Xu Hướng 9/2023 # Mùa Giao Phối Của Chó Nhận Biết Như Nào? Cách Phối Giống Cho Chó # Top 14 Xem Nhiều | Viec.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Mùa Giao Phối Của Chó Nhận Biết Như Nào? Cách Phối Giống Cho Chó # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mùa Giao Phối Của Chó Nhận Biết Như Nào? Cách Phối Giống Cho Chó được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mùa giao phối của chó hay còn được gọi là mùa động dục, mùa động cỡn của chó hay các loài động vật có vú khác. Chúng ta có thể nhận biết được mùa giao phối của chó qua những đặc trưng ở chó đực bằng việc gia tăng nồng độ hóc môn testosterone.

Biểu hiện rõ nét về dị hình lưỡng tính, thể hiện sự nam tính và gia tăng thái độ hung hăng, sự thu hút mạnh mẽ đối với chó cái. Các biểu hiện này sẽ kích thích mạnh mẽ khi có đòi hỏi về tình dục.

Chó đực vào mùa giao phối sẽ tự đánh dấu mình bằng những thay đổi về sinh lý, thể hiện sự khoe mẽ, phô trương những đặc trưng của cơ thể khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn với chó cái. Chó đực cũng sử dụng khứu giác để dụ dỗ và kích thích chó cái bằng cách tiết mùi từ tuyến mồ hôi và nước tiểu của chúng.

Trong thời gian động dục, chó đực thường “đánh dấu lãnh thổ” lên gốc cây, bụi rậm hoặc có những hành động khiêu chiến, hung hăng với những con chó đực khác. Hành động này sẽ khiến chúng trở nên dễ nhận biết và gây được sự chú ý, giúp chúng dễ dàng nhận được sự chấp thuận của chó cái.

Phối giống cho chó như thế nào?

Hiện nay, có nhiều biện pháp phối giống cho chó và được các chuyên gia thú y áp dụng. Mỗi biện pháp đều có điểm mạnh riêng biệt và sử dụng cho từng trường hợp khác nhau. Mục đích chung của các phương pháp này đều nhằm tạo ra những chú chó con có phẩm chất tốt nhất. Cụ thể, 3 phương pháp phối giống chó phổ biến nhất hiện nay là:

Phương pháp phối giống chó cùng loài nhưng khác huyết thống

Phương pháp phối giống chó cùng loài và huyết thống gần nhau

Phương pháp phối giống chó có huyết thống gần nhau

Tùy theo nhu cầu và ý muốn của chủ chó mà các chuyên gia phối giống chó sẽ áp dụng phương pháp thích hợp nhất.

Phương pháp phối giống chó cùng loài nhưng khác huyết thống

Phương pháp này là cách để tìm ra những phẩm chất tốt nhất trong quá trình nhân giống, đồng thời đây cũng là phương pháp phổ biến được nhiều người sử dụng nhất. Với chó cùng phả hệ, việc lai tạo sẽ được áp dụng giữa các con không cùng huyết thống trong 4 vòng đời.

Phương pháp lai tạo này có thể mang lại nhiều phẩm chất mới và vai trò của chó bố, mẹ là ngang nhau. Cặp gien của chó con sẽ là sự thừa hưởng chia đều từ bố và mẹ. Vì thế, chó con được tạo ra nhờ phương pháp này sẽ có quỹ gien đa dạng với khả năng miễn dịch tốt hơn.

Chó con sau khi lai tạo vẫn đảm bảo tính thuần chủng nhưng mức độ khác biệt về gien khá lớn vì bố mẹ không cùng huyết thống. Hơn nữa, một vài phẩm chất không mong muốn có thể xuất hiện và phản tác dụng.

Phương pháp phối giống chó cùng loài và huyết thống gần nhau

Cặp chó bố mẹ có cùng đặc điểm hình thể và phẩm chất nổi bật. Phương pháp này giúp chó con không bị ảnh hưởng những bệnh di truyền nhưng lại có nguy cơ phát sinh lỗi cao hơn. Phương pháp này giúp chúng ta chắt lọc và chọn ra được những gien tốt nhất từ những con chó có huyết thống gần nhau. Hơn nữa, nó cũng giúp tạo ra những gien thuần mà không làm mất đi sự đa dạng. Chó con được tạo ra từ phương pháp này rất khỏe mạnh và đề kháng cao.

Phương pháp phối giống chó có huyết thống gần nhau

Phương pháp cuối cùng đòi hỏi phải được thực hiện bởi các chuyên gia phối giống chó có nhiều kinh nghiệm. Nó giúp cho ra đời những con chó sở hữu đặc điểm gần với loài nhất nhưng có tính đồng trội. Chó con sinh ra từ phương pháp này có mức độ thuần chủng rất cao.

Các chuyên gia còn có thể phán đoán được đặc điểm, phẩm chất của chó con sẽ sinh ra bởi nguồn gien thuần từ bố mẹ. Mặc dù vậy, đây là phương pháp có khá nhiều nhược điểm. Đó là sự giảm sút đáng kể của tính đa dạng gien. Sau đó, hệ miễn dịch của chó con cũng kém hơn thế hệ trước. Đấy là còn chưa tính đến việc chó con sinh ra sở hữu gien đồng lặn sẽ rất yếu và khó tồn tại. Nói chung, chó con được tạo ra bởi phương pháp này có khả năng sống sót không cao so với 2 phương pháp kể trên.

Mùa Giao Phối Của Chó Đực Và Dấu Hiệu Nhận Biết

Mùa giao phối của chó đực là gì? Dấu hiệu nhận biết mùa giao phối của chó đực? Những phương pháp phối giống chó nào là thông dụng nhất hiện nay?

Trong thời kỳ này, những chú chó đực thường xuất hiện một số những thay đổi về tâm lý, thể trạng hay hành vi do sự gia tăng các hóc môn testosterone trong cơ thể.

Những chú chó đực khi bước vào mùa giao phối thông thường sẽ có những hành động khác lạ như: thực hiện những hành động mang tính khoe mẽ, thể hiện và rất phô trương.

Chúng sẽ biểu hiện rõ sự nam tính của mình qua thái độ mạnh mẽ, quyết đoán và hung hăng hơn khi đến thời kỳ này để thu hút chó cái.

Tùy vào từng hình dáng, kích thước và tầm vóc to nhỏ khác nhau mà những chú chó đực sẽ có thời gian lần đầu động dục khác nhau.

Thông thường, những giống chó có tầm vóc nhỏ bé thường bước vào mùa giao phối khi khoảng từ 5-10 tháng tuổi.

Những con đực có hình dáng lớn hơn thương bắt đầu muộn hơn và thường thường là khoảng từ 12 tháng tuổi.

Thông thường khi bước vào mùa giao phối, những chú chó đực sẽ tiếp nhận sự thay đổi hooc-môn trong cơ thể.

