Xu Hướng 3/2023 # Tính Toán Thời Điểm Phối Giống Ở Mèo # Top 8 View | Viec.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tính Toán Thời Điểm Phối Giống Ở Mèo # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Tính Toán Thời Điểm Phối Giống Ở Mèo được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tính toán thời điểm phối giống là một kỹ thuật có thể được sử dụng để đảm sự bảo thụ thai ở mèo bằng cách xác định có mục đích thời gian thụ tinh trong giai đoạn động dục (nhiệt). Một con mèo cái có khả năng sinh sản được gọi là queen (nữ hoàng).

Triệu chứng và phân loại

Để tối đa hóa tỷ lệ thụ thai với việc sinh sản đúng thời gian đã định ở chó, cách tốt nhất là xác định chính xác, gần nhất có thể, ngày rụng trứng của mèo cái. Các triệu chứng động dục ở mèo cái đó là cọ người vào đồ vật, rên rỉ, kêu lớn (nhiều hơn bình thường), và có biểu hiện quan tâm từ mèo đực. Tuy nhiên, tính toán thời gian phối giống ít quan trọng hơn đối với mèo và chủ yếu phụ thuộc vào lượng hormone tạo hoàng thể (LH) được giải phóng, đây là loại hoormone được kích hoạt thông qua sự kích thích âm đạo và cổ tử cung của mèo cái.

Nguyên nhân

Các kỹ thuật tính toán thời gian phối giống và tối đa hóa khả năng thụ thai có thể được sử dụng cho nhiều lý do. Điều này có thể được coi là cần thiết nếu rõ ràng sẽ gặp phải thất bại trong thụ thai ở mèo cái.

Chẩn đoán

Đối với mèo, phương pháp đáng tin cậy nhất để xác định chu kỳ rụng trứng là xét nghiệm progesterone.

Điều trị

Để tối đa hóa tỷ lệ thụ thai ở mèo, số lần ghép đôi nên được tăng lên bằng cách phối giống trong thời gian liên tục. Đối với mèo việc tính toán thời gian không quan trọng (ngược lại với chó) bằng phương pháp kích thích đơn giản vào âm đạo và cổ tử cung làm tăng lượng LH được giải phóng. Phối giống bốn lần một ngày cách nhau ít nhất hai đến ba giờ vào ngày thứ hai và thứ ba của thời kỳ động dục sẽ tối đa hóa sự giải phóng LH và cải thiện tỷ lệ thụ thai. Xét nghiệm progesterone có thể giúp xác minh sự rụng trứng của mèo cái.

Chăm sóc

Sau khi thực hiện các biện pháp tối đa hóa khả năng thụ thai ban đầu, có thể tiến hành theo dõi kiểm tra thai kỳ để xác định sự thành công của thủ thuật. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đo nồng độ progesterone của mèo. Thời gian mang thai của mèo kéo dài trong khoảng 63 đến 66 ngày.

Phòng ngừa

Cai Sữa Cho Mèo Con: Phương Thức Và Thời Điểm

Cần làm gì trước khi bắt đầu cai sữa

Nếu có thể, mèo con nên được tiếp xúc với sữa của mèo mẹ, đặc biệt là trong vòng 12 đến 24 giờ đầu tiên của cuộc đời. Những giọt sữa đầu tiên, hay còn gọi là sữa non, chứa các kháng thể mà mèo con chỉ có thể hấp thụ trong thời gian này.

Nếu một mèo mẹ có rất nhiều mèo con và không tiết đủ sữa thì mỗi con mèo con vẫn nên được uống một ít sữa từ mẹ. Dù sao thì có vẫn hơn không. Nếu mèo mẹ không thể sản xuất sữa do viêm vú hoặc mắc các bệnh khác thì một mèo mẹ khác đang cho con bú có thể chấp nhận mèo con này nếu chúng gần với kích thước của con của nó.

