Bạn đang xem bài viết Sóc Bay Úc Có Cắn Không? Cách Dạy Sóc Không Cắn Chủ, Dữ Thành Hiền! * Yolo Pet Shop được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Sóc bay Úc tự cắn bản thân – Nguyên nhân và cách khắc phục a. Nguyên nhân sóc bay Úc tự cắn bản thânNhư chúng ta đã biết sóc bay Úc là loài sống theo đàn chúng đã quen với bạn và đàn của mình. Khi bị tách đàn khi ở độ tuổi đã trưởng thành hoặc môi trường sống khiến các bé stress. Các bé sẽ xảy ra tình trạng tự cắn bản thân.
Khi đến tuổi trưởng thành, tìm bạn tình mà chúng không tìm được đối tượng giao phối. Các bé sóc bay Úc sẽ giải toả bằng cách tự cắn ngón chân hoặc đuôi. Nếu tình trạng này kéo dài chúng có thể tự cắn đứt ngón chân, cào rách bụng…. gây ra tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong.
Một số vết thương, bệnh ngoài da cũng khiến các bé sóc bay tự cắn mình như: vết thương đang lên da non, bôi thuốc, rụng lông, nhiễm trùng đường tiểu, viêm tuyến sinh dục, tắc ruột… khiến các bé bị ngứa, đau nên các bé sẽ có xu hướng tự cắn chính mình.
b. Cách khắc phục sóc bay tự cắn mình
Nếu các bé mới bắt về bạn nên chơi, làm quen với các bé thường xuyên để bé nhanh quen với môi trường.
Nên nuôi 1 cặp đực và cái để các bé có bạn.
Nếu các bé bị bệnh ngoài da hoặc các vấn đề về da bạn nên đeo vòng bảo hộ và thường xuyên chơi với các bé để chúng cảm thấy dễ chịu hơn.
Quan sát kỹ các bé nếu có hiện tượng ăn ít, bỏ ăn, ít chơi đùa, mệt mỏi, ngủ nhiều cả ngày lẫn đêm. Một số con thường kêu liên tục không ngừng, trở nên hung dữ…Bạn nên cho các bé ở trong một chuồng lớn hơn, tránh tiếng ồn, thường xuyên chơi đùa nhẹ nhàng và tập cho các bé làm quen dần dần với những con khác trong đàn cũng như các bé thú cưng khác.
Sóc Bay Úc có cắn không? Sóc bay Úc là một trong những bé thú cưng rất thông minh và quấn chủ. Nhưng trong một số trường hợp sóc bay Úc khiến sóc bay hung dữ nên chúng có thể cắn hoặc cào chủ nhân.
a. Nguyên nhân sóc bay Úc cắn chủ
Sóc bay Úc cắn người khi chúng cảm thấy không thoải mái hoặc bị đe doạ. Có thể bạn chơi với với các bé hơi mạnh, bị các thú cưng khác doạ sợ, tiếng quát của bạn làm chúng sợ… Thường thì các bé sóc bay Úc không có răng sắc, nên vết cắn của chúng chỉ giống như bị cào và không chảy máu.
Sóc bay Úc cảm dị ứng với những mùi hương lạ. Khi bạn mới chơi với những vật nuôi khác, mới sử dụng sữa tắm, nước hoa, nước rửa tay, sơn móng tay… hoặc một mùi hương lạ khác. Sóc bay Úc thấy không còn mùi hương quen thuộc an toàn, các bé sẽ cắn để phòng vệ.
b. Khi bị sóc bay Úc cắn nên làm gì?
Hàm của sóc bay Úc rất nhỏ nên khi chúng cắn chỉ gây trầy, thỉnh thoảng mới gặp trường hợp chảy máu.
Nhưng nếu bị sóc bay Úc cắn bạn có thể thổi mạnh vào mặt nó hoặc tạo một âm thanh lớn khiến các bé giật mình nhả tay bạn ra. Dạy sóc bay không cắn bằng cách này vài lần các bé sẽ biết và không dám cắn nữa.
III. Cách dạy sóc không cắn chủ, dữ thành hiềnSóc bay Úc có cắn không? sóc bay cắn có đau không và làm sao dạy sóc bay không cắn chủ?
a. Cách dạy sóc không cắn chủBước 1: Làm quen với sóc. Không nên để nhiều đồ chơi trong lồng của bé. Như thế bé chỉ để ý đến đồ chơi mà không chơi, giữ khoảng cách và không làm quen với bạn.
