Bạn đang xem bài viết Những Biểu Hiện Cho Thấy Mèo Động Dục Sau Khi Bị Thiến được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cắt buồng trứng là một ca phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng ở mèo cái để chấm dứt các triệu chứng động dục ở mèo cái. Tuy nhiên, một số vẫn tiếp tục có những biểu hiện cho thấy dấu hiệu của sự động dục thể hiện dưới dạng hành vi hoặc cơ thể ngay cả sau khi phẫu thuật. Điều này xảy ra là do vẫn còn xót lại một ít mô buồng trứng chưa được cắt bỏ khi phẫu thuật. Nếu các mô đó vẫn hoạt động và tiếp tục tiết ra hóc-môn, mèo vẫn sẽ có hành vi động dục. Các triệu chứng như vậy thường thấy trong vòng vài ngày sau khi phẫu thuật.
CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI
Mèo kêu quá nhiều
Các dấu hiệu động dục (ví dụ: nâng xương chậu để dễ dàng giao hợp [lordosis])
Sự bồn chồn
Cọ xát đầu
Cuộn mình quanh nhà
Lệch đuôi
Âm hộ tấy đỏ
Cho phép mèo đực cùng quan hệ tình dục
NGUYÊN NHÂN
Không loại bỏ hoàn toàn cả hai bên buồng trứng trong quá trình phẫu thuật
Có mô buồng trứng bất thường
Đa buồng trứng (số lượng buồng trứng quá nhiều, đây là trường hợp hiếm gặp)
CHẨN ĐOÁN
Để chẩn đoán chính xác bệnh, chủ nuôi cần cung cấp đầy đủ bệnh sử của mèo, các triệu chứng và thời gian mèo bị cắt buồng trứng. Bệnh sử gồm có những thông tin như sau: thay đổi hành vi và dấu hiệu động dục xảy ra ngay cả sau khi đã phẫu thuật thành công buồng trứng và tử cung. Dựa vào đó, bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện cho mèo, gồm: xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh (CBC), hồ sơ sinh hóa và phân tích nước tiểu. Kết quả của các xét nghiệm có thể trở về mức bình thường.
Các xét nghiệm chuyên sâu hơn có thể đo được các mức hóc-môn như nội tiết tố và progesterone. Nếu mèo chưa được cắt hoàn toàn buồng trứng thì các hóc-môn này sẽ cao hơn so với dự kiến ở mèo sau phẫu thuật. Xét nghiệm các mẫu tế bào lấy từ âm đạo cũng sẽ giúp xác định tình trạng động dục trên mèo của bạn. Ngoài ra, siêu âm cũng là biện pháp để xác định xem có bất kỳ dư lượng mô buồng trứng nào không. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phẫu thuật vùng bụng được khuyến nghị để xác nhận sự hiện diện của mô buồng trứng. Nếu bác sĩ xác nhận mèo vẫn còn mô buồng trứng thì cần phải phẩu thuật để loại bỏ hoàn toàn.
CHỮA TRỊ
Sau khi được chẩn đoán, bác sĩ thú y sẽ trao đổi với bạn về lần phẫu thuật thứ hai để loại bỏ hoàn toàn mô buồng trứng còn sót lại.
CHĂM SÓC
Tình trạng của mèo sẽ trở nên rất tốt sau khi đã được loại bỏ dư lượng mô buồng trứng. Tất cả các triệu chứng bất thường sẽ được giải quyết hoàn toàn ngay sau khi phẫu thuật.
Bệnh nhân trải qua phẫu thuật cắt buồng trứng hoặc phẫu thuật lần hai để loại bỏ phần còn sót lại cần được sử dụng thuốc giảm đau trong vài ngày sau khi phẫu thuật. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh dự phòng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Chủ nuôi nên cho mèo dùng thuốc theo đúng hướng dẫn và cung cấp chế độ dinh dưỡng, chăm sóc phù hợp. Ngoài ra, bạn không được cho mèo dùng thêm bất kỳ loại thuốc bổ sung nào mà chưa hỏi qua ý kiến bác sĩ thú y.
Những Cách Xoa Dịu Mèo Cái Khi Động Dục
Có nhiều cách giúp mèo cái dễ chịu hơn vào kì động dục của mình (Ảnh : CatTime)
1. Đánh lạc hướng mèo
Cho mèo một mối quan tâm, chú ý khác để quên đi những cảm giác thôi thúc bên trong nó. Hãy nói chuyện với mèo, chải lông cho em ấy hoặc ôm cô nàng trong lòng bạn. Chỉ cần ở gần bên bạn, mèo cưng cũng đã cảm thấy tự tin và dễ chịu hơn rồi.