Nếu không có mèo mẹ đang ở giai đoạn nuôi con nhỏ, bạn có thể cho chúng uống sữa công thức bằng bình sữa hoặc ống tiêm. Trong trường hợp khẩn cấp, Benson khuyên nên xay một tách sữa nguyên chất, lòng đỏ trứng, một giọt vitamin tổng hợp lỏng và ba viên Tum trong máy xay sinh tố; nhưng cách này chỉ có thể dùng tạm thời. Để đảm bảo dinh dưỡng cho mèo con, bạn nên chuyển sang sữa công thức càng sớm càng tốt.

Bạn sẽ cho mèo con bú bình trong ba đến bốn tuần. Luôn luôn làm ấm bình trong cốc nước nóng và nếm thử để kiểm tra nhiệt độ hoặc kiểm tra xem sữa có bị chua hay không. Nếu bạn đang sử dụng sữa công thức bột, hãy bảo quản bột chưa pha trong tủ lạnh.

Cho ăn chậm nhưng thường xuyên: mỗi lần ăn cách 2-3 giờ trong suốt cả ngày. Vào ban đêm, chúng sẽ đánh thức bạn khi đói. Nếu mèo con ngủ, hãy để chúng ngủ và bạn cũng không cần lo chúng bị đói.

Khi nào nên cai sữa cho mèo con

Thông thường, quá trình cai sữa cho mèo con bắt đầu vào khoảng bốn tuần tuổi. Với mèo mẹ, chúng sẽ ăn thức ăn của mình và đẩy mèo con ra xa. Nhưng nếu bạn cai sữa cho con mèo bị mồ côi, bạn có thể bắt đầu sớm hơn một chút, từ ba đến bốn tuần.

Khi mèo con bắt đầu cắn và nhai bình sữa thì chúng đã sẵn sàng cho quá trình cai sữa. Tại thời điểm này, bạn có thể bắt đầu cho mèo con ăn dặm.

Làm thế nào để cai sữa cho mèo con

Để bắt đầu cai sữa cho mèo con, trộn thức ăn cho mèo con với sữa bột để chúng làm quen với hương vị. Dùng tay xoa hỗn hợp này quanh miệng và để mèo con liếm. Khi quen khẩu vị, chúng sẽ tìm được thức ăn đó ở nơi khác. Bạn có thể cho thức ăn vào bát và chỉ cho mèo con bằng cách vỗ nhẹ bát. Theo dõi quá trình tập ăn và hướng dẫn không để mèo ăn quá nhanh hoặc hục mặt quá sâu vào bát vì có thể khiến chúng hít phải hỗn hợp, dẫn đến viêm phổi.

Giữa tuần thứ tư và thứ sáu, cho mèo con ăn dần thực phẩm khô, bổ sung sữa công thức nếu cần. Dùng thức ăn đóng hộp hoặc thức ăn khô cho mèo con trộn với nước; thêm nhiều nước lúc đầu và sau đó giảm lượng nước khi con mèo lớn hơn.

Tuần 4-5: Cho ăn thức ăn khô hoặc ẩm, trộn với sữa bột, tạo thành cháo.

Bổ sung sữa công thức nếu mèo con không ăn thực phẩm mới, để đảm bảo cung cấp đủ lượng calo.

Tuần 5-6: Mèo con cai sữa bắt đầu rỉa thức ăn thô, hơi ẩm với nước.

Tuần 6-7: Lúc này, quá trình cai sữa cho mèo đã hoàn tất và chỉ nên cho ăn thức ăn đặc vào tuần thứ bảy.

Lời khuyên khác khi cai sữa cho mèo con

Khi cai sữa cho mèo con và chuyển sang thức ăn đặc, hãy sử dụng thức ăn được chế biến riêng cho mèo con. Những công thức này có hàm lượng calo, protein và canxi cao hơn, đủ đáp ứng cho mèo con. Nếu bạn đang chăm sóc một con mèo mẹ và các con của chúng, sẽ không sao nếu bạn cho mèo mẹ đang ở giai đoạn cho bú ăn cùng chế độ giống mèo con.

