Bạn đang xem bài viết Những Quy Tắc Cần Nhớ Trước Khi Muốn Phối Giống Cho Chó Mèo được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Không phải giống nào cũng có thể sinh sản mà không gây hại cho thế hệ sau. Vậy nên, người nuôi chó mèo buộc phải tuân theo một số quy tắc nhất định.Đã thành một thông lệ, người nuôi chó mong muốn chúng có thể sinh sản, cho ra đời những “đứa trẻ” thật đẹp, thật khỏe mạnh, dễ nuôi, dễ dạy. Ai cũng muốn cún cưng của mình có một gia đình thật hạnh phúc, được thực hiện mọi chức năng mà tạo hóa đã ban tặng. Ngoài ra, các giống chó quý và đắt tiền còn giúp đem lại một nguồn tài chính khổng lồ.
Trách nhiệm của người phối giống không chỉ là đỡ đẻ thành công một đàn cún con, mà còn cần đảm bảo chúng không gặp bất kỳ vấn đề gì về mặt sức khỏe sau này, kể cả khi đã về với chủ mới.
Thử tưởng tượng, bạn đón về một chút cún xinh xắn, yêu thương chú như một thành viên trong gia đình, để rồi nhận ra chú mắc phải những chứng bệnh di truyền không thể chữa được và qua đời trong vòng 18 tháng? Tin tôi đi, tình trạng ấy diễn ra thường xuyên, ngay cả ở những quốc gia kiểm soát rất chặt chẽ về quá trình phối giống thú cưng.
Vấn đề nằm ở chỗ, bạn hoặc người bán đều không nói dối. Bạn cho cún của mình phối với những cá thể đẹp nhất, tuyệt vời nhất. Thảm họa xảy ra là vì bạn không biết những kiến thức cần thiết trước khi quyết định cho mèo hoặc chó của mình làm mẹ.
Vậy nên nếu quyết định phối giống cho chó của mình mà không muốn hệ quả xấu xảy ra, cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng.
1. Chuẩn bị kiến thức và… tinh thần cho bản thân
Phối giống chó là một việc làm rất tốn kém, cả về thời gian lẫn tiền bạc – đây là điều bạn cần chuẩn bị tâm lý. Đối với những giống chó quý hiếm, số tiền một lần lấy giống của con đực có thể lên tới cả chục triệu đồng.
Tiếp theo, hãy dành thời gian để tìm hiểu về câu chuyện sinh nở của giống chó bạn đang nuôi. Bạn sẽ phải nắm rất vững các thông tin loài, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh tồn, các bất lợi khi sinh sản… Muốn nắm được chúng, hãy đọc, đọc và đọc thật nhiều, đồng thời tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia thú y.
2. Phối giống là để tốt lên
Đó là phương châm không được phép quên đối với những người nuôi chó mèo. Nên nhớ, có loài sinh sản rất dễ, có những loài khó khăn hơn, và có cả những cá thể không được phép sinh sản.
Nếu chỉ lựa chọn những cá thể mang tính trạng được con người ưa thích mà không để ý đến trải nghiệm của thú nuôi, thảm họa sẽ xảy ra.
Có thể lấy ví dụ như mèo Scottish – một giống mèo rất được ưa chuộng trên thế giới, trong đó những cá thể mang tai cụp luôn có giá đắt đỏ nhất. Tuy nhiên, cái tai cụp ấy là hệ quả của một đoạn gene lỗi. Nếu hai cá thể mang gene lỗi cùng phối giống, tỉ lệ tai cụp sẽ cao hơn, nhưng mèo con sẽ mắc phải chứng vôi hóa xương, khiến tuổi thọ của chúng không thể vượt quá 2 năm
Một ví dụ khác là các loài chó đầu ngắn (như pug, bulldog, bull Pháp…). Trong nhiều năm, loài người đã phối giống sao cho mõm của chúng ngày càng ngắn, da chúng ngày càng nhăn. Đó là những đặc điểm con người ưa thích, nhưng chúng khiến các loài vật này phải sống một cuộc đời khổ sở.
Đừng vì lợi nhuận hoặc những tính trạng ưa thích mà cho ra đời những thế hệ thú nuôi bị tật nguyền, đoản thọ. Đó là tội ác.
