Xu Hướng 6/2023 # Ngăn Chặn Nhập Lậu Thuốc Lá Giả Tem Nhãn Việt Nam # Top 14 View | Viec.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Ngăn Chặn Nhập Lậu Thuốc Lá Giả Tem Nhãn Việt Nam # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Ngăn Chặn Nhập Lậu Thuốc Lá Giả Tem Nhãn Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An, tính đến tháng 11/2020, trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 3 trường hợp vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu từ biên giới vào nội địa, thu giữ 12.890 gói thuốc lá điếu nhập lậu. Trong đó, 1.000 gói nhãn hiệu 555; 2.500 gói nhãn hiệu Craven “A”, có dán tem, nhãn thuốc lá Việt Nam.

Để xác nhận 2 nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá trên, Cơ quan Quản lý thị trường và Cơ quan Công an, đã liên hệ với Văn phòng đại diện của tập đoàn British-American Tobacco Maketing (Singapore) Private Limited tại TP Hồ Chí Minh. Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất thuốc lá điếu của tập đoàn, Văn phòng đại diện đã xác nhận 2 sản phẩm thuốc lá nêu trên là giả mạo nhãn hiệu thuốc lá đã được đăng ký chứng nhận.

Mới đây nhất, vào 12h30 ngày 11/11, tại khu vực thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ (Long An), Đội Quản lý thị trường số 8, thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An, phát hiện đối tượng vận chuyển thuốc lá nhập lậu, truy đuổi nhưng đối tượng đã chạy thoát, để lại túi xách bên trong đựng 300 gói thuốc lá điếu (mỗi gói 10 điếu thuốc) nhập lậu mang nhãn hiệu Craven “A”; 50 gói nhãn hiệu 555. Tất cả các gói thuốc lá đều dán tem, nhãn thuốc lá Việt Nam, có dấu hiệu giả nhãn hiệu thuốc lá Việt Nam.

Trước đó, ngày 9/11 tại địa bàn ấp Trà Cú Thượng, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ, Đội quản lý thị trường số 8 phát hiện 8 phương tiện xe mô tô không biển kiểm soát có dấu hiệu khả nghi. Khi phát hiện lực lượng chức năng, các đối tượng bỏ lại phương tiện, chạy khỏi hiện trường. Kiểm tra các phương tiện để lại, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 2 túi màu xanh, bên trong chứa 1.000 gói thuốc, gồm 500 gói nhãn hiệu Jet và 500 gói nhãn hiệu Hero. Lực lượng Quản lý thị trường lập biên bản tạm giữ 8 phương tiện, cùng tang vật vi phạm, để tiếp tục xác minh, làm rõ.

Long An có đường biên giới dài 133 km với nhiều ngõ tắt, đường mòn, lối mở nên việc kiểm soát người, phương tiện qua lại biên giới có lúc, có nơi còn thiếu chặt chẽ. Một số đối tượng lợi dụng đêm tối, lén lút đưa hàng hóa qua biên giới, sau đó đưa lên xe máy, ô tô vận chuyển vào nội địa đưa đi các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh… để tiêu thụ.

Từ đầu năm 2020 đến nay, các lực lượng chức năng của tỉnh đã bắt giữ trên 1,8 triệu gói thuốc lá ngoại nhập lậu. Trong đó, riêng quý III/2020, lực lượng Quản lý thị trường Long An đã phát hiện 79 vụ vận chuyển, kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, tạm giữ 23.912 gói thuốc lá ngoại.     

Nguyên Nhân Và Cách Ngăn Chặn Bệnh

Chảy Nước Mắt Là Gì?

Chảy nước mắt là hiện tượng một lượng chất lỏng bất kỳ tiết ra từ mắt. Khi những thú cưng khỏe mạnh đều có đôi mắt sáng, rõ và một lưu lượng chất lỏng tối thiểu. Một số trường hợp mèo chảy nước mắt là điều hết sức bình thường.

Chảy nước mắt chỉ đáng lo ngại khi nó quá nhiều, bất thường hoặc kèm theo những dấu hiệu khác như nheo mắt, hắt hơi, dụi mắt.

Nguyên Nhân Mèo Con Bị Chảy Nước Mắt

Mèo con chảy nước mắt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và đôi khi không phải từ mắt mèo. Tình trạng này có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên mắt mèo. Vậy, SEN đã biết nguyên nhân vì sao chưa?