Mèo con cai sữa phải được giữ ấm. Dựng ổ cho chúng bằng cách kê cao một chiếc hộp hoặc trải khăn trong lồng xách tay. Benson cũng khuyên bạn nên thêm một lớp tã trên khăn và trải thẳng tả bằng cách cắt các lỗ chân. Việc này giúp quá trình dọn dẹp trở nên đang giản hơn vì chắc chắn mèo con sẽ làm lộn xộn ổ của mình. Đặt miếng đệm sưởi ấm hoặc chai nước nóng dưới khăn ở một bên nửa hộp, giúp sưởi ấm cho mèo con, nhưng vẫn có chỗ mát nếu chúng cảm thấy quá nóng.

Cai sữa cho mèo con là một quá trình tự nhiên; có thể chúng chỉ cần rất ít sự hỗ trợ từ bạn. Điều quan trọng là chỉ cần một chút kiên nhẫn và rất nhiều tình yêu thương.

10 Điều Bạn Cần Biết Về Quá Trình Phối Giống Và Sinh Sản Ở Mèo

Mèo nuôi nên được đưa đi triệt sản sớm để tránh những vấn đề có thể nảy sinh sau này. Một khi mèo cái đến tuổi dậy thì, bé sẽ trải qua thời kì động dục. Ở mèo nhà, chu kỳ động dục thường bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8, tùy thuộc vào nơi ở và khí hậu.

Cho đến khi bé được giao phối hoặc triệt sản, những chu kỳ động dục này sẽ lặp lại thường xuyên cứ sau hai hoặc ba tuần, gây đau khổ cho cả thú cưng và những người xung quanh bé. Trong thời gian này, toàn bộ những gì có trong đầu bé đó là tìm cách trốn thoát khỏi nhà để tìm bạn đời, hoặc thậm chí là giao phối với một chú mèo đực khác cũng sống trong nhà, trong trường hợp bạn có nuôi mèo đực trong nhà.

Đầu óc bé rất đơn giản, hiện giờ chỉ nghĩ đến nhu cầu giao phối mà thôi, vậy nên bé sẽ lớn tiếng (gọi) bạn tình và lảng vảng gần cửa ra vào, chỉ chờ cơ hội gặp được một chú mèo đực nào đó lảng vảng và kêu gào gần nhà bạn, chiến đấu để được làm tình với bé mèo cái nhà bạn.

Mặc dù người ta cho rằng hầu hết mọi người đều có ý định tốt về việc triệt sản cho bé mèo của họ, đôi khi bé mèo cái trưởng thành sớm hơn dự đoán, và bước vào thời kì động dục. Giờ mình sẽ trả lời một vài câu hỏi phổ biến về kì động dục của mèo, hoặc khi bé mèo thực sự tìm thấy người bạn đời của bé.

Điều gì sẽ xảy ra trong kì động dục?

Động dục là thời kỳ tiếp nhận giao phối và được liên kết với việc các nang noãn sản xuất estradiol (một loại estrogen). Không nên nhầm lẫn hiện tượng này với kinh nguyệt ở con người, và bạn sẽ hiếm khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào của máu, mặc dù thỉnh thoảng có thể xuất hiện chất nhầy.

Mèo cái được kích thích rụng trứng, có nghĩa là sự rụng trứng không diễn ra mà không có sự giao phối hoặc kích thích bằng tay. Nếu bé mèo cái không giao phối trong thời gian động dục, mức độ nội tiết tố cuối cùng sẽ giảm xuống và chu kỳ động dục sẽ chấm dứt cho đến khi nó lặp lại sau hai đến ba tuần nữa.

Điều gì xảy ra trong quá trình giao phối?

Bé mèo cái sẽ vào tư thế đặc biệt để sẵn sàng giao phối: đầu cúi xuống, chân trước uốn cong, phần sau nâng lên để lộ âm hộ (tư thế nâng lên này được gọi là lordosis), với phần đuôi được nâng lên và giữ ở bên cạnh cơ thể, tất cả được bố trí để phù hợp cho dương vật của mèo đực vào thuận tiện hơn. Chân sau của bé ấy sẽ bước đi nhịp nhàng như thể đi bộ tại chỗ.

