Tương truyền trước kia, ở các nước châu Âu, có một thời kỳ mùa màng bị tàn phá nghiêm trọng bởi các loài côn trùng có hại.
Những người nông dân đã đồng loạt cầu xin Đức mẹ Maria để mùa màng tốt hơn.
Đáp ứng lời khẩn cầu tha thiết của họ, Đức Mẹ đã ban xuống trần gian loài bọ rùa hay còn gọi là bọ cánh cam. Loài bọ này là “thiên địch” giúp tiêu diệt những con côn trùng gây hại.
Vì vậy, chúng còn được biết đến với cái tên “Bọ cánh cứng của Đức Mẹ”. Đó chính là nguồn gốc bọ rùa.
🔔🔔🔔 TÌM HIỂU THÊM: Bọ Xít
Bọ rùa hay bọ cánh cam là loài côn trùng hiền lành, có ích, sở hữu vẻ ngoài bắt mắt nên rất được mọi người yêu quý. Chúng còn được xuất hiện trong bộ phim hoạt hình “Bọ rùa và mèo mun” nổi tiếng dành cho trẻ em.
Bọ rùa là loài côn trùng có cánh, chân khớp, tên tiếng anh là Coccinellidae. Trên thế giới hiện nay có khoảng 5000 loại bọ rùa, nhưng hầu hết chúng đều sở hữu thân hình tròn trịa, màu sắc tươi sáng.
Sáu chiếc chân nhỏ, ngắn, mỗi chân có 4 đốt. Cánh bọ rùa cứng, bình thường ôm trọn lấy phần thân và thường có đốm đen bên trên. Cũng có một số loài cánh trơn hoặc có sọc.
Vào mùa đông, bọ rùa thường trú ẩn trong những góc kín đáo, khuất gió và ngủ đông. Đến mùa xuân, thời tiết ấm áp, chúng mới thức dậy.
Đây cũng là mùa rệp sinh sản và phá hoại cây trồng, và bọ rùa sẽ tiêu diệt chúng giúp người nông dân.
💝💝💝 NÊN XEM: Cách chữa bọ cạp chích
Bọ rùa có nguồn gốc từ châu Âu, đây cũng là nơi sinh sống của phần lớn bọ rùa trên thế giới. Chúng ưa sống tại các khu vực có thời tiết ôn đới, khí hậu hài hòa, không quá nóng hay lạnh.
Ngoài ra, một số lượng lớn bọ rùa cũng sinh sống ở Bắc Mỹ do đầu thế kỷ XX, con người đã vận chuyển chúng qua đây để tiêu diệt các loài côn trùng gây hại, phá hoại mùa màng.
Bọ rùa thường đẻ 1 ổ khoảng 15 quả trứng trên mặt sau của lá cây. Trứng của chúng hình thoi, màu vàng nhạt, dài khoảng 0,1 cm, có chất kết dính để không bị rơi ra khỏi lá cây.
Chúng có thể mang màu đen hoặc nâu nhạt tùy loài hòa trộn với các vân đỏ. Chúng diệt rệp để phát triển, khoảng từ 10 – 20 con/ngày.
Ấu trùng sẽ lột xác 3-4 lần trước khi trưởng thành. Cho đến khi phát triển hoàn thiện, khoảng 30 – 60 ngày, chúng có thể ăn tới 1000 con rệp, giúp nhà nông gìn giữ hoa màu đáng kể.
💠💠💠 NÊN ĐỌC: Rận Mèo sợ gì
Thức ăn chủ yếu của bọ rùa là các loại rệp, côn trùng phá hoại mùa màng. Tuy thân hình nhỏ bé nhưng 1 con bọ trưởng thành có sức ăn khá khủng khiếp, có thể lên đến 50 con rệp một ngày.
Vì vậy, bọ rùa được xem là người bạn thân thiết của nhà nông.
Để phân biệt được chúng, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm như:
Ấu trùng của chúng sẽ có hình tròn, kích cỡ khá lớn, cánh có màu sắc sặc sỡ xen lẫn các chấm đen tròn trên cánh.
Chúng bám trên mặt sau lá và chuyên ăn các loài sâu rầy, ấu trùng sâu non để phát triển. Một số loài bọ rùa có ích nổi bật như:
Loài bọ này còn có tên tiếng anh là Charidotella sexpunctata, sống tập trung ở khu vực Bắc Mỹ. Kích cỡ chúng cũng vô cùng nhỏ bé, chỉ dài khoảng 0,5 cm.
Ngoài ra, hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể còn giúp chúng biến đổi màu sắc dễ dàng, từ vàng sang đỏ có chấm đen.
Bọ rùa đỏ là người bạn thân thiết của nhà nông, giúp tiêu diệt rệp, sâu non phá hoại cây trồng. Chúng hiện đã có mặt tại hầu hết châu lục trên thế giới.
🎆🎆🎆 BẠN BIẾT GÌ VỀ: Cà Cuống
Ấu trùng của chúng có hình dáng tương tự các loài có ích nhưng nhạt màu hơn, không sặc sỡ bằng. Cánh chúng cũng hơi giáp hơn.
Chúng ăn lá cây để sinh sống, chỉ chừa lại phần gân lá, gây hại đáng kể cho cây trồng như bầu, bí, ngô, lúa, khoai, sắn,…
Ngoài ra, chúng cũng ăn ngọn cây và các loại quả, gây hại sầu riêng, dưa chuột, cà chua,…
Cắt bỏ phần lá, ngọn, quả đã bị bọ rùa ăn để tập trung chất dinh dưỡng cho các phần khác.
Bắt và loại bỏ bọ rùa bằng phương pháp thủ công.
Nếu thấy mật độ bọ rùa gây hại quá nhiều, bạn hãy phun một số loại thuốc trừ sâu như Pyrinex, Sherpa, Fenbis, Polytrin.