Bạn đang xem bài viết Mèo Rụng Lông Nhiều Xử Lý Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mèo thường bị rụng lông vào khoảng 1-2 lần trong năm để thay lông mới. Quá trình này kéo dài từ một đến hai tháng và bộ lông mới đẹp hơn cũng sẽ lập tức mọc lại ngay. Đó là trường hợp rụng lông tự nhiên, còn nguy hiểm hơn nữa là mèo rụng lông do bệnh gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của chủ nuôi. Vậy mèo rụng lông nhiều nên xử lý như thế nào?
Mèo rụng lông nhiều do thay lông tự nhiên
Tùy từng giống mèo, có những giống mèo bị rụng lông liên tục và rụng nhiều trong quá trình thay lông, và cũng có giống mèo lại ít lông rụng hơn.
Mèo thay lông tự nhiên khoảng hai lần mỗi năm: – Mùa xuân mèo thay lông nhằm trút bỏ bộ lông cũ nặng nề. – Mùa thu mèo thay lông để có lớp áo mới ấm áp cho mùa đông. – Vào mùa hè và mùa đông thì mèo không rụng lông.
Mèo thay lông giúp:
– Thích khi với sự thay đổi của thời tiết. – Thay đổi bộ lông đẹp hơn – Loại bỏ lông chết khỏi cơ thể, phòng ngừa căn bệnh viêm da. – Là biểu hiện sức khỏe tốt, vì mèo ốm sẽ không rụng lông.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mèo thay lông
Thời gian mèo tiếp xúc với ánh mặt trời: Mèo tiếp xúc càng nhiều với ánh mặt trời thì càng rụng lông đều hơn và đúng thời điểm hơn.
Điều kiện nuôi nhốt: Mèo nuôi nhốt trong nhà không được tiếp xúc với ánh mặt trời có thể rụng lông liên tục nhưng lượng lông bị rụng ít hơn mèo sống ngoài trời.
Cũng có một số trường hợp mèo bị rụng lông liên tục, đặc biệt là khi chúng sống trong gia đình dưới máy điều hòa mát mẻ vào mùa hè và nhiệt nhân tạo từ máy sưởi vào mùa đông. Điều này khiến hệ thống tự bảo vệ của mèo trở nên nhiễu loạn khiến chúng bị rụng lông liên tục.
Do giống mèo: Các giống mèo khác nhau có thời gian rụng lông và lượng lông rụng xuống khác nhau. Và cũng có giống mèo không rụng lông.
Ví dụ giống mèo lông ngắn một lớp như mèo Xiêm, mèo Miến Điện rụng lông rất ít, mèo lông xoắn như Cornish Rex cũng rụng lông rất ít. Trong khi mèo Sphynx thì không có lông để mà rụng.
Các giống mèo lông ngắn nhưng dày đặc như mèo Mỹ, Anh Lông Ngắn, hay Tai Cụp Scottish Fold thì rụng nhiều lông và đều đặn hơn. Còn các giống Mèo lông dài như Mỹ lông dài Maine coon hoặc Mèo Ba Tư, Ragdoll là những giống mèo rụng lông rõ ràng và rụng nhiều hơn
Các nguyên nhân khác khiến mèo bị rụng lông không phải do rụng lông tự nhiên
1. Mèo bị mất cân bằng nội tiết tố khi đang cho con bú
Mất cân bằng nội tiết tố không chỉ có ở người mà mọi động vật có vú từ khi mang thai đến sinh nở đều có rối loạn trong cơ thể mà cụ thể là các hóc môn tiết ra thay đổi khiến chức năng cơ thể không ổn định. Nếu mèo đang cho con bú nếu bị rụng lông thì quá trình thay lông sẽ tự hết khi mèo không phải chăm con nữa.
Ngoài ra, mèo đực sau khi bị thiến hoặc mèo cái sau khi triệt sản có thể cũng bị mất cân bằng nội tiết dẫn đến bị rụng lông.
2. Mèo rụng lông nhiều do ảnh hưởng của thuốc
Có nhiều thuốc gây tác dụng phụ rụng lông, mất lông, ví dụ hooc-môn chữa viêm và dị ứng Cortisone. Khi mèo tiếp xúc với liều cao hooc-môn Cortisone liên tục trong thời gian dài sẽ bị rụng lông nhiều.
