Bạn đang xem bài viết Nên Cho Mèo Ăn Gì? Những Loại Thực Phẩm Nên Cho Mèo Ăn Để Nhanh Béo được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi lựa chọn thức ăn cho mèo cưng, bạn cần chú ý rất nhiều yếu tố như độ tuổi, mức độ hoạt động, các điều kiện về thể chất cũng như tiền sử về những căn bệnh mà mèo cưng đã từng gặp phải. Đặc biệt với những chú mèo gầy gò thì vấn đề nên cho mèo ăn gì để béo khiến những người chủ hết sức khổ tâm. Những nếu bạn lựa chọn cho mèo thức ăn phù hợp thì không những mèo cưng nhanh chóng mập mạp mà còn vô cùng khoẻ mạnh và chống lại được nhiều căn bệnh nguy hiểm
Một số loại thịt như thịt bò nạc, thịt da cầm và cá rút xương rất tốt cho sức khoẻ của mèo. Lưu ý không nên cho mèo ăn sống mà phải chế biến qua những loại thực phẩm này. Để có thể đảm bảo các chất dinh dưỡng như vitamin và lượng protein không bị giảm đi quá nhiều thì chỉ nên nấu vừa chín, không nấu quá lâu.
Bên cạnh đó, khi cho mèo ăn thịt không nên xay quá nhuyễn vì sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng rất quan trọng là taurine. Thiếu chất này mèo có thể bị mù và mắc phải các bệnh tim mạch.
Trứng gia cầm như trứng gà, trứng chim, trứng vịt là một nguồn thực phẩm bổ sung protein khá tốt. Tuy nhiên bạn cần nấu chín trước khi cho mèo ăn, trứng sống có chứa một số chất làm giảm sự tiêu hoá Protein ở mèo. Có thể bạn chưa biết nhưng một quả trứng chín có thể thay thế được 50 gr thịt, và bạn chỉ nên cho mèo ăn tối đa 1 quả trứng/ ngày.
Tôm có chứa lượng protein rất cao nhưng ít calo và tất nhiên hầu hết các chú mèo đều yêu thích. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên cho mèo ăn vỏ tôm, vì trong vỏ tôm có chứa benzoic acid acid, mặc dù nó rất tốt với con người nhưng lại là một chất độc hại đối với các chú mèo.
Nên cho mèo ăn gì? Có nên cho chúng ăn rau quả hay không?
Có thể bạn thấy những chú mèo của mình không thích ăn những loại thực phẩm này và cắt luôn chúng khỏi thực đơn của mèo. Như vậy là bạn không biết rằng, rau quả giúp kích thích đường tiêu hoá của mèo và cải thiện đường ruột của chúng một cách đáng kể. Bên cạnh đó, rau quả thường chứa khá ít calo nên bạn sẽ không phải lo lắng về việc dư thừa calo ở mèo. Các chất xơ và Vitamin được bổ sung từ các loại thực phẩm này có thể tăng cường sức khoẻ cho mèo cưng của bạn.
Để đảm bảo sự hấp thụ tốt nhất, bạn nên nấu chín các loại rau củ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu hoá. Bạn cần cân đối lượng rau củ phù hợp, ăn quá nhiều cũng sẽ không tốt. Đối với mèo đang phát triển chỉ nên cho ăn khoảng 10 – 25 gr mỗi ngày. Các loại trái cây nên cắt nhoẻ và trộn vào thức ăn hàng ngày của chúng.
Bên cạnh đó, cần hết sức lưu ý không nên cho mèo ăn nho, nho sẽ gây ra bệnh suy thận cấp và có thể gây tử vong ở mèo. Các loại hạt maca cũng gây rối loạn và ngộ độc thần kinh, sốt cao, nôn mửa và suy nhược cơ thể.
Một số lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho mèo
Nếu bạn không biết nên cho mèo ăn gì cho hợp lý thì trước hết bạn phải nắm được nhu cầu dinh dưỡng của chúng như thế nào. Mỗi chú mèo ở từng giai đoạn phát triển khác nhau sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Hầu hết, mèo trưởng thành cần hấp thụ khoảng 250 calo/ ngày với một chế độ ăn có đầy đủ chất đạm, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất béo. Nhìn chung nhu cầu về calo còn phụ thuộc vào kích thước, cân nặng cũng như mức độ hoạt động của chúng.
