Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ, Chó Con Mới Đẻ Mất Mẹ

Cách chăm sóc chó đẻ, chó con sơ sinh

Cách nuôi chó con mới đẻ mất mẹ

1. Làm ổ cho chó con mất mẹ

2. Dinh dưỡng cho chó con mới đẻ

3. Cho chó con mới đẻ ăn dặm

3 Vệ sinh và phòng bệnh cho chó con mới đẻ

Cách chăm sóc chó đẻ, chó con sơ sinh

Với những con chó đang mang thai, đến gần thời kỳ sinh nở, chúng sẽ tự làm ổ cho mình. Chúng thường chon những nơi yên tĩnh, đủ ấm để bắt đầu quá trình chuyển dạ. Khi chó mẹ bắt đầu quá trình sinh nở bạn cũng không nên tới gần tránh làm phiền đến việc chuyển dạ , sinh con của chúng.

Chó con mới chào đời cơ thể yếu ớt, chưa mở mắt cũng chưa bò được. Nhưng bạn chớ lo lắng chúng sẽ tự biết cách tìm đến vú mẹ. Điều bạn nên làm lúc này là chuẩn bị đồ ăn gồm cháo, nước, sữa để gần ổ cho chó mẹ ăn giúp phục hồi sức khỏe sau sinh và nhanh có sữa cho chó con bú.

Vài ngày sau khi chó con chào đời, bạn chỉ nên đứng từ xa quan sát. Không nên lại gần ổ của chúng trừ lúc cho ăn do chó mẹ lúc này sợ mất con nên rất hung dữ. Nếu thấy ổ chó chưa đủ ấm,chỉ cần thêm vài chiếc quần áo cũ để giữ ấm cho chó con, có thể thắp điện sưởi.

Chó sơ sinh được 3-4 ngày tuổi bạn lưu ý thay lót ổ cho chúng, để ý nếu thấy chó con kêu nhiều tức là nguồn sữa mẹ không đủ. Lúc này, bạn có thể cho chúng uống thêm sữa ngoài bằng cách đổ ra tách để chúng tự liếm.

Khi chó con được 2 tuần, nên cho chó ăn dặm cháo nấu với thịt, sau đó thêm các thức ăn như rau, củ một cách từ từ trong khẩu phần ăn của chúng.

Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó mẹ rất quan trọng, nên bạn lưu ý bổ sung đầy đủ chất để chó mẹ có sữa nuôi con.

Khi đàn chó đã quen với sự xuất hiện của bạn, nên chú ý vệ sinh ổ chó để tránh ký sinh trùng gây tổn hại đến đàn chó con của bạn. Thường xuyên thay lót ổ, quét dọn khu vực ổ chó để lọai trừ vi khuẩn gây bệnh.

Cách nuôi chó con mới đẻ mất mẹ

Vì lý do không mong muốn nào đó mà chó con bị mất mẹ ngay từ lúc mới sinh. Lúc này, bạn cần chăm sóc cho chó thật chu đáo để chó phát triển tốt, không bị còi cọc cũng như bệnh tật do không có nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ.

1. Làm ổ cho chó con mất mẹ

Tùy theo số lượng chó trong đàn mà bạn chuẩn bị ổ cho chó. Lưu ý khi chuẩn bị ổ cho chó mới sinh phải đủ rộng, đủ ấm, đủ ánh sáng để chó có thể tắm nắng, không bị còi cọc. Việc đặt ổ chó ở nơi thông thoáng còn giúp ngăn ngừa ký sinh trùng như bọ chét, ve chó làm hại cún cưng của bạn và tránh được mùi hôi của ổ chó.

Với chó mới sinh cần không gian yên tĩnh nên bạn cũng không nên làm phiền chúng, không nên để ổ chó gần những loại vật nuôi khác.

Chó con mới chào đời cơ thể yếu ớt nên bổ sung bóng đèn để gần ổ sưởi ấm cho chúng.

2. Dinh dưỡng cho chó con mới đẻ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của chó sơ sinh. Tuy nhiên, với chó mất mẹ, bạn nên đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ để cún không bị ốm.