3. Hãy đảm bảo thú nuôi đủ tiêu chuẩn để phối giống
Đây là quy trình cần được thực hiện đối với cả ông bố lẫn bà mẹ tương lai. Dù bố mẹ nhìn khoẻ mạnh, nhưng nếu các đời trước từng có bệnh di truyền thì không thể đảm bảo được rằng gene lỗi ấy không trỗi dậy cho các thế hệ tương lai.
Ngoài ra, các chuyên gia thú y luôn khuyên những người nuôi chó mèo hãy đợi ít nhất 2 năm trước khi quyết định cho chúng sinh sản. Khoảng thời gian này là cần thiết để tất cả các bệnh tật di truyền nghiêm trọng (nếu có) được bộc lộ, và các bác sĩ sẽ quyết định xem thú nuôi của bạn có được phép sinh sản hay không.
4. Chọn giống cẩn thận theo gia phả
Ngay cả khi cả hai đều thuần chủng, không có vấn đề gì về sức khỏe, bạn vẫn cần phải nắm được… gia phả của chú chó, ít nhất là đời bố mẹ.
Điều này nhằm đảm bảo chuyện giao phối cận huyết sẽ không thể xảy ra. Đừng coi thường, vì trong một thành phố, cộng đồng nuôi chung một giống chó nhỏ hơn bạn tưởng. Vậy nên, tỉ lệ giao phối cận huyết cũng vì thế mà tăng theo.
Nếu chịu khó học hành tử tế môn sinh học, bạn cũng hiểu hệ quả của việc giao phối cận huyết. Chúng sẽ làm thui chột bộ gene, tăng tỉ lệ xuất hiện các gene lặn, gene lỗi, để rồi thế hệ sau có những cá thể dị tật, phải thoi thóp khổ sở trong nhiều năm.
5. Chăm sóc thú mẹ cẩn thận sau khi mang thai
Việc nuôi chó hoặc mèo đang mang thai cần phải cẩn trọng. Chúng có thời gian mang thai trong vòng 60 – 68 ngày. Trong thời gian ấy, cần bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, khối lượng thực phẩm cũng cần tăng 30% – 50%.
Ngoài ra, nên cho đi siêu âm để xác định trước số lượng cún chuẩn bị ra đời.
Đối với những người lần đầu đỡ đẻ, đó sẽ là một trải nghiệm rất khó quên, nhưng cũng có thể là bi kịch. Nếu có thể, hãy để chúng sinh sản ở cơ sở thú y uy tín, đặc biệt là với những giống chó khó sinh sản tự nhiên (như pug hoặc bull Pháp).
#5 Chú Ý Khi Phối Giống Chó Người Nuôi Nào Cũng Cần Biết
#5 điều chú ý khi phối giống chó bạn cần biết
Mỗi giống chó có một đặc điểm sinh học khác nhau vì vậy thời điểm lựa chọn để phối giống của chúng cũng khác nhau. Thường thì khi chăm sóc tốt chó sẽ bắt đầu động dục trong tháng thứ 7 – 8. Tuy nhiên theo một số người nuôi có kinh nghiệm nên bỏ qua lần phối đầu này và chờ tới lần thứ 2.
Trong giai đoạn này, cún vẫn chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần sẵn sàng để phối nên bỏ qua lần phối đầu và bắt đồi phối giống chó trong lần thứ 2 khi chó đã lớn hơn 1 năm tuổi. Thể chất của cún trong giai đoạn này đã được hoàn thiện đầy đủ.
Thời điểm phối chó có thể quyết định tới sự thành bại và sức khỏe của chó con. Rất nhiều trường hợp chó con sinh ra quá yếu và bị bệnh. Vì vậy phải chọn thời điểm chính xác để cún đang đà sung sức nhất. Ngoài ra việc chọn chó để phối giống cũng sẽ ảnh hưởng tới lứa chó con ra đời. Mùa sinh sản của chó trong khoảng 3 tuần và có thể dài hơn tùy thuộc và từng giống chó.
Chọn lựa cá thể để thực hiện phối giống
Ngoài thời gian để phối giống, bạn cũng cần phải quan tâm tới cách lựa chọn các cá thể khỏe mạnh và có kiểu gen tốt.
Với chó đực: Những cá thể trên 15 tháng mới được lựa chọn để phối giống. Chó còn quá nhỏ thường là dưới 12 tháng sẽ không được lựa chọn bởi cơ thể chưa hoàn thiện, chúng không khác gì những chú chó con mới lớn.
