Bạn đang xem bài viết Thằn Lằn Da Báo (Leopard Gecko) được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thằn lằn da báo hay Leopard Gecko thuộc loài động vật lớp bò sát được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực Tây Nam Á. Trong những năm gần đây, loài thằn lằn nàyđang dần trở thành loài thú cưng yêu thích của nhiều bạn trẻ. Thay vì nuôi các loại thú cưng quen thuộc như chó hay mèo thì giờ đây nhiều người lại có hứng thú với những loài động vật độc lạ hơn. Và các loài thằn lằn cảnh với ngoại hình gai góc, độc lạ hiện đang rất hút người nuôi.
1. Nguồn gốc của thằn lằn da báo
Thằn lằn da báo hay thằn lằn báo đốm là loài bò sát được tìm thấy và mô tả chi tiết đầu tiên vào năm 1854 bởi nhà động vật học Edward Blyth. Danh pháp khoa học của loài thằn lằn này là Eublepharis macularius. Thằn lằn Leopard Gecko được cho là có mối quan hệ khá mật thiết với loài tắc kè đuôi béo châu Phi.
Khu Tây Nam Á hay chính xác hơn là vùng phía bắc của Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan là những nơi tập trung nhiều loài thằn lằn nhất. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy Leopard Gecko ở một số vùng ở Iran. Điều kiện khí hậu ở những vùng này khá khắc nghiệt. Mùa hè nhiệt độ ở đây có thể lên đến 40, 50 độ C. Nhưng đến mùa đông nhiệt lại giảm thấp xuống dưới 10 độ C.
2. Đặc điểm hình thái và tập tính sinh hoạt của thằn lằn da báo trong tự nhiên
Thằn lằn da báo thường sinh sống ở những môi trường tương đối khắc nghiệt trong tự nhiên. Do đó, để thích nghi với điều kiện sống đó thì Leopard Gecko phải tiến hóa về hình thái và tập tính sinh hoạt. Nhằm mục đích có thể tồn tại tốt nhất ngay trong môi trường sống khắc nghiệt nhất.
2.1. Đặc điểm hình thái của thằn lằn da báo
Thằn lằn báo báo có kích thước cơ thể tương đối nhỏ nhắn. Chiều dài trung bình của chúng chỉ là 25cm, tính cả phần đuôi lúc trưởng thành. Một chú thằn lằn con chỉ có chiều dài từ 8 đến 10cm. Thông thường những con thằn lăn đực sẽ lớn hơn những con cái. Đuôi của chúng hơi phình to.
Thằn lằn Leopard Gecko có ngoại hình rất bắt mắt với màu da vàng rực rỡ. Trên lớp da màu là những đốm đen giống như đốm đen ở loài báo. Có lẽ chính vì mà người ta đặt tên cho chúng là thằn lằn da báo. Thoạt nhìn thì ngoại hinh con thằn lằn Leopard Gecko gần giống loài tắc kè. Nhưng Leopard Gecko lại có phần nổi bật và ít gai góc hơn.
Được biết, Leopard Gecko có tuổi thọ cao hơn các loài bò sát khác. Tuổi thọ trung bình của chúng là 6 đến 10 năm, với những con đực tuổi thọ có thể lên tới 10 đến 20 năm. Thậm chí có một số cá thể thằn lằn sống trong điều kiện nuôi nhốt đã sống được đến 27 năm.
2.2. Tập tính sinh hoạt của thằn lằn da báo
Trong tự nhiên, thằn lằn da báo hay trú ẩn trong các hang hốc dưới lòng đất. Vào ban ngày, chúng không đi đâu xa khỏi hang. Nhưng khi về chiều tối và sáng sớm, chúng lại hoạt động mạnh hơn bình thường. Leopard Gecko là loài sống đơn độc, sẽ hiếm khi mà bạn thấy chúng chung sống với các loài động vật khác.
Thằn lằn da báo còn được đánh giá là loài bò sát cảnh rất dễ nuôi. Chúng sinh sản khá nhanh. Thức ăn của chúng thường là những loài côn trùng như châu chấu, gián, kiến, dế,.. Mặc dù có ngoại hình hơi xù xì, gai góc nhưng thằn lằn Leopard Gecko rất thân thiện. Chúng dễ thuần hóa nên được nuôi khá nhiều trong các gia đình như một loại thú cưng.
3. Cách nuôi thằn lằn da báo
Nuôi thằn lằn thực ra cũng không có gì quá khó khăn như nhiều người thường nghĩ. Chỉ cần bạn nắm bắt được tập tính sinh hoạt, thức ăn của chúng là đã có thể dễ dàng nuôi một em Leopard Gecko trong nhà mà không gặp bất cứ phiền toái nào.
3.1. Chuẩn bị điều kiện nuôi nhốt
Nuôi trong bể
Để thằn lằn da báo phát triển tốt trong điều kiện nuôi nhốt, bạn cần thiết kế một không gian sống phù hợp. Một bể nuôi có thể tích từ 45 đến 90 lít sẽ nuôi được 2 chú thằn lằn Leopard Gecko từ khi còn là con giống nhỏ cho đến lúc chúng trưởng thành. Lưu ý khi nuôi Leopard Gecko trong bể, hàng ngày bạn cần thường xuyên làm vệ sạch sẽ cứt thằn lằn để tránh vi khuẩn sinh sôi.
Tại bể nuôi cần bố trí máng đựng đồ ăn và thức uống ở dạng treo. Bên cạnh đó, trong bể cần có một khu vực riêng để thằn lằn phơi nắng. Nếu không có nắng tự nhiên, bạn hãy treo thêm đèn sưởi trên một phiến đá hay một khúc gỗ nào đó.
Nuôi trong lồng nhốt
Ngoài ra nếu không muốn nuôi trong bể cố định, bạn cũng có thể nuôi thằn lằn da báo trong một chiếc lồng nhỏ. Lưu ý chiều cao của chuồng phải đạt ít 30cm. Trong lồng có thể bố trí thêm nguồn sáng cố định hoặc những khúc gỗ, phiến đá để chúng leo trèo.
Lưu ý về điều kiện nuôi nhốt
Đèn sưởi trong bể hoặc lồng nuôi cần có công suất vừa phải và nên bố trí ở vị trí cao nhất.
Thời gian chiếu sáng cho những chú thằn lằn chỉ cần 12 tiếng/ngày. Một không gian thiếu sáng, hơi ẩm một chú cũng giúp thằn lằn dễ lột xác hơn.
Nên duy trì nhiệt độ trong lồng nuôi hay hộp ẩm ở mức 88 đến 90 độ F. Nhiệt độ quanh lồng có thể ở mức 73 độ F là lý tưởng nhất.