Bước 2: để sóc bay Úc quen mùi:
Lót một chiếc áo cũ có thấm mồ hôi và mùi cơ thể của bạn vào tổ của bé, như vậy bé sẽ quen mùi hương của bạn.
Đặt thức ăn trên tay mỗi lần cho bé ăn, hoặc chấm mật bằng ngón tay để cho bé ăn, như vậy bé sẽ nhanh chóng quen mùi của bạn hơn.
Bước 3: Thường xuyên chơi đùa với bé, vuốt ve nhẹ nhàng với sóc bay Úc. Tránh la, hét, chửi như vậy sẽ khiến bé sợ và xa lánh bạn hơn.
Lưu ý: Khi chơi đùa tuyệt đối không sờ hoặc cho ngón tay vào túi của Sugar Glider sẽ khiến bé cảm thấy nguy hiểm và khè lại bạn.
Sóc bay Úc rát thông minh và quấn chủ. Nhưng khi huấn luyện bạn hãy khiên trì và dành tình cảm cho bé thì bé sẽ đáp lại tình cảm của bạn.
b. Cách chơi đùa với sóc bay Úc
Sóc bay có thể nhận ra tên của mình, đặt cho bé 1 cái tên dễ thương và thường xuyên gọi để vuốt ve và cho ăn các bé sẽ nhớ đó là gọi bé.
Dùng ngón tay nhẹ nhàng vuốt ve, có thể nói chuyện với bé để tăng tình cảm.
Cho bé ăn vào 1 thời gian cố định để bé quen giờ giấc. Bạn có thể để thức ăn trên tay và kêu tên bé. Sóc bay sẽ nhảy lên tay bạn để ăn, rất đáng yêu.
Khi sóc bay Úc đã quen với bạn, bạn có thể cho bé làm quen với không gian, các thành viên và các bé thú cưng khác trong nhà.
Vì bé là loài bay lượn được, nên bé cần bộ móng nhọn để bám vào cây, bạn nên dũa nhẹ cho móng của Sugar Glider cho bớt nhọn để tránh bị trầy khi chơi đùa với bé.
IV. Nhưng lưu ý khi nuôi sóc bay Úc
Ngoài trái cây bạn nên cho sóc bay Úc ăn thêm chất đạm, rau củ, canxi và protein để các bé phát triển khoẻ mạnh nhất.
Tuyệt đối không cho sóc bay Úc ăn thịt sống, tỏi, các món làm từ tỏi, socola, trà xanh, cà phê, cacao, sữa tươi, các sản phẩm từ sữa tươi, phô mai… Như vậy sẽ khiến sóc bay Úc dễ bị tiêu chảy.
Hạn chế đưa tay lên mặt Sugar Glider như vậy sẽ khiến bé phòng thủ và hiếu chiến hơn.
Không đánh, búng, chửi… như vậy sẽ khiến sóc bay Úc sợ, stress càng khó huấn luyện hơn.
Nên hạn chế để nước trong chuồng, bé uống quá nhiều nước sẽ bị biếng ăn.
Nên cho bé ăn trên tay thay vì để vào khay, như vậy bé sẽ quấn bạn hơn.
Chúng ta đã cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi Sóc Bay Úc có cắn không? Cách dạy sóc không cắn chủ, dữ thành hiền! Sóc bay Úc là một trong những bé thú cưng rất dễ thương. Vì thế hãy yêu thương và kiên nhẫn với các bé thì các bé sẽ yêu thương và quấn bạn.
Sóc Bay Úc Ăn Gì? 3 Thực Đơn Chuẩn Giúp Sóc Bay Úc Khoẻ Mạnh, Đáng Yêu! * Yolo Pet Shop
Tên tiếng Việt: Sóc Bay Úc
Tên tiếng anh : Sugar Glider
Tên khoa học : Petaurus breviceps
Loại : Động vật có vú
Thuộc họ: Petauridae
Chế độ ăn : Động vật ăn tạp
Tuổi thọ trung bình: 8 đến 15 năm
Kích thước: 18 – 30cm.
Trọng lượng: 90 – 160g
Sóc Bay Úc có kích thước rất nhỏ, có thể nằm lọt trong lòng bàn tay. Các bé sóc bay có nguồn từ phía bắc và phía đông của lục địa Úc. Chúng có phần da kéo dài từ chân trước đến chân sau, chúng có thể bay xa đến 100m. Đặc biệt ở trước bụng của những bé sóc bay Úc có một chiếc túi, chiếc túi này để bảo vệ và nuôi con non mới được sinh ra. Loài này kiếm ăn và săn mồi vào ban đêm, chúng dành phần lớn thời gian ban ngày để ngủ.