2. Chơi với mèo
Những trò chơi cùng chủ sẽ giúp chúng quên đi cảm giác khó chịu khi gào đực (Ảnh : PetMD)
Những hoạt động vui chơi vừa giúp mèo tập thể dục lại có thể lái mối quan tâm của mèo sang thứ khác. Bạn có thể dùng đồ chơi để thu hút em ấy. Những trò mà mèo khó có thể cưỡng lại được là chơi với đèn laze hay cần câu mèo.
3. Cho mèo một chỗ nấp
Một chỗ nấp an toàn cũng quan trọng như việc mèo cần sự chú ý hay tập thể duc. Mèo cần một nơi nghỉ ngơi khi không muốn bị làm phiền hay quấy rầy bởi tiếng ồn ào hay vật nuôi khác. Tốt nhất nên tạo cho mèo những chỗ có thể nằm ở trên cao như trụ mèo cao hay kệ leo treo tường hoặc những bệ cửa sổ ở trên cao sẽ giúp mèo dễ chịu hơn khi gào đực.
4. Đóng cửa cẩn thận
Theo bản năng sinh sản, mèo thường muốn ra ngoài để tìm những chú mèo đực và giao phối. Vì vậy, bạn nên đóng chặt cửa và kiểm tra kĩ cửa sổ hay những ngõ ngách mà mèo có thể leo ra khỏi nhà được để bảo đảm an toàn cho chúng.
5. Cho mèo một chút catnip
Có thể sử dụng một chút catnip nếu mèo tỏ ra quá bứt rứt (Ảnh : FarkliFarkli)
Catnip sẽ giúp cho mèo hưng phấn và thấy dễ chịu. Chúng sẽ tạm thời quên đi bản năng sinh sản đang rạo rực trong người mình. Nhưng đây cũng không phải là một biện pháp lâu dài. Mặt khác, mèo chỉ nên được sử dụng catnip có chừng mực và không nên dùng thường xuyên.
6. Âm nhạc
Những bài nhạc có giai điệu du dương, êm dịu có thể xoa dịu phần nào cảm giác khó chịu, bồn chồn trong cơ thể mèo khi động dục. Tuy nó không có nhiều tác dụng rõ rệt cho lắm nhưng cũng giúp ích được phần nào vào thời điểm này.
7. Sử dụng máy phát pheromone
Mùi pheromone sẽ khiến mèo thấy thư giãn và bình tĩnh hơn khi gào đực (Ảnh : Valley Vet Supply)
Pheromone sẽ khiến mèo thấy thư giãn và an toàn hơn. Nó thường được dùng khi mèo cào đồ đạc trong nhà hoặc đánh dấu lãnh thổ trong nhà. Trong trường hợp này phát pheromone sẽ giúp mèo cái bình tĩnh hơn và giảm bớt những khó chịu, bứt rứt khi động dục.
8. Triệt sản cho mèo cái
Nếu bạn không muốn phải trở thành ông bà ngoại bất đắc dĩ thì hãy triệt sản cho mèo cái khi không nhân giống. Triệt sản mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mèo cái và hơn hết là mèo cái không bị bản năng sinh sản hành hạ chúng mỗi khi đến kì gào đực.
Mèo cái có thể trở nên điên cuồng và khó chịu hơn vào những ngày động dục của chúng. Tuy việc này không có gì nghiêm trọng nhưng là một người chủ, chắc chắn bạn sẽ thấy lo lắng cho bé mèo của mình. Hy vọng, những cách này có thể hữu ích với mèo cưng của bạn.
Khoảng Bao Lâu Sau Khi Sinh Thì Mèo Lại Bước Vào Kì Động Dục Nữa?
Bé mèo của bạn vừa có mèo con? Đây sẽ là khoảng thời gian bận rộn và thú vị trong nhà đó! Trong khi mèo mẹ đang bận chăm sóc cho những bé mèo con, cơ thể mèo mẹ có thể sẽ trải qua những thay đổi nội tiết tố để chuẩn bị cho chu kỳ động dục tiếp theo. Bạn nghe nói rằng mèo cái không thể tiếp tục mang thai miễn là chúng vẫn đang nuôi dưỡng mèo con ư? Thật không may, điều này không đúng. Hầu hết mèo sẽ có chu kỳ động dục trong vòng sáu đến tám tuần sau khi sinh.
Trong vài dịp hiếm hoi, một bé mèo sẽ có chu kỳ động dục trong vòng một tuần sau khi mèo con được sinh ra. Bé ấy có thể vẫn đang vừa chăm sóc mèo con lại vừa động dục trong cùng một lúc. Kì động dục là thời kỳ tiếp nhận giao phối và liên kết với việc sản xuất estradiol (một loại estrogen) đến từ các nang noãn. Không nên nhầm lẫn kì động dục với kinh nguyệt ở con người, và bạn sẽ hiếm khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào của máu, mặc dù thỉnh thoảng có thể xuất hiện chất nhầy.
