Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Khiến Mèo Bị Ngứa Và Rụng Lông Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
+ Mèo bị ngứa rụng lông do nấm
+ Mèo bị rụng lông mặt do bệnh ecpet
1. Nguyên nhân nào khiến mèo bị ngứa và rụng lông
Khi mèo bị ngứa và rụng lông thì nguyên nhân chính có thể là do bệnh nấm mèo. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta và có thể gặp ở mọi giống mèo, ở mọi độ tuổi khác nhau. Nhưng hiện nay căn bệnh này chủ yếu thường gặp ở giống mèo lông dài hoặc mèo có độ tuổi dưới 06 tháng.
Bệnh nấm mèo sẽ khiến cho mèo luôn ở trong tình trạng ngứa ngáy, khó chịu đi kèm với việc lông bị gãy, rụng từng sợi hoặc thành từng mảng. Nguyên nhân chính để gây ra căn bệnh này đó là do khí hậu nóng ẩm ở nước ta tạo điều kiện cho nấm phát triển. Bên cạnh đó thì việc chủ nhân chăm sóc da và lông cho mèo kém, mèo không được tắm nắng thường xuyên hoặc không được sấy khô lông sau khi tắm xong hay do mèo thường nghịch bẩn mà lại không được vệ sinh đúng cách, sạch sẽ…
Nhưng cho dù vì nguyên nhân nào thì việc phát hiện ra bệnh nấm mèo và tìm được cách điều trị phù hợp với chú mèo nhà bạn vẫn là điều quan trọng nhất.
2. Cách điều trị mèo bị ngứa và rụng lông
Ngay khi phát hiện ra mèo nhà bạn bị mắc bệnh nấm mèo thì điều đầu tiên bạn cần phải làm đó là triển khai việc cách ly chú mèo mắc bệnh khỏi đàn mèo để tránh việc lây lan. Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc những người có cơ địa mẫn cảm với mèo thì cũng nên thực hiện việc cách ly để đảm bảo được việc điều trị mèo bị ngứa và rụng lông được diễn ra tốt nhất.
Với những chú mèo có bộ lông quá dài thì bạn có thể nghiên cứu việc cạo lông của mèo để dễ dàng hơn cho việc điều trị, bôi thuốc và chăm sóc. Và điều cần lưu ý nữa trong quá trình điều trị mèo bị ngứa và rụng lông đó là không nên tắm xà phòng cho mèo.
Bước quan trọng nhất trong quá trình điều trị đó là việc bạn lựa chọn một trong số những loại thuốc bôi có công dụng điều trị nấm mèo như Flucinazol, Ketoconazol hoặc Nizoral…để bôi trực tiếp lên vùng da bị nấm từ 1 – 2 lần/ ngày trong khoảng từ 1 – 2 tuần. Lưu ý là trước khi bôi thuốc bạn nên vệ sinh sạch sẽ khu vực da mèo cần phải bôi và nên đeo găng tay khi bôi thuốc để tránh việc vi khuẩn nấm lây lan sang người.
Đồng thời, để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị thì bạn nên dùng kèm theo một số loại kháng sinh để đề phòng vấn đề bị bội nhiễm.
Mèo Bị Rụng Lông: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Nguyên nhân mèo bị rụng lông
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chú mèo của bạn bị rụng lông như:
– Do nội tiết: Tình trạng rụng lông hoặc lông mọc thưa một cách đối xứng tại các khu vực trên cơ thể mèo là do nội tiết bên trong, thường gặp ở những con mèo đực bị thiến hoặc mèo cái bị phun thuốc triệt sản.
– Do bẩm sinh: Hiện tượng này chúng ta sẽ bắt gặp trong khoảng thời gian đầu từ khi mèo chào đời, chúng sẽ rụng lông hoặc mọc ít lông. Đây là do yếu tố di truyền.
– Do tâm lý: Những con mèo bị cưỡng ép chải chuốt thường dễ mắc phải tình trạng này, lông của chúng sẽ rụng theo một dải xuống phía sau lưng hoặc trên bụng.
– Do bệnh lý: Mèo bị nhiễm Cushing và phải sử dụng hocmon Cortisone để điều trị trong thời gian dài, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tuyến giáp, da và lông của chúng gây nên tình trạng rụng lông.
– Quá nhiều hocmon tuyến giáp: Tình trạng này chỉ xảy ra với một số ít loài mèo. Nguyên nhân là do chúng có vấn đề về tuyến giáp khiến lông của chúng bị rụng khá nhiều, những con mèo này trở nên yếu ớt và dễ tổn thương.