Sóc bay Úc những năm gần đây trở thành một trong những bé thú cưng được nhiều gia đình chọn nuôi làm thú cưng. Các bé sóc bay Úc có tính tình hiền hoà dễ thương, rất quấn chủ và có thể nhớ được tên gọi của mình khi chủ gọi. Vì thế các bé sóc bay Úc ngày càng được nhiều gia đình ưa chuộng.
II. Sóc bay Úc ăn gì? Những loại thức ăn sóc bay Úc có thể ăn và không được ăn 1. Sóc bay Úc baby ăn gì tốt nhất?Các bé sóc bay Úc khi đã được tách mẹ thường có hệ tiêu hoá non nớt. Vì thế các bé sóc bay baby thường có khẩu phần chính là táo (các loại táo có vị ngọt), để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng bạn nên cho bé uống thêm sữa để bé cứng cáp và phát triển tốt hơn.
Lưu ý:
Các bé sóc còn quá nhỏ bạn không nên cho các bé ăn thịt, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bé.
Nên rửa sạch rau táo… trước khi cho ăn để tránh tình trạng còn lẫn thuốc trừ sâu.
2. Nên cho sóc bay Úc ăn gì?Chế độ ăn hợp lý nhất của các bé sóc bay Úc là khoảng 40% – 50% đạm và 30 – 40% các loại rau quả trái cây và khoảng 20% các loài côn trùng, động vật nhỏ sống (tính theo trọng lượng cơ thể). XEM THÊM: CÁCH NUÔI SÓC BAY ÚC TỪ A ĐẾN Z
a. Các loại thức ăn cung cấp đạm, protein (40 – 50%)
Các loại thịt: các loại thịt gà, thịt tôm, thịt cá(đã lóc xương), thịt bò…Tất cả đều phải qua sơ chế.
Trứng: đã quá sơ chế (luộc, hấp…)
Sữa bột, sữa chua, phô mai, xúc xích… loại ít béo.
b. Các loại thức ăn từ tự nhiên như hoa quả… ( 30 – 40%)
Sóc bay Úc có thể ăn rất nhiều loại hoa quả như: Táo, lê, bắp, ổi, mận, chuối, đào, dâu tây,… các bé sóc bay Úc sẽ thích ăn những quả có vị ngọt hơn chua.
Bột ngũ cốc, lúa mì.
Nhựa cây của cây khuynh diệp, bạch đàn.
Phấn hoa.
Mật hoa, mật ong,
c. Các loại thức ăn tươi sống (20%)Các loại côn trùng: , dế, côn trùng, sâu bướm, nhộng…
3. Những loại thức không tốt cho sóc bay Úc
Các loại quả có hạt như: quả lựu, quả mơ… bé sẽ dễ ăn phải hạt hoặc nuốt luôn hạt.
Tỏi, hành, hành tây và các loại thức ăn làm từ tỏi.
Socola, cà phê, soda, trà
Trứng và thịt chưa sơ chế (nấu và lọc xương).
Vỏ trái cây.
Các loại thức ăn có hàm lượng chất béo cao (pizza, gà rán, hotdog,…)
Bơ.
Đậu phộng.
Thịt heo.
4. Chuồng nuôi sóc bay Úc – Sugar Glider
Chuồng nuôi là vật khá quang trọng đối với sóc bay Úc. Với không gian sống không hợp lý các bé sẽ rất dễ bị stress, chán ăn và hay cắn chủ.
Sóc bay Úc rất thích chạy nhảy chơi đùa vì thế chuồng của các bé có kích thước khoảng 50*30*30 (dài, rông, cao) là hợp lý nhất.
Ở cuối lồng bạn có thể bỏ nệm, áo cũ, cỏ khô, giấy… cho bé giữ ấm.
Trong lồng của sóc bay Úc nên bắt thanh gỗ, gáo dừa, nhà ong… để bé có thể chui vào ngủ cũng như lèo trèo, đùa giỡn.
Khi nuôi một bé sóc bay úc cũng như bất cứ loài động vật nào khác là hãy yêu thương và dành thời gian chơi đùa với chúng thì chúng sẽ quen và yêu thương bạn.