Khi nào mèo có thể mang thai lần nữa?
Mèo cái sẽ được kích thích rụng trứng, có nghĩa là sự rụng trứng sẽ không tự diễn ra mà không có sự giao phối hoặc kích thích bằng tay. Nếu bé mèo cái không giao phối trong thời gian động dục, mức độ nội tiết tố cuối cùng sẽ giảm xuống và chu kỳ động dục sẽ chấm dứt cho đến khi nó lặp lại sau hai đến ba tuần nữa. Nếu bé ấy giao phối, bé có thể dễ dàng mang thai trong chu kỳ động dục sau sinh đầu tiên. Sự rụng trứng thường sẽ xảy ra trong vòng 20 đến 50 giờ sau khi giao phối và trứng có thể sống được (có khả năng thụ tinh) trong khoảng một ngày. Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng, sau đó di chuyển đến tử cung thông qua sừng tử cung, cấy vào niêm mạc tử cung trong vòng 10 đến 12 ngày.
Mèo có thể giao phối nhiều lần trước khi hoàn tất rụng trứng, và một bé mèo cái có thể sẽ có mèo con từ nhiều giống mèo đực khác nhau. Trên đường phố, một bé mèo cái trong kì động dục có thể giao phối với hai hoặc nhiều bé mèo đực trong suốt chiều dài của chu kỳ động dục; lên đến 21 ngày, với trung bình bảy ngày. Cả mèo con đực và mèo cái đều có thể đạt đến độ chín về tình dục trong khoảng từ bốn đến sáu tháng tuổi, vì vậy hoàn toàn có khả năng một chú mèo con có thể giao phối với mẹ của mình. Điều này có khả năng gây nguy hiểm cho cả mèo cái và mèo con.
Việc giao phối cận huyết và thậm chí là mang thai trong thời gian ngắn ngay sau khi sinh có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của mèo. Mang thai mèo con, sinh con và nuôi dưỡng chúng có thể làm cạn kiệt sức lực của một bé mèo, khiến bé bị suy dinh dưỡng và kiệt sức.
Những người gây giống có trách nhiệm luôn ghi nhớ điều này và hạn chế số lứa mà một bé mèo cái có, và giữ khoảng cách thời gian hợp lý giữa các lứa để cho phép bé ấy cai sữa hoàn toàn và phục hồi sức khỏe tối ưu. Đến một lúc nào đó, bé mèo cái sẽ được nghỉ hưu, lúc đó bé sẽ bị triệt sản, để ngăn chặn bất kỳ lần mang thai nào khác, và cho phép bé được tận hưởng những năm thảnh thơi một cách xứng đáng.
Nếu bé mèo của bạn đã có mèo con và không phải là một bé mèo giống chất lượng, tốt nhất là nên triệt sản cho bé sau khi mèo con được cai sữa. Trong lúc đó, hãy chắc chắn rằng bé ấy không đi giao phối với bé mèo đực chưa triệt sản nào khác, hoặc đi lang thang ngoài đường.
Những lý do để triệt sản cho mèo
Trừ khi bé mèo của bạn là một con thuần chủng, không có lý do chính đáng để cho phép bé tiếp tục có mèo con. Thực tế là mặc dù điều này đã cải thiện bằng cách giáo dục cho mọi người về tầm quan trọng của việc triệt sản cho thú cưng, nhưng vẫn còn tồn tại vấn đề quá đông thú cưng bị bỏ rơi ở Việt Nam. Vì mèo con có rất nhiều, phần lớn mọi người sẽ chỉ nhận nuôi mèo con do chúng đáng yêu, thay vì nhận nuôi mèo trưởng thành. Điều này khiến những bé mèo trưởng thành không có nhà và có nguy cơ không có chỗ ở sau này. Càng có nhiều mèo con, nguy cơ tử vong cho mèo trưởng thành càng lớn.
Một khi mèo nhà bạn đã có mèo con và cai sữa cho chúng, tốt nhất là nên triệt sản cho bé. Tất cả mèo con nên được triệt sản khi được bốn tháng tuổi. Lưu ý rằng mèo con có thể và sẽ giao phối với bạn cùng lứa khi chúng trưởng thành về mặt tình dục. Tốt nhất là đảm bảo chúng được triệt sản tốt trước đó. Sẽ rất nguy hiểm cho mèo trẻ mang thai. Triệt sản sẽ giúp cho bé mèo của bạn hạnh phúc hơn, và sẽ làm cho vật nuôi tốt hơn về lâu về dài.
“Bỏ Túi” Những Mẹo Sau Khi Mèo Bị Cảm Lạnh!