Mèo là loại động vật bắt buộc phải ăn thịt thì mới có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và sống khoẻ mạnh. Đặc biệt không nên bỏ qua nước sạch, đây là thành phần cực kỳ quan trọng trong chế độ ăn uống của chúng. Những chú mèo ăn thức ăn khô cần được cung cấp nước nhiều hơn mức bình thường vì lượng nước hấp thụ từ thức ăn không đáp ứng đủ nhu cầu cho cơ thể. Bên cạnh đó cần vệ sinh dụng cụ cho ăn và thay nước thường xuyên để đảm bảo sức khoẻ cho mèo.
Ngoài thức ăn do chính bạn chế biến thì bạn có thể cho mèo ăn thức ăn đóng hộp và thức ăn khô hảo hạng, đây đều là những loại thực phẩm rất tốt cho mèo. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thức ăn cho mèo của bạn với một chế độ khoa học và hợp lý nhất.
Sử dụng các loại thức ăn chất lượng cao, hảo hạng
Thức ăn chất lượng cao thường cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn so với những loại thức ăn bình thường. Vì vậy khi lựa chọn thức ăn cho mèo bạn nên lựa chọn thức ăn tốt nhất và tham khảo kỹ các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn. Nên sử dụng những loại có thành phần protein cao từ thịt, cá và trứng.
Những Loại Thực Phẩm Có Hại Sức Khỏe, Mèo Không Nên Ăn
Các loại gia vị mèo không nên ăn
Hành tươi, bột hành tây: loại gia vị này rất hại cho mèo nếu ăn số lượng nhiều, hành tây có thể gây rối loại tiêu hóa thậm chí làm mèo nôn mửa
Tinh dầu chanh, cam: mèo bị nhạy cảm với các loại tinh dầu cam, tinh dầu chanh. Nếu ăn phải, hoàng thượng dễ thổ ra ngoài
Tỏi sống và tỏi đã chế biến: tỏi có chứa sulfoxides và disulfides, các chất này phá hủy hồng cầu làm mèo bị thiếu máu và ngộ độc
Muối ăn: mèo dung nạp quá nhiều muối trắng sẽ bị rối loạn điện giải gây viêm thận, bí đái, thậm chí có thể tử vong
Các loại thức ăn sống mèo không nên ăn
Nấm ăn chứa độc tố: mèo chỉ cần xơi một miếng cũng có thể bị sốc, ngộ độc dẫn đến co cơ và hệ thần kinh, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong
Trứng sống: trong trứng sống có chứa avidin làm giảm tổng hợp biotin. Không chỉ vậy, vi khuẩn salmonella trong trứng sống còn có thể gây trúng độc tiêu hóa. Ăn trứng sống có thể làm hoàng thượng xuống mã nghiêm trọng vì rụng hết lông lá
Gân bò, gân lợn, gà: những thực phẩm này khi mèo ăn phải mà không được nghiền nhỏ sẽ trở thành dị vật trong ống tiêu hóa, gây tắc ống tiêu hóa
Khoai tây: chất oxalate trong khoai tây làm rối loạn tiêu hóa, có tác động xấu tới hệ thần kinh và đường tiết liệu của mèo đó
Các loại đồ khô, thức ăn đóng hộp mèo không nên ăn
Thức ăn quá nhiều đường: các sen đã nhìn thấy mèo sún răng hay béo phì chưa? Đó chính là hậu quả của những đồ ăn quá ngọt. Những đồ ăn nhiều đường này còn có thể gây bệnh tiểu đường ở mèo nữa
Gan động vật: nên ăn với tần suất vừa phải bởi lâu dài sẽ làm lượng vitamin A tăng quá cao trong gan
Socola, café, trà, đồ uống có cồn: các loại đồ ăn nước uống này chứa nhiều caffein làm mèo bị ngộ độc, thần kinh và tim mạch bị ảnh hưởng đáng kể
Nho khô và quả hạnh nhân: sẽ gây nôn và rối loạn hệ thần kinh trung ương ở mèo. Nho khô còn có thể làm tổn thương thận và đường tiết niệu của mèo nữa
Góc Hỏi: Thức Ăn Cho Mèo Con Bao Gồm Những Loại Thực Phẩm Nào?