Theo Bác sĩ thú y Thomas chúng tôi – Phó giáo sư về nhãn khoa tại Cornell cho biết mèo con bị chảy nước mắt do nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI). Trường hợp hiếm gặp hơn là mèo hay bị chảy nước mắt do bị dị tật hoặc bị lệch ống nước mắt.

Mèo con bị chảy nước mắt do dị vật rơi vào mắt

Nếu bạn quan sát thấy mèo không có bất kỳ biểu hiện khác lạ nào ngoài vấn đề chảy nước mắt liên tục thì có thể đã có thứ gì đó rơi vào mắt mèo. Ngay cả khi một hạt bụi nhỏ cũng có thể khiến mắt mèo ngứa ngáy và khó chịu, nguy hiểm có thể làm hỏng giác mạc của bé.

Dị vật rơi vào mắt có thể làm xước mắt công thêm độ ẩm tự nhiên của mắt sẽ dễ khiến mắt mèo bị nhiễm trùng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều và nguy hiểm cho mèo.

Mèo chảy nước mắt vì bị nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI)

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là bệnh phổ biến và dễ lây lan ở mèo. Khi mắc bệnh, mèo thường xuất hiện những triệu chứng:

Chảy nước mắt, mắt kèm nhèm

Sổ mũi, có thể kèm nghẹt mũi và phải thở bằng miệng

Lười vận động

Ho, hắt hơi

Có thể kèm loét lưỡi

Ống dẫn lệ là nơi cho phép nước mắt giữ mắt mèo luôn đủ ẩm và khỏe mạnh. Nếu trường hợp ống dẫn lệ bị nghẽn hoặc nằm không đúng vị trí, nước mắt thừa sẽ tích tụ và tràn xuống mí mắt dưới của mèo. Do đó mèo sẽ có biểu hiện chảy nước mắt liên tục. Dần dà theo thời gian, vùng lông dưới mí mắt của mèo sẽ bị ố màu.

Mèo hay chảy nước mắt do viêm kết mạc

Tình trạng bị viêm kết mạc khiến các mô nhạy cảm tại mắt mèo luôn ẩm ướt khiến dịch mắt tiết nhiều hơn. Khi đó tuyến lệ bị kích thích khiến mèo chảy nước mắt nhiều và khó chịu. Khi mèo bị viêm kết mạc sẽ có những biểu hiện đi kèm như mắt chảy ghèn, mèo thường nheo mắt, chớp mắt liên tục và các mô bị ửng đỏ.

Bị chảy nước mắt do các bệnh về mắt

Một số bệnh về mắt như quặm mi, lộn mí mắt, đỏ mắt… cũng có thể là nguyên nhân khiến mèo chảy nước mắt. Khi mắc các bệnh về mắt nói chung, quá trình sưng và viêm đều kích thích tuyến lệ chảy nước mắt nhiều hơn. Lúc này nước mắt có chức năng làm sạch vết thương, giảm đau đớn.

Khi Nào Cần Đưa Mèo Đến Bác Sĩ?

Các dấu hiệu của bệnh hô hấp

Mắt xuất hiện dịch bất thường hoặc mủ, ghèn bám quanh viền mắt

Mắt mèo bị lé (hay lác)

Mắt mèo nhạy cảm hơn với ánh sáng

Giác mạc bị mờ hoặc đục

Suy giảm thị lực

Mèo ngứa mắt, dụi liên tục

Ngăn Chặn Các Bệnh Về Mắt Cho Mèo

Đôi mắt mèo khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương, vì thế khi thấy mèo con bị chảy nước mắt, hãy đưa mèo đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Không nên tự ý chữa trị tại nhà sẽ dễ làm hỏng đôi mắt của bé.

Kiêng Kỵ Trong Ma Chay Việt Nam

1. Kiêng kỵ với người chết vì nạn sông nước

Với những người bị nạn sông nước, khi đang được cứu chữa, người ta kiêng không cho cha mẹ hay con cái của nạn nhân vào vì cho rằng nếu lúc đó có mặt người thân, chắc chắn nạn nhân không thể cứu được.

2. Kiêng kỵ với người chết ngoài đường, ngoài chợ

Với những người chết ở ngoài đường, người ta tối kỵ đưa xác người chết về nhà vì nó sẽ mang theo âm khí, không có lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà. Trường hợp này, thân nhân phải tổ chức tang lễ tại nơi có người chết hoặc phải dựng lán ngoài đồng để thực hiện tang lễ. Người chết đột tử ở ngoài đường do tai nạn tàu xe, sông nước… cũng được coi là xấu số và người nhà phải cúng lễ ở nơi mà người này thiệt mạng.