Do đó, chúng có thể xuất hiện sự hưng phấn, kích thích khi giao tiếp hay tiếp xúc với những chú chó cái.

Hơn thế nữa, dấu hiệu sẽ dễ dàng được nhận biết hơn khi chó đực không được gặp chó cái.

Chúng sẽ xuất hiện những dấu hiệu thay đổi trong tâm lý như: căng thẳng, bồn chồn, lo lắng, không thoải mái và thường hay rên rỉ.

Nếu như bạn đang không biết chú chó cưng của mình đã bước vào mùa giao phối hay chưa vậy hãy quan sát, theo dõi những hành động của chúng khi lại gần một chú chó cái.

Đây sẽ là cơ hội tốt để bạn có thể hiểu rõ hơn về thú cưng của mình.

Trong những tình huống như thế này, những chú chó đực thường sẽ trở nên hung hăng và dữ tợn hơn bình thường rất nhiều.

Chúng có thể gầm gừ, đấu đá và xô xát nhau để thể hiện bản thân, cạnh tranh và giành quyền lợi để được giao phối với chó cái.

Hầu như khi bước vào màu giao phối những chú chó đực thường xảy ra tình trạng dư thừa tinh dịch ở hầu hết các thời điểm trong ngày.

Dấu hiệu này được xem là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất để nhìn nhận về mùa giao phối của chó đực.

Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu đối với tình trạng khi chó đực mắc phải trạng thái khủng hoảng tình dục ở loài chó.

Do đó, để nhận biết một cách chính xác hơn bạn nên kết hợp quan sát, tìm hiểu và nghiên cứu nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau.

Tùy vào mục đích và nhu cầu để chọn lựa ra những phương pháp phối giống cho chó phù hợp nhất. Và sau đây là ba phương pháp phối giống cho chó thông dụng và được sử dụng rộng rãi nhất:

Trong phương pháp này, chúng ta có thể lai tạo và chọn lựa ra những gen tốt nhất từ những con chó cùng loài hay có huyết thống gần nhau.

Do đó, những chú chó con được sinh ra từ phương pháp này thường có sức đề kháng tốt, khỏe mạnh và không bị ảnh hưởng từ những căn bệnh di truyền.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có nguy cơ phát sinh lỗi cao hơn so với thông thường.

Đây được xem là phương pháp tối ưu để lựa chọn ra những phẩm chất tốt đẹp nhất trong quá trình nhân giống cho những chú chó con.

Theo một số các nghiên cứu, những phương pháp này thường được sử dụng để có thể tạo ra những đặc điểm tốt nhất về mặt hình dáng, cơ thể và tính cách cho quá trình nhân giống.

Do đó, xét về mặt hiệu quả phương pháp này thường mang lại những kết quả tích cực. Chính vì thế, những phương pháp pháp phối giống cho chó này được khá nhiều người sử dụng.

Ưu điểm của những phương pháp lai tạo này là tạo ra những tính cách, đặc điểm, phẩm chất mới và nổi trội.

Cụ thể, trong phương pháp này chó bố và chó mẹ sẽ đóng vai trò ngang bằng nhau.

Do đó, chó con sẽ được nhận đồng đều về gen của cả bố và mẹ của chúng. Vì thế, những phương pháp này sẽ tạo ra những chú chó con có quỹ gen khá phong phú và có khả năng miễn dịch tốt hơn những chú chó thông thường.

Khác với hai phương pháp trên, phương pháp phối giống cho chó có huyết thống gần cần các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm tiến hành thực hiện.

Phương pháp này hỗ trợ cho việc phối giống và cho ra đời những chú chó con có đặc điểm gần với giống loài nhưng lại có tính đồng trội hơn.

Do đó, những chú chó con được sinh ra từ phương pháp này thường có khả năng thuần chủng cao.

Hơn thế nữa, phương pháp này có thể giúp các chuyên gia dự đoán được những đặc điểm hình dáng, tính cách, phẩm chất của những chú chó con sẽ được sinh ra.

Tuy nhiên, phương pháp nào cũng sẽ có ưu điểm đi kèm với những nhược điểm. Đầu tiên, phương pháp này có thể làm giảm đáng kể tính đa dạng của gen.

Bên cạnh đó, những chú chó con cũng sẽ có hệ miễn dịch khá kém và có khả năng là kém hơn cả thế hệ trước.

Trường hợp xấu hơn, nếu những chú chó con được sinh ra mang những loại gen đồng lặn có thể sẽ có sức khỏe rất yếu và khó để sinh sống và phát triển.

Do đó, phương pháp này thường không mang lại tỷ lệ sống sót của chó con được sinh ra cao như hai phương pháp kể trên.

Phối Giống Chó Và Những Điều Cần Biết Khi Phối Giống Chó

Trong tự nhiên, loài chó hoang dã giao phối và sinh đẻ rất thuận lợi. Tuy nhiên việc này lại xảy ra hơi bừa phứa. Chính vì vậy, một khi đã nuôi và chăm sóc chó cẩn thận thì không thể để chó đực cái với nhau trong khoảng không gian chung được. Điều này sẽ dẫn đến cứ một chu kỳ nhất định lại có thể thụ thai. Do đó, hỗ trợ phối giống chó là rất cần thiết. Chủ nhân của những chú chó nên có kinh nghiệm trong kỹ thuật và thao tác hỗ trợ phối giống. chúng tôi xin giới thiệu về phối giống chó và những điều cần thiết khi phối giống.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỐI GIỐNG CHÓ

Có rất nhiều phương pháp phối giống chó. Các phương pháp này thường được nhiều người chuyên phối giống chó sử dụng. Mỗi phương pháp có một ưu điểm khác nhau, dùng trong các trường hợp khác nhau. Tuy vậy, tất cả các phương pháp đều hướng đến việc tạo ra những thế hệ cún cưng tốt nhất và khỏe mạnh nhất.

Hiện nay có ba phương pháp phối giống chó phổ biến nhất. Theo thứ tự, lần lượt là : Out-crossing, Line-breeding và In-breeding. Out-crossing dùng trong trường hợp phối chó cùng giống khác huyết thống.

Line-Breeding dùng để phối những con chó cùng giống có huyết thống gần nhau. Và In-Breeding dùng để lai tạo các con chó có huyết thống gần nhau. Tùy theo nhu cầu của chủ chó và mục đích phối giống mà người phối giống chó sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Phương pháp phối giống chó Out-crossing:

Trước hết là Out-crossing. Trong tiếng Việt, đây được hiểu là việc phối các con chó cùng giống nhưng khác huyết thống. Phương pháp này được coi là cách tìm ra được những tính trạng tốt nhất trong quá trình nhân giống. Đây cũng đồng thời là phương pháp lai tạo phổ biến nhất được nhiều người nuôi chó sử dụng. Đối với chó có cùng phả hệ, thực hiện phương pháp lai giống này giữa các con không có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời.

