Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Về Thức Ăn Cho Mèo # Top 5 View | Viec.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Về Thức Ăn Cho Mèo # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Thức Ăn Cho Mèo được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dù cho chú mèo nhà bạn có kén ăn hoặc thuộc phong cách hay hờn dỗi thì chúng luôn tỏ thái độ rất dễ nhận biết khi chúng thích hoặc không thích loại thức ăn và nước uống nào đó.

Giáo sư về dinh dưỡng của trường đại học thú y Minnesota ở St. Paul, Julie A. Churchill cho biết, “Mèo ăn không nhiều và thường tỏ ra khó chịu khi chọn lựa thức ăn, vậy nên bạn cần tập cho chúng thói quen dùng thức ăn dinh dưỡng từ nhỏ để đảm bảo sức khỏe của mèo về lâu dài”.

Ông Richard Hill, giáo sư tại trường đại học thú y Florida ở Gainesville cho hay:

“Một điều cần lưu ý là tất cả các người chủ nuôi mèo đều nên biết cách đọc hiểu thông tin trên bao bì thức ăn cho mèo.

Hơn nữa, một số nhãn hiệu chỉ ghi qua loa về nguyên liệu chứ không đề cập đến chất dinh dưỡng sau đó như lượng protein và chất béo, hai trong số những yếu tố quan trọng nhất tác động đến sức khỏe chung của mèo.”

Ảnh: chúng tôi

Một số sản phẩm trộn khá nhiều tinh bột, ngũ cốc và hợp chất hóa học thay vì protein, chất béo, axit hữu cơ, taurine, amino axit, vitamin và khoáng chất làm cho dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của mèo bị mất cân bằng nghiêm trọng.

Tinh bột là thành phần giúp kết dính thức ăn hạt cho mèo và tạo độ giòn kích thích mèo nhai kỹ hơn nhưng với hàm lượng quá cao sẽ khiến mèo mắc bệnh và rối loạn về hệ tiêu hóa.

Protein hay chất đạm là những phân tử sinh học được cấu thành bởi nhiều amino axit có nhiệm vụ tổng hợp protein, xây dựng và tái tạo tế bào, tái cấu trúc, truyền thông tin, hình thành kháng thể. Protein có trong thịt, cá, trứng, sữa và một số loại ngũ cốc, đậu nành, đậu, men và các loại hạt.

Chất béo là một dạng năng lượng dự trữ mà cơ thể chó mèo chỉ giải phóng khi cơ thể chúng thực sự cần. 1 gram chất béo tương đương 9 kcal năng lượng trao đổi chất, gấp 2.5 lần so với năng lượng từ 1 gram tinh bột hoặc protein. Chất béo có trong bơ, mỡ động vật, trứng và cá loại rau.

Vậy, làm sao để nhận biết thức ăn nào là cân bằng dành cho mèo? Đơn giản là bạn hãy đọc kỹ dòng thông tin trên bao bì được chứng nhận bởi Hiệp hội Văn phòng kiểm tra thực phẩm chăn nuôi Mỹ ( AAFCO).

Hình ảnh thức ăn cho mèo con (nguồn: www.cityzoo.vn)

Khẩu phẩn ăn của mèo con phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, kích cỡ, giống mèo và thói quen hoạt động nhiều hay ít nhưng trung bình vào khoảng 200 calories một ngày. Từ khi mới nhận nuôi, bạn phải đảm bảo rằng mình biết rõ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của chúng và cho mèo ăn đúng theo chế độ chúng cần.

Một số nguồn tư vấn đáng tin cậy nhất có thể là trung tâm thú y hoặc cửa hàng của Cityzoo trên toàn quốc. Đừng xem nhẹ chi tiết này vì mỗi loại thức ăn cho mèo có một mức năng lượng và dưỡng chất khác nhau.

Với chú mèo con dưới 4 – 5 tuần tuổi chỉ có thể dùng sữa mẹ hoặc sản phẩm sữa cho mèo con từ một thương hiệu uy tín (trong trường hợp bất khả kháng). Sữa mẹ là loại hỗn hợp dưỡng chất đặc biệt giúp mèo con phát triển khỏe mạnh với những kháng thể quan trọng giúp ngừa bệnh tật.

Sau thời gian này, mèo con đã có thể bắt đầu ăn dặm thêm những loại thức ăn dễ tiêu như pate ướt, nước ấm hoặc sản phẩm Royal Canin (lưu ý: đây không phải sữa bò thông thường vì sữa bò cho người có thể gây chứng khó tiêu cho mèo con). Đây là bước chuyển đổi quan trọng từ đồ ăn mềm sang thức ăn cứng.