Hãy bố trí thêm đất, cát, sỏi ở quanh khu vực nuôi để giúp cho thằn lằn có cảm giác giống như đang sống trong môi trường tự nhiên.
3.2. Chế độ dinh dưỡng cho thằn lằn da báo
Thằn lằn ăn gì chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người nuôi . Loài thằn lằn da báo có thói quen ăn uống khá là đặc biệt so với những loài động vật khác. Vào ban ngày chúng chủ yếu dành thời gian nghỉ ngơi nhưng khi về đệm chúng lại hoạt động rất tích cực. Đây cũng chính là lúc thích hợp nhất để cho thằn lằn ăn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng tuyệt đối không cho chúng ăn các loại thức ăn của người. Bởi hệ tiêu hóa của người và các loài bò sát là không giống nhau. Nếu cố tình cho thằn lằn Leopard Gecko ăn các loại thức ăn dành cho người thì chúng rất dễ mắc bệnh đường ruột.
Thức ăn yêu thích nhất của thằn lằn da báo thường là các loại côn trùng quen thuộc. Chẳng hạn như dế, gián, châu chấu,.. Lượng thức trong mỗi bữa, bạn nên căn chỉnh ở một liều lượng nhất định. Lượng thức ăn cho thằn lằn nên thay đổi linh hoạt theo giai đoạn phát triển của chúng.
Giai đoạn từ 1 đến 4 tháng tuổi: Mỗi ngày nên cho thằn lằn ăn 1 đến 2 con dế hay các loại côn trùng khác.
Giai đoạn từ 4 đến 8 tháng: Mỗi ngày nên cho thằn lằn ăn 2 đến 3 con dế hay các loại côn trùng khác.
Khi thằn lằn được trên 8 tháng tuổi: Cứ cách 1 ngày lại cho chúng ăn 1 bữa.
Bên cạnh các loại côn trùng, bạn có thể đa dạng thêm nguồn thức ăn cho thằn lằn bằng bột, thịt xay. Trong đó, bột chính là nguồn bổ sung vitamin cực tốt cho thằn lằn. Bạn chỉ cần đổ bột ra một chiếc nắp lọ là những chú thằn lằn sẽ tự động đến liếm với một lượng vừa đủ mà cơ thể chúng cần.
Ngoài ra, bạn hãy xay thịt gà, thịt heo rồi cho thằn lằn da báo ăn. Nhưng cũng không nên quá lạm dụng các loại thịt xay. Hàng ngày, bạn nên theo dõi phân của chúng. Nếu có những thay đổi như phân lỏng thì rất có khả năng chú thằn lằn nhà bạn đang gặp vấn đề về đường ruột. Lúc này, bạn nên xem lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày của thằn lằn Leopard Gecko.
Trong quá trình cho thằn lằn ăn, bạn cần lưu ý là tất cả các loại thức ăn cần phải nghiền nhỏ. Với thằn lằn con, bạn nên cho chúng ăn đúng bữa, tránh để chúng đói mà ăn phải những chất nền như cát, sỏi. Đối với những loại côn trùng thì cần phải để chúng ở chế độ dinh dưỡng khoảng 12 tiếng trước khi cho thằn lằn ăn. Đặc biệt, trong mỗi bữa nên bố trí một khay nước trong chuồng để thằn lằn có thể uống bất cứ khi nào.
4. Bệnh thường gặp ở thằn lằn da báo
Căn bệnh mà thằn lằn da báo dễ mắc phải nhất là bệnh đuôi que (Stick Tail). Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do 2 loại vi khuẩn Bacterium và vi khuẩn Gram Âm Dương xâm nhập vào đường tiêu hóa của thằn lằn.
Những chú thằn lằn mắc phải bệnh đuôi que sẽ các biểu hiện như giảm cân, chiếc đuôi bắt đầu co lại. Kèm theo đó là tình trạng thằn lằn bỏ ăn, tiêu chảy, lười hoạt động. Đây là căn bệnh có khả năng lây truyền từ cá thể thằn lằn này sang cá thể thằn lằn khác trong cùng một chuồng nuôi. Khi đã bị mắc Stick Tail, bạn cần tách con bệnh ra một khu vực riêng để tránh lây lan. Sau đó đưa đến bác sĩ thú y để chữa trị kịp thời.
Để phòng tránh bệnh đuôi que cho thằn lằn da báo, bạn nên chú ý đến khâu vệ sinh trong ăn uống. Các loại thức ăn cần phải đảm bảo vệ sinh, không cho thằn lằn ăn các loại thức ăn lạ. Chuồng nuôi cũng cần thường xuyên làm vệ sinh. Khi tiếp xúc với các chú thằn lằn, bạn cần rửa tay để giảm thiểu nguy cơ gây bệnh cho chúng. Khi phát hiện cá thể thằn lằn bị bệnh thì cần tách ra khỏi cá thể khỏe mạnh để tránh lây lan.
5. Thằn lằn da báo giá bao nhiêu?
Thằn lằn da báo hiện nay có mức giá khá phải chăng. Bạn chỉ cần bỏ ra từ 500k đến 2 triệu là đã sở hữu được một chú thằn lằn Leopard Gecko rồi. Tất nhiên giá càng cao thì ngoại hình và màu sắc của Leopard Gecko lại càng bắt bấy nhiêu.
6. Nên mua thằn lằn da báo ở đâu?
Việc tìm mua thằn lằn da báo giờ đây không có gì là quá khó khăn. Bạn chỉ cần tìm đến những địa chỉ chuyên về thú cưng như chúng tôi Đến với chúng tôi chính là đến với một thế giới của những bạn thú cưng đáng yêu nhưng không kém phần độc lạ. Và nếu đang tìm một chú thằn lằn da báo có ngoại hình đẹp, giá cả phải chăng thì chúng tôi chính là gợi ý hoàn hảo.
Các dịch vụ tư vấn, bán hàng tại chúng tôi đều diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp. Nhằm mang đến sự trải nghiệm tuyệt vời nhất cho mọi khách hàng. Các loại thú cưng như chó, mèo, thằn,.. Mà chúng tôi cung cấp đều đảm bảo đã trải qua kiểm dịch khắt khe. Việc của khách hàng chỉ là đón thú cưng về và chăm sóc.
Địa chỉ: 59/7a Bis, Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 63/14 đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 860 Đường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chúng tôi hy vọng bạn sẽ thấy thú vị với bài viết này.