Bé mèo đực sẽ giao phối với mèo cái từ phía sau, giữ bé sau gáy bằng răng của nó. Hành vi cắn này một phần là để đảm bảo sự hợp tác nhưng cũng có thể kích thích một phần não của bé mèo cái để gây rụng trứng.

Mèo đực chưa triệt sản sẽ có dương vật gai (giống như lưỡi câu), và khi rút, mèo cái sẽ thường hét lên (cho dù là do khoái cảm hay đau đớn). Người ta cũng tin rằng dương vật gai kích thích rụng trứng.

Trên thực tế, các nhà lai tạo đôi khi sử dụng “Teaser Toms” để kích thích rụng trứng và chấm dứt chu kỳ động dục ở những con cái chưa sẵn sàng để sinh sản. Teaser Toms được triệt sản bằng cách thắt ống dẫn tinh, để lại những cái gai trên dương vật để kích thích rụng trứng.

Sau khi giao phối khoảng bao lâu thì xảy ra hiện tượng thụ thai?

Sự rụng trứng thường sẽ xảy ra trong vòng 20 đến 50 giờ sau khi giao phối và trứng có thể sống được (có khả năng thụ tinh) trong khoảng một ngày. Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng, sau đó di chuyển đến tử cung thông qua sừng tử cung, cấy vào niêm mạc tử cung trong vòng 10 đến 12 ngày.

Một bé mèo cái có thể giao phối với nhiều bé mèo đực khác giống không?

Tất nhiên là có thể. Ngoài đường, một bé mèo cái có thể giao phối với hai hoặc nhiều bé mèo đực trong suốt kỳ động dục – lên đến 21 ngày, với thời gian trung bình là bảy ngày.

Mặc dù khả năng di truyền của bé mèo cái có thể phát huy tác dụng, những bé mèo con có nhiều màu thường là kết quả của nhiều lần giao phối. Một số nhà lai tạo đã giữ lại bé mèo cái và tiến hành lựa chọn giống mèo đực trong nhiều lần giao phối để đảm bảo rằng việc mang thai sẽ có kết quả gen tốt.

Bé mèo của tôi có thể mang thai thêm lần nữa trong khi đang chăm sóc đàn con mới sinh hay không?

Không may là có. Vì lý do đó, điều quan trọng là phải giữ bé ấy ở trong nhà và tách biệt khỏi mọi con đực trong nhà. Một khi mèo mẹ bắt đầu cai sữa cho mèo con, bé nên được triệt sản để ngăn chặn việc thụ thai và đẻ những lứa tiếp theo. Ngoài ra, mèo con cũng nên được triệt sản, cho dù bạn có giữ các bé trong nhà hay tìm nhà mới cho các bé ấy đi chăng nữa.

Bé mèo của tôi có thể được triệt sản trong lúc mang thai hay không?

Ở tuổi nào mèo có thể mang thai?

Mặc dù mèo cái thường trưởng thành về mặt tình dục ở bất cứ độ tuổi nào, từ năm đến mười hai tháng, nhưng không có gì lạ khi mèo bắt đầu chu kỳ động dục sớm nhất là bốn tháng. Nếu bé ấy được phép mang thai ở độ tuổi này, kết quả sẽ là bé sẽ sớm sinh ra một lứa mèo con ngay thôi, và sẽ gây nguy hiểm cho cả mèo mẹ và mèo con. Nhiều bác sĩ thú y hiện khuyên nhủ rằng nên triệt sản cho các bé sớm để ngăn chặn không cho tình trạng này xảy ra.

Hi vọng là sau bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về vấn đề triệt sản ở loài mèo. Triệt sản không những giúp làm giảm mật độ dân số mèo, mà nó còn khiến mèo có một cuộc sống khỏe mạnh hơn, tránh được những rủi ro bệnh tật về lâu về dài.