Khi chú mèo con của bạn đủ 10 tuần tuổi, đây là thời điểm cho chúng ăn loại thực phẩm dinh dưỡng hạt khô cho mèo có đầy đủ dưỡng chất quan trọng cho quá trình phát triển. Thời điểm này bạn có thể đến Pet shop gần nhất để được tư vấn về sản phẩm thức ăn cho mèo Royal Canin.

Đối với mèo trưởng thành, dinh dưỡng dành cho một chú mèo thường xuyên hoạt động ngoài trời ( fit) sẽ khác với một chú mèo hay nằm lười trong nhà ít hoạt động ( indoor).

Hình ảnh phác thảo đặc điểm mèo ít vận động – Indoor (www.cityzoo.vn)

Ngoài ra, mèo cũng cần nhiều loại dưỡng chất thiết yếu bao gồm: protein, khoáng chất và vitamin và tỷ lệ dinh dưỡng này sẽ thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của mèo. Nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của mèo theo từng giai đoạn sẽ giúp mèo tránh xa bệnh tật và tình trạng thừa hay thiếu chất.

Mèo sẽ ăn chóp chép cả ngày nếu bạn cho thức ăn đầy ra tô chén nhưng bạn cần lưu ý rằng chúng không biết nên ăn bao nhiêu là đủ. Điều này dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì và là nguyên nhân của một số bệnh như tiểu đường, thận, gan, tim,…

Các bác sĩ thú y thường khuyên nên đặt giờ ăn cụ thể trong ngày với số lượng vừa đủ và tránh cho mèo ăn vặt nhiều lần.

Nếu chú mèo nhà bạn là một kẻ háu ăn thì tốt hơn hết là bạn nên chuyển sang loạithực phẩm bổ sung ăn kiêng chuyên biệtvới nhiều hợp chất hữu cơ thiết yếu thay vì cắt giảm số lượng thức ăn làm chúng cảm thấy đói và khó chịu.

Đối với một số vấn đề mà mèo thường mắc phải như: dị ứng, búi lông, thừa cân béo phì, bệnh thận, v.v… thì dinh dưỡng giúp liệu pháp điều trị dựa trên sinh học phát huy hiệu quả tối đa.

Thế còn những bữa thưởng thêm hay ăn vặt thì sao?

Thỉnh thoảng chủ vật nuôi có thể cho mèo ăn thêm 5 – 10% lượng thức ăn hàng ngày nhưng không được quá thường xuyên. Những món ăn thừa trên bàn luôn khiến mèo thích thú vì khi đó chúng cảm giác gần gũi với chủ hơn.

Tuy nhiên, đây chỉ nên được xem là món bánh snack ăn dặm cho mèo vì chúng không thể hấp thu hoàn toàn chất dinh dưỡng trong đồ ăn của người.

Hình ảnh các loại thức ăn ướt cho mèo ROYAL CANIN

Bạn có thể phân loại thức ăn cho mèo ra làm 2 dạng cơ bản là: thức ăn khô dạng hạt cám viên và thức ăn ướt dạng pate.

Với mèo đã lớn tuổi, tốt hơn hết là bạn nên chọn cám viên hạt khô cho mèo vì trong loại thức ăn khô này có những chất có lợi cho quá trình tiêu hóa, dễ nhai cho cơ hàm của mèo. Một cái hay của thức ăn hạt khô cho mèo nữa là chúng không dễ bị chảy nhão ra như thức ăn ướt khi bạn để lâu ngoài không khí.

Thức ăn ướt Royal Canin thường được dùng cho mèo con hoặc thỉnh thoảng trộn chung với thức ăn hạt để mèo đổi khẩu vị. Một số trường hợp đặc biệt như mèo lười nhai cũng được cho ăn pate ướt.

Chế độ ăn chay một phần hoặc toàn phần rất tốt cho sức khỏe của người, nhưng không bao giờ là lựa chọn tốt cho động vật như mèo. Không giống chó và người, mèo cần vitamin, khoáng chất, protein và dưỡng chất thiết yếu từ thịt.

Từ thịt nhưng không phải thịt sống, thứ chỉ dành cho những chú “mèo” to xác ngoài hoang dã như sư tử, mèo rừng, báo, v.v.. Thịt sống hoàn toàn có thể gây nên nhiều tác hại ghê gớm cho sức khỏe của mèo và con người xung quanh.

Nói thêm về vấn đề này, giáo sư Hill cho biết: “Trong hoang dã, sư tử ăn tất cả bộ phận trên cơ thể con mồi chứ không riêng gì thịt. Việc chó mèo chỉ ăn thịt tươi sống sẽ gây ra sự mất cân bằng vitamin, khoáng chất và amino axit.”