Phương pháp này có thể đem lại nhiều đặc tính mới. Trong quá trình lai tạo, vai trò của chó bố và chó mẹ là ngang nhau trong việc quyết định các đặc điểm của chó con. Cùng với đó, cặp gien của chó con sẽ thừa hưởng một gien từ bố và một gien từ mẹ. Do đó, chó con được tạo ra có quỹ gien đa dạng hơn và khả năng miễn dịch cao hơn.

Các chó con được lai tạo ra vẫn đảm bảo tính thuần chủng. Tuy nhiên, nhược điểm ở đây là gì? Do nguồn gien không cùng huyết thống nên mức độ khác biệt về gien cũng rất lớn. Chính vì vậy, tính đồng nhất gien sẽ không cao.

Cùng với đó, đôi lúc, các điểm không mong muốn có thể xuất hiện cùng lúc. Khi lai tạo, người ta mong muốn khắc phục một số nhược điểm. Tuy nhiên, đôi lúc, thực tế lại không được như vậy. Đây cũng là điểm trừ lớn nhất của phương pháp này.

Phương pháp phối giống chó Line-breeding:

Tiếp đến là nhân giống chó bằng phương pháp Line-breeding. Đây là phương pháp lai tạo các con chó của cùng một giống và có huyết thống gần nhau. Các con chó này có đặc điểm hình thể và tính khí nổi bật. Chúng ít di truyền bệnh tật sang các thế hệ sau nhưng vẫn không tránh khỏi một số lỗi. Khi nhân giống chó theo phương pháp Line-breeding, cần phải cân nhắc kỹ. Lí do là bởi các đặc điểm mong muốn cũng như không mong muốn đều có khả năng xảy ra.

Phương pháp này giúp chọn lọc những gien tốt từ những con chó có họ hàng với nhau. Nó cũng góp phần tạo ra những gien thuần mà không làm mất đi tính đa dạng hóa. Điều này giúp chó con tạo ra khỏe mạnh và có khả năng kháng nhiều bệnh hơn. Điểm trừ của phương pháp này là nó chỉ giúp làm chậm lại chứ không ngăn chặn sự sụt giảm tính đa dạng của quỹ gien.

Phương pháp phối giống chó In-breeding:

Cuối cùng là phương pháp nhân giống chó In-breeding. Đây là sự lai tạo giữa các con có huyết thống gần nhau. Phương pháp này đòi hỏi phải được thực hiện bởi các nhà phối giống chó có nhiều kinh nghiệm. In-breeding giúp tạo ra những con chó có đặc điểm gần với đặc điểm của loài nhất. Các nhà khoa học ghép cặp các con chó cùng huyết thống và chung một số đặc điểm mong muốn. Cứ tiếp tục như thế, sau khoảng một hoặc hai thế hệ, các tính trạng ấy trở nên “đồng trội”.

Với phương pháp này, người ta tạo ra được những con chó giống với mức độ thuần chủng cao. Vì là gien thuần nên các nhà lai tạo chó có thể phán đoán được những đặc điểm ở chó con được sinh ra. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có rất nhiều nhược điểm.

Đầu tiên, nếu lặp đi lặp lại cách này quá nhiều lần, tính đa dạng gien sẽ bị suy giảm. Thêm vào đó, hệ miễn dịch của chó con cũng kém mạnh mẽ hơn. Chưa kể đến những con chó có gien “đồng lặn” sẽ rất yếu và chết đi. Số lượng chó con trong ổ với khả năng sống sót thấp hơn các phương pháp khác.

DẤU HIỆU PHÁT DỤC Ở CHÓ VÀ CÁCH XỬ LÍ ĐỂ PHỐI GIỐNG CHÓ HỮU HIỆU

Thời kì động dục là giai đoạn mà chó chưa triệt sản đều phải trải qua. Thời kì này rất quan trọng vì nó làm cho chó có khả năng sinh sản và mang thai chó con. Thời kì động dục ở chó cũng giống như thời kì kinh nguyệt ở con người. Hooc-môn trong cơ thể chó thay đổi. Ở chó bắt đầu xuất hiện những sự khác thường trên cơ thể và hành vi trong giai đoạn này.

Chó đực phát dục

Chó đực luôn sẵn sàng để phối giống. Do đó thời điểm chó đực phát dục không xác định được cụ thể. Thời điểm thích hợp để cho chó đực có thể bắt đầu giao phối là ít nhất 1 năm trở đi, tốt nhất là trên 14 tháng. Nếu phối giống khi chó non hơn, chó sẽ bị ảnh hưởng xấu về cả ngoại hình lẫn nội tạng. Chó đực để phối giống phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn đã quy định. Thông thường, người ta chọn những con có nguồn gien tốt. Chó phải khỏe mạnh, không bệnh tật, thân thể nở nang và chân cứng cáp,…

Khi chọn được một chú chó để đưa đi phối giống, ta phải tăng khẩu phần ăn bổ dưỡng hơn cho chó. Có như vậy, chó mới khỏe mạnh và đảm bảo những lần phối giống sau này.

Chó cái phát dục

Còn ở kỳ phát dục của chó cái, có những dấu hiệu riêng dễ nhận ra. Thời kỳ động dục như một khuôn mẫu. Trong tuần đầu tiên sẽ thấy âm hộ chó sưng lên và chảy máu. Khoảng 1 – 2 tuần sau, máu sẽ giảm dần rồi ngừng hẳn. Trung tuần sẽ là thời điểm trứng rụng. Đây cũng là khoảng thời gian có tỉ lệ đậu thai cao nhất.

Lúc này, chó sẽ có hứng thú với việc tìm “bạn trai”. Nếu bạn không muốn chó có thai thì phải thắt chặt an toàn. Sau 2 – 3 tuần, kinh nguyệt có thể trở lại nhưng sẽ ít đi và ngừng hẳn. Tuy nhiên, âm hộ vẫn sẽ nở to hơn bình thường trong vài tuần tiếp theo.

Việc chảy máu ở âm hộ nên được lưu ý. Đây là dấu hiện cho thấy chó của bạn sẽ sớm bước vào kỳ động dục. Cùng với đó, khi chó chính thức bước sang giai đoạn này, lượng máu sẽ giảm nhiều. Dịch máu lúc này chuyển sang màu hơi nâu. Nên để ý vì đôi lúc có những trường hợp chó liếm đi lượng máu cơ thể đào thải.

Hãy lót chỗ nằm bằng một tấm vải hoặc khăn trắng để dễ quan sát hơn. Bạn cũng nên ghi lại những ngày chó bị ra máu. Việc nhân giống phù hợp nhất vào ngày thứ 10 hoặc 11. Khi bước vào thời kì động dục, chó sẽ liên tục liếm âm hộ. Việc đặt một tấm vải trắng sẽ rất hữu ích trong việc quan sát kinh nguyệt.