1. Ghép cặp cho mèo – 1 với 1

Việc mèo tìm kiếm bạn đời có vẻ giống như “chuyện thường ở phố huyện” đối với nhiều người nuôi mèo: ồn ào, thường xuyên, bừa bãi; mèo cái mang thai, sinh ra một đàn mèo con, mặc dù sự thật không phải lúc nào cũng rõ ràng như giấy trắng mực đen như vậy.

Chẳng hạn, bạn có biết rằng mèo không rụng trứng cho đến khi chúng giao phối không? Hoặc là một bé mèo cái có thể sinh ra năm bé mèo con, mỗi bé lại có một người cha khác nhau? Hay là bộ phận sinh dục ở mèo đực có gai để kích thích mèo cái rụng trứng?

Quan niệm về giao hợp ở loài mèo

Bạn có thể đã từng được cho hoặc nhận nuôi mèo con cái rồi, và giờ bé ấy chỉ lớn thêm vài tháng tuổi thôi, bất chợt hành động của bé dần trở nên “đa tình” hơn.

Bạn sẽ tự hỏi rằng có phải bé đã đến kì động dục rồi không? Đúng vậy đó, bạn đã từng nghe về triệt sản rồi nhưng bé mèo của bạn chưa từng trải qua điều đó bao giờ, phải không? Có lẽ bạn đang âm thầm nghĩ rằng thật tuyệt khi có mèo con lởn vởn xung quanh – có lẽ chỉ thêm một bé nữa thôi là đủ.

Bạn yêu bé mèo của bạn, và bạn lo lắng không biết với độ tuổi bé mèo như vậy thì đã mang thai được chưa. Chính xác thì chuyện gì sẽ xảy ra? Có khi nào một ngày nào đó bé ấy sẽ lẻn ra ngoài và gặp một chú mèo đực nghịch ngợm khác, chỉ có suy nghĩ giao phối trong đầu chú hay không?

2. Bé mèo của bạn có đang trong kì động dục không?

Mèo cái mà chưa được triệt sản thì thường có những dấu hiệu động dục rất rõ ràng, một khi bạn đã là người có kinh nghiệm trong việc nuôi mèo trước kia. Một bé mèo sẽ trải qua kì động dục đầu tiên khá sớm, khi bé được khoảng 4 tháng rưỡi tuổi. Vậy nên đừng tin vào lời khuyên đồn thổi “Hãy đợi đến 6 tháng tuổi hẵng đem đi triệt sản”.

Và hãy nhớ rằng, một khi bé mèo cái đã trải qua kì động dục đầu tiên, tình trạng này sẽ tiếp tục xảy ra lần nữa và lần nữa, cho đến khi nào bé ấy được phối giống hoặc triệt sản thì thôi.

Xem: Dấu hiệu mèo đang động dục

3. Dấu hiệu cho thấy bé mèo nhà bạn đang mang thai

Mèo cái trong kì động dục sẽ “vượt đèo lội suối”, đi bất cứ đâu để tìm bạn đời, trong khi mèo đực thì sẽ tìm mọi cách để vượt qua bao khó khăn, trở ngại để đáp ứng yêu cầu giao phối của cô mèo kia. Nếu bé mèo cái nhà bạn đang động dục và gặp một bé mèo đực chưa triệt sản, khả năng bé mèo cái nhà bạn “dính bầu” là rất cao.

Một bé mèo đang mang thai sẽ có sự thay đổi rõ rệt trong cả thể chất lẫn tính cách, rõ ràng nhất là khoảng 3 tuần sau khi giao phối.