Thêm nữa, những vi khuẩn trên thịt sống như salmonella và E. coli có thể làm chú mèo của bạn bị bệnh và phân của mèo sẽ lây bệnh sang người.

Chế độ ăn chay có thể giết mèo con

Bạn đã nghe về trường hợp một chú mèo con Úc gần như bị giết bởi phương pháp cho ăn chay?

Theo một bài nghiên cứu trên trang Herald Sun, người chủ của chú mèo này cho nó ăn khoai tây, sữa gạo và mì ống. Một thời gian sau, chú mèo bắt đầu trở bệnh và hồi phục sau 3 ngày ở bệnh viện với chế độ dinh dưỡng đầy đủ protein.

Mèo thuộc nhóm động vật ăn thịt cùng dòng họ với sư tử, hổ, báo đốm và sư tử núi. Việc cho mèo ăn chay là một hành động có ý tốt, tuy nhiên điều này trái với tự nhiên. Ăn chay giúp ích cho sức khỏe của con người, môi trường nhưng không thể áp đặt lên mèo.

Mèo cần một nguồn dinh dưỡng từ thịt động vật. Chủ yếu trong thịt có amino axit, taurine, niacin, axit béo, vitamin A, B1, và B12. Mèo cần ăn thịt nhiều hơn chó.

Nếu cơ thể mèo không được cung cấp đầy đủ protein, taurine, niacin, vitamin B1 và B12 thì chúng có nguy cơ mắc một số bệnh về mắt, da và lông; rối loạn đông máu; rối loạn hệ miễn dịch, kém phát triển, sụt cân, viêm nướu, tiêu chảy, rối loạn thần kinh hoặc thậm chí là tử vong.

Có cách nào cho mèo ăn chay nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe ổn định không?

Có thể. Những nhà dinh dưỡng học có thể đưa ra những thực đơn kết hợp có tỷ lệ protein và chất béo có nguồn gốc từ thực vật với lượng bổ sung amino axit, axit béo và vitamin.

Đừng nuôi một chú mèo nếu bạn không thể hoặc không muốn cho chúng ăn một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thịt. Ngoài tự nhiên có rất nhiều động vật ăn chay mà bạn có thể nuôi làm thú cưng thay mèo như: thỏ, chim, chuột, sóc len, dê hoặc thậm chí là chó. Chó là loài động vật ăn tạp và có thể miễn cưỡng ăn chay nếu bạn muốn.

Giáo sư Churchill chuyên ngành y tế khuyên rằng, “Nếu bạn thực sự muốn cho mèo ăn thức ăn tự chế biến tại nhà, bạn không nên cho ăn hoàn toàn các bữa bằng loại thức ăn này. Mèo nặng chỉ khoảng từ 3 đến 5 kg nên chỉ cần bạn thay đổi nguồn thức ăn dù nhỏ cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị dinh dưỡng toàn bộ chế độ ăn uống chúng nạp vào cơ thể.”

Nói chung, hầu hết chuyên gia về thú cưng đều khuyên chủ vật nuôi nên dùng thức ăn cho mèo để chúng khỏe mạnh, xinh đẹp, tiêu hóa tốt và tránh được bệnh tật.

“Điểm nổi bật của thức ăn dành riêng cho mèo chính là chúng được nghiên cứu dựa trên hiểu biết về tập tính, thói quen và nhu cầu dinh dưỡng của mèo trong từng giai đoạn vòng đời, vì vậy chúng hoàn toàn cân bằng và giúp bạn yên tâm về khẩu phần ăn mỗi ngày của thú cưng.”

Mèo con sẽ cai sữa khi đủ 8 tuần tuổi. Ở giai đoạn này bạn cần cho chúng ăn loại thức ăn ướt cho mèo con giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, dễ tiêu hóa và nhiều dinh dưỡng. Sau đó sẽ chuyển dần sang thức ăn mà bạn muốn.

Làm sao để mèo ăn ngon miệng? (Nguồn ảnh: www.cityzoo.vn)

Đặt chén ăn của mèo ở nơi yên tĩnh, tránh xa thùng rác, khay vệ sinh và những nơi có nhiều sự làm phiền

Đặt chén nước ở xa chén ăn, mèo không thích hai khu vực này ở gần nhau

Tương tự, nước của mèo phải luôn sạch. Chúng rất giỏi đánh hơi những thứ mất vệ sinh

Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm một số yếu tố khác ẩn sau thói quen ăn của mèo như: hương vị, mùi thơm, hình dạng, kích thước, kết cấu, các chất dinh dưỡng, sở thích và nguồn gốc nguyên liệu.