Bạn có thể mua sữa cho chó mới sinh ngoài cửa hàng hoặc cho cún uống sữa bò. Sử dụng xi lanh bơm sữa vào miệng thú cưng hoặc có thể dụng bình sữa cho chúng bú. Cứ sau 2 giờ thì cho chúng ăn 1 lần. Biểu hiện của chúng khi đói là chúng kêu và bò đi tìm đồ ăn.

Chó con mới đẻ không thể tự đi vệ sinh mà chó mẹ sẽ liếm vùng hậu môn của chó con để kích thích chúng đi vệ sinh. Với chó không còn mẹ, bạn nên lấy bông gòn thấm một ít nước rồi chấm vào vùng hậu môn, giúp chúng đi vệ sinh. Nên thực hiện sau khi cho chó uống sữa.

Khi chó đã lớn hơn được khoảng 5- 10 ngày tuổi, bạn nên huấn luyện cho chó biết cách tự ăn bằng cách rót sữa ra đĩa để chúng liếm.

3. Cho chó con mới đẻ ăn dặm

Chó con được 2 tuần tuổi là lúc chúng đã đi rất tốt và mắt có thể nhìn rất rõ các vật xung quanh. Đây là thời điểm thích hợp để cho cún ăn dặm cháo. Bắt đầu tập ăn dặm cho cún, bạn không nên nấu cháo quá đặc, sẽ làm chúng nhanh chán. Cháo có thể nấu cùng thịt.

Khi đã quen với việc ăn dặm khoảng 1 tuần, bạn có thể kết hợp cho cún ăn thêm rau thái nhỏ, luộc mềm và kết hợp thêm những thực phẩm khác để cún làm quen với mùi vị của thức ăn.

Lúc này, lượng sữa trong khẩu phần ăn sẽ giảm đi. Tốt nhất nên duy trì 2 bữa/ ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

3 Vệ sinh và phòng bệnh cho chó con mới đẻ

Chó con được 2 tuần tuổi bạn có thể tắm bằng nước ấm cho cún, không nên tắm quá lâu, tầm 5 phút là đủ, sau khi tắm lau khô người và phơi nắng.

Ổ lót của thú cưng cần được thay mới 2 ngày/ 1 lần. Khu vực xung quanh ổ chó không nên để cây cối rậm rạp sẽ là nguồn lây nhiễm ký sinh trùng cho cún.

Nên tập cho chó con khu vực đi vệ sinh riêng với khu vực ổ để bạn nhàn hơn trong khâu dọn dẹp cũng như để cún không mắc bệnh

Chó con được 3 tuần tuổi là bạn có thể tẩy giun cho chúng. Sau khi đủ 2 tháng tuổi có thể dùng thuốc diệt ve chó để loại bỏ ve trên cơ thể chúng và chỗ nằm. Lưu ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

<!-

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh Mất Mẹ

Theo kinh nghiệm chăm sóc chó con mới sinh mất mẹ của nhiều chủ nuôi thì ở mỗi giai đoạn, tuần tuổi khác nhau chó con sẽ cần lượng chất dinh dưỡng khác nhau cũng như cách chăm sóc riêng. Điều đó được thể hiện cụ thể như sau:

Trong vòng 24h sau khi được sinh ra nếu chó con được bú sữa mẹ là tốt nhất, nhưng nếu không có được sữa mẹ thì bạn có thể mua cho chó các loại sữa được nghiên cứu dành riêng cho chó con như PetLac, Esbilac PetAg… để chúng có thể đảm bảo được hệ miễn dịch.

Bạn pha sữa và đổ vào bình sữa của trẻ nhỏ rồi cho chó con bú từ từ từng chút một. Bạn nên cho chó con uống sữa đúng thời gian và nên chia thành 5 – 6 lần/ 01 ngày, mỗi lần uống từ 15 – 25ml.

Ở giai đoạn này thì sữa vẫn là nguồn thức ăn chính của chó con, nhưng bạn có thể giảm bớt lượng sữa đi và cho chó tập ăn cháo xay nhuyễn. Bạn nên duy trì và tập cho chó con thói quen ăn cháo để dần dần cai sữa.

Ngoài ra, bạn còn có thể trộn 2 thìa thức ăn hạt khô dành cho chó vào cùng với sữa pha, trộn đều cho đến khi nó có độ sệt giống cháo và cho chó ăn xen lẫn.

Do đây là giai đoạn mà hệ miễn dịch của chó con còn rất non nớt nên bạn cần đưa chó đi tiêm phòng, tẩy giun định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ thú y để giúp chúng phát triển tốt nhất.

