏ và cứng, chúng có thể gây rỉ mủ. Nấm sâu Sporotrichosis được cho là một mối quan tâm sức khỏe của cộng đồng bởi các loại nấm thường hay lây lan từ mèo sang người. Những người có hệ thống miễn dịch yếu thường rất dễ bị nhiễm nấm. Vì những lý do này, những con mèo bị nhiễm nấm sâu Sporotrichosis cần được điều trị kịp thời, cũng như người chăm sóc mèo phải hết sức cẩn thận và tỉ mỉ vấn đề vệ sinh để tránh lây lan bệnh.

Viêm da dị ứng

Mèo có thể có những phản ứng dị ứng với những sản phẩm chải chuốt làm đẹp, thực phẩm, và các chất kích thích từ môi trường như phấn hoa hay những vết cắn của bọ chét. Gãi đầu hay cổ là những triệu chứng phổ biến của dị ứng thực phẩm. Các triệu chứng của dị ứng khác bao gồm cắn chân, cắn đuôi hay gãi tai. Dị ứng có thể gây ra rụng lông hay tổn thương da ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể mèo, bao gồm cả bụng. Có rất nhiều phương pháp điều trị làm dịu ngứa da do dị ứng. Tuy nhiên, việc tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng vẫn là biện pháp tốt nhất cho vấn đề này.

Rụng lông từng mảng

Nếu bạn sống với mèo, bạn phải học cách đối mặt với việc nhìn thấy lông mèo rụng đầy trên chiếc áo len yêu thích của mình. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mèo cưng đang rụng lông nhiều hơn bình thường hay xuất hiện những mảng da không có lông mọc, hãy đến gặp bác sĩ thú y của bạn càng sớm càng tốt. Việc rụng lông bất bình thường có thể là một dấu hiệu cảnh báo một số bệnh tật, cũng như bọ chét, căng thẳng, dị ứng, hay suy dinh dưỡng.

Bọ chét

Ý nghĩ về việc có một loại con trùng nhỏ bé sống nhờ vào máu mèo cưng của bạn có thể khiến bạn rùng mình. Tuy nhiên, bọ chét là một vấn đề về da rất phổ biến ở mèo. Bạn có thể tìm thấy chúng hay phân của chúng trên bộ lông mèo, đặc biệt ở các vị trí lông nhạt màu. Các dấu hiệu khác chứng tỏ mèo của bạn đang bị bọ chét bao gồm gãi liên tục, xuất hiện những thương tổn về da có vỏ cứng, lông mỏng ở phần đuôi mèo. Để diệt trừ bọ chét, bạn sẽ vừa điều trị cho mèo cưng, vừa khử sạch nội thất, giường, chăn, nệm. Quy trình ngăn ngừa bọ chét hàng tháng là tiêu chuẩn vàng để kiểm soát vấn đề này. Việc làm này không chỉ loại trừ được bỏ chét trên cơ thể mèo cưng mà bọ chét sống trong nhà bạn cũng sẽ dần dần được diệt trừ bởi chúng sẽ không thể sinh sản được nữa. Hãy điều trị bọ chét cho tất cả vật nuôi trong nhà để công việc này đạt hiệu quả tối ưu.

Ve tai

Ve tai là một loại ký sinh trùng nhỏ thích sống trong sáp và dầu ở bên trong tai mèo. Khi chúng ăn những thứ ở tai mèo như vậy, chúng có thể gây viêm nhiễm dẫn đến nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng tai rât nghiêm trọng. Dấu hiệu khi mèo bị nhiễm ve tai bao gồm gãi tai quá nhiều, hay lắc đầu, có mùi nồng và một chất thải tối màu từ trong tai mèo. Hãy nghĩ ngay đến ve tai khi cả hai tai mèo đều bị ảnh hưởng. Bạn có thể điều trị ve tai bằng các sản phẩm chuyên dụng theo chỉ định của bác sĩ thú y.

Rận

Rận là một loại ký sinh trùng xuất hiện khi da bị khô. Chúng được tìm thấy ở những con mèo con ít được quan tâm và thường không được chú ý. Một cuộc công phá lớn của rận có thể dẫn đến việc mèo gãi nhiều, thao thức, bồn chồn, những dấu hiệu bất thường ở bộ lông mèo, và rụng lông. Cũng giống như ve, bạn có thể điều trị rận bằng những phương pháp đặc trị. Vì rận là loài chỉ sống trên một số sinh vật nhất định, bạn sẽ không phải lo lắng việc rận sẽ lây từ mèo sang bạn.