Chú chó được lựa chọn thường phải được đánh giá thông qua các tiêu chuẩn nguồn gen tốt, khỏe mạnh và không có bệnh tật, chân tay vóc dáng cứng cáp… Người phối cũng có thể chọn lựa con đực thông qua gia phả. Mỗi lần phối các bạn phải đảm bảo cách nhau 10-12 ngày để đảm bảo sức khỏe và chất lượng trong các lần phối sau.
Với chó cái: Lựa chọn chó cái khó hơn chó đực khi cần phải canh thời gian sa – lo của cún. Chọn chó cái cần chọn cún từ 13- 14 tháng trở lên. Lúc này cơ thể cún mới phát triển toàn diện, khi mang bầu và đẻ, chó con mới khỏe mạnh.
Bạn có thể tham khảo bài viết
Chó cái cũng cần có nguồn gen tốt, khỏe mạnh, không bệnh tật, không có tạt di truyền, phần hông xương rộng dễ sinh sản. Chó xương chậu hẹp sẽ khó sinh và có thể sẽ phải mổ. Chó Cái động đực khoảng 2 lần/ năm với những biểu hiện khá rõ ràng. Thời gian động đực có thể kéo dài 2 – 3 tuần phụ thuộc vào từng giống chó.
Chó cái thường mệt mỏi, biếng ăn và có vẻ buồn bã khi động đực. Điểm đặc biệt chính là cơ quan sinh dục sưng đỏ, nở to ra so với bình thường. Nước đỏ nhạt chảy ra thường xuyên sau 1 tuần với các biểu hiện trên. Đây là thời điểm chịu đực của chó cái. Sau 7 -10 ngày sẽ trở lại bình thường.
– Cần cho chó cái và chó đực làm thân với nhau trước khi giao phối. Cần để chúng ve vãn và quen với mùi của nhau trước khi phối.
– Chó cái cần nhịn ăn trước khi phối 6- 8 tiếng đồng hồ
– Chó cái cần được mang rọ mõm để tránh trong quá trình giao phối chúng cắn chó đực
– Không dùng xích kim loại khi giao phối
– Đảm bảo nơi phối cần rộng rãi và tránh xa ánh nắng mặt trời. Có thể phối trong bóng cây, buổi sáng sớm hoặc tối chiều… khi mặt trời đã xế bóng.
– Lần 2 cách lần 1 ít nhất là 2 ngày.
(Sưu tầm và tổng hợp)
Các phương pháp phối giống chó hiện nay
Phối giống chó cùng loài khác huyết thống và cùng loài cùng huyết thống
Các gen trội của cún sẽ dược thể hiện ra ngoài và các gen lặn sẽ được không được biểu hiện. Vì vậy mà cá thể đực và cá thể cái có căp gen trội, gen lặn khác nhau sẽ tạo ra nguồn gen phong phú giúp cún có hệ miễn dịch tốt nhất.
Ưu điểm của phương pháp cùng loài khác huyết thống chính là mức độ khác biệt về gen lớn, tính đồng nhất trong gen không cao. Người ta khó phán đoán được đặc điểm của chó con. Nhược điểm: Xuất hiện các đặc điểm không mong muốn ở cún con. Điều này sẽ có thể còn xuất hiện sang cả đời sau.
Phương pháp phối giống chó cận huyết
Bản chất của phương pháp phối này là sử dụng 2 cá thể cùng huyết thống. Ví dụ như chó con phối với chó cha…Đây không phải là phương pháp phối thường được sử dụng và đòi hỏi kỹ thuật cao nên chỉ những người có kinh nghiệm phối giống chó lâu năm mới có thể thực hiện.
Phần lớn những người sử dụng phương pháp này mục đích để sửa chữa nhược điểm của các dòng chó hoặc để bảo tồn nguồn gen quý hiếm của một giống loài nào đó.
Ưu điểm: Chó con sinh ra có đặc tính giống với loài nhất. Các chú chó được lai tạo qua 1- 2 thế hệ. Các chú chó con được sinh ra được thừa hưởng gen thuần chủng từ bố mẹ mình. Ngoài ra những người phối có thể đoán được đặc điểm của chó con khi chào đời.
Bài viết tổng hợp
Kiến Thức Khi Phối Giống Mèo Anh Lông Ngắn Chủ Nuôi Cần Biết
phối giống mèo Anh lông ngắn đang ngày càng phổ biến do nhu cầu đa dạng tại thị trường thú cưng Việt Nam. Bạn sẽ cần bổ sung một số thông tin cần thiết sau đây để việc phối giống đem lại thành quả tốt nhất.