Cách Dạy Mèo Không Cào Và Cắn Tay
Việc một chú mèo con nhỏ có thói quen cắn và gãi tay là điều rất phổ biến. Hành vi này hoàn toàn không gây hấn, đối với mèo con, đây là một trò chơi và thông thường ban đầu nó rất buồn cười nhưng khi con vật lớn lên và móng tay, răng và sức mạnh của nó cũng tăng lên, trò chơi này ngày càng trở nên đau đớn cho chủ nhân. Điều thông thường nhất là khi con mèo trưởng thành và đến tuổi trưởng thành, nó từ bỏ thói quen chơi trò chơi của riêng mình, nhưng nếu chúng ta không muốn chờ đợi hoặc muốn chắc chắn rằng nó thực sự xảy ra, chúng ta có thể thấm nhuần con mèo với ý nghĩ rằng bàn tay của chúng ta không một món đồ chơi Trong .com, chúng tôi giải thích làm thế nào để dạy một con mèo không cào và cắn tay .
Các bước để làm theo:
1Lúc đầu, thật thuận tiện để tránh dùng tay để khiêu khích hoặc chơi với con vật như thể ngón tay của bạn là con mồi. Con mèo là một thợ săn bẩm sinh và khi còn nhỏ sẽ không phân biệt được bàn tay của bạn và một món đồ chơi, nó cũng không biết điều gì khiến bạn đau đớn.
Khi con mèo cào hoặc cắn bạn, nó hét lên đau đớn và rút tay bạn ra từ từ và bình tĩnh. Điều rất quan trọng là bạn từ từ bỏ tay ra, nếu bạn làm điều đó một cách nhanh chóng, con mèo sẽ giải thích rằng bạn đang chơi và sẽ cố gắng gãi hoặc cắn bạn một lần nữa.
2Tiếp theo, chúng ta phải la mắng con mèo theo cách duy nhất nó hiểu và chấp nhận, đó là cách mẹ nó sẽ làm điều đó: đưa nó bằng da cổ và hạ thấp đầu cho đến khi nó gần chạm đất. Giữ con mèo ở vị trí này chắc chắn nhưng lỏng lẻo trong 5 giây và buông ra. Thoạt nghe có vẻ khó chịu, nhưng chiến lược này sẽ cho con vật biết rằng nó đã làm gì đó sai mà không làm tổn thương hoặc gây hại cho nó.
3 4Mèo cắn và cào tay chúng tôi để chơi, vì vậy đừng loại bỏ đồ chơi yêu thích của bạn mà không cung cấp đồ chơi thay thế: quả bóng, dây, tia laser, v.v. Điều quan trọng là con mèo chơi ngay cả khi nó đã đến tuổi trưởng thành để giữ dáng.
Bạn có muốn biết những cách tốt nhất để chơi với con mèo của bạn? Vậy thì đừng bỏ lỡ những bài viết này:
Cách chơi với con mèo của tôi
Đồ chơi tốt nhất cho mèo là gì?
Cách làm mồi cho mèo
5Nhiều người muốn tiếp tục chơi với con mèo của họ bằng tay và để giảm thiểu kết quả đau đớn của thói quen này, họ bảo vệ tay bằng găng tay. Nếu bạn làm điều này, bạn nên biết rằng con mèo của bạn sẽ tiếp tục nghĩ rằng bàn tay của bạn là một món đồ chơi và sẽ “tấn công” chúng để chơi bất cứ khi nào nó muốn, đeo găng tay hay không, vì vậy tốt nhất là nên sửa hành vi này càng sớm càng tốt để tránh những vết thương khó chịu.
Mẹo
Để dạy một con mèo không gãi và cắn tay bạn, bạn cũng có thể nói chuyện với bác sĩ thú y, anh ấy sẽ khuyên bạn.
Mèo Cắn Có Bị Dại Không? Có Phải Chích Ngừa Khi Bị Mèo Cắn?
Nuôi chó mèo là sở thích của nhiều người, đặc biệt với những gia đình có con nhỏ. Mèo thường dễ nuôi hơn vì chúng hiền lành, dễ gần và dễ thương. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý tránh để nó cắn hay cào. Mèo cắn có bị dại không? Có phải chích ngừa khi bị mèo cắn? là rất quan trọng.
Mèo cắn có bị dại không?Chó mèo thường rất hiếu động, chúng thường nô đùa với đồ chơi cào vào ghế nệm khi cảm thấy ngứa ngáy móng vuốt của mình. Một số trường hợp chúng nô đùa quá chớn có thể cào cắn vào tay người. Nếu bạn bị mèo cào hay cắn hoặc thành viên trong gia đình bị, nhất là trẻ nhỏ thì phải hết sức đề phòng.