Lông đuôi thưa

Còn được gọi là tăng sản tuyến ở đuôi, lông đuôi thưa dùng để chỉ những tuyến hoạt động quá mức trên đuôi mèo. Các tuyến này sản xuất ra các chất bài tiết dạng sáp dẫn đến việc rụng lông và những thương tổn cứng giòn. Trong những trường hợp nặng, tình trạng này sẽ khiến cho đuôi dễ bị nhiễm trùng vi khuẩn. Việc thiến mèo có thể loại bỏ được vấn đề này ở những con mèo đực. Một vài phương phá điều trị khác bao gồm chăm chải đuôi và sử dụng dầu tắm có công thức đặc trị.

U hạch ái toan

Nếu mèo của bạn có những vết loét lan rộng ra hay những thương tổn ở mũi và môi, nó có thể đang bị một loại phản ứng dị ứng mang tên u hạch ái toan. Phản ứng này có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất ở mặt, miếng đệm lót dưới bàn chân và đùi. Đôi khi nguyên nhân của những thương tổn đó có thể là do dị ứng thức ăn hay bọ chét, tuy nhiên, những tổn thương này có thể dẫn đến việc da mèo bị nhiễm trùng vi khuẩn. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.

U da

Một khối u trên da mèo không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh ung thư. Tuy nhiên, bạn cũng cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để chuẩn đoán bệnh. Những con mèo già và những con mèo có đầu và tai trắng đặc biệt rất dễ bị ung thư da. Để xác nhận một chuẩn đoán cho căn bệnh ung thư, việc sinh thiết là điều nên làm. Nếu đó chỉ là một cái u nhỏ, bác sĩ thú y sẽ khuyên bạn nên cắt bỏ nó hoàn toàn. Đối với những khối u chưa lan rộng, đây có thể là việc điều trị cần thiết duy nhất.

Da khô và bong ra từng mảng

Như con người, da mèo cũng có thể bị khô và bong ra từng mảng vào mùa đông. Thông thường, đây không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên mang mèo cưng đến bác sĩ thú y để chuẩn đoán. Gàu dai dẳng có thể là một dấu hiệu của suy dinh dưỡng, chải chuốt làm đẹp không đủ, hay một bệnh nào đó ở bên trong. Dầu tắm đặc trị và các loại thuốc bổ sung axit béo omega-3 có thể giúp điều trị gàu ở mèo.

Chải chuốt theo cách miễn cưỡng

Mèo được biết đến như một loài động vật chải chuốt khó tính, nhưng thỉnh thoảng chúng cũng hay lạm dụng nó. Việc miễn cưỡng liếm, nhai, hay nút da có thể dẫn đến kích ứng, nhiễm trùng, và lông thưa (một tình trạng được gọi là rụng lông tâm lý). Mèo có thể bắt buộc phải chải chuốt để phản ứng lại tình trạng căng thẳng, ví dụ như chuyển sang một ngôi nhà mới, nhưng cũng có thể lạm dụng việc chải chuốt do bởi một vấn đề y khoa nào đó như viêm xương khớp. Nếu những điều ở trên mô tả đúng về tình trạng hiện có ở mèo cưng của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y về những phương pháp làm giảm căng thẳng và thay đổi hành vi ở mèo.

Khi nào cần đưa mèo cưng đến bác sĩ thú y?

Hãy kiểm tra cùng bác sĩ thú y của bạn càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự kỳ quặc nào trên da mèo – những đốm lớn da bị bong tróc, mở rộng, đỏ, và không thể mọc được lông. Ngay cả khi da mèo nhìn bề ngoài có vẻ tốt, bạn vẫn nên đưa mèo đi khám nếu nó gãi, liếm hay thậm chí tự cắn cơ thể quá mức.

13 Vấn Đề Nên Biết Về Sinh Sản Ở Mèo

1. Ở tuổi nào mèo cái bắt đầu động dục?