Da Vàng (Bệnh Vàng Da) Ở Mèo
Bệnh vàng da (icterus hoặc jaundice) mô tả tình trạng niêm mạc của nướu, lỗ mũi, bộ phận sinh dục và các vùng khác chuyển sang màu vàng do nồng độ bilirubin cao, một sắc tố mật bình thường được hình thành do sự phân hủy hemoglobin có trong các tế bào hồng cầu (RBC). Hemoglobin thường được tìm thấy trong RBC và có chức năng rất quan trọng trong việc mang oxy đến các mô. Trong trường hợp tăng phá hủy RBC, một lượng bilirubin dư thừa, không thể loại bỏ ở mức bình thường, sẽ tích tụ trong các mô . Nồng độ bilirubin cao cũng có thể xảy ra khi sự bài tiết bilirubin bình thường bị chặn do một số căn bệnh. Tất cả các giống mèo đều có thể bị bệnh vàng da.
Triệu chứng và phân loại
Tiêu chảy
Lờ phờ
Đau bụng
Không muốn ăn (chán ăn)
Xanh xao
Da đổi màu vàng
Đổi màu nước tiểu và phân (màu cam)
Tăng tần suất đi tiểu (chứng đái nhiều) và lượng nước tiểu
Khát liên tục (chứng khát nhiều) và uống nhiều nước
Rối loạn tâm thần trong các trường hợp nặng
Chảy máu (đặc biệt là ở những con mèo bị bệnh gan giai đoạn tiến triển)
Nguyên nhân
Bệnh, độc tố, thuốc dẫn đến tăng phá hủy RBC
Truyền máu không tương thích
Nhiễm trùng
Tích tụ một lượng lớn máu bên trong khoang cơ thể
Viêm gan (hepatitis)
Khối u
Tích tụ quá nhiều chất béo trong gan (gan nhiễm mỡ )
Tổn thương lớn ở mô gan (ví dụ, do độc tố)
Cùng với sự bài tiết bilirubin do bất kỳ bệnh và tình trạng nào gây ra
Chẩn đoán
Có nhiều xét nghiệm cụ thể hơn để chẩn đoán thêm, bao gồm các nguyên nhân cơ bản. Các xét nghiệm tia X sẽ giúp xác định cấu trúc và kích thước của gan, cơ quan trung tâm trong bệnh này. Các xét nghiệm X quang này thường phát hiện tình trạng gan to, cho thấy sự hiện diện của một khối hoặc khối u, sự phì đại của lá lách trong một số trường hợp, và các vật lạ. Chụp X quang ngực có thể cho thấy tình trạng di căn nếu khối u là nguyên nhân. Siêu âm cũng sẽ được thực hiện, để bác sĩ thú y có thể đánh giá chi tiết cấu trúc gan, giúp phân biệt bệnh gan với tình trạng tắc nghẽn đường mật, cũng như phân biệt khối u với tắc nghẽn cơ học.
Ngoài ra, bác sĩ thú y có thể quyết định lấy mẫu mô gan với sự hỗ trợ của siêu âm để đánh giá chi tiết hơn. Các mẫu mô gan có thể được lấy bằng kim hoặc trong khi phẫu thuật, có thể tiến hành để chẩn đoán xác nhận và điều trị.
Điều trị
Việc điều trị chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mang tính cá nhân cao. Mèo ở trong tình trạng bệnh nặng hoặc giai đoạn bệnh tiến triển có thể cần nhập viện để được chăm sóc và điều trị tích cực ban đầu. Chế độ cân bằng dinh dưỡng được đưa ra theo yêu cầu năng lượng hàng ngày và tình trạng bệnh. Cũng cần bổ sung vitamin cho mèo bệnh. Một số trường hợp có thể cần phải phẫu thuật, như những trường hợp tắc nghẽn đường mật, và có thể cần phải truyền máu nếu bị thiếu máu nghiêm trọng.
Chăm sóc
Việc điều trị chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mang tính cá nhân cao. Tuy nhiên, chế độ ăn uống hợp lý, cho uống thuốc đúng giờ, nghỉ ngơi hoàn toàn và theo dõi thường xuyên sẽ giúp mèo của bạn trong suốt quá trình chữa bệnh.
Không cho mèo sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc mà không có sự đồng ý rõ ràng của bác sĩ thú y, đặc biệt là thuốc giảm đau, được cho là độc hại đối với gan trong tình trạng này. Vì gan là cơ quan trung tâm của quá trình trao đổi chất, nên có thể xảy ra ngộ độc trong các trường hợp suy gan.
Mèo bị suy gan cần được chăm sóc ở nhà cực kỳ cẩn thận do sự bất ổn vốn có của tình trạng này. Những con vật này có thể bị chảy máu bất cứ lúc nào. Nếu bạn thấy thú cưng bị chảy máu, hãy lập tức gọi bác sĩ thú y để được giúp đỡ. Ngoài ra, thông báo cho bác sĩ thú y nếu thấy phân hoặc nước tiểu của mèo đổi màu.
Bài 62: Viêm Da Do Bọ Chét
VIÊM DA DO BỌ CHÉT
( Flea dermatitis )
1. ĐẠI CƯƠNG
Bọ chét thuộc bộ Siphonaptera, không có cánh. Bọ chét sống kí sinh bên ngoài nhờ hút máu của những động vật máu nóng, có vú và loài chim. Có tới trên 2.200 loài bọ chét. Trong đó có những loài thường gặp là:
– Bọ chét mèo ( Ctenocephalides felis): vật chủ chính của bọ chét là mèo nhà nhưng loài này cũng lây nhiễm cho phần lớn các loài chó trên thế giới. Bọ chét mèo cũng có thể có chu trình sinh học trên các loài động vật ăn thịt khác và trên loài thú có túi.Loài người cũng có thể bị bọ chét mèo cắn nhưng không thể bị lây nhiễm vì lí do bọ chét này không thích ứng được với môi trường trên vật chủ lạc chỗ là người.
– Bọ chét chó ( Ctenocephalides canis).
– Bọ chét người ( Pulex irritans) : có vai trò truyền bệnh dịch hạch từ người sang người.
– Bọ chét chuột phương Bắc ( Nosospsyllus fasciatus ).
– Bọ chét chuột phương Đông (Xenopsylla cheopis) : là một loài côn trùng kí sinh trên các động vật gặm nhấm, chủ yếu là chuột và đóng vai tro là trung gian truyền bệnh dịch hạch và sốt phát ban chuột. Sự lan truyền bệnh xảy ra khi bọ chét hút máu loài gặm nhấm và sau đó hút máu người. Bọ chét chuột phương Đông được biết đến nhiều vì nó đóng vai trò trong reo rắc ‘ Cái chết đen ‘ bệnh dịch hạch.