3. Kiêng kỵ với người treo cổ tự tử

Trường hợp người bị chết do thắt cổ (tự tử hoặc do người khác cưỡng sát), nếu phát hiện người đó đã chết hẳn, người ta sẽ dùng dao chém đứt sợi dây khi người đó còn treo lơ lửng chứ không cởi tháo sợi dây ra bởi theo tín ngưỡng dân gian, chỉ bằng cách chém đứt sợi dây, mối oan nghiệt mới dứt và gia đình người đó mới tránh được họa chết vì thắt cổ theo đuổi.

4. Kiêng kỵ với trường hợp con chết trước cha mẹ

Trong trường hợp con chết trước cha mẹ, ở một số địa phương miền Bắc thường không để cha mẹ đưa tang con vì người ta cho rằng con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, gây cho cha mẹ nhiều nỗi đau thương. Vì thế, trên đường đi đưa tang có thể khiến cha mẹ quá đau buồn mà ngất đi, ảnh hưởng đến tính mạng. Tục kiêng kỵ này nhằm làm vơi nỗi đau buồn và tránh nạn trùng tang.

5. Kiêng nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu

Khi có người chết, trước hết người ta phải chọn giờ, tránh tuổi, kiêng tuổi khi làm lễ nhập quan. Sau đó, chọn ngày lành tháng tốt để an táng người quá cố. Tuyệt đối kiêng kỵ tránh nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu để tránh những chuyện chẳng lành.

6. Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết

Khi thi hài chưa đặt vào quan tài, con cháu và người thân của người quá cố phải cử nhau coi giữ ngày đêm và không để chó mèo nhảy qua xác người chết nhằm tránh hiện tượng quỷ nhập tràng (người chết bật dậy, rồi sau đó đuổi theo để bắt người).

7. Kiêng dùng vật dụng của người sống cho người đã chết

Khi chôn cất, người ta kiêng dùng quần áo, đồ dùng của người đang sống cho người đã chết vì họ cho rằng những đồ vật đó đã mang hơi của người sống. Nếu để người chết mang đi tức là đã chôn một phần của người sống, có thể khiến cuộc sống của người đó không trọn vẹn như bị ngớ ngẩn, đần độn, hay quên, lú lẫn….

8. Kiêng mặc áo, nằm giường của người đã chết

Không chỉ kiêng mặc quần áo, sử dụng đồ dùng của người sống cho người chết mà tín ngưỡng dân gian còn kiêng việc người sống mặc quần áo thừa hay nằm giường cũ của người chết để lại.

9. Kiêng trả lời khi chưa nhận rõ tiếng người gọi

Ở những gia đình có người già mất, từ chập tối người nhà đã phải đóng cửa, kiêng lên tiếng trả lời khi chưa nhận ra tiếng của người gọi ngoài cổng. Sở dĩ có việc này là do theo tín ngưỡng dân gian, người già mới chết còn nhớ con cháu, tối đến về nhà gọi, nếu ai thưa sẽ bị bắt đi theo.

10. Kiêng để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết

Trong quá trình khâm niệm, phải kiêng để nước mắt của con cháu nhỏ vào thi hài người chết vì sợ sau này con cháu sẽ làm ăn khó khăn, và cũng để tránh hiện tượng “quỷ nhập tràng”. Vì thế, người trực tiếp khâm niệm (thường là người nhà) không được khóc khi đang tiến hành các thao tác khâm niệm. Những người khác dù có thương xót người quá cố đến đâu thì khi khóc cũng phải đứng cách thi hài một quãng để tránh nước mắt nhỏ vào.

Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vừa là một cơ sở khoa học vừa là một trung tâm văn hóa, có tính khoa học cao và tính xã hội rộng lớn. Bảo tàng có các chức năng như sau: Nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế, trưng bày, trình diễn, để giới thiệu và giáo dục về những giá trị lịch sử – văn hóa của các dân tộc trong và ngoài nước; cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc; đào tạo cán bộ nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý về nhân học bảo tàng và bảo tàng dân tộc học.