Biểu hiện của chó cái phát dục

Trong thời gian động dục, chó sẽ bắt đầu cư xử bất thường. Cụ thể, chó ở trước thềm giai đoạn này thường hay căng thẳng, nhạy cảm và dễ bị kích động. Một số con sủa nhiều hơn hoặc tỏ ra hung hăng khi ai đó ở gần. Một hành vi nữa là chó cái bắt đầu cưỡi lên những con chó khác. Thậm chí đôi khi chó còn cưỡi lên chân bạn.

Một cách nhận biết khác là nhìn vào đuôi chó. Khi chó cái bước vào thời kỳ động dục, đuôi của chúng thường cong sang một bên. Hành động này để việc phối ngẫu diễn ra dễ dàng hơn. Hành vi này tương đối phổ biến và được gọi là “phất cờ”.

Cách tốt nhất để biết được thời kỳ động cục của chó là đưa đến những cơ sở y tế gần đó để kiểm tra. Cách này đảm bảo sự an toàn và độ chính xác cao. Đồng thời bạn có thể nhận được những lời khuyên hữu ích từ các bác sĩ thú y về giai đoạn này ở chó.

Chó cái không chịu đực

Tuy nhiên, có một số trường hợp chó cái không chịu đực. Nghĩa là chó cái bước vào thời kì động dục nhưng không giao phối với chó đực. Có nhiều nguyên nhân cho hành vi kì lạ này.

Trước hết có thể do chó cái không “ưng” chú chó cùng mình phối giống nên cương quyết từ chối. Trong trường hợp này nên lựa chọn cho nó một chú chó khác. Đơn giản hơn thì chỉ cần thả ra để nó tự đi kiếm “bạn tình”. Nguyên nhân thứ hai là vì không phải tới kì động dục mà do mắc bệnh. Có nhiều loại bệnh có đặc tính khá giống với những biểu hiện khi phát dục.

Chẳng hạn như căn bệnh bọc mủ tử cung. Bệnh thường xuất hiện ở chó lớn tuổi và triệu chứng khá giống biểu hiện động dục. Những biểu hiện trùng khớp gồm có sưng âm hộ và lúc có lúc không dịch thải ra.

Trong một số trường hợp kinh khủng hơn, dạ chó bị lấp đầy mủ. Khi ấy chó bị nhiễm độc và vi khuẩn mang độc tố sẽ xâm nhập vào dòng máu. Gặp trường hợp này nên mang chó đi khám ngay vì có nguy cơ cao bị bọc mủ tử cung.

Dù là dấu hiệu nào thì cũng không được chủ quan mà nên tìm ngay tới những trung tâm y tế gần đó. Đội ngũ bác sĩ thú y, nhân viên sẽ có những câu trả lời và lời khuyên xác đáng nhất.

CÁCH XỬ LÍ KHI CHÓ PHÁT DỤC

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để xử lí chó khi chúng phát dục là thiến hoặc triệt sản.

Thiến là một phẫu thuật nhằm cắt bỏ tinh hoàn. Đây cũng đồng nghĩa với việc cắt bỏ nguồn cung cấp testoterone và khả năng sinh sản tinh trùng. Thời gian tốt nhất để thiến là khoảng từ 4 – 6 tháng. Thiến con vật lớn tuổi hơn cũng không khác lắm. Tuy nhiên thiến càng muộn thì việc ngăn chặn những thói hư không mong muốn càng dễ thất bại.

Thiến là một phẫu thuật rất đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng. Thêm vào đó, thiến chó không tốn kém nhiều về kinh tế mà vẫn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, khi thực hiện một ca phẫu thuật đơn giản như vậy nhưng cũng cần người thực hiện chuyên nghiệp.

Những công việc như gây mê, gây tê, tay nghề và điều kiện phẫu thuật, giám sát. Theo dõi và chăm sóc đều cần có một đội ngũ chuyên gia. Bạn có thể đi tới những trung tâm y tế để nhận được câu trả lời chi tiết hơn về vấn đề này.

Triệt sản chó đực

Ngoài thiến, người ta còn sử dụng phương pháp triệt sản. Triệt sản chó đực gồm ba cách : tiêm hóa chất, thắt ống dẫn tinh và cắt bỏ tinh hoàn.

Trước hết là triệt sản chó đực bằng cách tiêm hóa chất. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách tiêm vào chó một loại hóa chất là Chlorhexidine gluconate, Formaldehyde loãng hoặc Kẽm gluconate… Các bác sĩ sẽ tiêm nó vào tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn. Từ đó gây nên một phản ứng viêm cục bộ nghiêm trọng, làm mất đi hoàn toàn khả năng sinh sản tinh trùng.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm riêng. Sau một thời gian dài sử dụng, nhiều người nhận ra hiệu quả của nó không cao. Hơn thế, nó còn làm giảm đáng kể sự tiết testosterone từ tinh hoàn.

Ở cách thắt ống dẫn tinh cũng là một cách khá phổ biến và phải phẫu thuật. Đây không phải một phương pháp quá khó nhưng chi phí thì không hề nhỏ. Tuy nhiên sau khi thắt ống dẫn tinh, đôi lúc vẫn xảy ra những trường hợp ngoài mong muốn.

Cuối cùng là cắt bỏ tinh hoàn. Chó đực được triệt bằng cách rạch một đường nhỏ ở bìu dài và cắt bỏ cả hai tinh hoàn. Đây là cách mang lại hiệu quả triệt để nhất.

Triệt sản chó cái

Thời gian triệt sản cho chó cái là từ 1 năm tuổi trở lên. Nếu như làm phẫu thuật hoặc tiêm thuốc trước 1 năm có thể gây ra những tác động xấu đến phát triển của chó sau này. Có ba cách triệt sản phổ biến.

Phương pháp tiêm thuốc cũng bao gồm những loại thuốc như đối với chó đực. Tuy nhiên, phương pháp này khá hại cho sức khỏe của chó. Ngoài ra sau khi tiêm còn có nhiều tác dụng phụ và không thực sự triệt để.

Cách thứ hai là thắt ống dẫn trứng. Cách này đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên y tế tay nghề cao. Do việc thực hiện hơi khó khăn nên mọi chi phí cũng hơi tốn kém một chút. Tuy nhiên đây cũng không phải phương pháp đem lại kết quả triệt để nhất. Đôi khi vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ.

Phương pháp cuối cùng là phương pháp đã được đề cập đến ở trên : cắt tử cung và buồng trứng. Nếu triệt sản ở chó đực là cắt bỏ tinh hoàn thì triệt sản chó cái là cắt bỏ tử cung và buồng trứng.