Hiểu biết về sinh thái của các loài bọ chét là rất quan trọng, giúp chúng ta nắm được sự phân bố của chúng trên thế giới, mật độ, khả năng gây bệnh và truyền bệnh của chúng.
Bọ chét là loài kí sinh trùng biến thái hoàn toàn. Vòng đời của bọ chét khoảng 20 đến 35 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Bọ chét phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35ºC và độ ẩm 70-85%. Gặp điều kiện không thuận lợi, nhiệt độ đột ngột hạ thấp thì bọ chét ngừng phát triển và tồn tại kéo dài vài tháng đến một năm. Ở môi trường trong nhà bọ chét sinh sản quanh năm, ngoài trời chỉ phát triển vào những tháng ấm. Ở miền Bắc nước ta, bọ chét phát triển nhiều vào tháng 2 tháng 3 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè.
Vòng đời cuả bọ chét có 4 giai đoạn : giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Vòng đời được bắt đầu từ bọ chét cái đẻ trứng.
Điểm đặc biệt của bọ chét trưởng thành là khi có khả năng sinh sản thì chúng mới hút máu. Cả bọ chét đực và cái đều hút máu. Bọ chét trưởng thành có thể nhịn đói và sống được vài tháng. Bọ chét cái chỉ đẻ trứng sau khi đã hút máu. Sau mỗi lần hút máu, mỗi bọ chét cái đẻ từ 2 – 20 trứng. Suốt cuộc đời một bọ chét cái đẻ khoảng 800 trứng. Trứng có thể dính trên da, lông của vật chủ hoặc rơi xuống đát. Vì vậy, thường những vùng đất mà vật chủ ngủ hoặc trú ngụ là môi trường sống đầu tiên của trứng để phát triển thành ấu trùng bọ chét.
Sau khoảng 2 – 14 ngày, tùy theo điều kiện môi trường, chúng nở thành ấu trùng không có chân. Ấu trùng sống ở đất, phát triển bằng cách thay lông và lột xác 3 lần trong vòng 8 đến 24 ngày. Ấu trùng có thể kéo dài thời gian phát triển trên 6 tháng trong điều kiện không thuận lợi. Ấu trùng bọ chét sống ở các kẽ sàn nhà, ga trải giường, thảm và ở chỗ ngủ của động vật. Chúng không có chân nhưng chuyển động bằng lông cứng trên cơ thể. Ấu trùng thích chỗ tối, ẩm ướt, ở đó chúng ăn những mảnh chất hữu cơ như phân của bọ chét trưởng thành, phân và những mảnh thức ăn thừa của vật chủ.
Trước khi chuyển sang giai đoạn nhộng bất hoạt, ấu trùng bọ chét phát triển đầy đủ các bộ phận rồi tự nhả tơ quấn xung quanh mình để tạo thành kén (nhộng). Giai đoạn nhộng kéo dài từ 5 – 7 ngày nhưng có thể đến một năm trong những điều kiện không thuận lợi.
Bọ chét trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 1,5 – 3,3 mm, mau đỏ thẫm hoặc đen, đôi chân sau thay đổi, trở nên dài, to mập để nhảy. Bọ chét trưởng thành có thể nhảy cao đến 18 cm và xa đến 33 cm. Thân chúng dẹt ở hai bên, lưng có những gai hướng về phía sau làm hoạt động của chúng chỉ tiến về phía trước xuyên vào lông, tóc của vật chủ và giúp chúng không bị tuột ra ngoài. Bọ chét trưởng thành tồn tại ở trong kén cho đến khi gặp vật chủ thích hợp. Tùy theo điều kiện của môi trường, bọ chét trưởng thành có thể ở trong kén tới 5 tháng để chờ vật chủ. Trong kén, bọ chét trưởng thành nhận biết được sự có mặt của vật chủ thích hợp bằng cảm nhận hơi nóng, mùi của cơ thể vật chủ, luồng khí, rung động của sàn và môi trường xung quanh. Khi phát hiện được vật chủ thích hợp, bọ chét chui ngay ra khỏi cắn và tìm tới vật chủ. Đặc điểm sinh thái này chính là lí do thấy bọ chét trưởng thành xuất hiện khi người ta trở về nhà sau chuyến du lịch hoặc khi dọn đến nhà mới. Bọ chét tránh ánh sáng, thường tìm thấy trong các đám lông tơ, lông vũ của động vật hoặc ở giường ngủ, quần áo của người. Do có khả năng nhảy rất xa cho nên khi vật chủ bị chết, bọ chét có thể nhảy tìm vật chủ khác. Bọ chét thường kí sinh ở chó, mèo, chuột và nhảy sang người.
2. NHẬN DẠNG
– Bọ chét trưởng thành có kích thước 0,5 – 3,5 mm
+ Màu sắc thay đổi từ hơi nâu đỏ đến nâu đen ( bọ chét chó hoặc mèo).
+ Không có cánh, thân dẹt theo 2 bên, người có nhiều gai xuôi về phía sau.
+ Hai càng sau mập và dài, dùng để nhảy.
– Ấu trùng dài 4 – 10 mm, màu trắng, không có chân nhưng rất cơ động.
– Nhộng được ngụy trang tốt vì rất dính và nhanh chóng được các hạt bụi, cát mịn bao quanh.
3. GÂY BỆNH VÀ TRUYỀN BỆNH
3.1. Bọ chét truyền bệnh
3.1.1. Truyền bệnh dịch hạch
Dịch hạch đã xuất hiện từ thời cổ xưa, tồn tại đến ngày nay. Trong vòng 2.000 năm qua đã gây bốn trận đại dịch với số tử vong khủng khiếp trong lịch sử nhân loại. Nhất là 2 đại dịch vào thế kỷ VI làm chết gần 40 triệu người và thế kỷ XIV nổi tiếng với tên Trận Dịch Đen thời trung cổ, ước tính gây tủ vong cho khoảng 25 triệu người châu Âu, 40 triệu người châu Á, châu Phi. Đến năm 1895, Alexandre Yersin là người đầu tiên phát hiện ra căn nguyên của dịch hạch. Bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Đây là loài bệnh của thú vật truyền sang người.