Hiện nay Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tới để tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các buổi trình diễn nghề thủ công và các loại hình văn hóa dân gian khác nhau của các dân tộc ở Việt Nam, Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới. Chính vì sự hấp dẫn này mà trên trang TripAdvisor đã bình chọn bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 trong số 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á năm 2014, đứng sau Bảo tàng tượng binh mã Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc), Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng (Campuchia) và Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima (Nhật Bản). Cũng theo bình chọn của du khách trên TripAdvisor, Bảo tàng DTHVN được xếp vị trí số 1 trong top 10 bảo tàng hấp dẫn nhất tại Việt Nam. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Bảo tàng DTHVN được du khách vinh danh trên TripAdvisor, năm 2013 được xếp thứ 6/25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á và năm 2012 được nhận chứng chỉ Xuất sắc (Excellent Certificate).

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tọa lạc bên đường Nguyễn Văn Huyên ở quận Cầu Giấy, cách trung tâm thủ đô Hà Nội chừng 8 km. Đây vốn là vùng đất ruộng của cư dân sở tại trước đây. Tất cả các công trình cơ sở hạ tầng đều mới được xây dựng cùng với quá trình hình thành Bảo tàng. Đường Nguyễn Văn Huyên và đường Nguyễn Khánh Toàn chạy qua phía trước Bảo tàng cũng đều mới được xây dựng. Công trình Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh (người dân tộc Tày, thuộc Công ty Xây dựng nhà ở và công trình công cộng, Bộ Xây dựng) thiết kế. Nội thất công trình do Bà kiến trúc sư Véronique Dollfus (người Pháp) thiết kế.

Trong khoảng thời gian đầu bảo tàng có 2 khu vực chính: Một khu bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản, hệ thống các bộ phận kỹ thuật, hội trường… Các khối nhà liên hoàn với nhau, có tổng diện tích 2.480m2, trong đó 750 m2 dùng làm kho bảo quản hiện vật. Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời, rộng khoảng 2 ha, bắt đầu xây dựng năm 1998 và hoàn thành công trình trưng bày cuối cùng trong năm 2006.

Bên cạnh đó, hiện nay Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được cấp thêm hơn 1 ha đất, nâng diện tích khuôn viên của Bảo tàng lên gần 4,4 ha. Tại phần đất mở rộng này, từ giữa năm 2007 bắt đầu xây dựng một tòa nhà 4 tầng, sẽ mang tên “nhà Cánh diều”, để giới thiệu về văn hóa các dân tộc nước ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Đông Nam Á. Đây sẽ là khu trưng bày thứ 3 của Bảo tàng.

Hiện nay bảo tàng có diện tích gần 4,5ha, bao gồm ba khu trưng bày:

– Thứ nhất, toà nhà 2 tầng có tên gọi Trống đồng, trưng bày về các dân tộc ở Việt Nam, bắt đầu mở cửa phục vụ công chúng từ ngày 13/11/1997.

– Thứ hai, khu trưng bày ngoài trời, được gọi là Vườn kiến trúc, rộng khoảng 2ha, xây dựng từ năm 1998 đến 2006, giới thiệu chủ yếu 10 công trình kiến trúc dân gian của 10 dân tộc ở Việt Nam.

– Thứ ba, toà nhà 4 tầng có tên gọi Cánh diều, khởi công xây dựng tháng 6/2007 và khai trương trưng bày đầu tiên vào cuối năm 2013, là khu trưng bày về các cư dân ngoài Việt Nam, trước hết là các dân tộc ở Đông Nam Á.

Mười năm đầu mở cửa, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã đón tiếp khoảng 1.200.000 lượt khách tham quan, trong đó có trên 530.000 khách quốc tế đến từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số du khách đến Bảo tàng ngày càng gia tăng, năm 2007 đạt 337.000 lượt người, trong 6 tháng đầu năm 2008 – hơn 210.000 lượt người…

– Mở cửa: 8h30-17h30 các ngày trong tuần từ thứ 2 hàng tuần và Tết Nguyên đán.