Thủ thuật này được thực hiện bằng cách rạch một vết ở bụng hoặc sườn sau rồi cắt bỏ hai bộ phận nêu trên. Điều này ngăn chó cái không mang thai và ham muốn khi tới kỳ động dục. Đây là phương pháp triệt để nhất.

Lưu ý sau khi triệt sản

Một điều cần lưu ý là nếu chó cái đã triệt sản nhưng lại có máu thải ra từ cơ thể như dấu hiệu của thời kỳ động dục thì hãy mang nó đi khám ngay. Chó có thể đã mắc các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hay bệnh về hoa liễu.

Nhìn chung, sau khi phẫu thuật, chó có thể được giữ lại trong phòng phẫu thuật một thời gian. Hành động này nhằm theo dõi sự phục hồi của chúng sau gây mê và phẫu thuật, đồng thời hỗ trợ thuốc giảm đau đúng lúc.

Chó có thể có một vài vết chỉ khâu. Số chỉ này sẽ được cắt bỏ sau khoảng 7 – 10 ngày. Hầu hết các trường hợp chó sẽ khỏe lại sau khoảng 5 – 6 ngày phẫu thuật. Trong khoảng thời gian 5 – 6 ngày này, chó cần một chế độ dinh dưỡng hợp lí. Do đó đòi hỏi người nuôi phải chú trọng trong việc chăm sóc.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI PHỐI GIỐNG CHÓ

Trước khi đưa ra quyết định về việc phối giống chó, người nuôi cũng cần luu ý một số điều. Các trường hợp phối giống cần xem xét các điều sau. Về chu kỳ sinh sản của chó, người phối lẫn chủ chó cần có kiến thức căn bản. Về mùa giao phối cũng là một yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, theo dõi các lứa sinh đẻ cũng là điều cần thiết.

Quá trình theo dõi và chăm sóc sau phối giống cần đặc biệt chú ý. Chó sau sinh có thể gặp nhiều vấn đề. Kể cả chó mẹ lẫn chó con đều mang nhiều nguy cơ nếu không được chăm sóc kĩ. Có một số lưu ý về việc các thay đổi của chó mẹ trước và sau khi sinh. Chủ chó cũng nên tham khảo và lưu ý lại để tránh bỡ ngỡ khi phối giống lần đầu.

Cần chú ý chu kỳ sinh sản của chó khi phối giống chó

Đầu tiên, mỗi người cần hiểu về chu kỳ sinh sản của chó. Chó cái đến lúc rụng trứng cũng là lúc cơ thể đã sẵn sàng để sinh sản. Khi ấy, nồng độ estrogen trong máu sẽ tăng cao và thúc đẩy trứng rụng khỏi buồng.

Khoảng thời gian này nếu tiến hành giao phối, trứng sẽ được thụ tinh và hình thành phôi thai. Chó cái thường bước vào giai đoạn động dục khi nằm trong tuổi dậy thì. Tùy từng loài mà độ tuổi dậy thì rơi vào khoảng 6 – 24 tháng tuổi. Giống chó nhỏ thường sẽ động dục sớm hơn so với những giống chó lớn.

Cần chú ý mùa giao phối khi phối giống chó

Vậy khi nào kỳ động dục xảy ra? Chó thường động dục khoảng hai lần trong năm. Khoảng cách giữa mỗi lần trung bình độ 6 tháng. Thời gian động dục cũng phụ thuộc ít nhiều vào giống chó.

Mặc dù đa số giống chó đều động dục khoảng hai lần một năm. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, tùy vào giống chó mà hooc-môn ít hay nhiều thì chó cái có thể động dục thường xuyên hơn. Một số chó cái lại có thời kỳ động dục đều đặn sáu tháng một. Trong khi đó một số ít khác có tần suất cao hơn.

Nếu 4 – 8 tháng mới xảy ra chu kỳ động dục cũng không phải là điều đáng lo. Loài chó có thời gian động dục khá dài, khoảng từ ba đến bốn tuần. Vì vậy khi cần phối giống chó, chủ nuôi cần chú ý đến quãng thời gian có thể giao phối. Tùy theo mỗi cá thể mà cần có sự theo dõi thường xuyên về mùa phát dục của chó.

Phối giống chó: Chó giao phối mấy lần thì được?

Không có một câu trả lời xác đáng nhất cho câu hỏi chó phối giống mấy lần thì được. Lời khuyên đưa ra đều là khoảng 2 đến 3 lần. Cùng với đó là thời gian phối giống nên rơi vào kỳ kinh nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Cũng có một vài trường hợp hi hữu chó mang thai vào kỳ kinh đầu tiên. Tuy nhiên nên hạn chế vì chó còn non và dễ bị thương hay chết khi sinh nở.

Cũng tùy theo giống chó, tuổi của chó và sức khỏe của chó. Trong trường hợp chó có sức khỏe yếu hoặc đang bệnh tật cần tránh phối giống. Một số chủ chó chưa nắm vững kiến thức hoặc đặt nhu cầu phối giống quá nhiều. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chó. Phối giống khi chó bệnh làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh. Hoặc có thể gây ảnh hưởng tính mạng cho chó mẹ.

Chăm sóc chó mẹ trong thời gian mang thai

Cuối cùng là cần lưu ý chăm sóc chó mẹ trong thời gian mang thai. Trước khi đưa chó mẹ đi phối giống cần đưa đi khám thú y. Bạn cần kiểm tra tổng thể và xét nghiệm máu để chắc chắn rằng nó không mắc bệnh truyền nhiễm. Cần cho chó ăn kiêng khoảng 6 tháng trước phối giống. Việc làm này để tránh thừa cân, gây ra biến chứng. Trong quá trình nên có sự theo dõi của những người có kinh nghiệm phối giống chó.

Tiếp đó, cần phải tiêm vắc xin cho chó cũng như xử lý ngay ký sinh trùng. Dinh dưỡng cho chó mẹ khi mang thai cũng rất quan trọng, đòi hỏi chủ nuôi phải chăm sóc và quan tâm. Một vài con chó chó có hiện tượng giảm cân dù được cho ăn nhiều hơn. Đây là lúc bổ sung thức ăn đóng hộp như Alpo hay Pedigree.

Bạn cũng nên đưa chó đi kiểm tra bác sĩ thú y định kỳ khoảng 1 tháng một lần. Trong quá trình giao phối và mang thai, không cần thiết phải cho chó luyện tập tăng cường. Trong khoảng thời gian chó cái mang thai cũng nên tách riêng nó ra khỏi những con chó khác. Điều này giúp bảo vệ chó mẹ khỏi việc tiếp xúc vi rut Herpes ở chó.