Mèo Anh lông ngắn thuần chủng vốn có bộ lông màu xám tro truyền thống. Tuy nhiên, đôi khi màu truyền thống sẽ không đủ để làm hài lòng chủ nuôi mèo. Nhiều người muốn phối ra những màu lông thật đặc trưng và nổi bật. Nhờ các phép lai giống mà loài mèo này hiện có đến trên 200 màu lông khác khau, bao gồm hyma, lilac, đen, vàng, tabby, v.v.
CÙNG CHÚNG TÔI TÌM HIỂU CÁC ĐÀN MÈO ANH LÔNG NGẮN ĐANG BÁN TẠI HỆ THỐNG CỬA HÀNG CỦA DOGILY PETSHOP, !
Các phép phối giống mèo Anh lông ngắn phổ biến.
Mèo ALN là giống mèo được lai tạo có chọn lọc từ mèo nhà của Anh Quốc. Màu lông phổ biến nhất và cũng được mặc định là màu lông thuần của mèo ALN là màu xám xanh. Nhưng trải qua 2 thế chiến của thế giới, màu lông của mèo ALN được lai tạo thành nhiều màu khác nhau.
Trong đó, có những công thức phối giống mèo Anh lông ngắn phổ biến và quen thuộc để tạo ra các màu lông thường thấy bao gồm:
Mèo ALN thuần chủng + Mèo Mướp = Mèo ALN lông màu Tabby.
Mèo ALN thuần chủng + Mèo giống khác có lông màu Bicolor = Mèo ALN lông màu Bicolor.
Mèo ALN thuần chủng + Mèo giống khác có lông màu Lilac = Mèo ALN lông màu Lilac.
Mèo ALN thuần chủng + Mèo Xiêm = Mèo ALN màu Hyma.
Các công thức trên chỉ mang tính chất tương đối do tỷ lệ chọn lọc gen luôn khác nhau. Chính vì vậy, việc phối giống thường mang tính chất hên xui. Rất cần công sức và tiền bạc để có được bé mèo ALN có màu lông mong muốn.
Đồng thời, không phải việc lai giống lúc nào cũng đem lại kết quả tốt. Vì ngoài màu lông hay màu mắt, việc lai giống có thể đem lại một số di chứng xấu về sức khỏe hoặc ngoại hình.
Cho nên, trước khi thực hiện phối giống mèo ALN, bạn nên tìm hiểu kỹ về tỷ lệ chọn lọc gen. Hoặc nhờ sự giúp đỡ của cơ sở phối giống mèo Anh lông ngắn uy tín.
Chi phí tiền bạc và thời gian phối giống mèo ALN.
Phối giống mèo Anh lông ngắn rất tốn kém cả về tiền bạc lẫn thời gian. Để kết quả phối giống tạo ra được thế hệ con lai chính xác như ý muốn. Đôi khi bạn cần phải sử dụng mèo thuần chủng nhất, gia phả rõ ràng nhất.
Một bé mèo ALN thuần chủng thường có giá tầm 50 triệu đồng hoặc hơn thế nữa. Bên cạnh đó, bạn cần phải có đủ chi phí cho việc chăm sóc, thực đơn dinh dưỡng. Đáp ứng những nhu cầu cần và đủ để bé mèo của bạn có đủ sức khỏe để phối giống.
Đồng thời, bạn cần phải kiên nhẫn trau dồi kiến thức về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh tồn của bé mèo được lai. Tìm hiểu về phép lai giống, cách chăm sóc mèo trong và sau khi sinh sản, v.v.
Nếu không đủ kiến thức cho việc phối và lai giống. Rất có thể bé mèo mẹ hoặc đàn mèo con của bạn sẽ gặp vấn đề về sức khỏe. Thậm chí là lỗi gen, ảnh hưởng đến đời sau của chúng.
Nguyên tắc phối giống mèo ALN cần ghi nhớ.