Tạo được một môi trường sống với độ ẩm và điều kiện nhiệt độ phù hợp với thân nhiệt của chó con. Cách tốt nhất là bạn nên lắp lò sưởi hoặc đèn sưởi rồi lót một tấm đệm mềm ở trong chuồng để ngăn ngừa việc chó con bị bỏng do tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt

Kiên nhẫn trong việc giúp chó con đi vệ sinh. Bởi thực tế việc giúp chó con đi vệ sinh là nhiệm vụ của chó mẹ, nhưng do chó con đã mất mẹ nên bạn cần phải giúp chúng bằng cách lấy giấy ướt rồi nhẹ nhàng lau vào phần hậu môn để tạo kích thích. Bạn nên duy trì việc làm này cho đến khi chó được 3 tuần tuổi và dần kiểm soát được việc đi vệ sinh của mình.

Bạn nên dành thời gian đưa chó con đến gặp bác sĩ để có thể phát hiện ra bệnh một cách sớm nhất, giúp chúng sống khỏe mạnh hơn

Cách Chăm Sóc Mèo Mẹ Mới Đẻ Con, Kinh Nghiệm Chăm Sóc Mèo Đẻ

Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ như thế nào cho đúng không phải là việc mà ai cũng có thể làm được. Nếu không chăm sóc mèo mẹ đúng cách thì sẽ ảnh hưởng không chỉ đến sức khoẻ của mèo mẹ mà cả mèo con.

Vậy làm thế nào để chăm sóc mèo mẹ mới đẻ đúng cách, đảm bảo sức khoẻ cho mèo mẹ trong quá trình chăm sóc đàn con? Hôm nay, Nutrience sẽ giúp các bạn độc giả, những người yêu mến những chú mèo giải quyết được vấn đề này!

Đối với mèo mẹ, có rất nhiều thứ để người chủ cần phải quan tâm và lưu ý, từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, việc cung cấp tiện nghi,…

Trong quá trình sinh nở và ngay sau khi sinh, mèo mẹ hầu như không quan tâm đến việc ăn uống. Tuy vậy sau 24 tiếng sau khi sinh con, mèo sẽ ăn rất nhiều. Vì khi sinh một chú mèo con mèo mẹ đã tốn khá nhiều năng lượng nên nó cần ăn nhiều để có thể cung cấp dinh dưỡng cho mèo sơ sinh.

Trên thực tế, các bác sĩ thú y khuyên rằng, cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ sau khi sinh tốt nhất là cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Điều này sẽ cung cấp thêm calo cho mèo mẹ và giúp chúng sản xuất ra nhiều sữa hơn để chăm sóc con. Một số mèo mẹ ăn nhiều hơn gấp 4 lần so với bình thường khi chúng nuôi con.

Sau khoảng 1 tháng sinh con, mèo mẹ bắt đầu cai sữa cho mèo con, khi đó bạn có thể điều chỉnh lại lượng thức ăn, giảm lượng thức ăn ăn từ từ và đưa mèo trở lại chế độ ăn uống như một chú mèo trưởng thành như lúc ban đầu.

Để mèo tiếp cận với thức ăn một cách dễ dàng

Trong một vài tuần sau khi mèo mẹ mới sinh, nó sẽ dành hầu hết thời gian dể chăm sóc con của mình nên chưa thể điều chỉnh lại thân nhiệt và tìm kiếm thức ăn như ban đầu. Vì vậy, bạn cần mang tô thức ăn lại gần ổ của mèo để nó dễ dàng ăn uống.

Thực phẩm ướt hoặc thực phẩm tự chế biến là sự lựa chọn tốt nhất cho mèo đẻ vì chúng chứa lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên vì đặc điểm của các loại thức ăn này dễ hỏng nên bạn cũng có thể bổ sung thêm một cách thường xuyên thức ăn khô vào tô ăn của mèo mẹ.

Không phải tất cả thức ăn cho mèo đều giống nhau và thực sự tốt cho mèo mẹ. Hãy tìm thức ăn cho mèo mẹ loại thức ăn chuyên cung cấp dinh dưỡng đối với mèo mẹ đang cho con bú hoặc một loại thức ăn hảo hạng cho mèo ở mọi giai đoạn sống và lứa tuổi, đây là cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ mà ai cũng nên làm. Để đảm bảo chất lượng, bạn cũng có thể tìm kiếm thức ăn cho mèo đã được chứng nhận phù hợp.