Chăm sóc chó mẹ khi sinh nở

Khi sinh, hãy giúp chó mẹ có tâm lí thoải mái nhất và vuốt ve bụng chó để quá trình diễn ra thuận lợi hơn. Bạn có thể tốn kha khá thời gian cho việc này. Hãy để không gian riêng cho nó nhưng vẫn đảm bảo kiểm tra thường xuyên. Khi chó mẹ đã sinh xong, mọi biểu hiện lạ trước đó sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp ngoại lệ.

Nhưng những điều này sẽ nhanh chóng biến mất nên cũng không cần lo lắng nhiều. Nhìn chung, chủ chó cần chủ động tìm hiểu và chuẩn bị kĩ lưỡng cho những quá trình này trước. Khoảng thời gian chó mang thai nên làm theo những chỉ định của các bác sĩ thú y.

Nguồn: https://sieupet.com/phoi-giong-cho.html

Tìm Hiểu Về Đặc Điểm, Chu Kỳ, Cách Giao Phối Của Loài Chó

Tìm hiểu về đặc điểm, chu ky, cách giao phối của loài chó. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về đặc điểm chu kỳ và cách giao phối của loài chó.

Hãy cùng tham khảo bài viết nào.

Chó bắt đầu có khả năng sinh sản từ khi nào

Khả năng sinh sản của chó xuất hiện ở con chó cái vào lúc nó được 7 đến 10 tháng tuổi, ở con chó đực vào lúc nó được 12 – 16 tháng tuổi, song đôi khi có sớm hơn.

Ở tuổi này, trong cơ thể của con chó cái, tất cả các tế bào sinh dục đều đã trưởng thành và phát triển, chúng được gọi là các tế bào trứng.

Ở con chó đực, các tế bào mang giới tính đực đã trưởng thành cũng được hình thành và chúng được gọi là tinh trùng.

Thời kỳ này, trong cuộc đời của động vật được gọi là thời kỳ phát dục. Ở tất cả các động vật trong thời kỳ xuất hiện sự mong muốn được giao phối, nghĩa là hình thức đặc biệt của quan hệ được thể hiện ở các phản xạ sinh dục.

Những con chó lớn lên trong những điều kiện kém thì phát triển chậm hơn, sự phát dục của chúng cũng xuất hiện muộn hơn so với những con chó được nuôi dưỡng trong những điều kiện tốt.

Cũng cần phải xem xét những đặc điểm riêng biệt của cơ thể, xem xét giống, xem xét điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến thời kỳ phát dục.

Mặc dù ở chó đã xuất hiện khả năng sinh sản, song tầm vóc cũng như sự phát triển của cơ thể về mặt thể lực nói chung là chưa phải đã chấm dứt ở thời kỳ này.

Sự giao phối của chó ở tuổi này chưa cần thiết, vì nếu giao phối ở tuổi này thì sẽ dẫn đến sự kìm hãm về tầm vóc cũng như về sự phát triển của cơ thể, hơn nữa những con chó con được sinh ra từ những bố mẹ ở tuổi này sẽ yếu.

Sự phát triển đầy đủ nói chung đối với chó là muộn hơn rất nhiều, tức là khoảng từ 2 năm đến 2 năm rưỡi, điều này phụ thuộc ở giống và điều kiện sống.

Do vậy, đối với lần giao phối đầu tiên của con chó cái cần phải ở 18 đến 20 tháng tuổi, của con chó đực không sớm trước 2 năm tuổi.

Thực tế ở con chó cái cần phải bỏ qua 2 lần động đực đầu tiên là hợp lý, chỉ nên cho giao phối khi xuất hiện lần động đực thứ ba.

Thời gian này sẽ trùng với thời kỳ bắt đầu sự trưởng thành của cơ thể nói chung của con chó cái. Hoạt động lấy giống ở con chó cái trung bình có thể kéo dài đến 8 năm tuổi, còn ở con chó đực kéo dài đến 9 – 10 năm tuổi.

Những con chó đực và chó cái sống thành cặp riêng biệt còn có khả năng hoạt động sinh dụng ở tuổi già hơn, nhưng phẩm chất của thế hệ con cháu có giảm sút.

Giao phối ở chó diễn ra như thế nào

Trong những điều kiện bình thường, chó đực có thể thụ tinh ở bất kỳ mùa nào trong năm, bởi vì ở chúng các tế bào sinh dục (tinh trùng) thường xuyên được tạo ra.

Ở con chó cái thì trạng thái kích thích sinh dục xuất hiện theo chu kỳ và trùng với sự rụng trứng, tức là những trứng đã trưởng thành và có khả năng thụ tinh.

Thời kỳ này, ở con chó cái được gọi là thời kỳ động đực. Sự động đực có thể xảy ra hai lần trong một năm, thường là vào mùa đông – xuân và hè – thu, cứ 6 tháng sự động đực lại xảy ra.

Thời gian động đực kéo dài từ 9 – 14 ngày, đôi khi đến 25 ngày. Trong thời gian động đực, các môi sinh dục (âm hộ) phồng lên và từ các cơ quan sinh dục của con chó cái máu chảy ra, 7 đến 12 ngày sau máu thôi không chảy nữa và thay vào đó là một chất nhầy có màu sáng hơn chảy ra, kéo dài thêm vài ngày nữa.

Trong thời kỳ này từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 12 có thể cho chó cái giao phối.

Trong thời gian động đực, sinh hoạt của con chó cái có nhiều thay đổi: chó dễ bị kích động, ăn kém, đôi khi mất cả sự cảm thụ của khứu giác, các phản xạ có điều kiện đã bền vững cũng bị rối loạn đáng kể, các hiện tượng ức chế của phản xạ có điều kiện tăng lên.

Do vậy trong thời gian này, cần phải giải phóng con chó cái khỏi công việc và đến khi kết thúc thời kỳ động đực thì nuôi nó tách ra khỏi những con chó khác.

Sự thải ra khỏi các cơ quan sinh dục máu và chất nhầy ở con chó cái trong thời kỳ động đực gây ra mùi rất đặc biệt, chính mùi này đã thu hút và tăng thêm sự ham muốn sinh dục ở con chó đực.

Những điều cần lưu ý khi cho chó giao phối

Sự kích thích ở con chó đực mạnh đến nỗi nó làm việc tồi hẳn đi và luôn từ chối không ăn gì cả. Để thu được thế hệ con cháu có phẩm chất, nhất thiết phải chuẩn bị việc giao phối cho con chó cái gây giống.

Tức là phải cho chúng ăn tốt để chúng có thân hình béo khoẻ.

Cần nhớ rằng: sự gầy mòn, sự béo phì sẽ làm giảm tính tích cực trong quá trình sinh dục, phẩm chất của lứa con, đúng như quy tắc, sẽ thấp đi và đôi khi còn làm mất đi khả năng sinh đẻ.