Mèo cái có biểu hiện động dục đặc trưng khi chúng khoảng 2,3 – 3,2 kg, hoặc giữa 5 đến 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mèo 4 tháng tuổi đã động dục và mang thai. Thêm nữa, mèo lai giữa mèo lông dài và mèo lông ngắn thì quá trình động dục có thể đến sớm hơn mèo thuần chủng, và mèo được thả tự do thì động dục sớm hơn mèo được nuôi giữ trong nhà.

2. Thời gian động dục của mèo là bao lâu?

Thời gian động dục khác nhau ở từng cá thể mèo nhưng trung bình thường kéo dài 7 ngày, cũng có thể là 21 ngày. Nếu mèo cái không gặp được mèo đực và không mang thai thì nó có thể động dục trở lại, với chỉ một thời gian ngắn không động dục 2 ngày giữa các lần động dục.

3. Tuổi mèo có thể mang bầu?

Một con mèo cái có thể mang thai ngay khi nó thành thục- có thể ngay khi 4 tháng tuổi.

4. Mèo cái có thể mang bầu vào thời gian nào trong năm?

Trong khi hoạt động sinh sản và mang thai phần lớn vào mùa xuân, thì mèo cái có thể mang thai vào bất kì thời gian nào trong năm, đặc biệt là ở khi hậu ôn hoà, ấm áp.

5. Thời gian thai kì của mèo cái.

Từ 56 – 71 ngày, trung bình kéo dài khoảng 67 ngày.

6. Mèo cái có thể đẻ bao nhiêu lứa trong một năm?

Khoảng 3 – 4 lứa trong một năm.

7. Số mèo con trung bình được sinh ra trong một lứa?

Đối với mèo thả tự do, số con trung bình trong một lứa có lẽ xoay quanh con số 3 nhưng nó thường có thể lên tới 6 hoặc nhiều hơn.

8. Mèo có thể mang thai trong khi chúng đang chăm sóc con? 

Vâng, hoàn toàn có thể, đó là điểm đặc trưng ở loài mèo. Khi mèo đẻ con sau 1 đến 2 tháng thì nó có thể động dục trở lại, và nó có thể dễ dàng mang thai trong thời gian này. Một vài mèo có thể trở lại động dục và mang thai rất sớm: sau khi đẻ 1 tuần.

9. Có thể triệt sản mèo cái khi chúng đang chăm sóc con?

Mèo được triệt sản khi nó đang chăm sóc con thì sữa vẫn được tiết ra cho con của nó. Một số bác sĩ thú y thích làm việc này sau khi mèo con đã được cai sữa bởi vì trong thời gian nuôi con thì tuyến vú phát triển nó có thể làm cho phẫu thuật trở nên khó khăn hơn.

Nếu một con mèo cái được giữ trong nhà cách ly với tất cả sự nhòm ngó của các mèo đực, thì có thể đợi đến khi mèo con đã cai sữa trước khi triệt sản mèo mẹ. Nếu không thể giữ cách ly chúng khỏi mèo đực trong khi nó đang chăm sóc con được thì nó sẽ được triệt sản càng sớm càng tốt. Nhanh chóng cho nó trở lại với con của nó sau khi phẫu thuật.

10. Ở tuổi nào thì mèo ngừng sinh sản dù không triệt sản?

Không giống như người, mèo không trải qua thời kì “mãn kinh”. Sự sinh sản của mèo có thể giảm theo thời gian.

11. Có thể nuôi chung các con mèo cùng một lứa và sinh sản không? Điều này có ảnh hưởng gì tới vấn đề sinh sản ở mèo sau này không?

Việc phối cận huyết có thể cho ra những chú mèo con bị dị tật, lí do là mèo đực và mèo cái đẻ cùng một lứa là những con vật cùng một nhà nên phải triệt sản, triệt sản khi chúng khoảng 4 tháng tuổi.

12. Tôi sẽ để cho mèo cái nhà tôi đẻ một lứa rồi mới triệt sản được không? 

Không, cái đó hoàn toàn không có lợi ích gì cho mèo trong việc này. Triệt sản trước khi mèo đẻ lứa đầu tiên, hoặc tốt nhất là triệt sản trước khi nó động dục lần đầu tiên là dễ và an toàn hơn. Gần đây có ý kiến cho rằng, triệt sản cho mèo trước 6 tháng tuổi có thể có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư vú cho mèo.