Bọ chét là vật chủ trung gian truyền bệnh dịch hạch. Đầu tiên dịch hạch xảy ra ở các loài động vật hoang dại như chuột và một số loài gặm nhấm khác. Kh chúng bị chết, bọ chét sẽ rời vật chủ sang đốt người và có thể truyền bệnh cho người. Loại bọ chét chuột phương Đông (Xenopsylla cheopis) đóng vai trò chính trong việc truyền bệnh dịch hạch từ chuột sang người. Bọ chét chuột phương Đông không có hàm răng lược ở hàm và ở ngực. Đặc điểm này được dùng để phân biệt với các loại bọ chét mèo, bọ chét chó và những loài bọ chét khác. Sau đó bệnh có thể truyền từ người sang người bởi họ chét người ( Pulex irritans). Dịch hạch là bệnh có ổ dịch từ thiên nhiên, rất nguy hiểm bởi vì nó xảy ra rộng rãi ở các quần thể loài gặm nhấm. Trước đây, dịch hạch được gọi là ‘cái chết đen’ và là nguyên nhân gây ra các vụ dịch thảm khốc. Hiện nay, dịch hạch vẫn còn là bệnh rất nguy hiểm vì nó thường xảy ra rộng rãi ở các quầ thể của các loại gặm nhấm. Ở vùng nông thôn, vùng miền núi, dịch hạch xảy ra khi con người đi vào vùng tiếp xúc với các loài động vật hoang dã. Nguy hiểm nhất là những người thợ săn, họ có thể bị bọ chét đã nhiễm bệnh dịch hạch chích đốt trong khi mang vác các động vật vừa giết được. Ở các đô thị, dịch hạch có thể xảy ra khi chuột sống quanh những khu dân cư bị nhiễm bệnh.
Ở Việt Nam trong thập niên 1960 – 1970, là nước đã báo cáo có số lượng bệnh nhân dịch hạch nhiều nhất nhì thế giới với hàng ngàn trường hợp xảy ra hàng năm. Tại các vùng Nam Bộ và ven Tây Nguyên, do đặc điểm rừng núi, hoang dã nên thường xuyên có dịch hạch xảy ra nhiều hơn miền Bắc .
Bệnh dịch hạch được biểu hiện bằng 3 thể lâm sàng là thể hạch, thể phổi và thể nhiễm trùng máu :
Thê hạch : bọ chét đã nhiễm vi khuẩn Yersinia pestis đốt người, truyền sang người Yersinia pestis gây viêm, sưng đau hạch vùng, kèm sốt trên 38ºC. Các hạch bạch huyết chứa đầy vi khuẩn, đặc biệt là hạch ở nách và bẹn. Nếu chẩn đoán và điều trị đúng, kịp thời thì bệnh nhân sớm khỏi bệnh. Nếu không được phát hiện, điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong có thể chiếm tới 50%.
Từ hạch, vi khuẩn dịch hạch vào máu gây nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn nhân lên làm các nội tạng bị nhiễm độc tố gây nhiễm trùng toàn thân, xuất huyết, thân thể tím đen, viêm màng não… Bệnh nhân sẽ sốt cao 40 – 41ºC, rét run đau đầu dữ dội, tiêu chảy và nôn mữa nhiều lần, hốt hoảng, vật vã, kích động, nói sảng, thở nhanh nông.
Thể phổi : có những tổn thương tại phổi, lây lan rất mạnh do vi khuẩn dịch hạch dễ dàng phát tán từ người bệnh sang người lành qua nước bọt, đờm dãi khi ho hoặc hắt hơi. Bệnh nhân sốt cao, rét run, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bức rứt. Khoảng 24 giờ sau bệnh nhân sẽ thấy đau tức ngực, khó thở, thở nhanh nông. Ho có đờm nhầy và loãng sau đặc dần, có máu hoặc có nước bọt. Nếu không được điều trị sớm thì hầu hết tất cả các trường hợp đều tử vong.
Thể phổi có hai loại : thể phổi nguyên phát do vi khuẩn dịch hạch được hít vào bằng đường hô hấp ( thường gặp ở thợ săn, những người sử dụng đồ lông thú), những vi khuẩn dịch hạch khi hít phải sẽ thâm nhập vào phổi gây viêm phổi tiên phát, viêm hoại tử phổi, nhiễm độc dẫn đến suy hô hấp, tử vong. Thể phổi thứ phát là viêm phổi, bệnh nhân khạc ra máu, ra đờm. Trong đờm và máu có vi khuẩn dịch hạch, người ngoài hít phải vi khuẩn dịch hạch từ đờm bệnh nhân trở thành viêm phổi tiên phát rất nặng.
Để chẩn đoán sớm dịch hạch, cần lưu ý đến khu vực sinh sống có bọ chét, chuột, nhất là khi phát hiện có chuột chết, sau đó người bị sốt, nổi hạch… thì nhanh chóng đi khám bệnh. Với những người hay làm thịt chuột cũng cần hết sức cảnh giác nếu tay có vết xước vì vi khuẩn gây bệnh dịch hạch có thể xâm nhập qua vết thương hở vào máu và gây bệnh.
3.1.1.1. Xét nghiệm
Bệnh phẩm : mủ (hạch ), máu, đờm, nhầy họng, phủ tạng, huyết thanh chuột, bọ chét. Nhuộm gram soi dưới kính hiển vi thấy trực khuẩn dịch hạch Yersinia pestis bắt màu gram âm thuộc họ Enterobacteriaceae.
Nuôi cấy phân lập vi khuẩn.
Phát hiện kháng nguyên F1.
Miễn dịch huỳnh quang.
3.1.2. Truyền bệnh sốt phát ban
Bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và thường được ghi nhận tại các vùng con người sống có nhiều chuột. Bệnh nhân gây do Rickettsia mooseri, gặp rải rát ở các đàn chuột. Vì vậy, bênh sốt phát ban do bọ chét còn được gọi là bệnh sốt phát ban chuột. Bệnh lây lan chủ yếu do bọ chét chuột và bọ chét mèo. Người bị lây nhiễm do ô nhiễm từ phân khô và xác bọ chét. Loài bọ chét chính có vai trò trung gian truyền bệnh là Xenopsylla cheopis.
3.1.2.1. Triệu chứng lâm sàng: Thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 tuần, xuất hiện các ban đỏ ngoài da vào khoảng ngày thứ 5, nhưng không xuất huyết. Thời gian sốt khoảng 2 tuần nhưng có thể rút ngắn khi sử dụng kháng sinh. Ít khi có biến chứng.
3.1.2.2. Xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với sốt phát ban do Rickettsia phát ban dựa trên phản ứng vi ngưng kết đặc hiệu với Rickrttisia mooseri ( hiệu giá tối thiểu 1/160 vào ngày thứ 10).