– Đóng cửa: thứ Hai hằng tuần và Tết Nguyên đán

– Thứ Hai – Thứ Sáu hằng tuần: + 84-24-3836-0352

– Thứ Bảy – Chủ Nhật: + 84-24-3836-0351

– Lễ tân / Tham quan: + 84-4-3756-2193 (trừ Thứ Hai hằng tuần)

– Bán vé: + 84-24-3836-0350 (trừ Thứ Hai hằng tuần)

– Truyền thông và công chúng: + 84-24-3756-2193 (trừ Thứ Hai hằng tuần)

– Hoạt động giáo dục: + 84-24-3756-2192 (#121, trừ Thứ Hai hằng tuần)

– Hành chính: + 84-4-3756-2192 (#118, trừ Thứ Bảy, Chủ Nhật)

a. Giá vé thăm quan: 40.000 đồng/người/lượt.

b. Các trường hợp được giảm giá vé:

– Sinh viên: 15.000 đồng/người/lượt.

– Học sinh: 10.000 đồng/người/lượt.

– Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa (Người cao tuổi; Người khuyết tật,…..): giảm 50% giá vé.

– Người dân tộc thiểu số: giảm 50% giá vé.

c. Các trường hợp được miễn vé:

– Trẻ em dưới 6 tuổi.

– Người khuyết tật nặng đặc biệt.

– Người có thẻ ICOM.

– Người có thẻ Người bạn Bảo tàng của BTDTHVN.

– Phí thuyết minh trong nhà tiếng Việt: 50.000 đồng

– Phí thuyết minh ngoài trời tiếng Việt: 50.000 đồng

– Phí thuyết minh toàn bộ bảo tàng tiếng Việt: 100.000 đồng

– Phí thuyết minh trong nhà tiếng Anh/Pháp: 100.000 đồng.

e. Phí chụp ảnh tại bảo tàng:

– Máy ảnh du lịch: 50.000 đồng/máy.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có các không gian trưng bày trong nhà và không gian vườn với các công trình kiến trúc dân gian. Để đảm bảo chất lượng Tham quan, không nên tổ chức các đoàn quá đông. Đối với các đoàn Tham quan có thuyết minh, số lượng không quá 30 người/thuyết minh. Đối với các học sinh, để học sinh có thể “vừa học, vừa chơi”, các lớp nên tổ chức Tham quan rải rác trong năm, Tham quan từng lớp một, không nên tổ chức Tham quan theo trường. Bảo tàng có các chương trình nhà trường và hoạt động tham quan phù hợp với các độ tuổi khác nhau và với chương trình học, các môn học khác nhau; ngoài ra còn có các chương trình giáo viên hướng dẫn tổ chức Tham quan cho học sinh.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có các hướng dẫn viên Tham quan tiếng Việt, Anh, Pháp cho các khu vực khác nhau (Các dân tộc Việt Nam, Văn hoá Đông Nam Á, Kiến trúc dân gian…). Bạn có thể yêu cầu hướng dẫn tại chỗ, mua vé trước cổng Bảo tàng, tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn có hướng dẫn (vì số lượng hướng dẫn viên có hạn) bạn nên đăng ký trước khi đến Bảo tàng theo số điện thoại sau: 02437562193 (trừ thứ Hai hằng tuần) hoặc 02437562192.

Khi tới thăm quan bảo tàng quý khách cần tuân thủ một số quy định như sau:

– Không mang theo vũ khí, chất dễ cháy, nổ, chất gây khói, các chất độc hại như axit, chất ăn mòn, đồ đạc quá khổ và các vật dụng nguy hiểm khác.

– Để hành lý tư trang đúng nơi quy định (tiền và những vật phẩm có giá trị cao cần đem theo người).

– Giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định.

– Không mang đồ ăn, thức uống vào bảo tàng.

– Không gây ồn ào.

– Không cầm, sờ, ngồi lên hiện vật, di chuyển hiện vật.

– Không dùng đèn flash khi chụp ảnh trong các phòng trưng bày.

– Không tự ý tổ chức các hoạt động trong bảo tàng.

– Không mang súc vật vào bảo tàng.

– Không trèo cây, bẻ cành, ngắt hoa, hái quả… trong vườn bảo tàng.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được thành lập theo quyết định của thủ tướng chính phủ ngày 24 tháng 10 năm 1995. Bảo tàng được xây dựng trong 2 năm và chính thức khánh thành ngày 12 tháng 11 năm 1997.

Loại hình bảo tàng dân tộc học rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn về nhiều phương diện trên qui mô quốc gia cũng như ở từng địa phương, bởi vì Việt Nam có tới 54 dân tộc. Cho nên, ngay từ năm 1981 Nhà nước đã chủ trương hình thành một Bảo tàng Dân tộc học đặt tại thủ đô Hà Nội. Công trình Bảo tàng Dân tộc học được chính thức phê duyệt luận chứng kinh tế – kỹ thuật ngày 14-12-1987 và được Nhà nước cấp đất để xây dựng: năm 1987 – 2.500m2, năm 1988 – 9.500m2, đến năm 1990 Thủ tướng Chính phủ có quyết định giao toàn bộ 3,27 ha.