13. Nếu mèo của tôi đang có chửa thì có thể triệt sản cho nó không?

Triệt sản cho mèo khi chúng đang có bầu thì sẽ khó hơn rất nhiều khi chúng đang không có bầu. Nhưng sẽ là tốt hơn khi bạn không muốn cho những con mèo con được sinh ra; và góp phần vào vấn đề số lượng mèo quá nhiều.

Tại Sao Màu Lông Mèo Của Tôi Thay Đổi

Con mèo của bạn có thay đổi màu lông không? Một con mèo có vẻ lạ khi thay đổi màu lông, đặc biệt nếu nó đã trưởng thành và có màu giống như vậy trong nhiều năm. Bởi vì điều này, rất dễ sợ hãi và nghĩ rằng bạn có thể bị bệnh. Tất nhiên, như với bất kỳ thay đổi nào khác trong bộ lông của chúng tôi, cần phải đưa nó đến bác sĩ thú y. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng có một số nguyên nhân có thể, và không phải tất cả đều chỉ ra bệnh, chẳng hạn như di truyền, tác động của mặt trời lên áo khoác, căng thẳng hoặc tuổi tác, trong số những lý do khác.

Chúng tôi muốn giúp bạn chăm sóc mèo và, về điều này, tiếp theo chúng tôi tiết lộ câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi của bạn về ” tại sao con mèo của tôi thay đổi màu lông? “

Nguyên nhân thay đổi màu lông ở mèo

Sự thay đổi màu sắc trên lông của mèo là một cái gì đó thường xuyên hơn chúng ta có thể tưởng tượng và những lý do có thể rất đa dạng. Vì vậy, điều cần thiết là, trước khi có sự thay đổi về thể chất như thế này, chúng tôi đưa con vật đến bác sĩ thú y để đảm bảo nó ổn hoặc tìm ra vấn đề và cách điều trị tốt nhất. Đây là những lý do chính tại sao con mèo của bạn thay đổi màu lông :

Di truyền học

Lão hóa

Căng thẳng

Bên mặt trời

Các vấn đề về tóc ảnh hưởng đến chu kỳ tăng trưởng của bạn và làm suy yếu nó

Bệnh bạch biến và rụng tóc

Thiếu tyrosine

Di truyền học

Lý do thường xuyên nhất cho sự thay đổi màu sắc này ở mèo là do di truyền của mỗi người. Có những giống chó có màu sắc khác nhau khi trưởng thành, vì vậy con mèo của bạn là một trong những giống chó này hoặc có một hỗn hợp, có thể khi bạn khoảng nửa tuổi, bắt đầu thay đổi nó.

Trên thực tế, tất cả mèo con đều có lông khác với con trưởng thành, vì nó mềm hơn, cung cấp nhiều lông hơn và có thể có màu khác nhau, ví dụ, có màu đen khi còn nhỏ và phát triển thành màu xám hoặc ngược lại. Nhưng ở tuổi nào thì mèo thay đổi màu lông? Cụ thể, lông mèo con này kéo dài đến khoảng 5 tháng và sự thay đổi thành lông mèo trưởng thành có thể kéo dài đến một tuổi.

Do đó, có tính đến việc mèo thay đổi màu sắc khi chúng lớn lên nếu di truyền của chúng bị đánh dấu và thường là khoảng nửa năm của cuộc đời, hãy suy nghĩ nếu bộ lông của bạn phù hợp với nguyên nhân này và, nếu nó không có triệu chứng của những thứ khác hoặc những thay đổi khác, bạn không nên lo lắng.

Lão hóa

Sự thay đổi màu sắc của lông không chỉ làm từ nhỏ sang trưởng thành, mà giống như con người và những con vật còn lại, khi chúng già đi, chúng cũng thay đổi màu sắc, bởi vì lông màu xám xuất hiện. Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của tuổi già ở mèo. Bạn có thể thấy rằng các vùng lông của bạn xuất hiện với nhiều lông màu trắng hoặc xám hơn, nhìn tốt ở mặt và ngực, hai vùng mà chúng có xu hướng mọc nhiều màu xám hơn.