Góc hỏi: Thức ăn cho mèo con bao gồm những loại thực phẩm nào?
Thông thường loài mèo nên ăn những gì?
Mèo là động vật ăn thịt, vì vậy chúng cần bổ sung nguồn protein động vật để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên vào mỗi giai đoạn, độ tuổi phát triển của mèo sẽ có loại thực phẩm khác nhau phù hợp với chế độ dinh dưỡng. Vì thế bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi bạn chọn thức ăn cho mèo bởi họ sẽ biết loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn cho mèo.
Một điều đặc biệt là mèo sẽ không sống được hoặc phát triển toàn diện trong chế độ ăn thuần chay. Hãy cung cấp đủ lượng thịt trong bữa ăn để nạp dinh dưỡng cần thiết cho mèo. Bạn có thể cho mèo ăn thức ăn khô hoặc dạng ướt và cung cấp, thay đổi nhiều loại thịt trong bữa ăn để bé mèo của bạn được ngon miệng nhất nha.
Mèo con cũng cần phải cung cấp đầy đủ các nhóm chất đạm, chất béo để nạp dinh dưỡng vào trong cơ thể. Cũng giống như mèo trưởng thành chúng cũng có lượng thực ăn giàu dinh dưỡng để cơ thể, trí tuệ được phát triển.
Với một bé mèo sơ sinh thì sữa mẹ chính là thức ăn cho mèo con tốt nhất trong thời gian đó. Sữa mèo mẹ sẽ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mà mèo con có thể dễ dàng hấp thụ được. Khi mới sinh thì mèo cũng sẽ theo bản năng mà đi tìm vú của mẹ để bú. Cũng giống như con người thì trong khoảng 24-48 giờ đầu thì cơ thể sẽ tiết ra sữa non.
Đây là dòng sữa đầu tiên cũng là dòng sữa có nhiều chất đề kháng giúp mèo con có cơ thể khỏe mạnh và phát triển đầy đủ, toàn diện. Hơn nữa, việc gần gũi mèo mẹ một cách tự nhiên cũng giúp các bé mèo con được trộm vía cứng cáp và lớn nhanh hơn.
Tuy nhiên để mèo con được đầy đủ dinh dưỡng thì nên đảm bảo nguồn thức ăn của mèo mẹ luôn đa dạng và đầy đủ chất. Hãy thay đổi thức ăn hàng ngày để mèo mẹ không có cảm giác nhàm chán, biếng ăn. Bên cạnh đó có thể bổ sung thìa gia vị trộn chung cơm hay thức ăn cho mèo mẹ để tăng cảm giác ngon miệng.
Từ khoảng 20 ngày tuổi bạn có thể cho mèo tập ăn dặm để hoàn thiện hệ tiêu hóa. Với thời gian này thức ăn cho mèo con bao gồm: cháo dinh dưỡng, cơm nát hoặc thức ăn được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên thức ăn như hải sản thì tuyệt đối không nên ăn sẽ làm cho mèo bị tiêu chảy đó. Hãy luôn quan sát, tìm hiểu thức ăn của mèo kỹ càng để biết thực phẩm nào nên ăn hoặc không nên ăn để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo.
Nếu cho mèo ăn cơm thì đảm bảo rằng cơm phải được nấu nát và trộn chung với thức ăn với tỉ lệ 50-50. Việc xay nhỏ thức ăn và nấu cơm nhão sẽ giúp mèo con dễ ăn vì bộ răng còn yếu và để tiêu hóa không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên trong thời gian này thì thức ăn cho mèo con không thể thiếu đó vẫn là sữa mẹ. Việc bú sữa mẹ sẽ phải duy trì đến khi bé tròn 2 tháng tuổi.