Nếu mèo của bạn đang kén ăn, hãy thử thay đổi thời khóa biểu các bữa ăn trong ngày cho chúng. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn ra nhiều lần trong ngày hoặc cho ăn đúng 2 – 3 cử cách nhau một khoảng thời gian cố định.

Thực phẩm bổ sung: cũng giống như người, mèo rất cần những thực phẩm bổ sung để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định chống lại bệnh. Dầu gan cá tuyết là món ăn tuyệt vời giúp mèo có tâm trạng tốt, làn da và cơ xương khớp khỏe mạnh và bộ não luôn hoạt động linh hoạt.

Thức uống: mèo trưởng thành có thể uống sữa và nước, tuy nhiên chúng thích uống hai loại thức uống này trong ly hay tô bằng thủy tinh hơn vì mèo không thích mùi kim loại và nhựa. Mèo là loài vật rất “kỹ tính” nên người chủ còn phải thay nước thường xuyên và đảm bảo nước sạch, không có gợn đục nữa.

Muối: khi mèo ăn phải một thứ gì đó không tốt cho sức khỏe, cơ thể của chúng sẽ phản ứng lại bằng cách nôn ói ra ngay sau đó. Thỉnh thoảng chúng sẽ tìm ăn cỏ mèo để dễ nôn hơn, bạn nên giúp chúng bằng cách chuẩn bị sẵn cỏ mèo ngay cả khi chúng không có triệu chứng nôn mửa hoặc thử bơm vào miệng mèo một ít nước muối bằng ống tiêm thức ăn.

Ruồi: ruồi nhặn có thể làm dơ thức ăn của mèo nếu bạn để thức ăn ngoài không khí cả ngày và làm mèo bỏ ăn. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng loại chén thức ăn chuyên dụng Ferplast Magnus để đựng vừa đủ thức ăn nhưng nhìn vẫn vun đầy kích thích mèo ăn ngon miệng hoặc loại tô đựng thức ăn đuổi ruồi nhặn bay xa. Ngoài ra, bạn có thể che tô thức ăn kỹ sau khi mèo đã ăn xong.

Hình ảnh thức ăn nguy hiểm cho mèo (Nguồn: www.cityzoo.vn)

Không phải bất kỳ thực phẩm nào cũng phù hợp với mèo, một số thức ăn sau đây có thể làm mèo nôn mửa, tiêu chảy và chán ăn mà bạn cần lưu ý:

Tùy độ nguyên chất mà socola có thể làm mèo rối loạn nhịp tim, run cơ hoặc co giật. Socola đen và socola không đường còn gây nguy hiểm hơn nếu dùng số lượng cao.

Chỉ với một hớp rượu, bia hoặc chất có cồn khác đã có thể khiến mèo gặp nguy hiểm về gan và não, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong sau một thời gian hôn mê dài.

– Cà phê, trà, nước uống có gas

Chất kích thích cao trong trà và cà phê có thể làm mèo bồn chồn, thở nhanh, rối loạn tim và run cơ mặc dù chỉ dùng với một lượng ít.

Các loại sữa con người thường dùng có lượng đường lactose khiến mèo không thể dung nạp vào cơ thể, từ đó mèo sẽ nôn mửa và tiêu chảy. Lưu ý với những sản phẩm phẩm tự nhiên từ sữa như: phô mai (pho mát), kem, sữa chua, v.v..

– Chất béo trong thịt, cá, trứng sống

Dạ dày của mèo đặc biệt khó tiêu hóa những loại chất béo từ thịt, trứng và cá nên chúng sẽ dễ nôn mửa ngay khi ăn vào. Về lâu dài, chất béo trong các loại thức ăn này còn làm mèo mắc chứng viêm tụy.

Loại trái cây rất tốt cho người này lại là một trong những nguyên nhân tạo ra bệnh thận ở mèo. Nói thêm về bệnh thận, đây là căn bệnh đứng đầu danh sách 10 căn bệnh phổ biến nhất ở mèo trong 10 năm trở lại đây với tỷ lệ 25%.

Tỏi và hành sẽ không gây nguy hiểm nếu được cân nhắc ở lượng vừa đủ. Nhưng tích tụ lượng lớn lâu ngày sẽ làm mèo bị thiếu máu và chán ăn.

Cá ngừ còn sống sẽ làm mèo buồn nôn, viêm tĩnh mạch và các biến chứng nghiêm trọng khác nếu mèo ăn thường xuyên.

Ngoài ra mèo còn đặc biệt gặp vấn đề với: hạnh nhân, hạt macca, hành tây, gan động vật, rau thơm, thức ăn hạt dành riêng cho chó, thức ăn ôi thiêu, cây hoặc củ khoai tây, bột mì đã trộn men.