3. Mèo rụng lông nhiều do bị bệnh rụng lông
Mèo rụng lông bất thường hay do bệnh có biểu hiện lông rụng thành từng mảng lớn, mảng nhỏ dẫn đến xuất hiện nhiều mảng trụi lông nhưng cũng có thể rụng lông trên toàn cơ thể. Các dấu hiệu nhận thấy mèo rụng lông do bệnh:
Mèo ngứa và gãi liên tục.
Biếng ăn, ăn kém hoặc bỏ ăn.
Giảm cân.
Mèo nằm một chỗ nhiều hơn, ít chạy nhảy đùa nghịch, thiếu năng động
Các bệnh gây ra khiến mèo rụng nhiều lông:
Mèo rụng lông do dị ứng dẫn đến liếm lông quá nhiều
Mèo bị bọ chét, ve, ghẻ và chấy rận khiến chúng bị ngứa và kích thích và nỗ lực tự liếm láp, làm vệ sinh quá thường xuyên để giảm ngứa. Thế nhưng vì mèo liếm lông quá nhiều, lưỡi chúng có thể tự nhổ đứt lông ra. Khi lông đứt gãy, bị nhổ ra nhiều hơn mức cơ thể kịp thay thế dẫn đến mèo bị trụi từng mảng lông nhỏ hoặc một khu vực cố định. Hoặc cũng có thể mèo liếm lông nhiều do tổn thương da, các tuyến thần kinh trên da,
Ngoài ra mèo còn liếm lông nhiều khi bị stress / lo lắng, cảm thấy bị đe dọa quá mức hoặc bị tổn thương cơ thể do gãy xương, chảy máu, viêm loét.
Mèo rụng lông do nấm
Mèo bị bệnh nấm hoặc nhiễm vi khuẩn như tụ cầu khuẩn cũng thường bị rụng lông nhưng chỉ rụng lông ở những khu vực ảnh hưởng bệnh.
Mèo rụng lông do bệnh
Các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, tuyến giáp, trong đó đặc biệt là ung thư sẽ khiến chúng bị rụng gần như toàn bộ lông và cũng gây ngứa và ẩm da, khiến lông khó mọc trở lại.
Mèo rụng lông nhiều xử lý như thế nào?
Chải lông cho mèo thường xuyên: Trong thời kì mèo rụng lông nhiều nhất, bạn nên chải lông hàng ngày cho mèo vào buổi sáng hoặc tối.
Dùng găng tay vuốt lông: Mèo có thể lo lắng và chạy đi khi bạn chải lông cho nó, vì thế thay vì dùng chổi chải lông, bạn có thể sử dụng găng tay chải lông để mèo yên tâm và hợp tác hơn.
Cắt tỉa lông: Đây không phải phương án tốt nhất nhưng bạn cũng có thể cho mèo đi tỉa ngắn lông ngay thời kì mèo bắt đầu rụng lông.
Tắm cho mèo: Khi mèo bị rụng lông nên tắm cho mèo từ 4 đến 6 lần mỗi tuần để giữ nhà sạch sẽ.
Cho mèo ra ngoài nhiều hơn: Nếu điều kiện cho phép, bạn hãy cho mèo ra sân để chúng tiếp xúc nhiều hơn với ánh mặt trời. Điều này sẽ giúp thời gian thay lông rút ngắn lại đáng kể.
Thay đổi thức ăn: Khi mèo được cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng: tăng cường axit amin, omega 3 và 6, magie, kẽm thì quá trình thay lông sẽ nhanh hơn. Và mèo ăn thức ăn ướt (hydrat hóa tốt hơn) thì bộ lông sẽ đẹp hơn.
Loại bỏ lông bám vào đồ đạc hay quần áo: Ngoài hút sạch lông bằng máy hút bụi, bạn có thể dùng lăn lông mèo để loại bỏ lớp lông bám vào đồ đạc hay quần áo một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, các phương pháp trên chỉ phù hợp với mèo thay lông tự nhiên hoặc do bị biến đổi nội tiết, các bệnh lý khác cần được điều trị để giải quyết.
Vì sao không nên cắt tỉa lông cho mèo khi mèo đang thay lông?