– Do dùng dầu tắm sai cách: Khi mèo tắm quá nhiều lần hoặc bị cưỡng ép chải lông hay dùng dầu tắm không phù hợp sẽ khiến bộ lông của chúng bị gãy rụng rất nhiều.
– Do lở loét hoặc nhiễm các bệnh lý khác: Những vết lở loét trên da khiến mèo cảm thấy khó chịu, chúng sẽ thường xuyên liếm lông khiến cho các lớp lở loét càng thêm lan rộng gây nhiễm trùng tạo nên hiện tượng lông rụng thành từng mảng.
Ngoài ra, mèo bị nấm da sẽ tạo nên các mảng da chết có vảy và thô ráp, chúng có hình dạng vòng tròn đỏ có viền dài từ 1-4cm. Những khu vực này thường dễ bị rụng và dễ lây sang các khu vực khác, thậm chí có thể lây sang người. Vậy nên khi phát hiện mèo bị nấm da, bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với chúng và hãy mang đến bác sĩ thú y để có cách điều trị nhanh nhất.
Cách chữa trị bệnh rụng lông ở mèo
Khi thấy mèo nhà mình bị rụng lông, bạn hãy xem xét về tình trạng rụng lông và căn bệnh mà chúng gặp phải để có cách điều trị phù hợp.
Rụng lông do bệnh
Khi thấy mèo có các dấu hiệu lạ trên da như nổi mẩn đỏ, vùng da bị lở loét, đóng vảy và rụng lông thì tốt nhất hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y để kịp thời điều trị. Đó có thể là bệnh nấm da ở mèo, nếu không có kinh nghiệm chữa trị, bệnh có thể nặng hơn và lây lan sang người.
Rụng lông do ghẻ
Khi mèo bị ghẻ, chúng cũng có dấu hiệu rụng lông. Khi đó bạn hãy cách ly chú mèo ra khỏi những vật nuôi khác và thậm chí là cách ly với người.
Bạn hãy vệ sinh nơi ở của chúng cho sạch sẽ, những vật dụng mà mèo thường sử dụng như bát đựng thức ăn, nước uống, chỗ ngủ,… để tiêu diệt vi khuẩn và đảm bảo chúng không lây lan hay tái phát khi mèo khỏi bệnh.
Sau đó, bạn hãy bôi thuốc trị ghẻ lên những vùng bị ghẻ của mèo hoặc dùng thảo mộc tự nhiên để tắm cho chúng.
Thuốc trị ghẻ cho mèo bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng thú y trên toàn quốc. Nên chọn loại phù hợp với tình trạng bệnh của chú mèo nhà bạn.
Trước khi bôi thuốc, bạn hãy làm sạch vùng da bị ghẻ của mèo và bôi lên những vùng đó. Lưu ý, sau khi bôi thuốc bạn không nên cho mèo liếm vào chỗ vừa bôi vì sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của mèo. Bạn nên đeo ống chống liếm cho mèo.
Rụng lông theo chu kỳ
Chỉ cần chú mèo nhà bạn được chăm sóc kỹ càng, cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng với chế độ ăn uống hợp lý thì chúng sẽ luôn khỏe mạnh và bộ lông luôn mượt mà, mềm mại. Ngược lại, nếu chúng không được cung cấp đủ chất sẽ khiến làn da khô ráp, thiếu sức sống và gây nên tình trạng rụng lông.
Để khắc phục điều này, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý cho mèo, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của mèo để chúng có làn da khỏe mạnh và bộ lông bóng mượt.
Mỗi ngày nên cho mèo uống đủ nước để da chúng không bị khô. Nếu không có nhiều thời gian thì bạn có thể sử dụng hệ thống tự động cho mèo uống nước, hệ thống này được bán tại các cửa hàng thú cưng.
Việc thường xuyên chải lông mèo đôi khi cũng khiến chúng cảm thấy kho chịu và không hợp tác. Cho nên hãy tùy thuộc vào tâm trạng của mèo và không nên chải lông cho chúng mỗi ngày.
Có nên cắt tỉa lông cho mèo?
Khi thấy mèo rụng lông khắp nhà, nhiều người nghĩ ngay đến việc cắt tỉa lông mèo để hạn chế việc rụng lông. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là ” có nên cắt tỉa lông cho mèo? “
Khi cắt tỉa lông mèo, lông của chúng sẽ không đứt hẳn mà sẽ sót lại chân lông, lớp chân lông này sẽ cứng, nhọn và có thể gây tổn thương mỗi khi mèo liếm vào cơ thể.