Hình ảnh Bệnh thận ở mèo phổ biến đến 25% trong 10 năm gần đây

Nguồn thống kê: WebMD (Ảnh: chúng tôi

Nguồn: WebMD

Biên soạn: chúng tôi – nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam

[ Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]

Tìm Hiểu Về Giống Mèo Chân Ngắn

 

Những bé mèo Muchkin nấm lùn vui vẻ và rất tình cảm (Ảnh: Youtube)

Mô tả chung

Chỉ cần nhìn vào đôi chân ngắn đặc biệt là bạn có thể nhận ra ngay giống mèo này (Ảnh: Pets)

Nhìn vào đôi chân ngắn, có lẽ nhiều người đã nghĩ rằng giống mèo này rất chậm chạp, nhưng không, thực tế hoàn toàn trái ngược. Mèo Munchkin tuy có ngoại hình thấp bé do đôi chân cực ngắn nhưng chúng vô cùng nhanh nhẹn. Những bé mèo này có rất nhiều năng lượng và hầu như tăng động cả ngày. Đặc biệt, chúng rất thích những màn chạy tốc độ cao và bo cua rất điêu luyện.

Lịch sử hình thành

Đôi chân ngắn của mèo Munchkin chính là một đột biến xuất hiện lâu đời. Trong một báo cáo thú y của bác sĩ H E Williams-Jones ở Anh năm 1944 đã đề cập đến 4 thế hệ mèo có đôi chân ngắn, trong đó có những bé mèo sống đến 8 tuổi và không hề có vấn đề gì về sức khỏe. Tuy nhiên, giống mèo này đã biến mất trong chiến tranh thế giới lần thứ II.

Đến năm 1956, một chú mèo chân ngắn khác được tìm thấy ở Stalingrad.

Nhưng mãi đến năm 1983, Sandra Hockenedel tìm được một bé mèo chân ngắn đang mang thai (đây chính là bé mèo bắt đầu cho sự phát triển cho giống mèo Munchkin hiện nay). Sandra đã đặt tên cho bé mèo này là Blackberry. Sau khi Blackberry sinh con, Sandra đã tặng một bé mèo đực chân ngắn của Blackberry cho bạn cô Kay LaFrance. Chính 2 em mèo này đã trở thành nguồn gen chân ngắn để lai tạo với những bé mèo nhà có đôi chân dài bình thường.

Hiệp hội mèo TICA đã chấp nhận giống mèo chân ngắn Munchkin vào tháng 9/1994.

Tính cách

Munchkin là những chú mèo rất hòa đồng (Ảnh: Animals)

Munchkin là một giống mèo rất năng, động, hòa đồng, thích chạy nhảy. Chúng thích hợp trở thành thú cưng trong nhà kể cả khi gia đình bạn có trẻ em hoặc nuôi nhiều vật nuôi khác như chó chẳng hạn. Một khi bạn đã biết đến giống mèo này, nó sẽ chinh phục trái tim của bạn.

Dáng vẻ hóng hớt điển hình của giống mèo này (Ảnh: Amazon)

Mèo chân lùn rất tò mò và thường ngồi lên hai chân sau như một con thỏ khi cần nhìn rõ thứ gì đó đang thu hút sự chú ý của chúng, bộ dạng này thật sự vô cùng đáng yêu. Đôi khi, đôi chân ngắn trở thành một hạn chế cho giống mèo này, ví dụ như khi mèo nhảy từ trên ghế xuống đất, nhiều khả năng Munchkin sẽ bị té trong pha này.

Tìm Hiểu Về Mèo Anh Lông Dài

Mèo Anh lông dài sở hữu bộ lông dài, mềm mại cùng vẻ ngoài vương giả, đậm chất quý tộc. Ở chúng luôn toát lên phong thái quyền quý, khiến người đối diện không thể rời mắt.

Nguồn gốc xuất xứ của mèo Anh lông ngắn

Sự xuất hiện của Anh lông ngắn

Giống như cái tên của mình, các bé Anh lông dài xuất hiện lần đầu tiên tại vương quốc Anh khoảng giữa thế kỷ 20. Đây là kết quả của sự lai giống giữa mèo Anh lông ngắn bản địa với mèo Ba Tư.

Sự xuất hiện của giống mèo mới này đã làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến số lượng mèo Anh lông ngắn. Đặc biệt là sau giai đoạn chiến tranh thế giới lần 2.

Trải qua nhiều năm lai giống với những loại mèo lông dài ngoại nhập, giống mèo này thừa hưởng bộ gen di truyền từ mèo Ba Tư và hình thành nên bộ lông dài đặc trưng.

Nghe có vẻ khá rắc rối và khó hiểu phải không nào. Bạn chỉ cần hiểu một cách đơn giản, mèo lông dài là phiên bản lông dài của mèo Anh. Vậy là đủ.