Phối giống mèo Anh lông ngắn nhằm tạo ra thế hệ con lai tốt hơn, khỏe mạnh hơn. Là một nguyên tắc không được quên đối với bất cứ ai phối giống động vật. Có những giống mèo sinh sản tốt, cũng có giống mèo khó khăn hơn. Thậm chí có cả những giống mèo không thể phối với nhau. Nếu chỉ để ý đến sở thích cá nhân mà không để ý đến tình trạng sức khỏe. Và đặc điểm đặc thù của thú nuôi, chắc chắn sẽ rất khó để tạo ra được những em mèo ALN đẹp và khỏe mạnh như ý.
Các bài viết đề xuất tham khảo :
Bạn có thể vào chuyên mục Brittish Shorthair để tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích và thú vị về chú mèo ALN đáng yêu này. Còn nếu bạn muốn sở hữu một bé mèo Anh lông ngắn, hãy vào phần Bán mèo Anh lông ngắn.
Hãy đến với dịch vụ phối giống mèo và chó của Dogily Petshop ! Nếu cần được tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho thú cưng của mình. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ nhanh nhất với chúng tôi qua hotline 0965.086.079 – 0916.299.911. Để được hỗ trợ kịp thời những vấn đề phát sinh.
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Phẫu Thuật Mổ Đẻ Cho Chó Mèo
Chó mèo mẹ không thể tự sinh chó con được vì nhiều lý do khác nhau như kích thước con chó mèo con quá lớn, kích thước và hình dạng vùng xương chậu của chó mèo mẹ bất thường, …
Có các hiện tượng bất thường trong giai đoạn thai kì như thai bị căng thẳng âm hộ tiết ra chất dịch màu đỏ đen hoặc màu xanh lá có nghĩa rằng nhau thai bị tách ra hoặc bất thường của thai trong cơ thể kích thích tiết dịch
Luôn luôn nhớ, mổ đẻ có thể là một điều tốt, tránh những trường hợp khó đẻ gây nguy hiểm cho tính mạng của thú cưng và con của nó
Chuẩn bị trước và trong phẫu thuật mổ đẻ cho chó mèo
Một số loại thuốc gây mê sẽ được đưa vào người của chó mèo mẹ giúp chúng an thần và ngủ sâu trước khi được bác sĩ thú y mổ đẻ lấy con. Tuy nhiên thuốc gây mê an thần phải là loại cho phép chó mèo con và chó mèo mẹ hồi phục nhanh và không có tác dụng kéo dài.
Isoflurane và một vài thuốc gây mê dạng khí mặc dù đắt đỏ hơn nhưng độ an toàn cao đồng thời con vật cũng thức dậy gần như tức thì khi thuốc được ngưng sử dụng.
Chó mẹ khi phẫu thuật mổ đẻ cần được truyền dịch tĩnh mạch để bổ sung nước, duy trì huyết áp và bù lượng chất lỏng bị mất trong quá trình mổ đẻ
Chuẩn bị cho phẫu thuật. Phần đường trắng (phần bác sĩ sẽ rạch bụng để lấy con) được cạo lông và làm sạch
Bác sĩ thú y sẽ tiến hạch rạch một đường từ rốn của con vật xuống. Tùy vào độ lớn của chó mèo mẹ và kích thước của chó mèo con mà đường rạch dài hay ngắn
Vết rạch và phần ổ bụng được mở cần được che phủ tốt và giữ ấm, hạn chế các cơ quan bị phơi nhiễm.
Sừng tử cung sau đó được kéo ra.
Bác sĩ thú y sẽ rạch một đường ở ngã ba sừng tử cung để cho phép nhanh chóng lấy ra được các con chó con.
Một nhân viên thứ hai sẽ đứng làm nhiệm vụ đỡ các con chó con và phục hồi cho chúng trước khi chúng được giữ ấm
Bác sĩ thú y sẽ đảm bảo tất cả các mô nhau thai được lấy ra và đóng vết rạch hoàn chỉnh.
Nên nhớ, sau khi mổ đẻ không đươc để cho chó mèo con và cả chó mèo mẹ bị lạnh vì lạnh chó thể gây hại nghiêm trọng cho chó con sau mổ đẻ
BỆNH VIỆN THÚ Y DREAMPET
Bệnh viện thú ý Số 1 Việt Nam về Uy tín, chuất lượng, cùng đội ngũ bác sỹ thú y giỏi, yêu nghề !
Địa chỉ : Số 44 – Lô B1 – Nguyễn Cảnh Dị – KĐT Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội
0901.203.999 Đặt lịch khám
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Quy Tắc Cần Nhớ Trước Khi Muốn Phối Giống Cho Chó Mèo trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!