Việc cắt tỉa lông cho mèo để mèo bớt rụng lông không phải phương án tốt do:
Khi cắt tỉa lông cho mèo, lớp lông cũ không đứt hẳn mà còn sót lại phần chân lông, lớp chân lông và lớp lông này cứng, nhọn, có thể gây tổn thương khi mèo liếm cơ thể.
Mèo dễ bị stress khi cắt tỉa lông, đặc biệt là trong thời kì rụng lông khiến chúng bị căng thẳng không mang lại lợi ích sức khỏe cho bé.
Dù lông mèo bị cắt ngắn hẳn đi, thì chỗ lông ấy vẫn sẽ rụng, và nó quá ngắn nên sẽ dễ dàng đi vào khí quản của người, của mèo và các thú cưng khác, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Mèo Bị Ghẻ Rụng Lông Thì Điều Trị Như Thế Nào?
+ Cách điều trị mèo bị rụng 1 mảng lông do bệnh ghẻ
+ Mèo bị rụng lông theo mảng có phải là bị ghẻ không?
1. Nguyên nhân làm cho mèo bị ghẻ rụng lông
Hiện tại, có thể kể ra nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho chú mèo của bạn bị mắc bệnh ghẻ. Trong số các nguyên nhân thì nguyên nhân phổ biến nhất đó là sau khi tắm cho mèo xong bạn không lau khô lông, khiến tình trạng ẩm ướt làm môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Bên cạnh đó thì còn có nguyên nhân mèo bị ghẻ rụng lông là do sữa tắm mà bạn dùng để tắm cho mèo không phù hợp, khiến cho mèo bị dị ứng da, từ đó phát sinh thành bệnh ghẻ. Ngoài ra, thì yếu tố đồ ăn có chứa quá nhiều muối làm cho hệ tiêu hóa của mèo khó có thể thích ứng dẫn đến việc bị ghẻ.
Và một nguyên nhân mèo bị ghẻ rụng lông là khi mèo sống trong một môi trường bị ô nhiễm thì sẽ rất dễ bị ghẻ, do điều kiện môi trường quá thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển.
2. Phương thức điều trị mèo bị ghẻ rụng lông
Bạn sẽ không khó để phát hiện ra việc chú mèo nhà mình bị mắc bệnh ghẻ nhưng để lựa chọn được phương thức điều trị ghẻ phù hợp với mèo không phải là điều dễ dàng. Hiện nay, có nhiều phương thức điều trị mèo bị ghẻ rụng lông nhưng chỉ có hai phương pháp chủ yếu được nhiều người tiêu dùng lựa chọn đó là:
2.1 Sử dụng thuốc trị ghẻ
Với phương thức này bạn cũng có thể lựa chọn những cách khác nhau như sử dụng thuốc bôi ghẻ (dạng nước hoặc dạng kem) để bôi trực tiếp lên trên vùng da bị ghẻ của mèo. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cách tiêm thuốc trực tiếp vào cơ thể mèo.
Mỗi phương thức đều có những ưu điểm khác nhau, nhưng trong quá trình sử dụng thì bạn cần hết sức chú ý đến vấn đề liều lượng để không gây ra những phản ứng phụ cho mèo.
2.2 Sử dụng các loại thảo dược
Ngoài việc sử dụng thuốc bôi hoặc tiêm thì bạn có thể dùng phương thức thảo dược để trị bệnh mèo bị ghẻ rụng lông. Những sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các loại thảo dược tự nhiên như tinh dầu bạc hà hoặc sử dụng các loại lá xà cừ, lá đào…hiện đang là lựa chọn tối ưu cho chủ nhân của những chú mèo bị ghẻ.
Chỉ cần đun lá xà cừ, lá đào với nước rồi lấy nước đó để tắm cho mèo khoảng 2 lần/tuần hoặc dùng tinh dầu bạc hà bôi trực tiếp lên vùng da bị ghẻ từ 2 – 3 lần/ ngày trong một thời gian là bạn sẽ nhận thấy ngay hiệu quả.
+ Mèo bị rụng lông quanh mắt do ghẻ demodex
+ Nguyên nhân khiến mèo bị ngứa và rụng lông và cách điều trị
Chó Bị Chảy Máu Mũi Liên Tục Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Như Thế Nào?