Đa phần mèo sẽ bị stress khi chúng được cắt tỉa lông, nếu tỉa lông trông giai đoạn mèo đang thay lông thì sẽ khiến chúng càng trở nên căng thẳng hơn và không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của chúng.
Ngoài ra, khi lông mèo bị cắt thì phần chân lông cũng sẽ rụng và nó cũng sẽ dễ dàng đi vào khí quản của người, của mèo và các loại thú cưng khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe gia đình bạn.
Nguyên Nhân Khiến Mèo Con Bị Rụng Lông
Mèo con thường có chu kỳ thay lông dài hơn so với mèo trưởng thành do tuyến lông vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Khi thấy mèo con bị rụng lông có rất nhiều lý do khác nhau, cần phải nhận biết dựa trên mức độ rụng lông, những biểu hiện cụ thể đi kèm để nhận biết rõ nguyên nhân và có phương pháp xử lý kịp thời vì đây là giai đoạn mà cơ thể mèo còn rất yếu, nếu không được áp dụng điều trị có thể gây tổn thương nặng nề hay thậm chí là biến chứng.
Đây là một hiện tượng rụng lông không gây nguy hiểm, vì do bẩm sinh mà những tháng đầu đời mèo có dấu hiệu rụng lông, hoặc lông mọc ít, thưa thớt, đây cũng là giai đoạn cơ thể mèo chưa hoàn thiện đầy đủ. Tuy nhiên những chú mèo này khi trưởng thành sẽ mọc lông đầy đủ nhưng bộ lông có thể sẽ thưa hơn những chú mèo cùng loài khác. Đây chỉ là hiện tưởng bẩm sinh thông thường diễn ra trên cá thể mèo nào đó, không hề nguy hại cho cơ thể.
2.Nhiễm ký sinh trùng: ve, bọ, ghẻ demodex,…
Đây là tình trạng bệnh lý khá nguy hiểm cho mèo con, bởi vì mèo con cơ thể còn yếu ớt, sức chống chịu kém. Nguyên nhân lây bệnh là từ mèo mẹ qua quá trình chăm sóc, cho con bú, tiếp xúc cơ thể. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, mèo bị còi cọc, chậm phát triển, luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, dần dần dẫn đến viêm da, nhiễm trùng da, khó điều trị, thậm chí dẫn đến tử vong do nhiễm độc tố nặng từ tuyến nước bọt của ký sinh trùng truyền vào cơ thể qua những vết cắn.
Biểu hiện: mèo con bị rụng lông thành những chấm nhỏ tách biệt trên da, cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, ở các vị trí rụng lông có dấu hiệu da hóa sừng, dù ở giai đoạn này da mèo rất mỏng manh và nhạy cảm.
3. Nhiễm khuẩn trên da: nấm, mốc,…
Nguyên nhân: lây truyền từ cơ thể mèo mẹ, hoặc do môi trường sống, ổ nằm ẩm thấp, làm cho khuẩn nấm tang cường phát triển và lây sang cơ thể mèo con. Bệnh này tuy không nguy hiểm như ký sinh trùng cư trú nhưng cũng khiến mèo con cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu, chất lượng sống giảm, biếng ăn và còi yếu, suy nhược.
Lý Giải Nguyên Nhân Khiến Mèo Chảy Nước Dãi Và Cách Điều Trị
Không giống như chó, mèo sẽ không thường xuyên chảy nước dãi. Nếu mèo của bạn bỗng nhiên chảy nước dãi thì bạn nên xác định nguyên nhân. Bởi có một số trường hợp đang cảnh báo những bệnh nghiêm trọng đến sức khỏe của mèo.
Một vài nguyên nhân chảy nước dãi ở mèo không nguy hiểm
Đang vui vẻ
Khi được vuốt ve, mèo sẽ tỏ vui vẻ, kêu gừ gừ và kèm theo hiện tượng chảy nước dãi. Chảy nước dãi trong lúc hạnh phúc và thoải mái khiến các bé nhớ lại bản thân khi còn là mèo con.
Căng thẳng
căng thẳng hoặc sợ hãi có thể khiến bé mèo bị chảy nước dãi nhiều trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như trong lúc bé ngồi xe ô tô, tới bệnh viện thú y để khám, hoặc khi đối mặt với một sự việc to lớn nào đó.
Một số nguyên nhân khiến mèo chảy nước dãi bất thường
Nếu hiện tượng chảy nước dãi bất thường xảy ra giữa các lần bé mèo khám bệnh bình thường, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức. Có khả năng bé mèo nhà bạn cần được kiểm tra sức khỏe gấp, vì có một số vấn đề nghiêm trọng gây ra triệu chứng chảy nước dãi ở mèo.