Khi nào nên tiêm phòng khi bị mèo cắn?Khi bị mèo cắn nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Nhưng trước tiên phải xử lý vết cắn đúng cách. Đó là rửa sạch ngay lập tức bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó làm sạch kỹ hơn với cồn 70% hoặc cồn iod nếu có. Nếu máu chảy nhiều cũng không nên cầm máu luôn mà để chúng chảy ra để trôi bớt dịch nước dãi của mèo ra ngoài. Tuyệt đối không băng kỹ hoặc khâu vết thương vì sẽ khiến virut dại lan nhanh vào máu hơn. Ngay sau khi sơ cứu vêt thương thì hãy đến cơ sở gần nhất để bác sĩ chẩn đoán vết thương, đưa ra quyết định là tiêm văcxxin hay tiếp tục theo dõi. Nhìn chung, vết thương sâu thì tiêm trong thời gian ủ bệnh là tốt nhất.
Khi bị mèo cắn nên tiêm trong vòng 48 giờ đầu. Tất cả các vacxin phòng bệnh dại ở chó mèo đều đã được kiểm trứng kỹ càng, tuyệt đối sẽ không mắc bệnh khi đã được tiêm phòng.
Các gia đình khi nuôi chó mèo nên cẩn thận đề phòng là tốt nhất. Hãy đưa chó mèo đi tiêm phòng dại, nhất là gia đình có trẻ nhỏ. Trẻ em thường hay che dấu khi bị mèo cắn vì sợ mắng, do vậy cha mẹ cần hướng dẫn cách chơi với động vật, nói với cha mẹ ngay cả khi bị mèo cào dù không chảy máu.
Đáng Thương Hơn Đáng Trách! • Yolo Pet Shop
Mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình? Tại sao mèo mẹ lại gừ mèo con? Tại sao mèo mẹ lại tha mèo con đi? Làm sao để mèo mẹ không ăn thịt mèo con? Khi nuôi mèo mẹ mới sinh con cần lưu ý những điều gì?
I. Mèo mẹ có ăn thịt mèo con của mình không?
Trường hợp bố mẹ ăn thịt con của mình không phải là trường hợp hợp hiếm gặp. Việc ăn thịt con diễn ra ở nhiều loài động vật khác nhau, từ động vật có vú tới côn trùng, đặc biệt phổ biến ở nhiều loài cá.
II. Mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình nguyên nhân là gì?
Mèo là một loài động vật có bản năng làm mẹ cực kì cao. Mèo mẹ luôn bảo vệ và sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù khi kẻ thù uy hiếp đến mèo con. Nhưng tại sao mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình?
Những nguyên nhân khiến mèo mẹ ăn thịt chính mèo con của mình đẻ ra…
1. Mang thai khi mèo mẹ còn quá nhỏ
Như chúng ta đã biết từ khoảng 6 tháng tuổi mèo có thể mang thai và sinh com. Nhưng tại thời điểm này chúng mới chỉ là một bé mèo ham chơi, bản năng làm mẹ của mèo mẹ chưa phát triển đầy đủ.
Lần đầu khi sinh con làm mèo mẹ cảm thấy bối rối, stress, căng thẳng… làm chúng ăn con của mình & sẽ sinh con vào thời điểm khi chúng chuẩn bị tâm lý tốt hơn.
Mèo mẹ sinh con khi thức ăn khan hiếm, đặc biệt là vào mùa đông đối với những con mèo hoang chúng không còn năng lượng để tiếp tục sinh sống vì thế chúng có thể ăn con của những mẹ mèo khác hoặc ăn con của mình vì không đủ sức để nuôi con.
2. Mèo mẹ sinh non
Mèo mẹ sinh non khiến mèo con không đủ khả năng sinh sống, yếu ớt và có thể chết khi vừa mới sinh ra. Mèo mẹ sẽ ăn thịt mèo con để cố gắng nuôi những bé mèo con khác.
bạn nên ở bên cạnh mèo mẹ lúc các bé sanh cung cấp thức ăn và đầy đủ nước uống, mang những bé mèo con chết ngạt ra xa.
