Xu Hướng 3/2023 # Tổng Hợp Về Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Chó Mèo # Top 4 View | Viec.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tổng Hợp Thông Tin Về Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Chó Mèo # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Về Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Chó Mèo được cập nhật mới nhất trên website Viec.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thông thường thì chúng ta thường nghe thấy việc mèo bị mắc bệnh giảm bạch cầu nhiều hơn là loài chó. Bởi thực tế đã chứng minh khi mèo bị mắc căn bệnh này nếu không được can thiệp kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao và có thể bị bùng phát thành những ổ dịch lớn. Còn ở loài chó thì việc mắc bệnh chỉ ghi nhận trên số lượng cá thể đơn lẻ.

Trong cơ thể của cả chó và mèo thì tế bào bạch cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra được sức kháng thể để chống nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể của chó, mèo tránh được việc bị mắc bệnh tật và nhiễm trùng. Nếu bị mắc bệnh giảm bạch cầu ở chó mèo thì số lượng bạch cầu ở cả chó và mèo đều sẽ bị suy giảm, khiến chúng bị suy kiệt và chết.

Bệnh giảm bạch cầu ở chó mèo ở chó và mèo có gì giống và khác nhau?

Điểm giống nhau của bệnh giảm bạch cầu ở chó mèo là hiện nay chưa có được thuốc đặc trị cho căn bệnh này, mà chỉ có thể can thiệp để điều trị các triệu chứng, từ đó giúp cho chó, mèo tự sản sinh ra kháng thể.

Nguyên nhân gây nên căn bệnh này ở chó mèo cũng khác nhau, điều đó thể hiện ở việc:

Những nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở chó gồm có khuynh hướng di truyền, virut parvoviruses hay còn gọi là bệnh truyền nhiễm parvo, các sinh vật gây bệnh được lây truyền qua loài ve chó, thiếu các yếu tố dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể, hóa chất, thuốc, độc tố hóa trị liệu…

Nguyên nhân gây bệnh ở loài mèo thì chủ yếu do virut FPV gây nên. Loại virut này xâm nhập vào cơ thể mèo thông qua việc lây truyền qua đường miệng và chỉ sau 24h virut này sẽ xuất hiện ở trong máu, tấn công hệ miễn dịch, phá hủy niêm mạc ruột, làm suy giảm bạch cầu

Ở loài chó thì sẽ có biểu hiện sốt không rõ nguyên nhân, có dấu hiệu bị nhiễm trùng thường xuyên kèm với đó là đau khớp và tiêu chảy

Còn ở loài mèo thì triệu chứng biểu hiện sẽ là bỏ ăn, sốt, bị nôn mửa nhiều, mắt kèm nhèm, sụp mí, lờ đờ, có triệu chứng đi loạng choạng, mất thăng bằng, xuất hiện cơn co giật, mèo chảy dãi nhiều, hơi thở có mùi hôi…

Cách Chữa Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Trong cơ thể, máu có ba tế bào chính, trong đó có bạch cầu. Bạch cầu hay bạch huyết cầu (nghĩa là “tế bào máu trắng”, còn được gọi là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu. Chúng tạo ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Chúng là một phần của hệ miễn dịch.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn gọi là bệnh máu trắng, hay còn gọi là bệnh care ở mèo, mà trong đó hệ bạch huyết và tủy rối loạn, tạo ra những bạch cầu ác tính. Chúng tăng sinh ra ngoài tầm kiểm soát của cơ thể, lấn át hết các tế bào khiến máu không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh do virus FPV gây ra, đây là loại virus cực kỳ cứng đầu khi đề kháng với các chất sát trùng mạnh như cloroform, acid, nhạy cảm với Clorox và tồn tại ở nhiệt độ tới 56 độ C trong 30 phút. ĐIều này đồng nghĩa với việc chúng ta không thể sử dụng các chất sát trùng nêu trên để loại bỏ loại vi khuẩn này.

FPV thường đi vào theo đường miệng, việc nhiễm bệnh xảy ra đầu tiên ở mô lympho của vùng miệng-hầu (vùng hạch amidal) và lympho ruột. Sau 24 giờ nhiễm bệnh, virus hiện diện trong máu và phân bố khắp nơi trong cơ thể. Trong vòng hai ngày nhiễm bệnh, hầu như tất cả các mô trong cơ thể điều chứa một số lượng lớn virus. Khi kháng thể tuần hoàn xuất hiện, thì số lượng virus giảm dần. Nhưng vẫn còn một số lượng nhỏ virus thể tồn tại đến hàng năm trong một số mô, Nhưng nếu sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ đủ mạnh thì sẽ trung hòa hết virus trong lúc chúng lưu lại thì những mèo con bị nhiễm virus dai dẵng cũng không có khả năng lây lan bệnh