Bảo tàng bắt đầu được cấp vốn chuẩn bị đầu tư vào năm 1986. Công việc xây dựng móng triển khai từ cuối năm 1989. Theo luận chứng kinh tế – kỹ thuật, tổng kinh phí để xây dựng là 27 tỷ đồng, chưa kể khoảng 4 tỷ đồng cho việc sưu tầm hiện vật, tư liệu và tổ chức trưng bày.

Suốt nhiều năm, Ban quản lý công trình Bảo tàng và Phòng Bảo tàng là một bộ phận của Viện Dân tộc học. Ngày 24-10-1995, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về việc thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (trực thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam).

Ngày 12 tháng 11 năm 1997, đúng vào dịp Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 7 các nước có sử dụng tiếng Pháp họp tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Tổng thống Cộng hòa Pháp Jacques Chirac đã cắt băng khai trương Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Đây là công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Hà Đức Lịnh (dân tộc Tày) và nữ kiến trúc sư người Pháp Véronique Dollfus, gồm ba khu vực trưng bày chính: khu trưng bày trong tòa Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày toà nhà 4 tầng có tên gọi Cánh diều (là khu trưng bày về các cư dân ngoài Việt Nam, trước hết là các dân tộc ở Đông Nam Á).

Có thể nói, Bảo tàng này là một trung tâm trưng bày và lưu giữ quí giá về văn hoá của 54 dân tộc anh em. Tính đến năm 2000 đã tích luỹ được 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CDRom. Đồng thời, đây là một trung tâm nghiên cứu dân tộc học với những chuyên gia về các dân tộc, các lĩnh vực chuyên ngành. Người ta đến đây không chỉ để tham quan, giải trí, mà còn để tìm hiểu, nghiên cứu về các dân tộc, các sắc thái văn hoá đa dạng và đặc sắc của từng tộc, từng vùng cũng như những giá trị truyền thống chung của các dân tộc. Vì vậy, từ nhân dân khắp các miền trong nước đến khách nước ngoài, từ học sinh, sinh viên đến nhà khoa học đều có thể tìm thấy sự hấp dẫn ở đây.

Hiện vật của BTDTHVN không phải chỉ là những cổ vật đắt tiền, mà chủ yếu bao gồm nhiều thứ rất bình thường trong đời sống hàng ngày của người dân như: con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cái tẩu, tấm chiếu… Chúng phản ánh mọi khía cạnh văn hoá vật thể và phi vật thể của cộng đồng dân cư, thể hiện tiêu biểu mọi mặt cuộc sống và mọi sáng tạo văn hoá của họ. Bởi vậy, trong Bảo tàng này, hiện vật rất phong phú, có thể hình thành được nhiều sưu tập theo các tiêu chí khác nhau. Bảo tàng có 54 bộ sưu tập về từng dân tộc, như: về người Thái, về người Hmông, về người Gia Rai… Phân chia theo công dụng, có các sưu tập về y phục, các đồ trang sức, về nông cụ, về ngư cụ, về vũ khí, về đồ gia dụng, về nhạc cụ… Lại có tập hợp riêng về các hiện vật tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay hay nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác. Trên cơ sở đó, Bảo tàng tổ chức trưng bày và xuất bản sách ảnh theo các dạng thức sưu tập khác nhau, bổ ích và lý thú đối với mọi đối tượng, mọi trình độ học vấn.

BTDTHVN được triển khai theo nhiều quan niệm mới phù hợp với sự tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Trước hết đó là quan niệm Bảo tàng dành cho tất cả mọi người. Quan niệm này được thể hiện trong cả kiến trúc lẫn trong kỹ thuật trưng bày. Bảo tàng có lối đi riêng thích hợp cho thương binh hay những người khuyết tật phải di chuyển bằng xe đẩy và có thang máy để họ lên xem tầng hai. Các bậc lên xuống đều có tay vịn cho người già yếu tiện đi lại. Trong trưng bày, kế thừa kinh nghiệm của nhiều bảo tàng trên thế giới, BTDTHVN đã không chọn chữ in mà chọn chữ viết thường cho tất cả các bài viết để người xem ở các lứa tuổi có thể đọc dễ dàng và không mỏi mắt. Các tấm pa nô cũng được treo ở tầm cao có tính toán phù hợp với cả lứa tuổi thiếu nhi. Phần trưng bày của Bảo tàng có hiện vật, có ảnh, bài viết, có băng hình, có các tư liệu tham khảo… mà người xem tuỳ trình độ và nhu cầu khác nhau có thể khai thác nhiều hay ít.