3. Mèo con bị dị tật bẩm sinh
Một trong những nguyên nhân khiến mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình có thể là những bé mèo con sinh ra đã bị di tật bẩm sinh. Trong một số trường hợp mèo mẹ không cảm nhận được khả năng sống của con sẽ tha bé mèo con bị dị tật đến một góc khuất và thực hiện hành vi ăn con của mình. Hành vi này giúp mèo mẹ có đủ năng lượng để giúp các bé mèo con còn lại có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển.
Nhưng không phải mẹ mèo nào cũng chọn cách này, có rất nhiều mẹ mèo do bản năng làm mẹ quá cao, dù không có gì để ăn bọn chúng vẫn không ăn con của mình trừ khi con của chúng bị mất đi.
4. Mèo mẹ muốn bảo vệ con của mình
Mèo mẹ thường có bản năng làm mẹ rất cao, chúng hoảng sợ lo lắng cho con của mình khi gặp kẻ thù hoặc mối nguy hiểm. Những trường hợp như vậy mèo mẹ thường chọn cách ăn con của mình, ăn con của mình dù tốt dù xấu “mèo con vẫn được ở bên mèo mẹ”. Khi gặp kẻ thù mèo mẹ vừa không bảo vệ được mèo con mà còn phải xa mèo con.
Đặc biệt mèo mẹ rất mẩn cảm với kẻ thù và những vật nuôi khác, vì thế khi mèo mẹ sinh con bạn nên tìm cho chúng chỗ an toàn, kín đáo và tránh xa những bé thú cưng khác. Như vậy mèo mẹ sẽ không cảm thấy bị xâm hại lãnh thổ và an toàn hơn.
5. Mèo mẹ bị suy dinh dưỡng
Mèo là loại động vật khó ăn, điều này thể hiện rõ khi chúng mang thai. Có những mẹ mèo nghén không ăn được vì thế việc mèo mẹ bị suy dinh dưỡng là việc có thể xảy ra. Khi mèo mẹ sanh con cần một lượng lớn thức ăn và năng lượng gấp 3 – 4 lần bình thường. Mèo con trở thành nguồn dinh dưỡng dồi dào mèo mẹ có thể lựa chọn.
Để tránh mèo mẹ bị suy dinh dưỡng trong thời gian mèo mẹ mang thai bạn nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mèo mẹ. Khi mèo mẹ sinh con xong bạn có thể cho mèo mẹ ăn những loại thức ăn giàu dinh dưỡng và năng lượng để mèo mẹ phục hồi sức lực như: Các loại pate, hạt cho mèo mẹ…
6. Mèo mẹ bị căng thẳng stress ảnh hưởng bởi tiếng ồn
Khi ổ của mèo mẹ gần nơi thường xuyên có người qua lại, gần tiếng ồn, hay có tiếng bước chân, tiếng gõ đập, tiếng la hét… Mèo mẹ rất nhạy cảm với âm thanh vì thế mèo mẹ trở nên stress rất lo lắng con mình bị kẻ thù cướp đi. Vì thế mèo mẹ có thể tha con đến nhiều nơi khác nhau dẫn đến tử vong cho mèo con hoặc mèo mẹ ăn thịt con của mình để bảo vệ con khỏi kẻ thù.
Bạn nên chú ý an toàn tổ của mèo mẹ, đặt mèo mẹ ở nơi chúng cảm thấy an toàn. Đặc biệt là những bé mèo mới sinh lần đầu rất dễ bị stress, căng thẳng.
7. Mèo mẹ không ngửi thấy mùi hương của con mình
Mèo là loài động vật có khứu giác rất mạnh. Mèo mẹ không nhận ra mùi hương của con mình phần lớn gặp vào trường hợp mèo mổ đẻ. Khi sanh mổ hóc môn sinh sản của mèo mẹ và mèo con không được giải phóng. Kết quả chúng sẽ thấy sợ hãi và không biết đây là con mình vì thế mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình.
Để tránh trường hợp này khi mèo mổ đẻ bạn nên cho mèo con tiếp xúc với mèo mẹ sớm nhất có thể để mèo con và mèo mẹ có thể tiếp xúc nhiều với nhau hơn gia tăng tình cảm. Trong thời gian này bạn nên chú ý quan sát mèo mẹ để chúng không gây nguy hiểm cho mèo con.
8. Mèo mẹ cảm thấy lạ mùi
Khi bé mèo vừa mới sinh ra bị người la ôm, ấp vuốt ve… như vậy mèo con sẽ vô tình dính phải mùi của bạn hoặc những người khác. Mèo mẹ sẽ không nhận ra còn mình mà dẫn đến hành vi không đúng.