Sau 40 ngày tuổi thì mèo có thể cai sữa. Quá trình cai sữa này đôi khi sẽ vất vả nhưng đổi lại mèo cũng sẽ ăn ngon và sinh hoạt nề nếp hơn đó. Lúc này hệ tiêu hóa cũng đã cải thiện và hoàn toàn ăn được thức ăn bên ngoài. Thức ăn thì sẽ không cần phải xay quá nhuyễn hay cơm quá nát. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý đến thức ăn của mèo vì bộ răng phải hơn 2 tháng mới được hoàn thiện và cứng cáp.
Một điều bạn cần biết về thức ăn cho mèo con để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo đó là không nên cho ăn thịt sống. Bạn phải đợi qua 20 tuần thì mới cho mèo tập ăn thịt sống. Nếu ăn thịt sống quá sớm thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy đó.
Có nên bổ sung canxi cho mèo con hay không?
Ngoài thức ăn cho mèo con thì việc bổ sung canxi cũng vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi sau khi cắt sữa thì ít nhiều sức đề kháng và khả năng miễn dịch của mèo cũng sẽ bị thuyên giảm. Bên cạnh đó đây cũng là giai đoạn mèo lớn nhanh vì thế hãy bổ sung canxi càng sớm càng tốt.
Các loại thức ăn cho mèo con bạn nên mua ngay?
Sữa dinh dưỡng Bio Milk: đây là loại sữa được ưa chuộng nhất có thành phần dinh dưỡng tương đương với sữa mẹ. Từ đó giúp mèo phát triển lớn nhanh đặc biệt đối với mèo con ốm yếu, còi cọc. Hãy tham khảo địa chỉ mua hàng tại Vinpetcom để mua sản phẩm chính hãng và chất lượng.
Sữa pet whey: đây là loại sữa được tách hoàn toàn từ lactose nên sẽ không gây tiêu chảy và vẫn đủ dinh dưỡng.
Sữa Royal Canin baby cat: dòng này khá đắt nhưng chất lượng sữa thì vô cùng giàu dinh dưỡng.
Khi mèo con đã cứng cáp thì bạn có thể cho mèo ăn thịt như mèo trưởng thành. Hãy cho mèo ăn thịt gà, thịt lợn, thịt bò nhưng đừng cho mèo ăn thịt mỡ nha. Bởi lượng mỡ khi đưa vào cơ thể mèo sẽ khó hấp thụ và làm mèo bị đi ngoài.
Có nhiều bạn sẽ nghĩ cho mèo ăn một quả trứng thì sẽ không đủ chất cho mèo phát triển. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và nguy hại cho mèo. Mèo con chưa lớn thì lượng thức ăn nên ít và cung cấp vào cơ thể vừa đủ thôi. Một quả trứng có định lượng dinh dưỡng tương đương với 50g thịt rồi đó.
Rau củ cũng là thức ăn cho mèo con giúp bổ sung vitamin, cung cấp chất xơ và muối khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể. Nếu trong bữa ăn mà không bổ sung rau thì cơ thể khó mà phát triển toàn diện được. Bên cạnh đó một tác hại mà chắc hẳn ai cũng biết đó là làm cho mèo bị rối loạn tiêu hóa và khó đi vệ sinh nặng được.
Rau xanh giúp kích thích và cải thiện hệ tiêu hóa và làm cho mèo đi vệ sinh dễ dàng hơn. Với bé mèo lười vận động hoặc đã triệt sản rồi thì rau xanh là thực phẩm vàng đó. Để bé mèo ăn rau thì hãy trộn chung với cơm và thức ăn mặn nha.
Tuy nhiên nên phân chia lượng rau đều ra mỗi bữa chứ đừng cho ăn nhiều quá vào một ngày rồi không bổ sung rau vào ngày còn lại. Những loại rau không nên cho mèo con ăn như: rau chân vịt, đậu xanh, cà rốt vì chứa axit oxalic sẽ làm mèo dễ bị ngộ độc, suy thận cấp và nôn nửa đó.