Ví dụ, thông thường một con mèo đen thay đổi màu sắc, trở nên xám hơn và thậm chí với các khu vực trắng hơn. Ngoài ra, những sợi lông dài và trắng có thể xuất hiện, ngoài những sợi bạn đã có.

Căng thẳng ở mèo

Lo lắng và căng thẳng là những yếu tố làm thay đổi toàn bộ sinh vật, cả ở mèo và ở bất kỳ sinh vật nào khác. Thông thường, căng thẳng sẽ rụng nhiều tóc hơn và thay đổi nội tiết tố tạo ra những thay đổi trong tông màu của bộ lông, luôn trở thành một mái tóc nhẹ hơn . Ngoài ra, nếu căng thẳng là những vùng tóc trắng rất mạnh, có màu xám, có thể xuất hiện.

Nếu bạn nghi ngờ rằng con mèo của bạn bị căng thẳng hãy cố gắng phát hiện lý do và thay đổi nó càng sớm càng tốt nếu có thể, nhưng hãy đến bác sĩ thú y để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Một số lý do gây căng thẳng mạnh mẽ ở mèo là sự thay đổi, sự xuất hiện của nhiều động vật hoặc người ở nhà và tiếng ồn lớn và liên tục.

Bên mặt trời

Nếu con mèo của bạn dành nhiều thời gian dưới ánh mặt trời, lông của bạn sẽ sáng lên, có thể ở một số khu vực nhiều hơn ở những nơi khác. Ví dụ, thông thường, mèo đen chuyển sang tông màu đỏ hoặc nâu hơn.

Nếu chúng ta suy nghĩ về nó một cách cẩn thận, đó là điều cũng xảy ra với mọi người. Điều này xảy ra bởi vì ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến cấu trúc của tóc không chỉ có thể thay đổi tông màu mà còn làm khô và làm cho nó yếu đi, với điều kiện là nó thừa ánh sáng mặt trời.

Vấn đề trong chu kỳ tăng trưởng tóc

Có lẽ con mèo có một vấn đề làm chậm sự phát triển chính xác của bộ lông. Việc triệt tiêu chu kỳ tóc có thể tạo ra sự thay đổi màu sắc của nó. Trong trường hợp này, con vật không xua đuổi lông tốt khi chu kỳ kết thúc và nó vẫn già, yếu và có màu xỉn, có thể là một thứ gì đó nhẹ hơn so với thông thường,

Điều cần thiết là nếu bạn thấy rằng con mèo của bạn không di chuyển tốt bộ lông và nó vẫn già và tắt bạn đưa nó đến bác sĩ thú y. Điều này sẽ phải thực hiện các xét nghiệm, chẳng hạn như đo ba màu để kiểm tra tình trạng của tóc và phát hiện vấn đề và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Một số nguyên nhân để điều trị có thể là suy dinh dưỡng, thiếu bất kỳ vitamin, khoáng chất hoặc protein, hoặc một số bệnh hệ thống, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Bệnh bạch biến và rụng tóc

Mặt khác, một vấn đề khác ở tóc là alpecia areata hoặc alopecia nằm ở một phần của cơ thể. Điều này chủ yếu được phát hiện bởi các khu vực bị cô lập, nơi có ít lông hoặc không còn ở đó, nhưng một dấu hiệu khác là sự thay đổi màu sắc của lông xung quanh hoặc tổng quát, mặc dù dấu hiệu cuối cùng này ít gặp hơn.

Thiếu tyrosine

Tyrosine là một axit amin can thiệp vào việc tạo ra melanin, tạo màu cho da và lông. Bởi vì điều này, việc thiếu tyrosine có thể gây ra sự thay đổi màu lông của mèo . Thường xuyên nhất là các trường hợp trong đó nó chuyển từ đen sang nâu hoặc đỏ.

Mặc dù vấn đề này phổ biến ở chó hơn ở mèo, nhưng cần có chuyên gia thú y kiểm tra sức khỏe của mèo, bởi vì nếu đó là vấn đề này, nó có thể dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng hơn là thay đổi tông màu đơn giản trên lông.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mèo Đổi Màu Lông: Thực Hư Về Vấn Đề Kỳ Lạ Này? trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!