Phần trưng bày thường xuyên của Bảo tàng hiện nay chỉ trưng bày một số lượng hiện vật hạn chế: gần 700 hiện vật khối và 280 ảnh. Quan điểm chủ đạo là không tham đưa quá nhiều hiện vật vào trong các tủ trưng bày, bởi sẽ gây cảm giác thừa ứ hoặc khó tiếp cận được một cách tập trung.

Phương pháp bố trí nội dung trong trưng bày của Bảo tàng là kết hợp giữa cộng đồng ngôn ngữ và vùng lãnh thổ. Hầu hết hiện vật trưng bày là hiện vật gốc, được lựa chọn và chủ yếu phô bày trong 97 tủ kính lớn nhỏ khác nhau: có loại tủ 1 mặt, có loại 4 mặt, có tủ chứa nhiều hiện vật, có tủ chỉ đặt 1 hoặc vài ba hiện vật. Trong số đó, hơn 50 tủ có bài viết giới thiệu kèm theo. Mỗi hiện vật đều có phụ đề ghi rõ tên gọi hiện vật, đồng thời cho biết dân tộc và xứ sở sản sinh ra nó. Bảo tàng cũng sử dụng manơcanh, bản đồ, biểu đồ, sách cứng, ảnh, phim video, băng âm thanh, một số mô hình và 33 pa nô trong trưng bày. Mặc dù diện tích không lớn, nhưng trong nhà vẫn có một số điểm nhấn được trưng bày theo hình thức tái tạo về một tập tục hay một nét văn hoá nào đó. Người xem có thể hiểu được nội dung tái tạo không chỉ thông qua hệ thống hiện vật, mà còn có cả phim video nữa.

Bảo tàng cố gắng tìm các giải pháp kỹ thuật hiện đại trong phương pháp thể hiện trưng bày như việc sử lý ánh sáng, dùng đèn chuyên dụng chiếu vào từng hiện vật hay từng bộ phận của hiện vật làm nổi lên vẻ đẹp cần gây sự chú ý quan sát. Trong điều kiện hiện nay, Bảo tàng đã lựa chọn phương án thông khí cho toàn bộ khu trưng bày. Từng tủ kính đều được lắp hệ thống thông khí để đảm bảo cho hiện vật không bị mốc.

Nơi đây không chỉ là trung tâm lưu giữ và trưng bày quý giá về văn hóa mà còn là nơi tổ chức nghiên cứu khoa học, sưu tầm, phân loại, đánh giá, bảo quản, phục chế, trưng bày, giới thiệu, khai thác các giá trị lịch sử, văn hóa về phương diện dân tộc học của các dân tộc anh em.

Khu vực bên trong bao gồm các khối nhà trưng bày, cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản…

Hiện nay, phần trưng bày trong nhà chiếm trọn toà nhà 2 tầng với diện tích 2.500m2 có dáng mô phỏng hình trống đồng – một biểu tượng chung của nền văn minh Việt Nam cũng như nhiều nước khác trong khu vực. Chiếc cầu đá granít dẫn vào toà nhà Bảo tàng tạo cảm giác như đang bước lên căn nhà sàn phổ biến ở nhiều vùng. Mặt nền sảnh lớn toà nhà này được trang trí bằng đá granit với biểu trưng theo hình thể của Tổ quốc có đất liền và biển cả.

Các khối nhà liên hoàn với nhau, mỗi gian trưng bày của từng tộc người thể hiện trong việc trưng bày hiện vật theo lối kể chuyện. Câu chuyện được liên kết chặt chẽ, xuyên suốt với nhau bằng nhóm hiện vật, luôn thay đổi sự hấp dẫn, thỏa mãn nhu cầu khác nhau của người xem. Mỗi gian trưng bày là một câu chuyện lớn phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ của đồng bào các dân tộc Việt Nam.