Ngoài việc cho ăn, một điều kiện quan trọng giữ gìn sức khoẻ và kéo dài thời gian sử dụng để gây giống của động vật là phải nuôi dưỡng tốt, chăm sóc tốt, phải cho chó đi dạo hàng ngày (nếu không có công việc nặng nhọc).

Muốn có được thế hệ con cháu tốt thì những con chó được làm bố mẹ phải thật khoẻ.

Trong thời kỳ động đực, chó cái cần được giao phối ở nơi yên tĩnh, tốt nhất là vào thời gian từ sáng đến lúc cho ăn, lúc mà chó hoàn toàn sảng khoái và tích cực.

Cần phải xích chó đực và chó cái lại. Chó cái luôn luôn sẵn sàng cho phép chó đực nhảy và sẵn sàng tiếp nhận trạng thái tương tự từ chó đực (cho chó đực nhảy).

Đôi khi những con chó cái còn trẻ không giữ nổi bình tĩnh, chúng nhảy ra và nằm dưới con chó đực, cố cắn con chó 24 đực. Trong những trường hợp như thế, nên đeo cho con chó cái một chiếc rọ mõm và dùng xích cổ giữ nó.

Bởi vì ở lần giao phối đầu tiên, sự thụ tinh có thể không đạt, phải cho con chó cái giao phối lại lần thứ hai với chính con chó đực lần đầu nó đã giao phối sau 24 đến 48 tiếng.

Để cơ thể con chó cái không bị hao mòn và chất lượng đàn con của nó được tốt, thì chỉ nên cho chó cái giao phối một năm một lần vào thời kỳ đông – xuân.

Khi giao phối vào mùa đông và đầu xuân thì đàn con nó sinh ra và sẽ lớn lên và phát triển vào mùa ấp áp, đến mùa đông cơ thể chó con đã khoẻ mạnh.

Không nên hao phí sức lực của con chó đực bởi rất nhiều lần giao phối. Thích hợp nhất là một năm nên cho chó đực giao phối khoảng 8 đến 10 lần và giữa lần giao phối này với lần giao phối tiếp sau chó đực phải được nghỉ ít nhất từ 7 đến 10 ngày

Chó Và Mèo Có Thể Giao Phối?

Có lẽ bạn đã tự hỏi mình câu hỏi này ít nhất một lần. Bạn đã xem video về mèo và chó giao phối, nhưng không bao giờ có bất kỳ bằng chứng nào về con cái của chúng. Tất nhiên, điều này là do giao phối giữa chó và mèo là không thể và bằng cách nào đó không tự nhiên.

Hai loài này không thể giao phối với nhau, nhưng chúng có thể giao phối với các chủng tộc khác trong loài của chúng. Chúng tôi sẽ giải thích lý do tại sao điều này là không thể và điều gì ngăn cản họ đưa ra con cái.

Quá trình giao phối ở chó và mèo là cụ thể. Tuy nhiên, có một ví dụ về con đẻ của mèo và chó sống cách đây gần 50.000 năm. Động vật ăn thịt đến từ Bắc Mỹ. Chó và mèo phát triển từ tổ tiên này, và các loài ăn thịt đã sớm tuyệt chủng.

Ngay cả khi mèo và chó có thể có con, sự sống sót của chúng sẽ rất nhỏ. Bạn sẽ có rất ít cơ hội sống sót do hỗn hợp DNA không tự nhiên.

Lý do tại sao chó và mèo không giao phối là vì sự khác biệt về tâm lý của chúng. Họ thường không trả lời tín hiệu của nhau và sự hấp dẫn giữa họ là gần như không thể.

Các gen của chúng là hoàn toàn khác nhau, và trộn lẫn các gen này cũng là không thể. Cách duy nhất một con chó và mèo có thể sinh sản là thao túng gen của chúng. Điều này đã được thực hiện theo nhiều cách khác nhau ngày hôm nay, nhưng nó có thực sự cần thiết để chơi xung quanh nó? Nó có thể không cần thiết như biến những con chó của bạn thành người ăn chay.

Mèo và chó có các nghi thức giao phối cụ thể, nhưng có một vài điểm tương đồng. Cả hai đi vào mùa nóng một vài lần trong năm. Phụ nữ chỉ có thể được thụ thai bởi một người đàn ông trong thời gian này. Thời gian mang thai là 66 ngày và lứa thường chứa từ 4 đến 6 con chó con hoặc mèo con.

Chúng tôi đã đề cập đến sự khác biệt của chúng ở trên, và khá rõ ràng là hai loài này không thể sinh con. Bạn không cảm thấy bị thu hút. Cơ quan sinh sản của chúng cũng không được thiết kế cho bất kỳ loài nào khác. Tất cả những khác biệt này đều quan trọng, và bất kỳ hành vi nào khác chỉ đơn giản là không tự nhiên. Tìm hiểu thêm

Ví dụ về giao phối thành công giữa các loài

Lai thường là một từ được sử dụng để mô tả giao phối giữa các loài. Có nhiều loại giống lai khác nhau. Chúng ta có thể có con lai số, con lai di truyền, con lai cấu trúc, con lai vĩnh viễn hoặc đơn giản là con lai.

Chúng tôi thậm chí có ví dụ về giống lai trong thực vật. Các giống lai thường kết hợp các yếu tố của cả hai loài và chúng ta có thể thấy rõ sự tương đồng của các loài này. Ví dụ, con la đại diện cho con lai giữa ngựa và con la.

Vấn đề lớn nhất với giống lai là có những hạn chế nhất định. Sự đa dạng di truyền giữa các loài không cho phép chúng giao phối và sinh ra con cái. Bởi vì điều này, chúng ta không thể nhìn thấy các ví dụ về con cái từ mèo và chó.

Lai chỉ có thể nếu hai loài được liên kết. Nếu một loài thuộc phân loài, chúng có thể giao phối vì gen của chúng không hoàn toàn khác nhau.

Ở động vật, sự khác biệt có thể được thể hiện bằng tâm lý, nghi thức giao phối của chúng, thời kỳ sinh sản khác nhau và nhiều hơn nữa. Ở thực vật chúng ta có thời gian ra hoa khác nhau, vô trùng somatoplastic và nhiều hơn nữa. Những khác biệt này rất quan trọng và nếu chúng không được đáp ứng, các loài không thể sinh con.

Mèo và chó lai có thể có vấn đề hoặc hạn chế nghiêm trọng về sức khỏe, vì vậy chúng tôi có thể làm cho cuộc sống của chúng tồi tệ hơn mà không có lý do.

Chúng ta không nên lộn xộn với thiên nhiên và cố gắng sửa nó bởi vì mọi thứ tồn tại đều đẹp và chúng ta không thể làm điều đó tốt hơn hoặc hoàn hảo hơn. Một số hành vi, chẳng hạn như những con chó co giật trong giấc ngủ, chỉ là tự nhiên và không thể thay đổi. Tạo giống lai theo cách không tự nhiên không phải là thứ chúng ta có thể hưởng lợi. Nếu quá trình này là tự nhiên, nó sẽ ổn, nhưng buộc một cái gì đó là không đúng.