Thêm một điều thú vị và khá trái ngược khác đó là mặc dù được công nhận và phổ biến tại các đất nước khác nhưng giống mèo này lại không được công nhận tại chính quê hương mình.

Các tên gọi của mèo Ald

Đa dạng dòng máu là thế, tên gọi của Anh lông dài cũng khá phong phú. Ở mỗi tổ chức, đất nước nó lại được đặt tên khác nhau.

Một vài tổ chức ở Mỹ gọi chúng là Lowlander. Ở châu Âu là Britannica trong khi hội FFE lại quy định là Highlander và Highland Straight…

Điều này gây không ít khó khăn trong việc nhận biết cũng như nhu cầu tìm hiểu về Anh lông dài. Hi vọng, các tổ chức thế giới sẽ thống nhất và chọn cho các bé 1 cái tên phù hợp nhất.

Đặc điểm ngoại hình của mèo Anh lông dài

Anh lông dài là những cá thể sở hữu ngoại hình ưu tú từ bộ lông đến khuôn mặt. Chúng có thân hình chắc nịch cùng chiếc đầu tròn to. Nổi bật là đôi mắt sáng màu hổ phách hoặc xanh dương trong suốt. Đôi mắt chúng toát lên vẻ uy quyền đầy cao quý và sang trọng.

Đôi chân không quá dài nhưng khỏe khoắn. Giúp những bước đi của Anh lông dài nhanh nhẹn và nhẹ nhàng, không gây ra bất kỳ tiếng động nào.

Sở hữu bộ lông dài, dày nên hình dáng chúng trông lúc nào cũng lớn hơn so với kích thước thực tế. Cũng như người đồng hương của mình, Anh lông dài có màu lông rất đa dạng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những chú mèo máy đen, trắng, kem, xanh xám hay nâu vàng, socola, tím hoa cà … Sắc điệu màu lông cũng rất phong phú. Từ đơn màu, 2 hay thậm chí là đa sắc, colourpoint…

Anh lông dài thường sinh sống và phát triển tốt tại những vùng có khí hậu lạnh. Và chính bộ lông đặc biệt này sẽ giúp bảo vệ và giữ ấm cơ thể chúng.

Cân nặng của mèo Anh lông dài

Cân nặng của Anh lông dài thuộc hàng không phải dạng vừa đâu. Một bé trưởng thành thường trong khoảng 4-6kg. Thậm chí, có những bé mèo đức còn đạt mức 8kg.

Tuổi thọ của mèo Anh lông dài

Có thể nói, Anh lông dài có tuổi thọ khác cao. Nếu được phát triển trong môi trường lý tưởng, chúng có thể sống đến 20 năm.

Theo nghiên cứu mới đây của sở thú y Anh quốc, tuổi thọ trung bình của Anh lông dài là 11.8 năm. Nếu được sống ở Thụy Điển là khoảng 12.5 năm còn Việt Nam hiện vẫn chưa có số liệu cụ thể.

Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu tại Việt Nam có phần khác biệt với quê hương của chúng nên cuộc sống cần đặc biệt lưu ý. Cần chăm sóc và tạo điều kiện sống tốt để kéo dài tuổi thọ của mèo cưng.

Các màu lông của mèo Anh lông dài

Tính cách của mèo Anh lông dài có gì đặc biệt?

Tại sao Anh lông dài lại được yêu thích và phổ biến trên thế giới? Ngoài lợi thế ngoại hình sang chảnh cùng bộ lông mềm mại, tính cách của chúng cũng rất tuyệt.

Những cô cậu bé Anh lông dài thường rất thân thiện, dễ bảo và ôn hòa. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng đã thể hiện bản tính hiếu động và ham chơi của mình.

Mèo Anh rất dễ làm bạn. Chỉ cần bạn thường xuyên chơi đùa và làm thân, chúng sẽ nhanh chóng quấn quýt như hình với bóng. Với bạn tính hiền lành, chúng luôn tỏ ra là người bạn đáng mến, đặc biệt là không bao giờ bắt nạt những thú cưng khác.

Tuy khá nghịch ngợm, nhưng những chú mèo này cũng rất biết điều. Khi bạn rảnh rỗi, chúng sẽ cùng bạn chơi đùa và đùa nghịch. Nhưng khi cảm thấy chủ nhân đang bận rộn, các cô cậu bé sẽ ngoan ngoãn tự tìm cách mua vui cho bản thân.

Chính nhờ sự thông minh và hiểu chuyện này, Anh lông dài thích hợp dành cho những chủ nhân bận rộn, công chức, văn phòng thường làm việc cả ngày ở cơ quan. Những bé cưng sẽ biết cách tự chăm sóc bản thân và nằm dài tại góc riêng của mình hay chơi đùa cùng chúng bạn cho đến khi chủ nhân trở về.