Chủ yếu lý do gây cảm lạnh ở mèo là thời tiết lạnh. Những ngày mùa đông mèo không được giữ ấm cẩn thận hoặc mèo hay ra ngoài chơi sẽ rất dễ bị cảm lạnh. Cho mèo ở trong nhà nhưng không có chỗ ngủ ấm áp, cho nằm dưới sàn hoặc ngủ ở chuồng ngoài trời là những nhân tố khiến mèo mắc cảm lạnh. Ngoài ra, nước mưa vào người, tắm xong không sấy lông, trúng gió cũng là yếu tố gây cảm lạnh ở mèo.
Nhiễm lạnh chính là nguyên nhân gây cảm ở mèo
Mèo bị cảm lạnh cũng có thể do virus xâm nhập. Mèo con đặc biệt có nguy cơ bị cảm lạnh nhiều hơn vì cơ thể yếu, sức đề kháng kém, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus tấn công. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, các virus này sẽ làm giảm miễn dịch ở mèo và gây ra các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm,…
Vậy với những nguyên nhân trên gây cảm lạnh cho mèo thì chúng sẽ có những biểu hiện gì? Mèo bị cảm lạnh có thể nhận biết được bởi chúng thường để lại những dấu hiệu bên ngoài.
Không vận động như trước nữa mà chỉ nằm im, ngủ nhiều.
Có hiện tượng run toàn thân và sốt nhẹ
Lông dựng thẳng đứng, mắt lờ đờ, sắc tố da ở vùng mũi và mắt tái nhợt.
Mèo bị cảm lạnh sẽ rất mệt mỏi, chán nản
Mèo biếng ăn, lười ăn hoặc bỏ bữa.
Mèo thường xuyên hắt hơi sổ mũi, tiếng thở to và khò khè.
Có trường hợp sẽ bị nôn ói
Khi mèo bị cảm lạnh nặng có thể kèm theo những triệu chứng khác như tiêu chảy, mắt đỏ và miệng ngậm chặt. Nếu như để đến giai đoạn này, mèo thường sẽ khó qua khỏi.
Cần làm gì khi phát hiện mèo bị cảm lạnh?
Sau khi đã kết luận chắc chắn là mèo bị cảm lạnh thì bạn mới tìm đến các bước để xử lý tình trạng này. Cảm lạnh ở mèo không phải là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chăm sóc kịp thời thì sẽ để lại những hậu quả không mong muốn. Vậy các “sen” cần làm gì khi mèo của mình bị cảm lạnh?
Điều cần làm khi mèo bị cảm lạnh chính là giữ ấm và tăng nhiệt cơ thể cho mèo. Nếu các “boss” đang ở ngoài trời thì phải cho ngay vào nhà nằm ở những chỗ ấm áp. Nếu mèo ở trong nhà rồi thì phải tìm cách tăng nhiệt độ cơ thể cho mèo. Bạn nên cho mèo nằm vào ổ, đệm hoặc những chỗ có đệm lót ấm áp. Bật thêm đèn sưởi cho mèo nếu có thể.
Nếu mèo vẫn lạnh, rét run thì bạn hãy cân nhắc dùng dầu xoa cho mèo. Những loại dầu này sẽ giúp lấy lại nhiệt cho cơ thể và giúp mèo cảm thấy ấm áp và dễ chịu hơn. Nên bôi vào gang bàn chân của mèo vì đây là nơi ra mồ hôi nhiều nhất.
Giữ ấm cho mèo là điều cần làm trước tiên khi chúng bị cảm lạnh
Mèo bị cảm lạnh cơ thể sẽ rát yếu nên bạn cần bổ sung dinh dưỡng và bổ sung điện giải cho mèo. Nên mua dung dịch điện giải để tránh mất nước cho mèo. Ngoài ra, bạn cũng cần cho mèo ăn nhiều hơn nhưng lại chia thành nhiều bữa nhỏ. Lưu ý trong bữa ăn nên bổ sung vitamin B để cơ thể hồi sức nhanh nhất.
Mèo bị cảm lạnh sẽ khá lười ăn, bạn nên chia nhỏ bữa ăn sẽ khiến các bé ăn nhiều hơn
Trong thời gian dưỡng bệnh, các “sen” nên nhớ việc giữ ấm cho mèo. Không để mèo chạy nhảy, vận động mạnh. Giữ mèo ở trong nhà và ủ ấm cho các bé.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần thường xuyên dọn vệ sinh cho mèo. Hầu hết các bé sẽ đi vệ sinh bừa bãi vì đang rất mệt.
Mèo bị cảm lạnh không được cho ăn hành, tỏi, bổ sung canxi, vitamin D vào thời điểm này sẽ khiến bệnh nặng thêm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Biểu Hiện Cho Thấy Mèo Động Dục Sau Khi Bị Thiến trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!