Xây dựng một hybrid sẽ không tự nhiên, và chúng tôi sẽ không đạt được bất cứ điều gì. Cả mèo và chó đều đẹp theo cách riêng của chúng, và chúng ta nên đánh giá cao và yêu thương chúng như nhau.

Tìm hiểu thêm về mèo với bài viết của chúng tôi về gà tây làm thức ăn cho mèo.

#5 Chú Ý Khi Phối Giống Chó Người Nuôi Nào Cũng Cần Biết

#5 điều chú ý khi phối giống chó bạn cần biết

Mỗi giống chó có một đặc điểm sinh học khác nhau vì vậy thời điểm lựa chọn để phối giống của chúng cũng khác nhau. Thường thì khi chăm sóc tốt chó sẽ bắt đầu động dục trong tháng thứ 7 – 8. Tuy nhiên theo một số người nuôi có kinh nghiệm nên bỏ qua lần phối đầu này và chờ tới lần thứ 2.

Trong giai đoạn này, cún vẫn chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần sẵn sàng để phối nên bỏ qua lần phối đầu và bắt đồi phối giống chó trong lần thứ 2 khi chó đã lớn hơn 1 năm tuổi. Thể chất của cún trong giai đoạn này đã được hoàn thiện đầy đủ.

Thời điểm phối chó có thể quyết định tới sự thành bại và sức khỏe của chó con. Rất nhiều trường hợp chó con sinh ra quá yếu và bị bệnh. Vì vậy phải chọn thời điểm chính xác để cún đang đà sung sức nhất. Ngoài ra việc chọn chó để phối giống cũng sẽ ảnh hưởng tới lứa chó con ra đời. Mùa sinh sản của chó trong khoảng 3 tuần và có thể dài hơn tùy thuộc và từng giống chó.

Chọn lựa cá thể để thực hiện phối giống

Ngoài thời gian để phối giống, bạn cũng cần phải quan tâm tới cách lựa chọn các cá thể khỏe mạnh và có kiểu gen tốt.

Với chó đực: Những cá thể trên 15 tháng mới được lựa chọn để phối giống. Chó còn quá nhỏ thường là dưới 12 tháng sẽ không được lựa chọn bởi cơ thể chưa hoàn thiện, chúng không khác gì những chú chó con mới lớn.

Chú chó được lựa chọn thường phải được đánh giá thông qua các tiêu chuẩn nguồn gen tốt, khỏe mạnh và không có bệnh tật, chân tay vóc dáng cứng cáp… Người phối cũng có thể chọn lựa con đực thông qua gia phả. Mỗi lần phối các bạn phải đảm bảo cách nhau 10-12 ngày để đảm bảo sức khỏe và chất lượng trong các lần phối sau.

Với chó cái: Lựa chọn chó cái khó hơn chó đực khi cần phải canh thời gian sa – lo của cún. Chọn chó cái cần chọn cún từ 13- 14 tháng trở lên. Lúc này cơ thể cún mới phát triển toàn diện, khi mang bầu và đẻ, chó con mới khỏe mạnh.

Bạn có thể tham khảo bài viết

Chó cái cũng cần có nguồn gen tốt, khỏe mạnh, không bệnh tật, không có tạt di truyền, phần hông xương rộng dễ sinh sản. Chó xương chậu hẹp sẽ khó sinh và có thể sẽ phải mổ. Chó Cái động đực khoảng 2 lần/ năm với những biểu hiện khá rõ ràng. Thời gian động đực có thể kéo dài 2 – 3 tuần phụ thuộc vào từng giống chó.

Chó cái thường mệt mỏi, biếng ăn và có vẻ buồn bã khi động đực. Điểm đặc biệt chính là cơ quan sinh dục sưng đỏ, nở to ra so với bình thường. Nước đỏ nhạt chảy ra thường xuyên sau 1 tuần với các biểu hiện trên. Đây là thời điểm chịu đực của chó cái. Sau 7 -10 ngày sẽ trở lại bình thường.

– Cần cho chó cái và chó đực làm thân với nhau trước khi giao phối. Cần để chúng ve vãn và quen với mùi của nhau trước khi phối.

– Chó cái cần nhịn ăn trước khi phối 6- 8 tiếng đồng hồ

– Chó cái cần được mang rọ mõm để tránh trong quá trình giao phối chúng cắn chó đực

– Không dùng xích kim loại khi giao phối

– Đảm bảo nơi phối cần rộng rãi và tránh xa ánh nắng mặt trời. Có thể phối trong bóng cây, buổi sáng sớm hoặc tối chiều… khi mặt trời đã xế bóng.

– Lần 2 cách lần 1 ít nhất là 2 ngày.

(Sưu tầm và tổng hợp)

Các phương pháp phối giống chó hiện nay

Phối giống chó cùng loài khác huyết thống và cùng loài cùng huyết thống

Các gen trội của cún sẽ dược thể hiện ra ngoài và các gen lặn sẽ được không được biểu hiện. Vì vậy mà cá thể đực và cá thể cái có căp gen trội, gen lặn khác nhau sẽ tạo ra nguồn gen phong phú giúp cún có hệ miễn dịch tốt nhất.

Ưu điểm của phương pháp cùng loài khác huyết thống chính là mức độ khác biệt về gen lớn, tính đồng nhất trong gen không cao. Người ta khó phán đoán được đặc điểm của chó con. Nhược điểm: Xuất hiện các đặc điểm không mong muốn ở cún con. Điều này sẽ có thể còn xuất hiện sang cả đời sau.

Phương pháp phối giống chó cận huyết

Bản chất của phương pháp phối này là sử dụng 2 cá thể cùng huyết thống. Ví dụ như chó con phối với chó cha…Đây không phải là phương pháp phối thường được sử dụng và đòi hỏi kỹ thuật cao nên chỉ những người có kinh nghiệm phối giống chó lâu năm mới có thể thực hiện.

Phần lớn những người sử dụng phương pháp này mục đích để sửa chữa nhược điểm của các dòng chó hoặc để bảo tồn nguồn gen quý hiếm của một giống loài nào đó.

Ưu điểm: Chó con sinh ra có đặc tính giống với loài nhất. Các chú chó được lai tạo qua 1- 2 thế hệ. Các chú chó con được sinh ra được thừa hưởng gen thuần chủng từ bố mẹ mình. Ngoài ra những người phối có thể đoán được đặc điểm của chó con khi chào đời.

Bài viết tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Mùa Giao Phối Của Chó Nhận Biết Như Nào? Cách Phối Giống Cho Chó trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!