Phần lớn diện tích trong nhà được bố trí trưng bày thường xuyên, bên cạnh đó có dành riêng một không gian để tổ chức các trưng bày nhất thời theo chuyên đề. Hiện tại, trưng bày thường xuyên trong nhà được bố trí như sau:

a. Tầng 1 trưng bày 2 phần chính:

– Giới thiệu chung các dân tộc Việt Nam

– Giới thiệu các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, bao gồm: Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt.

b. Tầng 2 chia thành các phần:

– Các dân tộc Chăm, Hoa, Khơme.

– Ngữ hệ Nam Đảo ở miền núi: giới thiệu các dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Raglai, Chu Ru.

– Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme ở miền núi: giới thiệu 5 dân tộc ở miền Bắc (Khơ Mú, Xinh Mun, Mảng, Kháng, Ơ Đu) và 15 dân tộc ở miền Trung – Tây Nguyên.

– Nhóm ngôn ngữ Hán – Tạng: giới thiệu các dân tộc Cống, Sán Dìu, Ngái, Lô Lô, Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Si La.

– Nhóm Hmông – Dao: giới thiệu các dân tộc Hmông, Dao, Pà Thẻn.

– Nhóm Tày Thái – Kađai: giới thiệu các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay, Thái, Bố Y

Đối với khu ngoài trời, do đất hẹp nên Bảo tàng chỉ có thể dựng 9 công trình kiến trúc dân gian cùng một số hiện vật lớn như:

– Nhà rông của người Ba Na.

– Nhà sàn dài của người Ê Đê.

– Nhà sàn của người Tày.

– Nhà nửa sàn nửa đất của người Dao.

– Nhà trệt lợp ván pơmu của người Hmông.

– Nhà ngói của người Việt.

– Nhà trệt của người Chăm.

– Nhà trình tường của người Hà Nhì.

– Nhà mồ của người Gia Rai.

Xen giữa các công trình kiến trúc dân gian đó là cây xanh các loại, các lối đi ngoằn ngoèo và cả con suối uốn khúc chảy suốt 4 mùa, có cầu bắc nối đôi bờ. Những trưng bày ở phần này đang từng bước được thực hiện.

Có thể nói, hiện vật được trưng bày trong bảo tàng rất phong phú, từ y phục, đồ trang sức, vật dụng quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày của các dân tộc như gùi, dao, cuốc, nông cụ… Mỗi hiện vật trong bảo tàng đều có phụ đề ghi rõ tên gọi, nguồn gốc xuất xứ, tư liệu tham khảo. Các sinh hoạt tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng như ma chay, cưới hỏi được thể hiện dưới những thước phim video sinh động và cuốn hút, có tác dụng phổ biến kiến thức rất hiệu quả. Các hiện vật ở đây được trang trí thật đơn giản, không cầu kỳ, để người xem có thể cảm thụ nhiều nhất cái hay, cái đẹp, cái tinh tế của mỗi hiện vật rất bình dị, đời thường.

Đến đây, du khách không chỉ tham quan các hiện vật được trưng bày tại khu trưng bày thường xuyên, khu trưng bày chuyên đề, khu trưng bày lưu động và khu trưng bày ngoài trời, mà còn có thể nghiên cứu, tìm hiểu về các dân tộc, bản sắc văn hóa của từng dân tộc cũng như giá trị truyền thống chung của các dân tộc.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam còn là điểm dã ngoại ngoài trời thú vị đối với những gia đình có con nhỏ trong những ngày cuối tuần. Khu trưng bày ngoài trời với những mẫu nhà đặc trưng của mỗi dân tộc thực sự là nét sinh động cho việc học tập, nghiên cứu của các em học sinh cũng như những người nghiên cứu, tìm hiểu về phong tục, tập quán của các dân tộc.

Đặc biệt, chương trình biểu diễn múa rối nước đặc sắc của các phường rối Miền Bắc được diễn ra thường xuyên ở đây. Du khách không những được xem các nghệ sỹ biểu diễn múa rối mà còn được giao lưu với họ, được tự tay điều khiển con rối dưới nước rất thú vị. Các lớp học thủ công, thêu vải cho học sinh thường xuyên được tổ chức vào các dịp hè giúp các em vừa vui chơi giải trí vừa có thể học được nhiều kỹ năng thêu cơ bản.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngăn Chặn Nhập Lậu Thuốc Lá Giả Tem Nhãn Việt Nam trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!