Chó bị chảy máu mũi là một trong nhiều hiện tượng báo trước bệnh nguy hiểm ở chó. Vậy nguyên nhân chó bị chảy máu mũi và cách điều trị như thế nào?
Bệnh chảy máu mũi ở chó là một căn bệnh di truyền ở loài chó không phụ thuộc vào chó đực hay chó cái. Căn bệnh này chỉ xảy ra với những giống chó nhất định. Khi mắc bệnh này, chó bị chảy máu mũi liên tục và đột ngột, chảy nhiều từ 1 lỗ mũi hay 2 lỗ mũi. Chó bỏ ăn mệt mỏi và nhanh chóng lịm đi. Nếu không được cứu chữa kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao.
Nguyên nhân của chó bị chảy máu mũi liên tục
Là căn bệnh có tính chất di truyền nhưng căn bệnh này chỉ xảy ra trên một số giống chó nhất định. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu mũi:
Chấn thương do va đập mạnh tác động trực tiếp lên hộp sọ và hệ thần kinh gây ra tình trạng chó bị chảy máu mũi.
Do một số các dị vật, các loại côn trùng ký sinh gây ra hiện tượng dị ứng trên chó khiến chúng hắt hơi nhiều, vỡ niêm mạc mũi.
Nhiễm các loại nấm ở mũi gây ra hiện tượng chảy máu.
Ngộ độc thuốc diệt chuột hoặc các chất độc diệt chuột khác dẫn tới tình trạng này.
Mắc các bệnh như ung thư tủy xương có thể dẫn tới hiện tượng chảy máu mũi ở chó.
Có khối u trong xoang mũi.
Chó bị sốc nhiệt hoặc say nắng.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân do gen di truyền – ảnh hưởng tới nhân tố đông máu thứ 8 làm suy giảm chức năng tạo sợi Fibrin – tác nhân gắn kết các hồng cầu và gây ra tình trạng máu không thể đông nhanh như ở những chú chó bình thường khác.
Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì có 2 giống chó hiện nay gặp phải bệnh chảy máu mũi liên tục chính là Béc giê Đức và giống chó Rottweiler, Golden, Doberman…
Cách sơ cứu khi chó bị chảy máu mũi ngay tại nhà
Cần bình tĩnh khi gặp tình huống chó bị chảy máu mũi. Cần cố gắng xác định nguyên nhân của hiện tượng này. Tránh để chó kích động thì bạn nên để cún nằm ở nơi yên tĩnh, vuốt ve và động viên chúng để vượt qua sự sợ hãi. Bạn cũng có thể dùng đá lạnh trong một chiếc khăn mùi xoa và chườm lên mũi cho cún khi chảy máu.
Nhiệt độ lạnh theo nguyên tắc sẽ khiến mạch máu co lại và khiến chúng chậm chảy máu hơn.
Truyền bù dịch để cân bằng lại huyết áp đồng thời bổ sung vitamin C, canxi clorua được khuyến khích sử dụng để tiêm vào mạch máu giúp ổn định và khiến thành mạch vững hơn.
Bạn có thể áp dụng phương pháp đông y như sử dụng nước nhọ nồi hoặc các lá cây có khả năng cầm máu. Nhưng tuyêt đối không truyền kháng sinh cho cún.
Sau khi thực hiện các phương pháp cầm máu sơ cứu cho chó, bạn cần thực hiện các đánh giá xác định bệnh của cún tới từ nguyên nhân nào có thể do trúng bả, ký sinh trùng.. Cách tốt nhất là bạn nên đưa tới phòng khám thú y có chuyên môn để nhận được tư vấn của các chuyên gia.
Cách phòng chống hiện tượng chó bị chảy máu mũi
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cún trong quá trình phát triển kết hợp với một chế độ vận động hợp lý. Đặc biệt là cung cấp vitamin C cho chó. Nhưng lưu ý khi chó mắc bệnh chỉ nên dùng liều lượng tùy thuộc vào kích thước và trọng lượng của chó. Tránh sử dụng lâu dài sẽ dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn như sỏi thận.