Ở mèo mẹ mang thai bị sảy thai hay đẻ non, mèo con có thể bị nhiễm vi rút ngay từ 2-3 tuần tuổi và chết hàng loạt trong vài ngày. Mèo ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng tỉ lệ tử vong rất cao. Từ 25-75% mèo chết trong các ổ dịch và gần 100% đối với mèo con. Ở mèo con mới sinh bị nhiễm bệnh, mô bị phá hủy nghiêm trọng là những mô có sự phân chia nhanh như tuyến ức và não tủy. Còn những mèo lớn thì những mô như lympho, tủy xương, và những tế bào bề mặt của ruột sẽ bị ảnh hưởng nghiêm thay vì mô tuyến ức và não tủy.

Ngoài ra, mèo hoang, mèo không rõ nguồn gốc cũng là nguy cơ lây lan bệnh dịch. Hay ở các nơi giết mổ, chất thải, phụ tạng mèo cũng là nguyên nhân lây lan bệnh dịch nên chúng ta cần phải đề phòng hơn nữa những mối nguy hại này.

Triệu chứng bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Ở giai đoạn nhẹ: Mèo vẫn nhanh nhẹn nhưng đi lại có biểu hiện loạng choạng, không còn giữ được thăng bằng, mặt lảo đảo, chậm chạp dần, miệng chảy dãi, có mùi khó chịu.

Ở giai đoạn nặng hơn: Triệu chứng dễ thấy nhất chính là bỏ ăn, mệt mỏi nôn ra dịch vàng có bọt, ỉa chảy lông tả tơi, miệng chảy dãi mạnh, mùi hôi và tanh, tai chảy nước và đầy ra chất bẩn màu đen. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở mèo con cao hơn rất nhiều. Mèo con có thể chết đột ngột mà không có dấu hiệu nào đi kèm, nếu có vài triệu chứng, chúng có thể tử vong sau 5 ngày mắc bệnh.

Giai đoạn cuối mèo bị tiêu chảy ra máu, không còn vận động và dẫn tới tử vong.

Cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Việc chủng ngừa thực hiện khi mèo con được 8 đến 10 tuần tuổi. Việc tiêm chủng lần 2 nên tiến hành vào 4 tuần sau. Ở những vùng nơi mà việc nhiễm bệnh cao, và để có được sự bảo vệ tối ưu, việc tiêm chủng lần 3 nên tiến hành vào lúc 16 tuần tuổi.

Miễn dịch thụ động từ mèo mẹ qua sữa đầu phải được xem xét trước khi thiết lập chương trình tiêm chủng định kỳ. Sự can thiệp của miễn dịch thụ động tư mẹ là nguyên nhân phổ biến nhất của sự thất bại trong việc tiêm chủng. Có sự tồn tại mối tương quan trực tiếp giữa mức độ kháng thể FPV của mèo mẹ tại thời điểm sinh và thời gian của miễn dịch thụ động ở mèo con. Miễn dịch thụ động của mèo con, nếu đủ mạnh sẽ không những bảo vệ mèo con chống lại FPV có độc tính mà còn phản ứng với virus của vaccine và can thiệp vào việc tạo miễn dịch.

Khi đón mèo về nhà mới cần cách ly với đàn mèo trong nhà từ 15-20 ngày dù trước khi về nhà, mèo lang thang hay mèo hoang cũng sẽ được Trạm thú y kiểm tra sức khỏe.

Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và khu vực nuôi mèo.

Một phần nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu xuất phát từ tập tính đi tìm bạn tình của mèo khi động dục vì vậy việc triệt sản cho mèo cái và thiến mèo đực được xem là một giải pháp giúp bạn có thể ngăn ngừa khả năng mắc bệnh của mèo..

Cách cải thiện bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Đây là bệnh nguy hiểm rất dễ chết ở mèo, mèo chỉ mắc một lần trong đời sau đó sẽ tự miễn dịch, không bị lại (đối với mèo không tiêm phòng). Dịch bùng phát mạnh trong điều kiện ẩm ướt, nồm, mầm bệnh có sẵn trong môi trường tự nhiên. Mèo trên 5 tháng tuổi, khả năng chữa khỏi cao hơn. Còn mèo dưới 2 tháng tuổi khả năng chữa được khá mong manh. Hiện nay, bệnh giảm bạch cầu ở mèo chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà bỏ mặc chú mèo của mình. Vì khi bạn bỏ mặc chúng, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, và cái chết là không thể tránh khỏi, Vậy nên, khi gặp những dấu hiện nhận biết bệnh ở trên, bạn nên đưa chúng đến cơ sở thú y gần nhất trong khoảng thời gian sớm nhất để có thể kịp thời cứu chữa.