4. Vậy là bé mèo của bạn đang mang bầu

Như vậy có nghĩa là bạn đã chậm một bước trong việc triệt sản cho bé mèo, và hậu quả là bé mèo của bạn đã mang thai; hoặc một bé mèo hoang dính bầu đã được bạn nhận nuôi. Lúc này có lẽ bạn đang làm việc với đội cứu hộ, và đây là trải nghiệm đầu tiên mà bạn có đối với một bé mèo chửa. Từ đây bạn sẽ có hướng đi nào? Quyết định lớn nhất mà bạn cần đưa ra đó là có nên để tình trạng này tiếp diễn hay không.

Đúng là mèo khi đang mang thai vẫn có thể triệt sản được, nhưng càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Tuy nhiên, để ra được quyết định này, bạn sẽ cần bàn bạc kĩ lưỡng với gia đình và bác sĩ thú y trước đó!

5. Những giai đoạn mang thai của mèo

Toàn bộ quá trình phát triển của phôi thai là cả một quá trình nghiên cứu đồ sộ, mỗi giai đoạn lại mang những cái tên khoa học khác nhau. Nhưng để cho ngắn gọn và dễ hiểu, chúng mình sẽ tập trung vào những thứ cơ bản nhất. Lưu ý: Quá trình phát triển này rất quan trọng để bạn có thể chú ý tới bé mèo đang mang thai tốt hơn đó, nên bạn hãy đọc cẩn thận, đừng chỉ lướt qua hạng mục nha!

Xem: Giai đoạn mang thai ở mèo

6. Chăm sóc mèo đang mang thai

Cho dù mèo nhà bạn dính bầu hay bạn nhận nuôi một bé mèo có thai, bạn sẽ muốn cung cấp cho bé tất cả mọi thứ mà bé muốn trong khoảng thời gian này, để đảm bảo sức khoẻ của chính bản thân bé và cả đám mèo chưa sinh. Bên cạnh việc xem xét lại chế độ dinh dưỡng cho mèo, nhất là đối với mèo hoang, thì việc chăm sóc một bé mèo chửa cũng gần giống với việc chăm sóc một bé mèo bình thường, chỉ có điều mọi thứ cần được chú tâm nhiều hơn, cụ thể như bạn cần cho các bé: nơi để nấp, để ngủ, hộp xỉ, thứ để mài móng, đồ chơi. Tập thể dục cho bé mèo mang bầu cũng rất quan trọng nữa đó!

7. Những khả năng có thể xảy ra với bé mèo mang bầu

Nói chung, bất kì dấu hiệu bất thường nào trong thời kì thai nghén này đều nguy hiểm, và bạn cần liên lạc với bác sĩ thú y ngay lập tức. Đây là thời gian rất nhạy cảm và mỏng manh của bé mèo, bạn cần ghi nhớ điều đó nếu muốn chăm sóc bé được tốt. Dù có nhiều bé mèo trải qua quãng thời gian này mà không gặp bất kì trở ngại gì, thì cũng không thể loại trừ những khả năng bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lường trước và chuẩn bị kĩ càng sẽ giúp chúng ta ứng phó được với bất kì tình huống bất ngờ nào đó!

8. Giúp đỡ mèo trong quá trình sinh con

Thực ra bạn không cần làm bất cứ điều gì để giúp bé trong quá trình sinh con, ngoại trừ việc luôn ở bên và cổ vũ bé, giống như một người cha/mẹ đích thực của bé vậy! Có những lúc buổi sáng thức dậy, bạn chợt nhận ra mèo nhà mình đã sinh con ngay trong đêm hôm trước rồi, và hiện tại thì đang dịu dàng liếm láp, chăm sóc mấy chú mèo con bé xíu. Tuy nhiên, bạn cũng cần để ý xem bé có gặp bất kì khó khăn gì trong quá trình sinh con, liệu bé có cần bạn giúp đỡ không, và bạn có thể làm gì trong những trường hợp đó.