Chảy máu mũi là một căn bệnh cần được chú ý từ phía chủ nhân. Mặc dù chỉ là một trong những triệu chứng thông thường nhưng đôi khi đó lại là dấu hiệu báo trước một căn bệnh nguy hiểm ở chó. Vì vậy bạn cần quan tâm và theo dõi sức khỏe của chó định kỳ. Khi thấy bất kỳ các biểu hiện lạ hay triệu chứng khác với thường ngày nên đưa chó tới các cơ sở khám chữa bệnh cho thú cưng gần nhất để được các bác sỹ thăm khám và điều trị kịp thời tránh vì tự cho mình thông thái mà ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của cún.
Chó Bị Nấm Rụng Lông, Điều Trị Thế Nào?
Triệu chứng khi chó bị nấm rụng lông
Nguyên nhẫn lây nhiễm
Điều trị khi chó bị nấm rụng lông
Điều trị chó bị nấm là một quá trình dài, không thể khỏi trong ngày một ngày hai.
Khi bị nhiễm vi khuẩn nấm, các triệu chứng bao gồm:
2. Nguyên nhân lây nhiễm
Chó cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, thường xuyên gãi các vị trí nấm, ngứa.
Ban đầu là rụng lông thành từng đốm nhỏ, nhau lan dần và lấm tấm ngày càng nhiều trên da.
Vị trí rụng lông, da có dấu hiệu hóa sừng, bong tróc thành vảy trắng, sau chuyển nặng vùng da này đổi sang màu sẫm màu, chó tiếp tục gãi làm lây lan khuẩn nấm sang vị trí khác, da vùng nấm có dấu hiệu bị rạn, nứt.
Liên kết da và lông yếu, lông dễ rụng và rụng rất nhiều.
Các phần móng vuốt, đầu ngón chân cũng có thể bị nhiễm nấm, ban đầu là ngứa, đỏ, sau dẫn đến sừng chân móng và có dấu hiệu long móng dần.
Môi trường tồn tại của vi khuẩn nấm rất phong phú, không giống như những loại ký sinh trùng khác cần một vật chủ để tồn tại, nấm có thể có ở bất cứ đâu, bất cứ đồ vật nào.
Nếu môi trường sống của chó không sạch sẽ, ẩm thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho khuẩn nấm phát triển thì chú chó của bạn bị lây nhiễm rất dễ dàng.
Ngoài ra việc tiếp xúc với các vật chủ khác bị nhiễm khuẩn nấm, như từ những chú chó khác, thậm chí là từ người,… thì việc lây nhiễm là hoàn toàn có thể.
Hệ miễn dịch của chó bị suy yếu, hệ miễn dịch trên da suy yếu, dẫn đến vi khuẩn bên ngoài, cụ thể là khuẩn nấm dễ dàng xâm nhập.
Thông thường thì việc điều trị các bệnh ngoài da ở chó không thể cho tác dụng ngày một, ngày hai, cần có sự kiên nhẫn.
Đầu tiên hãy loại bỏ hoàn toàn lông tại vị trí bị nấm để có thể thao tác điều trị dễ dàng cũng như dễ dàng cho việc quan sát chuyển biến của quá trình điều trị.
Bôi loại thuốc đặc trị để điều trị nấm ngoài da ở chó theo đúng chỉ dẫn về liều lượng, số lần sử dụng theo đúng hướng dẫn.
Đảm bảo chó không liếm vào vị trí bôi thuốc, sử dụng dụng cụ chống liếm để hỗ trợ cho trường hợp này.
Đừng quên tắm rửa ít nhất 1 lần 1 tuần cho chú chó của bạn, sử dụng loại xà phòng an toàn, hoặc sử dụng tinh dầu bạc hà, tinh dầu chanh xả tắm vừa an toàn, vừa ngăn ngừa bệnh nấm tốt.
Tăng cường dinh dưỡng cho chó để tăng cường hệ miễn dịch, ăn thức ăn xen đều dinh dường thịt, cá, trứng, sữa,…
Chú ý theo dõi chuyển biến hàng ngày, nếu không có chuyển biến tích cực, hãy nhờ đến sự tư vấn của các cơ sở thú y.
Loại bỏ hoàn toàn vật chủ mang mầm bệnh, đồ đặc xung quanh phải sạch sẽ, nơi ở của chó phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không được phép ẩm thấp.
Hỏi sự tư vấn của trung tâm thú y nếu bệnh tình của chó không biến chuyển.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mèo Rụng Lông Nhiều Xử Lý Như Thế Nào? trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!