Bệnh giảm bạch cầu mèo thường có tỷ lệ chết cao, nhưng nếu cố gắng, sự chăm sóc tốt thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm. Mục tiêu chính là giữ cho những mèo bị ảnh hưởng bệnh còn sống và sức khỏe tốt cho đến khi khả năng phòng vệ tự nhiên có thể đảm nhận được, như sự xuất hiện của kháng thể và sự gia tăng số lượng bạch cầu tuần hoàn. Kháng thể thường xuất hiện khoảng sau 3-4 ngày sau khi thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh, hai hoặc 3 ngày sau sự đáp ứng ngược lại ở bạch cầu có thể mong đợi xảy ra. Do đó nếu mèo bệnh được chăm sóc từ 5 đến 7 ngày sau cơn bệnh thì cơ hội hồi phục thường rất tốt.

Những chăm sóc về mặt thú y là nhằm vào việc giảm nôn mửa, tiêu chảy và mất nước gây mất cân bằng điện giải và nhằm vào việc phòng những bệnh vi khuẩn thứ phát có thể xảy ra.

3291 views

Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo Và Cách Điều Trị

Nguyên nhân bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm cầu xuất hiện ở mèo gây ra do virus thuộc phân loại vào nhóm Parvovirus. Đây là Virus đề kháng cao với hầu hết thuốc sát trùng. Như ether, chloroform, acid, alcolhol, và nhiệt độ và chúng mẫn cảm với tẩy Clorox.

Virus này phát triển trong cơ thể của ký sinh chủ. Và khi xuất hiện chúng như một loại dịch rất nguy hiểm. Bệnh giảm bạch cầu xuất hiện ở các lứa tuổi mèo nhất là mèo con. Nhiễm bệnh có tính lây lan từng đợt. Từng thế hệ và xảy ra có theo tính chất theo mùa, nhất là mùa sinh sản.

Virus Parvovirus có thể lây lan sang cá thể mèo khác qua cách tiếp xúc. Qua nước tiểu, phân, chất nôn ra,… Hoặc qua các dụng cụ nhiễm bẩn như dụng cụ cho ăn. Tấm trải cho mèo nằm, chuồng nhốt mèo hoặc qua người chăm sóc…

Virus gây bệnh giảm bạch cầu mèo di truyền theo đường miệng. Mô lympho của vùng miệng-hầu (vùng hạch amidal) và lympho ruột là hai bộ phận bị nhiễm bệnh đầu tiên. Sau 24 giờ nhiễm bệnh, virus xâm nhập vào máu và lan truyền khắp cơ thể của mèo.

Nếu phát hiện kịp thời và cung cấp chất kháng thể vào cơ thể mèo. Thì số lượng virus giảm dần nhưng số nhỏ vẫn tồn tại đến hàng năm trong một số mô. Nếu lượng kháng thể đáp ứng đủ để trung hòa virus. Thì lượng còn lại trong các mô của mèo cũng không gây ảnh hưởng đáng ngại.

Khi nhiễm virus Parvovirus mèo sẽ có những triệu chứng lâm sàn như: nhiệt độ tăng nhẹ, ăn ít, bạch cầu giảm nhẹ. Một số không có biểu hiện gì. Nhưng có trường hợp lại tăng nhiệt độ cơ thể nhanh chóng, suy nhược, bỏ ăn, nôn mửa và tiêu chảy, mất nước dễ gây tử vong.

Ngoài ra, có trường hợp sẽ có những biểu hiện. Khát nước nhưng không uống được, lông xù xì, xuất hiện mí mắt thứ ba, thân nhiệt dưới 36 độ C, hôn mê và chết sau vài giờ.Tỷ lệ chết khi mắc bệnh giảm bạch cầu có thể từ 25-100%.

Điều trị và phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu mèo thường có tỷ lệ tử vong cao. Nhưng cần có sự phát hiện kịp thời và chăm sóc tốt. Nếu lượng kháng thể xuất hiện khoảng sau 3-4 ngày sau khi thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh thì khả năng cứu sống thú cưng của bạn khá cao. Các kháng thể khi vào cơ thể mèo sẽ giảm các biểu hiện như: nôn mửa, tiêu chảy và mất nước.

Bạn nên tiêm phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo cho thú cưng khi cúng được 8 đến 10 tuần tuổi. Và lần 2 bắt đầu vào 4 tuần sau lần thứ nhất. Việc ngày sẽ giúp ngăn ngừa bệnh giảm bạch cầu cho mèo của bạn.

Bên cạnh đó, hãy chăm sóc mèo với chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và giữ cơ thể cũng như vật dụng của mèo sạch sẽ.