3.1.3. Truyền các bệnh sán
Bọ chét có thể truyền các loại sán ở chuột là Dipylidium caninum, Hymenolepis fraterna và Hymenolepis diminuta. Người bị nhiễm các loại sán này là do nuốt phải ấu trùng bọ chét có chứa trứng sán. Sán trưởng thành sống trong ruột non của vật chủ chính (chuột). Những đốt sán có trứng tách khỏi chuỗi đốt sán hoặc thành đốt sán đơn độc hoặc thành chuỗi đốt sán ngắn hơn, rồi sau đó chúng di chuyển tự do trong ruột qua hậu môn ra ngoài môi trường hoặc thấy trong phân chuột. Bằng cách di chuyển theo nhu động của các đốt sán có trứng, chúng ly giải trứng rơi vãi trên nền nhà và xung quanh hậu môn chuột. Trứng này được ấu trùng bọ chét tiêu hóa.
3.1.3.1. Biểu hiện lâm sàng:
Từ nhẹ đến vừa với các triệu chứng: chán ăn, biến ăn, rối loạn tiêu hóa nhẹ, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy và ngứa vùng xung quanh hậu môn, suy nhược, thiếu máu, gầy sụt.
3.2. Bọ chét gây bệnh
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng
Ngoài truyền bệnh, bọ chét có thể gây các bệnh da. Khi bọ chét đốt người để hút máu sẽ gây phản ứng dị ứng ở da. Đó là phản ứng của cơ thể với nước bọt của bọ chét tiết ra khi đốt người. Thời gian xuất hiện phản ứng da tùy thuộc vào từng đối tượng thường trong khoảng từ 12 đến 24 giờ sau khi bị bọ chét đốt. Trường hợp phản ứng muộn có thể xuất hiện sau 1 tuần. Ở Việt Nam thường gặp bọ chét chó ( Ctenocephalides felis) và bọ chét mèo ( Ctenocephalides canis). Ngứa là triệu chứng chính xuất hiện sau khi bị bọ chét đốt. Ngứa làm bệnh nhân gãi có thể gây trầy xước da, sau xuất hiện các sẩn huyết thanh kích thước 1 – 2 mm, giờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ.
Những trường hợp phản ứng mạnh ( hay gặp ở trẻ em) có thể thấy xuất hiện bọng nước tại vị trí bọ chét đốt, xung quanh có quầng đỏ gây viêm quầng hoặc gây viêm tấy đỏ lan tỏa, bội nhiễm… Những trường hợp phản ứng nhẹ thì chỉ thấy ban đỏ tại nơi bọ chét đốt giống như muỗi đốt.
Vị trí thương tổn thường gặp ở phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với con vật khi người ta ôm, bế chúng như: vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng.
4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH
Các biện pháp phòng chống được sử dụng tùy mục tiêu là diệt bọ chét truền bệnh hay bọ chét thông thường.
Để phòng chống bệnh dịch hạch và bệnh dịch sốt phát ban do bọ chét truyền phải kết hợp hai biện pháp: diệt chuột và phun hoặc rắc hóa chất tiêu diệt bọ chét vào nơi sống của chuột.
Đối với các loài bọ chét gây phiền hà có thể sử dụng các biện pháp tự bảo vệ cá nhân như chất xua đuổi côn trùng, dùng quần áo tầm hóa chất diệt côn trùng. Cần vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, thường xuyên giặt chăn màn, phun hoặc rắc hóa chất diệt côn trùng vào các khe, kẽ, góc phòng.
Đối vớ bọ chét chó, mèo sử dụng hóa chất rắc, phun, tắm vào lông của chúng hoặc dùng lufenuron. Lufenuron theo máu được bọ chét cái hút vào khi đốt vật chủ có tác dụng ngăn cản sự phát triển của trứng. Ngoài ra, có thể sử dụng vòng cổ có tầm hóa chất diệt bọ chét cho động vật.
(Tài liệu được biên soạn bởi PGS. TS. Trần Văn Tiến của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)
Những Công Thức Kem Trộn Trắng Da Trong 7 Ngày
Đối với chị em phụ nữ, một làn da trắng hồng rạng rỡ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp họ trở nên xinh đẹp và tự tin hơn trong mắt người khác. Cũng chính vì thế mà hàng loạt các dịch vụ, sản phẩm làm trắng da lần lượt được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó của nhiều chị em.
Bên cạnh việc chăm sóc da tại các Spa, thẩm mỹ viện, sử dụng các loại mỹ phẩm thì không ít chị em đã tìm đến với công thức kem trộn trắng da vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa mang lại hiệu quả nhanh chóng.
1/ Công thức kem trộn trắng da của Spa, Thẩm mỹ viện
Do đó, việc áp dụng những công thức kem trộn trắng da an toàn luôn được các chị em phụ nữ đặt lên hàng đầu. Để đáp ứng được các tiêu chí này, chị em có thể tham khảo ngay công thức kem trộn trắng da của các Spa, thẩm mỹ viện thường sử dụng.
Công thức kem trộn trắng da mặt
Nguyên liệu:
18 muôn thuở.
12 AC Thái (có thể thay bằng Zale).
6 thanh hiền, 18 tóc xù.
12 vitamin E H&T nắp cam.
12 one.
1 hộp havona xanh (có thể thay bằng Aihao).
6 HL.
18 emon.
Cách thực hiện:
Trộn đều tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau để thu về hỗn hợp đồng nhất.
Tiếp đó, cho kem vào hũ thủy tinh sạch và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách sử dụng:
Rửa mặt sạch bằng nước ấm và sữa rửa mặt để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
Thoa kem lên da mặt như một loại kem dưỡng bình thường mà không cần rửa lại với nước.
Với công thức làm kem trộn trắng da mặt này bạn nên sử dụng ngày 2 lần để đạt hiệu quả cao nhất.
Công thức kem trộn trắng da toàn thân
Nguyên liệu:
12 sâm ngọc trai.
12 kem Zale.
12 kem E 100.
12 kem chua.
12 cô gái nhật.
12 vitamin E naco. 24 sâm vàng.
24 lan anh (hoặc thanh hiền, muôn thuở).
1 sâm linh chi.
Công thức kem trộn trắng da toàn thân
Cách làm:
Tương tự với cách trên, bạn cũng trộn đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn lại với nhau.
Khi đã thu về hỗn hợp đồng nhất, bạn hãy bảo quản bằng cách cho vào hũ thủy tinh rồi cho vào ngăn mát tủ lanh.
Cách sử dụng:
Trước khi thoa hỗn hợp kem trộn body lên cơ thể bạn nên tắm sạch bằng nước ấm.
Thoa kem lên vùng da cần làm trắng, giữ nguyên trong vòng 30 phút để các dưỡng chất thấm sâu vào da.