Trừ khi bạn rất thân thiết với mèo, ăn chung, ngủ chung với mèo mẹ. Còn nếu không khi mèo mẹ vừa mới sinh bạn nên hạn chế bắt cưng nựng mèo con khi chúng còn quá nhỏ. Như vậy mèo mẹ sẽ không ngửi thấy mùi mèo con hoặc cảm thấy nguy hiểm tha mèo con đi chỗ khác.
9. Mèo mẹ bị tuyến vú
Mèo mẹ mất sữa, con ú quá nhiều vì thế việc nhiễm trùn tuyến vú có thể sảy ra ở mèo mẹ. Viêm tuyến vú khiến mèo mẹ đau đớn, từ chối chăm sóc con, cho con ti, thậm chí ăn thịt con.
Để tránh trường hợp mèo mẹ ăn thịt con do viêm tuyến vú bạn nên để ý mèo mẹ và mèo con. Nếu có những trường hợp sau:
Mèo mẹ không muốn cho con bú.
Vú mèo mẹ bị sung, căng cứng.
Có máu hoặc mủ chảy ra
Mèo mẹ sốt, nôn.
Mèo con còi, suốt ngày kêu vì không được bú sữa.
Gặp những trường hợp này bạn nên mang mèo mẹ đến cơ sở thú ý gần nhất để mèo mẹ nhanh chóng được chữa trị.
III. Khi nuôi mèo mẹ cần lưu ý những điều gì?
Chọn chuồng ở nơi ấm áp, yên tĩnh để mèo mẹ cảm thấy thoải mái.
Để nước và thức ăn cạnh bên để mèo mẹ có thể ăn và uống thuận tiện nhất.
Hạn chế sờ, vuốt ve… mèo con khi chúng chưa được 10 ngày tuổi.
Khi mèo mẹ đẻ mổ, cho mèo con tiếp xúc sớm nhất có thể để mèo mẹ nhận ra con.
Nếu bạn thấy có 1 bé mèo con bị mèo mẹ đẩy ra ít quan tâm tới, bạn nên tách bé mèo này ra chăm sóc riêng để tránh trường hợp đáng tiếc.
Quan sát kỹ hành động của mèo mẹ để nắm rõ tình hình và nguyên nhân mèo mẹ ăn thịt mèo con của mình.
Nên để mèo mẹ mang thai ở lứa tổi gần 1 tuổi như thế mèo mẹ sẽ đủ chín chắn và bản năng làm mẹ tốt hơn.
Nói cho cùng mèo cũng là một loài động vật. Mèo mẹ ăn thịt con của mình khi chúng gặp một vấn đề nào đó. Hành vi này là hành vi rất bình thường trong thế giới động vật đặc biệt ở loài mèo.
Vì thế đừng đối sử tàn nhẫn với những mẹ mèo ăn thịt con của mình, điều này thực sự đáng thương hơn đáng trách.
Bị Mèo Cắn Có Sao Không?
Bị mèo cắn có sao không? Có một số trường hợp bị mèo cắn nhưng chủ quan không đi khám dẫn tới việc mắc một số bệnh nguy hiểm trong đó có bệnh dại. Vậy thực hư việc bị mèo cắn có nguy hiểm và các xử lý ra sao?
Bị mèo cắn có nguy hiểm không?Mèo là vật nuôi trong nhà khá đáng yêu và được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ được nuôi như thú cưng, mèo còn là ‘hung thần’ của chuột và hầu hết ở các gia đình nông thôn đều nuôi mèo để bắt chuột.
Mèo rất hiền và sống gần gũi với người. Tuy nhiên trong một số trường hợp ngoại lệ bạn bị mèo cắn khi chơi đùa hay khi tiếp xúc với chúng. Điều này dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Bị mèo cắn có sao không? Bạn rất dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm từ mèo sang người nếu bị mèo cắn
Mèo tuy là vật nuôi trong nhà, nhưng chúng cũng là loài vật chứa khá nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây hại đến sức khỏe con người . Khi bị mèo cắn, các loại vi khuẩn, virút này sẽ theo nước bọt của mèo xâm nhập vào cơ thể bạn.
Nhất là lại ở Việt Nam khi việc tiêm vắc-xin phòng dại cho mèo, chó chưa được tuyên truyền nhiều, nên rất ít khi chó mèo được đưa đi tiêm chủng. Chính vì lí do đó mà việc chó mèo bị nhiễm virut dại là điều khó tránh khỏi, nhất là vào mùa hè.