Tìm hiểu thêm: Top 5 phụ kiện chó mèo giá rẻ Hà Nội hot nhất hiện nay
Trong thời gian ăn dặm của mèo nếu bạn quá bận hoặc không có thời gian nấu cho mèo thì có thể tham khảo các đồ ăn sẵn. Một số thức ăn phù hợp với mèo con có thể kể đến như:
Thức ăn cho mèo Whiskas Junior
Thức ăn cho mèo Royal Canin Kitten
Thức ăn cho mèo Me-O kitten
Thức ăn hạt khô cho mèo catsrang
Thức ăn cho mèo cats eye
Thức ăn cho mèo Minino Yum
Những Loại Thức Ăn Không Nên Dùng Cho Chó, Mèo
16-11-2013, 2:44 pm
0
108570
Bạn đang băn khoăn những loại thức ăn không nên dùng cho chó mèo là những loại nào ? Và cần lưu ý những gì khi chọn thức ăn cho chó mèo ăn để phát triển toàn diện trong bài này Petcity sẽ gợi ý cho bạn.
A. Thức ăn không nên dùng cho mèo
Một số loại thức ăn của người, thậm chí của chó không được cho mèo ăn. Vì sự khác nhau về đặc điểm sinh lý của bộ máy tiêu hoá của mèo, nhẹ có thể gây tiêu chảy, rối loạn hấp thu, nặng gây trúng độc hoặc tử vong. Bài viết mong muốn các chủ mèo cảnh giác trong chăm sóc, nuôi dưỡng, dinh dưỡng, tránh sơ suất đáng tiếc.
1. Các loại nước giải khát có cồn: Gây trúng độc, hôn mê và tử vong.
2. Cháo nấu cho trẻ con có hành, hoặc bột hành tây: Độc cho mèo nếu ăn một số lượng nhiều, hành gây rối loạn tiêu hoá, nôn mửa.
3. Các loại thịt có xương: xương gà, vịt, ngan ngỗng, xương cá… gây hóc, rách thủng ống tiêu hoá.
4. Cá ngừ đóng hộp của người: Gây suy dinh dưỡng nếu dùng lâu dài vì thiếu vitamin và khoáng chất.
5. Chocolate, trà, cà-phê hoặc các loại khác có chứa caffeine: Chứa các hoạt chất caffeine, theobromine, theophylline gây ngộ độc, ảnh hường tới hoạt động của tim mạch và hệ thần kinh của mèo.
6. Thức ăn, đồ uống có tinh dầu cam, chanh: Rất nhạy cảm với mèo, gây nôn mửa.
7. Thức ăn hạt chế riêng cho chó: Mất cân bằng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng nếu cho ăn lâu dài.
8. Các loại rau thơm, gia vị thức ăn của người: Gây thiểu năng tuyến tuỵ, rối loạn tiêu hoá, hấp thu.
9. Nho quả tươi hoặc nho khô: Chưa rõ có chứa chất gì, nhưng gây độc tiết niệu, tổn thương thận của mèo.
10. Các loại thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin của người có chứa sắt: Gây độc, rối loạn chức năng gan, thận của mèo.
11. Ăn nhiều gan động vật: Gây trúng độc hệ cơ, xương vì hàm lượng vitamin A quá cao trong gan.
12. Quả hạnh nhân, chất cần-sa, ma tuý: Gây nôn, rối loạn nhịp tim và hệ thần kinh trung ương.
13. Sữa và các sản phẩm của sữa: Rất dễ gây tiêu chảy, đặc biệt với mèo trưởng thành, mèo già vì men chuyển hoá đường Lactose (Lataza ) không đủ để tiêu hoá. Các loại sữa và sản phẩm sữa không có đường Lactose – Lactose – free milk product sử dụng tốt cho mèo.
14. Thức ăn ôi thiu, lòng ruột, phủ tạng động vật.. Có chưa nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như: Escherichia coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella spp, Bacillus spp, Clostridium perfringens, Clostridium botulinum, hoặc Penitrem-A gây nôn, tiêu chảy, trúng độc thần kinh.
15. Nấm ăn có chứa độc tố: gây độc, sốc, ảnh hường tới toàn thân, cơ và hệ thần kinh. Nặng có thể tử vong.
16. Hành, tỏi tươi hoặc đã chế biến: Có chứa sulfoxides và disulfides có thể phá huỷ hồng cầu gây chứng thiếu máu- anemia. Mèo dễ bị độc hành tỏi hơn chó. Hành gây độc nặng hơn tỏi.