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo Anh lông dài đúng cách

Chế độ dinh dưỡng, khoa học

Anh lông dài nói nói riêng và loài mèo nói chung luôn có tình yêu bất diệt với pate, hạt, cá, thịt bò, thịt gà… Để chăm sóc và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho các bé bạn có thể tự tay vào bếp và chuẩn bị pate handmade. Nếu không có thời gian, các loại thức ăn dành riêng cho mèo như hạt cũng là sự lựa chọn không tồi.

Một lưu ý nhỏ khi nuôi mèo Ald là bạn không nên cho các bé ăn thịt mỡ. Điều này không tốt cho hệ tiêu hóa của chúng và khiến mèo đi ngoài, đau bụng. Bạn cũng có thể trộn pate, cá, thịt cùng cơm để tiết kiệm cũng như giúp các bé ăn no hơn.

Các căn bệnh thường gặp

Một trong những chứng bệnh phổ biến ở mèo Ald là béo phì. Chúng không ăn quá nhiều. Nhưng lại rất lười vận động. Điều này khiến nguy cơ thừa cân ở mèo Ald khá cao.

Nhiều người quan niệm, mèo càng béo thì càng đáng yêu. Tuy nhiên, việc này đồng nghĩa với việc chúng có khả năng mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, hãy chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của các bé bằng cách dành chút thời gian để cùng các bé chơi đùa hay dẫn các bé đi dạo xung quanh nhà, vườn để tiêu hóa hết lượng mỡ thừa.

Có thể bạn không biết., tỷ lệ mắc bệnh di truyền ở Anh lông dài là 3-5%. Những căn bệnh này bao gồm cơ tim phì đại, thận đa nang.

Điều đáng lo lắng là hiện tại Việt Nam vẫn chưa có cơ sở y tế nào chữa trị triệt để những căn bệnh này. Vì vậy hãy chọn mèo 1 cách kỹ lưỡng.

Để tránh tối đa mèo cưng mắc bệnh do di truyền, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng gia phả. Để đảm bảo rằng bố mẹ và ông bà chúng không bị bệnh. Điều này đồng nghĩa với việc tỉ lệ mèo con mắc bệnh sẽ thấp hơn.

Bên cạnh đó, đừng quên áp dụng cho các bé 1 chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Không cho mèo ăn quá nhiều để tránh béo phì cũng như kéo dài tuổi thọ.

Chăm sóc lông và vệ sinh

“Nuôi một bé Anh lông dài vừa thích lại vừa cực”. Đây là tâm sự của 1 con sen chính hiệu cho hay.

Mệt nhất chính là khoản chăm sóc lông của các bé. Với bộ lông dài và dài, chỉ chải chuốt hàng ngày để loại bỏ bớt lông rụng cũng như tránh rối, bết cũng đủ khiến con sen mệt lừ.

Không những vậy, bộ lông dài màu sáng thường rất nhanh bẩn, bạn cần thường xuyên tắm gội cho các bé bằng sữa tắm chuyên dụng dành cho mèo. Việc này sẽ giúp hạn chế tình trạng rụng lông cũng như giữ cho mèo cưng luôn sạch sẽ và thơm tho.

Vì loài mèo thường có đặc tính sự nước, nên bạn hãy tập cho các bé tắm từ khi còn nhỏ. Tuyệt đối không xả nước vào mặt khiến bé hoảng sợ.

Cách nhận biết mèo Anh lông dài

Để nhận biết một bé mèo Ald thuần chủng bạn có thể kiểm tra giấy tờ và gia phả của chúng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dựa vào các đặc điểm đặc trưng như sau:

Cấu trúc đầu to hơn so với các giống mèo khác

Đôi mắt to, thường có màu hổ phách. Ánh mắt toát lên sự uy nghiêm, có phần hung dữ.

Đôi má to, phúng phính và mập mạp. Hai bên bên mép bè hơn bình thường

Khung xương khá lớn

Nhìn chung, ngoại hình của Anh lông dài có nhiều nét tương đồng với người đồng hương của mình là mèo Anh lông ngắn. Điểm khác biệt lớn nhất của chúng đến từ bộ lông.

Nếu bạn có hoặc đã từng nuôi một bé mèo Anh lông ngắn thì rất dễ để nhận ra rằng chúng giống nhau đến ngỡ ngàng. Từ ngoại hình đến tính cách có phần đanh đá nhưng hiểu chuyện.

Mèo Anh lông dài giá bao nhiêu?