9. Chăm sóc mèo suy nhược sau khi sinh và đàn con của bé

2-3 tuần đầu tiên là những tuần cốt yếu của mèo mẹ và đàn mèo con nhà bạn. Mèo con sẽ phát triển khá nhanh, và mèo mẹ sẽ có những biểu hiện luôn đi sau và dõi theo mèo con. Hãy dành tặng riêng một góc yên tĩnh trong căn nhà của bạn cho mèo mẹ và mèo con; một phòng tách biệt sẽ là lí tưởng nhất, và hãy chắc chắn rằng phòng đó là vừa đủ ấm. Lạnh lẽo là một trong những thứ nguy hiểm nhất đối với mèo con.

Hãy để mèo mẹ tự chuẩn bị tinh thần và cho phép bạn được tiếp cận hai mẹ con bé. Một khi bé đã ổn định nơi ở và quen rồi thì có thể bé sẽ chào mừng bạn đến thăm bé bất cứ lúc nào đó!

10. Tìm mái ấm mới cho mèo con

Xem: Tìm nhà mới cho mèo con

Gửi gắm mèo con cho người chủ khác chăm sóc có thể là một trải nghiệm đáng mừng, nhưng cũng có lúc lại là một trải nghiệm đầy lo âu, phụ thuộc vào phầm bạn chuẩn bị như thế nào. Bạn có thể đã tốn gần hai tháng hoặc thậm chí hơn thế để chăm sóc cho mẹ con mèo. Và tương lai của các bé còn phụ thuộc vào việc bạn có bỏ thêm thời gian để chăm chút thêm cho các bé, để chắc chắn rằng các bé đã đủ trưởng thành để tới sống ở nhà mới chưa, và liệu những ngôi nhà mới có tốt, có đáng tin cậy hay không.

Điều còn lại duy nhất mà bạn có thể làm bây giờ là triệt sản cho bé mèo mẹ nếu như bé chưa được triệt trước kia. Bạn đã chịu trách nhiệm chăm sóc bé trong suốt quá trình bé mang thai rồi, và mình tin rằng đây là trách nhiệm duy nhất sau cùng mà bạn có thể thực hiện cho bé mèo nhà bạn.

Tác Hại Của Phối Giống Cận Huyết

Đồng huyết (consanguinity) thường do giao phối cận huyết (inbreeding ) mà ra. Giao phối cận huyết là hiện tượng các con vật có cùng huyết thống được giao phối với nhau.

Ví dụ như sự giao phối trong cùng dòng họ vật nuôi, giữa bố mẹ và con cái hay ngược lại, hoặc giữa anh chị em ruột vật nuôi với nhau. Cơ chế của sự cận huyết là các gen lặn (thường là những gen suy thoái ), chúng chỉ biểu hiện ra ngoài và thể hiện tác dụng tiêu cực khi chúng là đồng hợp tử. Khi giao phối cận huyết khả năng chúng gặp nhau là rất lớn, do hệ số đồng huyết rất cao (bố mẹ với con, anh chị em ruột với nhau: 25%; anh em họ với nhau, chú bác với cháu: 12,5%…).

Tác hại của phối giống cận huyết: Trong chăn nuôi, phối giống cận huyết ngoài ứng dụng để thuần chủng đàn giống, cố định một tính trạng, phát huy và bảo tồn huyết thống của các tổ tiên tốt, phát hiện và thải loại các gen lặn có hại… thì tác hại của giao phối cận huyết thường là rất lớn nhất là đàn vật nuôi cao sản như đàn bò sữa.

T ác hại được thể hiện ở các tính trạng sinh sản, sinh trưởng phát triển và tính trạng kinh tế như: Giảm khả năng sinh sản của thế hệ sau; giảm trọng lượng sơ sinh của bê con; giảm tốc độ sinh trưởng; gây ra hiện tượng quái thai; giảm khả năng kháng bệnh; giảm khả năng thích nghi với điều kiện sống; giảm tác dụng tiến bộ di truyền của đực giống (mục đích của truyền giống nhân tạo); giảm sức sản xuất. Các tác hại này không riêng rẽ mà chúng cộng hưởng thì hậu quả kinh tế không thể lường mà cần thời gian dài, tốn kém mới khắc phục được.