17. Hạt quả hồng vàng Persimmons seeds: Hạt có thể gây nôn mửa, viêm ruột.
18. Củ khoai tây, cây khoai tây gồm toàn bộ: cuống lá, lá, thân có chứa chất oxalates làm rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng hệ thần kinh và tiết niệu. Các loại vật nuôi khác cũng dễ bị ngộ độc.
19. Trứng sống : Chứa một loại me gọi là avidin làm giảm tổng hợp biotin ( một loại vitamin nhóm B) gây rụng lông, loét sùi. Ngoài ra, trứng sống còn chứa vi khuẩn Salmonella gây trúng độc tiêu hoá.
20. Cá tươi sống: Gây thiếu hụt vitamine B làm giảm tính thèm ăn, nếu cho ăn thường xuyên dễ gây liệt tiêu hoá và tử vong.
21. Muối ăn: Nếu ăn quá mặn sẽ gây rối loạn các chất điện giải, viêm thận, tiết niệu, bí đái và chết.
22. Sợi cơ, gân bò, lợn, gà: Trở thành dị vật, khó tiêu gây tắc nghẽn ống tiêu hoá.
23. Thức ăn quá ngọt: gây chứng béo phù, hỏng răng, lâu ngày chuyển sang bệnh Đái tháo đường diabetes.
24. Sợi thuốc lá: Chứa chất nicotine gây trúng độc tiêu hoá, hệ thần kinh, tăng nhịp tim, suy sụp, hôn mê, nặng có thể tử vong.
25. Bột mỳ đã trộn men: Gây chứng đầy hơi, khó tiêu, đau đớn trong dạ dày, ruột.
B. Những thức ăn cấm kỵ đối với chó
1. Thức ăn nóng (vừa mới nấu xong), thức ăn lạnh (lấy từ tủ lạnh ra), đồ ăn cay, đồ ăn mặn, quá nhiều chất béo, đồ ăn ngọt, các đồ hun khói.
2. Các loại cá nước ngọt. Chỉ nên cho ăn các loại cá biển đã nấu chín. Lý do là cá nước ngọt và cá biển sống có thể có trứng giun, sán dễ truyền bệnh cho chó.
3. Không nên cho chó ăn xương. Điều này có vẻ như trái với quan niệm xưa nay về chú chó luôn say sưa gặm cục xương, tuy nhiên, xương chính là tai họa đối với loài chó. Lý do đầu tiên là do chúng không thể tiêu hóa hấp thụ được. Thứ 2 là xương có thể gây nên chứng táo bón, tắc ruột … Đặc biệt nguy hiểm là các loại xương ống, nhất là những loại như xương gà, có thể vỡ ra thành những mảnh sắc nhọn chọc thủng ruột. Ngoài ra, gặm xương còn làm cho bộ răng chó chóng bị mòn, gẫy, vỡ.
4. Không nên cho chó ăn quá nhiều mì, các loại đậu, bánh mỳ trắng, khoai tây…
5. Nhất quyết không được cho chó ăn các loại xúc xích, giò… bởi vì các loại thực phẩm này rất độc hại đối với chó. Chúng làm hỏng gan và có thể làm cho chó chết ngay trước khi trưởng thành
6. Không được cho chó ăn các sản phẩm ngọt, nhất là các loại kẹo. Đồ ngọt làm mất đi sự ngon miệng và phá vỡ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra chúng còn làm hỏng men răng và có ảnh hưởng xấu đến mắt (làm chảy nước mắt).
7. Không được cho chó ăn thịt mỡ lợn, cừu, trứng gà sống.
8. Trong thức ăn chó không nên cho các loại gia vị như ớt, sốt cà chua cay, hạt tiêu.
9. Không cho chó ăn các loại thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng.
Ngoài ra bạn có thể chat trực tiếp hoặc gọi đến số Hotline: 1900 2214 của Petcity để được đội ngũ chuyên gia tư vấn những loại thức ăn phù hợp cho thú cưng của mình
Petcity.vn tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Cho Mèo Ăn Gì? Những Loại Thực Phẩm Nên Cho Mèo Ăn Để Nhanh Béo trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!