Nếu không may bị cắn bởi chúng và không phát hiện kịp thời, bạn sẽ bị lây bệnh dại và có thể nguy hiểm đến tính mạng khi bệnh phát tác.
Những trường hợp mèo có thể mắc dại mà bạn nên cảnh giác như:
– Mèo mang về nuôi nhưng có biểu hiện ốm.
– Mèo thất lạc lâu ngày trở về nhà.
– Mèo đực dưới 3 năm tuổi đến mùa giao phối, đi khỏi nhà dài ngày rồi trở về nhà.
– Mèo mắc bệnh nhưng chưa được tiêm vắc-xin.
Bên cạnh đó bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván. Vi khuẩn gây bệnh sẽ có ở trong bụi bẩn và phân động vật. Nếu vết thương của bạn bị bẩn hoặc sâu bạn rất dễ sẽ bị uốn ván.
Cách xử lý vết thương khi bị mèo cắnViệc đầu tiên là bạn cần phải xử lý vết thương thật sạch bằng xà phòng dưới vòi nước xả mạnh. Dù máu chảy nhiều thì bạn vẫn phải xử lý vết cắn bằng cách rửa dưới vòi nước sạch trong 10 phút đầu, cứ để máu chảy không nên cầm máu.
Sau đó sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, hoặc bôi thuốc khử khuẩn lên vết thương. Bạn cũng có thể uống kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.
Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại, tránh băng kín vết thương. Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập.
Tiêm phòng dại và uốn ván
Sau khi bị mèo cắn bạn nhất định phải đến cơ sở y tế sớm nhất để được khám chữa. Bác sĩ sẽ xem xét vết thương và đưa ra quyết định có nên tiêm vacxin uốn ván, vacxin ngừa dại và huyết thanh dại hay không?
Nếu vết cắn nhẹ, xa nơi thần kinh trung ương thì có thể tiêm uốn ván và theo dõi con vật đã cắn.
Nếu bạn bị cắn tại những nơi gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… thì phải tiêm vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay.
Do vậy khi bị mèo cắn bạn nhớ đến gặp bác sĩ ngay trước 48 giờ để tăng hiêu quả phòng bệnh.
Ngoài việc theo dõi người bị cắn thì bạn còn phải theo dõi con mèo đã cắn bạn. Theo dõi từ 10-14 ngày mèo có những biểu hiện của bệnh dại như mắt đỏ, trở nên hung dữ, bỏ ăn, chảy nước dãi, nuốt khó do liệt họng, chết trong vòng 7-10 ngày… Nếu mèo chết, phải tiêm phòng đủ 5 mũi trong vòng 1 tháng thì mới đảm bảo vắc-xin chống lại bệnh hiệu quả.
Bị mèo cắn có sao không? Khi bị mèo cắn bạn cần phải rửa vết thương bằng cách xả dưới vòi nước để trôi bụi bẩn Tránh không bị mèo cắn
– Cần biết cách nhận diện khi nào mèo cảm thấy bị đe dọa: Mèo sẽ tấn công người khi chúng cảm thấy không an toàn. Do vậy nếu yêu mèo hãy hiểu những ngôn ngữ của mèo. Khi mèo sợ hãi sẽ:
+ Rít lên
+ Gầm gừ
+ Cụp tai
+ Xù lông, tức là toàn bộ lông dựng lên, làm cho mèo trông to hơn bình thường
– Chơi với mèo nhẹ nhàng: Những trường hợp có thể khiến mèo trở nên hung hăng khi:
+ Khi bị dồn vào chân tường
+ Khi mèo bị kéo đuôi
+ Nếu mèo bị giữ lại khi cố gắng trốn chạy
+ Nếu mèo bị làm giật mình hoặc bị đau
+Trong khi chơi đùa, thay vì để mèo vật lộn với tay hoặc chân của bạn thì hãy kéo một sợi dây và để mèo đuổi theo.
– Tránh tiếp xúc với mèo hoang: Mèo hoang thường ở trong thành phố và thị trấn nhưng chúng không quen gần gũi với con người. Khi gặp chúng bạn đừng cố vuốt ve chúng.
+ Đừng cho mèo hoang ăn ở nơi có trẻ con
+ Mèo không quen tiếp xúc với người sẽ có phản ứng khó đoán.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sóc Bay Úc Có Cắn Không? Cách Dạy Sóc Không Cắn Chủ, Dữ Thành Hiền! * Yolo Pet Shop trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!