Sau đó tắm lại bằng nước ấm, áp dụng công thức làm kem trộn trắng da body an toàn này mỗi tuần 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
2/ Công thức kem trộn của chị Mèo Lười
Nguyên liệu:
18 muôn thuở.
12 AC Thái (vì hàng AC Thái hiếm nên bạn có thể thay thế bằng kem Zale).
6 thanh hiền.
12 One.
18 tóc xù.
1 hộp Havona xanh (Bạn cũng có thể thay thế bằng Aihao, Emoon).
6 HL (Có thể thay thế bằng kem BL).
12 Vitamin E H&T nắp cam.
18 Emon.
Cách thực hiện:
Với công thức kem trộn trắng da Mèo, bạn cũng phải trộn đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên lại với nhau.
Sau đó, sử dụng lõi que kem để đánh đều lên sao cho thật nhuyễn và mềm mịn.
Đổ hỗn hợp trên vào máy sinh tố để xay nhuyễn rồi đổ vào hũ thủy tinh.
Cách sử dụng:
Bạn có thể thoa công thức kem trộn trắng da này cho da mặt hoặc body, lưu ý nên làm sạch da trước khi dùng kem.
Áp dụng công thức kem trộn trắng da của Mèo Lười hàng ngày để đạt hiệu quả cao.
3/ Công thức kem trộn trắng da Tuyết Lan
Đây cũng là một trong các công thức làm kem trộn trắng da được nhiều chị em tìm kiếm. Nó được xem là dòng sản phẩm bình dân, chất lượng tốt và phù hợp với làn da của phụ nữ Châu Á.
Tham khảo một số công thức:
1 hủ Tuyết Lan 60g cặp + 3 hủ thanh hiền, 1 hủ E HT.
2 hủ Tuyết Lan 60g cặp + 4 hủ thanh hiền + 6 xù + 1/2 hủ E Whitening chữ đỏ. Với công thức này bạn có thể tăng lên 1 hủ Whitening.
2 hủ Tuyết Lan Mix 4 + 1 hủ E HT + 3 hủ muôn thuở.
2 hủ Tuyết Lan Mix 4 + 2 hủ E HT + 1 lố xù +1 lố One + 1 lố PC + 1 lố muôn thuở + 1 hủ Whitening chữ đỏ.
Cách thực hiện:
Tiến hành đánh nhuyễn các loại kem đặc, sau đó từ từ đổ kem lỏng vào chung với hỗn hợp trên để tạo ra hỗn hợp sền sệt.
Cách sử dụng:
Khi đã thu về hỗn hợp sền sệt, bạn thoa thử lên da để xem độ thấm thế nào. Nếu cảm thấy độ thấm tốt thì đổ ra hũ thủy tinh rồi bảo quản trong tủ lạnh.
Áp dụng công thức kem trộn trắng da Tuyết Lan mỗi ngày 2 lần.
4/ Công thức kem trộn trắng da body của PI Cool
Không chỉ quan tâm đến công thức pha kem trộn trắng da mặt, công thức pha kem trộn trắng da body cũng là điều mà nhiều người quan tâm. Áp dụng công thức kem trộn trắng da body của Pi Cool chị em sẽ nhanh chóng sở hữu một làn da trắng mịn từ đầu đến chân.
Hơn nữa, cách thực hiện công thức làm kem trộn dưỡng trắng da toàn thân khá đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
Nguyên liệu:
8 hộp kem Zale.
8 hộp kem cô gái tóc xù.
5 hôp kem sâm ngọc trai nắp đỏ.
3 hộp kem PC.
2 hộp kem Nâu Rojzy Jiali.
2 hộp kem sâm vàng.
5 viên vitamin E NNO hàng thái.
100g kem dưỡng da Vitamin E hàng Mỹ.
Cách thực hiện:
Tương tự như các công thức kem trộn trắng da trên, với công thức kem trộn trắng da body toàn thân bạn cũng trộn đều những thành phần đã chuẩn bị ở trên lại với nhau để thu về hỗn hợp sền sệt. Với viên vitamin E, bạn phải bóc màng bao bên ngoài, chỉ lấy tinh chất bên trong.
Đổ hỗn hợp vào hũ thủy tinh có nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách sử dụng:
Mỗi lần tắm, bạn lấy hỗn hợp kem trộn trắng da body này lên toàn cơ thể.
Lưu lại trong 30 phút rồi tắm lại bằng nước ấm.
5/ Công thức kem trộn trắng da an toàn
Dù công thức kem trộn bạn lựa chọn là gì thì cũng cần phải đảm bảo sự an toàn đối với sức khỏe và làn da của phụ nữ. Chính vì thế, thay vì mua những sản phẩm kem trộn trôi nổi, kém chất lượng trên thị trường, bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay công thức làm kem trộn trắng da an toàn sau đây.
Nguyên liệu:
1 chai 200ml kem dưỡng trắng da toàn thân.
10 viên Asprin.
Kem chống rạn da cho bà bầu.
3 hộp kem sâm dưỡng da.
Cách thực hiện:
Bạn có thể trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị bằng tay hoặc máy sinh tố sao cho nhuyễn ra là được.
Đổ hỗn hợp vào hũ nhựa hoặc thủy tinh để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sử dụng dần.
Cách sử dụng:
Sử dụng hỗn hợp kem trộn trắng da này vào ban đêm để phát huy tác dụng tốt nhất.
Đây là công thức trắng da dành cho body, vì thế bạn nên tắm qua bằng nước ấm trước khi thoa hỗn hợp lên da. Ủ trên da trong 30 phút rồi tắm lại bằng nước ấm để cảm nhận sự thay đổi của làn da.
Với công thức trộn kem ủ trắng da này, làn da sẽ bật tông chỉ sau 2 tuần áp dụng.
6/ Công thức kem trộn trắng da cấp tốc
Bên cạnh những công thức kem trộn dưỡng trắng da thông thường, công thức kem trộn trắng da cấp tốc này sẽ giúp chị em nhanh chóng sở hữu làn da trắng mịn. Tuy nhiên, kem trộn trắng da cấp tốc được bán trên thị trường thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn hại cho làn da. Chính vì thế, hãy tự tay làm ra một hỗn hợp kem trộn trắng da toàn thân cấp tốc và an toàn cho chính mình.
Nguyên liệu:
200ml sữa tắm trắng chiết xuất từ sữa dê.
1kg bột cám gạo.
1 vỉ 10 viên Aspirin.
1 bịch sữa tươi không đường.
Cách thực hiện:
Phần thuộc Aspirin bạn nên nghiền nát rồi trộn với sữa tắm trắng, bột cám gạo và sữa tươi không đường.