Bệnh về răng miệng
Bệnh về răng miệng ở mèo rất khó phát hiện cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng khiến các bé kêu đau. Khi đau, nước bọt sẽ được bài tiết một cách quá mức. Bệnh về răng miệng có thể do loét miệng, nướu bị tổn thương hoặc do thay răng bị nhiễm trùng.
Cách điều trị: Các bác sĩ thú y uy tín sẽ tiến hành kiểm tra miệng của mèo. Nếu bệnh do răng hư hoặc sâu, các bác sĩ sẽ dùng đến biện pháp nhổ răng. Trước khi thực hiện quá trình này phải gây mê toàn thân cho bé mèo. Có thể dùng thuốc hoặc không để giải quyết các vấn đề về răng miệng của mèo.
Cách phòng bệnh: Để phòng tránh bệnh răng miệng, bạn nên thường xuyên vệ sinh răng cho mèo bằng các loại kem đánh răng hoặc bình xịt chuyên dụng.
Buồn nôn
Một khi mèo của bạn buồn nôn thường có rất nhiều nước dãi. Buồn nôn và bị mửa ở mèo có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh gan, viêm đường tiêu hóa,…. Nếu bé mèo nhà bạn có triệu chứng buồn nôn, mửa hoặc ăn không tốt, tốt nhất là bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ thú y.
Cách điều trị: Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để có cái nhìn rõ hơn về chức năng từng cơ quan trong cơ thể, tế bào máu và nước tiểu. Các kết quả có thể giúp xác định các bước tiếp theo để chẩn đoán và lựa chọn việc điều trị.
Dính độc
Những bé mèo nào mà đã liếm, nhai hoặc ăn phải chất độc có thể sẽ tiết nước bọt quá mức. Điều này bao gồm các loài cây có độc, hóa chất gây hại da và thực phẩm độc hại.
Cách điều trị: Nếu bạn nghi ngờ bé mèo nhà bạn đã tiếp xúc với thứ gì đó độc hại, hãy đưa bé đến phòng khám thú y gần nhất ngay lập tức.
Mắc vật thể lạ trong miệng
Mèo của bạn có thể đã mắc gì đó trong cổ họng. Nếu bạn thấy có một sợi dây ở trong miệng bé mèo nhà bạn, đừng kéo nó ra. Sợi dây đó có thể quấn quanh một cái gì đó trong dạ dày hoặc ruột của bé, và kéo nó ra có thể gây hư tổn lớn.
Cách điều trị: Nếu bạn phát hiện vật thể lạ trong miệng mèo, đừng cố lấy nó ra, bởi bạn có thể gây thêm thương tích cho mèo. Hãy đưa bé đến phòng khám thú y để nhờ các bác sĩ lấy nó ra khỏi cơ thể mèo.
Bị thương ở miệng
Bị thương ở miệng thường dẫn đến hiện tượng tiết nước bọt quá mức. Những bé mèo đã nhai dây điện có thể bị bỏng miệng và dẫn đến chảy nước dãi. Một bé mèo bị va đập mạnh ở hàm cũng có thể chảy nước dãi. Những bé mèo bị thương ở miệng do đánh nhau cũng chảy nước dãi. Bạn có thể không thể nhìn thấy dấu hiệu của vết thương bên ngoài, nhưng chảy nước dãi là một dấu hiệu cho thấy bạn nên đưa bé đi khám.
Địa chỉ phòng khám thú y tại Thi Thi Pet
Bệnh viện thú y ThiThi pet clinic chúng tôi thành lập từ tháng 2 năm 2012 với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, luôn đi đầu tại Việt Nam. Thi Thi Pet luôn chú trọng trong việc sử dụng và nhập khẩu các phương pháp điều trị cũng như thuốc điều trị bệnh trên thú y tiên tiến nhất. Sở hữu hệ thống phòng khám sạch sẽ, có phòng cách ly bệnh truyền nhiễm, phòng xét nghiệm riêng biệt, đội ngũ bác sĩ thú y giỏi chuyên môn, yêu động vật và giàu kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu tại đại học nông lâm TP HCM. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại dịch vụ khám chữa bệnh thú cưng với giá thành và chất lượng tốt nhất khi bạn tin tưởng đưa thú cưng của mình đến với chúng tôi.
Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới phòng khám thú y Thi Thi.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: 0978899004 Email: vovietlinh@gmail.com
Hạnh Nguyễn
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Khiến Mèo Bị Ngứa Và Rụng Lông Và Cách Điều Trị trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!