Nguyên nhân gây ra đồng huyết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đồng huyết đàn vật nuôi như:

– Khó nhận biết hậu quả do lâu mới xuất hiện và hậu quả thường ẩn sau các yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng. Lâu nay, nhiều nghiên cứu và chương trình tập trung giải quyết khả năng sinh sản và sức sản xuất kém thường chỉ nhắm vào các yếu tố sản khoa, yếu tố dinh dưỡng mà không chú ý đến yếu tố gián tiếp nhưng mang tính nguồn gốc đó là đồng huyết.

– Quần thể nhỏ, địa bàn phân bố của quần thể hẹp, bị cách biệt với quần thể xung quanh.

– Truyền giống nhân tạo thường giữ một số ít bò đực giống cao sản, do đó đời sau của các con đực này thường dễ cận huyết với nhau, nhất là khi quản lý giống không tốt.

– Do nhu cầu của công tác giống như tạo dòng thuần nhất, cố định các tính trạng tốt tạo điều kiện nâng cao ưu thế lai.

– Không rõ tổ tiên của bố mẹ của con bò cái và con đực giống, do không ghi chép lý lịch của bò cái nên khi phối bị nhầm lẫn. Đây thường là nhược điểm chủ yếu của cán bộ phối giống nhân tạo của ta hiện nay.

– Chất lượng con giống tạo ra do phối giống nhân tạo không gắn với tổ chức hoặc cá nhân tuyển chọn, nuôi đực giống để sản xuất tinh đông lạnh.

– Thiếu sự đa dạng, cạnh tranh trong sản xuất tinh đông lạnh để người chăn nuôi có cơ hội chọn lựa từ đó bắt buộc nhà sản xuất giống phải quản lý giống thì mới có thể tồn tại được.

– Người chăn nuôi chưa am hiểu tường tận tác hại của phối giống cận huyết vì tác hại này khó nhận biết và ẩn khuất sau các yếu tố sinh sản và chăm sóc nuôi dưỡng.

Phương pháp phòng tránh: Từ trước đến nay, chúng ta luân chuyển đực giống để phòng tránh đồng huyết. Đây chỉ là giải pháp tình thế, khi phẩm giống với tính trạng kinh tế chưa cao hoặc chưa thể sử dụng được phương pháp khác. Đã đến lúc, Việt Nam phải bỏ dần phương pháp này và có giải pháp tiên tiến hơn. Lâu nay, chúng ta đã có ý định hình thành bộ máy quản lý giống vật nuôi từ trung ương đến địa phương, nhưng không thành vì phải nuôi thêm một bộ máy mới. Từ kinh nghiệm của một số nước và nguyên nhân nêu trên, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp cụ thể, khả thi theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, không tốn kém thêm chi phí:

– Đưa nội dung này vào trong các lớp tập huấn (thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật chăn nuôi, khuyến nông…) để cảnh báo cho người chăn nuôi biết được tác hại của phối giống cận huyết. Từ đó, người chăn nuôi tự quản lý giống đàn vật nuôi của mình.

– Giao trách nhiệm cho tổ chức hoặc cá nhân nuôi đực giống, sản xuất tinh đông lạnh phải làm công tác giống (lập lý lịch bò cái, bê cái, ghi chép, tư vấn cho người chăn nuôi…) gắn với kiểm tra chất lượng đực giống và sản phẩm tinh cọng rạ. Đương nhiên là dưới sự quản lý nhà nước trung ương và địa phương.

– Khuyến khích các thành phần kinh tế nuôi đực giống, sản xuất tinh đông lạnh để đa dạng nguồn tinh từ nhiều đực giống khác nhau. Tạo ra sự thi đua và cạnh tranh về chất lượng, giá thành sản phẩm thông qua tính tiến bộ chất lượng giống do người chăn nuôi lựa chọn.

TS. Hà Văn Chiêu

Cập nhật thông tin chi tiết về Tính Toán Thời Điểm Phối Giống Ở Mèo trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!