Nếu bạn muốn nhận nuôi một bé khỏe mạnh, có đầy đủ các đặc điểm của Anh lông dài thì cần bỏ ra số tiền khoảng 4-7 triệu. Vậy là đủ để bạn sở hữu một bé mèo đáng yêu, mập mạp và xinh xắn rối đấy.

Nên mua mèo Anh lông dài ở đâu?

Tuy nhiên, để chọn được một bé Anh lông dài khỏe mạnh bạn cần tự mình tìm hiểu các thông tin cơ bản như đặc điểm, sức khỏe, cách nhận biết cũng như tham khảo giá trên thị trường. Điều này sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích và lựa được 1 bé mèo cưng ưng ý.

Lời kết

Tìm Hiểu Về Giống Mèo Ba Tư (Persian)

Mô tả chung

Mèo Ba Tư là một trong những giống mèo lâu đời nhất. Giống mèo này gợi lên hình ảnh về lịch sử xa xôi của Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ. Mèo Ba Tư gây ấn tượng với bộ lông dài, đôi mắt to tròn rất nhiều biểu cảm. Gương mặt đặc biệt với phần mũi gãy giúp bạn dễ dàng nhận ra chúng.

Giống mèo này bắt đầu trở thành thú cưng phổ biến từ cuối những năm 1800 và giữ vững phong độ cho đến ngày nay. Một bé mèo Ba Tư lông dài trắng muốt trở thành một niềm ao ước của rất nhiều cô gái nhỏ.

Nguồn gốc hình thành

Lịch sử của mèo Ba Tư không được ghi nhận, chúng ta chỉ có thể biết là nó đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước. Thậm chí, hình ảnh chú mèo lông dài còn xuất hiện trong một vài tài liệu bằng chữ tượng hình. Nguồn gốc chính xác của giống mèo này không thể xác định rõ. Tuy nhiên, trong những giống mèo đầu tiên ở nước Anh là có giống mèo này.

Mèo Ba Tư xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước (Ảnh: TICA)

Những mô tả đầu tiên về mèo Ba Tư có nhiều đặc điểm tương tự như hiện tại. Bao gồm: đầu tròn, mặt ngắn, mũi tịt, má tròn đầu và thân hình chắc chắn với bộ ngực đầy đặn. Từ cuối năm 1800, những người yêu mến giống mèo này đã lựa chọn tăng cường những đặc điểm có sẵn để giống mèo này xinh xắn hơn.

Năm 1900, những người yêu mèo ở Mỹ đã nhập mèo Ba Tư từ nước Anh. Điều này giúp cho mèo Ba Tư trở nên phủ sóng rộng rãi hơn trên toàn thế giới.

Tính cách Mèo Ba Tư rất hiền lành và đáng yêu (Ảnh: printerest)

Mèo Ba Tư đặc biệt rất ngọt ngào, dịu dàng và dễ hòa nhập với các gia đình. Chúng thích những không gian yên tĩnh hơn. Mèo Ba Tư không hề thích sự ồn ào và những hoạt động quá sôi nổi. Giống mèo này thường cư xử rất bình tĩnh, nhẹ nhàng, phải nói là cực kỳ hiền lành. Thêm vào đó, giống mèo này rất thích thú khi được trẻ em vuốt ve. Vậy nên, chúng hoàn toàn phù hợp với những gia đình có trẻ nhỏ.

Mèo Ba Tư khá trầm tính và không thích hoạt động ồn ào (Ảnh: Life In chúng tôi

Có thể nói mèo Ba Tư khá lười biếng. Chúng thích cảm giác an toàn khi chân chạm trên đất. Do đó, ít khi nào bạn bắt gặp chúng nhảy lên cao. Kể cả khi vui chơi, mèo Ba Tư cũng hoạt động ở mức độ vừa phải, không “điên cuồng” như nhiều giống mèo khác. Mặt khác, những bạn mèo này cũng không đòi hỏi quá nhiều sự chú ý từ chủ, rất thích hợp với những người bận rộn.

Đặc điểm

Về kích thước: Mèo Ba Tư có kích cỡ trung bình đến lớn. Thân hình chúng rất chắc chắn do các phần cơ bắp phát triển. Cơ thể mèo khá ngắn nên đi kèm với đôi chân ngắn vừa phải. Điều này làm giảm bớt sự đồ sộ của do các cơ bắp tạo ra. Phần đầu của mèo tròn như quả bóng với những biểu cảm rất ngọt ngào. Mắt mèo Ba Tư to tròn rất thu hút. Phần mũi tịt ở giữa khiến cho mặt mèo trông đặc biệt hơn.

Cận cảnh gương mặt của một bé mèo Ba Tư (Ảnh: Printerest)

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Thức Ăn Cho Mèo trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!