Coi nguyên bài viết ở : Bệnh giảm bạch cầu ở mèo và cách điều trị

Via https://dogily.vn/meo-canh/benh-giam-bach-cau/

Phòng Tránh Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Bệnh giảm bạch cầu là 1 căn bệnh mang tới án tử cho mèo cưng. Phòng tránh bệnh giảm bạch cầu ở mèo là điều mà tất cả các chủ nuôi nên biết.

Vậy bạn đã biết được những cách nào rồi. Bài viết này của đội ngũ chuyên gia PetHealth sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!

Phòng tránh bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Mèo chưa được tiêm phòng nên hạn chế tiếp xúc với những chú mèo khác cũng chưa được tiêm phòng hoặc không rõ nguồn gốc.

Đặc biệt thận trọng với những chú mèo đã khỏi bệnh, nhưng vẫn có thể mang theo virus. Điều này có thể khiến bùng phát dịch.

Mèo mới mua về cần phải được cách ly với các mèo khác từ 10-15 ngày để theo dõi.

Tiêm phòng vaccine để phòng bệnh cho mèo. Thông thường vaccine có hiệu lực miễn dịch tới 2-3 năm. Tuy nhiên bạn nên chích ngừa cho mèo hàng năm để đảm bảo vaccine có hiệu lực tốt nhất.

Virus FPV – Nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Như đã nêu trong bài viết trước, bệnh được gây ra bởi virus có tên là Feline Panleukopenia Virus (FPV). Là 1 căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, lây lan cực nhanh và gây chết rất nhiều mèo.

Do mèo bị mắc các độc tố, virus bạch cầu nên cơ thể sản sinh ra những khối u ác tính.

Virus bạch cầu có sức đề kháng cao với các chất sát trùng, chloroform, acid và chịu được độ nóng tới 56 độ trong 30 phút. Virus sống trong nhân tế bào của vật chủ, sản sinh nhanh khiến cho bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu cũng rất nhanh chóng.

Với sức sống mãnh liệt như vậy, virus có khả năng tồn tại rất tốt trong môi trường. Chúng có thể bám vào các đồ chơi, đồ ăn, nước uống của mèo và xâm nhập qua đường miệng. Thậm chí con người cũng là nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Do virus bám trên quần áo, tây chân sẽ lây sang mèo qua quá trình vuốt ve, ôm ấp.

FPV lây truyền qua đường miệng chỉ trong vòng 24h giờ. Virus sẽ xuất hiện trong máu, xâm nhập vào các tế bào lympho, tấn công hàng rào miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt chúng làm suy giảm bạch cầu, phá hủy niêm mạc ruột gây nên những triệu chứng rất đặc trưng của bệnh.

Tất cả các loài vật thuộc họ Mèo (Felidae) đều mắc bệnh và mang virus làm lây lan, bùng phát các ổ dịch lớn.

Đặc biệt là mèo hoang, mèo không rõ nguồn gốc, mèo nuôi thả rông. Vận chuyển và buôn bán mèo không có miễn dịch tốt là nguy cơ lây lan bệnh rất cao.

Những nơi giết mổ, chất thải và phủ tạng mèo cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.

Triệu chứng bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Tất cả các loài thuộc họ nhà Mèo (Felidae) đều mắc bệnh và mang virus gây bùng phát và lây lan dịch bệnh.

Triệu chứng dễ thấy nhất là mèo bỏ ăn, cơ thể suy nhược, mất sức đề kháng, mệt mỏi, ủ rũ. Có thể trầm cảm, tinh thần sa sút, trở nên hốc hác. Nôn khan hoặc nôn ra dịch vàng.

Viêm tai giữa (tai chảy nước và chất bẩn màu đen). Đau vùng bụng, tiêu chảy cấp và mất nước, rối loạn điện giải trầm trọng.

Phần bụng mèo sẽ phình ra thấy rõ, nhưng chỉ có khoảng 30% mèo bị bệnh có biểu hiện này.

Virus sẽ phá hoại các mô bạch huyết trong đường ruột và thành ruột. Dần dần sẽ lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể, và mang ung thư đi theo. Khi khám và kiểm tra có thể sờ nắn thấy cả khối u.

Chảy dãi dớt thành dòng, có mùi hôi rất khó chịu. Tiếng kêu khàn, mất giọng và yếu ớt.

Các triệu chứng thần kinh như đi loạng choạng, mất thăng bằng, run rẩy lắc lư, thậm chí co giật động kinh.

Mắt kèm nhèm, trũng, sụp mí mắt, lờ đờ, mũi miệng thâm đen. Hơi thở và mùi phân, dãi bốc mùi hôi rất khó chịu.

Xin chân thành cảm ơn!

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% phí từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Về Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Chó Mèo trên website Viec.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!