Bạn có thể khuấy đều hỗn hợp bằng tay hoặc máy sinh tố, sao cho hỗn hợp mềm mịn và nhuyễn ra là được.
Sau đó bạn hãy bỏ vào hũ sạch có nắp rồi bảo quản trong tủ lạnh sử dụng dần.
Chỉ với một vài bước đơn giản, bạn đã hoàn thành công thức làm kem trộn dưỡng trắng da toàn thân rồi.
Cách sử dụng:
Sử dụng kem trộn trắng cấp tốc mỗi ngày 1 lần để mang lại hiệu quả nhanh nhất.
Khi áp dụng công thức kem trộn trắng da mạnh này, hiệu quả với làn da trắng là 3 ngày, da trung bình là 5 ngày, da ngăm khoảng 7-10 ngày.
7/ Công thức kem trộn trắng da tự nhiên
Những công thức kem trộn trắng da tự nhiên luôn là lựa chọn hàng đầu của các chị em phụ nữ. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong bếp nhà mình để tạo ra công thức kem trộn siêu trắng da mà lại vô cùng an toàn.
Có một điều khiến bạn ngạc nhiên, đó là công thức kem trộn trắng da tự nhiên sau giúp làn da bật tông chỉ sau 3 ngày áp dụng.
Nguyên liệu:
1 quả dưa leo.
4 muỗng cà phê sữa tươi không đường.
1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất.
2 muỗng canh bột cam thảo.
Cách thực hiện:
Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch dưa leo rồi xay nhuyễn ra để ép lấy phần nước cốt.
Tiếp đó, lần lượt đổ mật ong, sữa tươi không đường, nước ép dưa leo và bột cam thảo lại với nhau để tạo ra hỗn hợp đồng nhất.
Chỉ vài bước đơn giản vậy thôi là bạn đã hoàn thành công thức làm kem trộn trắng da an toàn tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên.
Lưu ý, nên bảo quản kem bằng hũ thủy tinh và đặt trong ngăn mát tủ lạnh sử dụng dần.
Cách sử dụng:
Trước khi thoa hỗn hợp kem trộn trắng da lên vùng da muốn làm trắng, bạn nên tắm rửa thật sạch sẽ. Loại kem trộn này có thể sử dụng cho da mặt và body.
Thoa hỗn hợp lên mặt, chân, tay, toàn cơ thể và giữ nguyên trong vòng 15 phút.
Khi thấy hỗn hợp đã khô lại, bạn hãy dùng bông gòn thấm nước để nhẹ nhàng tẩy sạch kem trên cơ thể.
8/ Công thức trộn kem trắng da trị thâm
Một làn da bị thâm do mụn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của gương mặt mà còn khiến chị em cảm thấy tự ti khi giao tiếp với người khác. Vậy nên, ngoài việc làm trắng da, bạn nên tập trung trị thâm để luôn tỏa sáng trong mắt người khác.
Nguyên liệu:
Vitamin E.
Sáp ong.
Dầu oliu.
Bơ ca cao.
Công thức trộn kem trắng da trị thâm Cách thực hiện:
Trộn đều sáp ong với bơ ca cao theo tỉ lệ bằng nhau. Sau đó, mang hỗn hợp này đun cách thủy để nguyên liệu tan chảy hoàn toàn ra.
Tiếp theo, lấy tinh chất trong viên vitamin E trộn đều vào hỗn hợp trên.
Cuối cùng, đổ hỗn hợp vào hũ thủy tinh rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách sử dụng:
Cách dùng giống với những công thức kem trộn trắng da cho mặt khác, bạn cũng nên vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt và nước ấm.
Thoa hỗn hợp kem trộn lên da mặt, đặc biệt là vùng da bị thâm.
Sử dụng loại kem này như kem dưỡng nên bạn không cần phải rửa mặt lại.
Áp dụng sáng và tối để đạt hiệu quả làm trắng da trị thâm tốt nhất.
9/ Công thức kem trộn trắng da không ăn nắng
Nguyên liệu:
1 quả cà chua chín.
50ml nước hoa hồng.
½ quả chanh tươi.
2 muỗng canh bột cam thảo.
Cách thực hiện:
Tương tự với công thức kem trộn trắng da tự nhiên, bạn cần xay nhuyễn cà chua rồi đổ ra chén.
Lần lượt cho bột cam thảo, nước hoa hồng, nước cốt chanh vào trộn đều để hoàn thành công thức kem trắng da ngay tại nhà.
Cách sử dụng:
Khi đã hoàn thành hỗn hợp làm trắng da không bắt nắng, bạn có thể sử dụng tay hoặc cọ để thoa đều lên vùng da mặt, nách, tay, chân hay bất cứ vùng da nào muốn làm trắng.
Giữ nguyên hỗn hợp trong vòng 15 phút, đến khi khô lại thì tắm lại bằng nước ấm kết hợp massage nhẹ nhàng.
Bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt trước và sau khi áp dụng. Mỗi ngày có thể tắm trắng bằng loại kem trộn này một lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
10/ Công thức trộn kem trắng da body không rít
Khi thoa kem trộn nên da mặt hay body, rất nhiều người cảm thấy rít, bết dính vô cùng khó chịu. Vậy nên, việc tìm ra công thức kem trộn trắng da body không rít là điều mà ai cũng quan tâm.
Để kem không bị rít, bạn nên lưu ý trong kem trộn phải chứa các loại tinh dầu để kem luôn mịn màng mà không nhờn dính. Ngoài ra, một số loại tinh dầu còn tăng cường độ ẩm giúp da luôn mềm mại.
Nguyên liệu:
Hạt mỡ.
Hạnh nhân.
Bơ cacao.
Dầu dừa.
Dầu ôliu.
Tinh dầu mâm xôi.
Cách thực hiện:
Cho tất cả các nguyên liệu hạt mỡ, hạnh nhân và bơ ca cao, dầu oliu, dầu dừa vào trong một cốc thủy tinh.
Hấp cách thủy hoặc đặt cốc thủy tinh vào nồi nước nóng để các nguyên liệu được làm nóng.
Đổ dung dịch ra bát sạch, khuấy đều lên rồi để nguội.
Tiếp đó, dùng tay hoặc máy xay sinh tố đánh nhuyễn lên rồi thêm tinh dầu mâm xôi vào.
Bảo quản hỗn hợp kem trộn trên vào hũ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
từ khoá
kem trộn gồm những loại nào
kem trộn nào trắng nhanh
các loại kem trộn trắng da body 2021
Cập nhật thông tin chi tiết về Thằn Lằn Da Báo (Leopard Gecko) trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!