Mèo mẹ sẽ cần rất nhiều protein để giữ cho mình khỏe mạnh, và cung cấp dinh dưỡng cho mèo con của mình. Vì vậy cần đảm bảo chất lượng thức ăn cho mèo sẽ cung cấp đủ protein. Nếu mèo con có những biểu hiện như thường xuyên kêu ồn ào hoặc có những biểu hiện khó chịu, nó có thể là dấu hiệu cho thấy người mẹ không nhận đủ chất đạm.

Một vài đặc điểm sau khi mèo mẹ mới sinh con

Bạn không cần thường xuyên đến gần và dọn dẹp ổ của mèo con vì mèo mẹ sẽ tự dọn dẹp ổ của mình cũng như các con. Bạn chỉ thay giấy và khăn lót khi thấy cảm thấy chúng đã bị bẩn để đảm bảo chỗ ngủ của mèo sạch sẽ.

Sẽ có những trường hợp sau khi đẻ, mèo mẹ không ăn, có hiện tượng tiêu chảy, nôn, co giật, cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ tốt nhất lúc này là phải nhanh chóng đem mèo đến bệnh viện thú y để được khám và điều trị.

Hãy để mèo mẹ nuôi mèo con trong 7-9 tuần vì hầu hết mèo con sẽ bú mèo mẹ trong khoảng thời gian 8 tuần. Chỉ nên tách mẹ con cho đến khi mèo con được 10 tuần tuổi.

Bạn và người nhà nên hạn chế tiếp xúc với khu vực sinh con và nuôi con của mèo. Tuyệt đối không cho người lạ lại gần khu vực mèo đẻ, chúng sẽ bị kích thích và tha con đi nơi khác, không cho con bú hay cắn chết con.

6 Chế Độ Chăm Sóc Chó Con Mới Tách Mẹ Hoặc Mất Mẹ Đúng Chuẩn Chuyên Gia

Chó con cũng như một đứa trẻ bé bỏng, yếu ớt cần được chăm sóc cẩn thận theo chế độ đặc biệt để chúng được phát triển tốt nhất. Đây là một quá trình khá phức tạp, đòi hỏi bạn phải có những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Do đó, hôm nay mình xin chia sẻ đầy đủ cách chăm sóc chó con để chó mau lớn, khỏe mạnh, để việc nuôi chó trở nên dễ dàng hơn cả với những người mới bắt đầu đặc biệt là những đàn chó con sớm tách mẹ hoặc mất mẹ lại càng được chăm sóc đặc biệt hơn.

Những điều cần biết về chó sơ sinh

Có được một đàn chó chuẩn về gien giống, khỏe về thể chất là mục tiêu và mơ ước của các nhà nhân, chọn giống chó. Thiết nghĩ các hiểu biết cơ bản về chăm sóc chó sơ sinh có vai trò quan trọng, không thể lấy kinh nghiệm thay thế những kiến thức cơ bản. Các nhà nhân giống chó có nhiều kinh nghiệm quý về chăm sóc chó sơ sinh, chó theo mẹ, nhưng để có cơ sở khoa học hơn, chúng ta cần biết một số kiến thức cơ bản để chăm nuôi một đàn chó khỏe mạnh, phát triển tốt vè giống và chọn giống.

1.Thế nào là đàn chó sơ sinh khỏe mạnh?

Trong vòng 48 giờ đầu, chó con ngủ liên tục, chỉ thức dậy để bú rồi lại ngủ tiếp. Trong khi ngủ, chúng vẫn có các động tác co duỗi, đạp chân, lắc đầu hoặc mút không khí tựa như đang bú, ngủ mê ( mơ ngủ ). Đó là bản năng “luyện tập” hoạt động ban đầu của hệ cơ bắp toàn thân.

Được chó mẹ âu yếm, hỗ trợ liếm láp không những ” hỗ trợ vần động, trở mình” cho con, mà còn liếm vào hậu môn, lỗ tiểu để kích thích bài tiết và “dọn vệ sinh” cho con.

Chó con mới sinh có thể nâng đầu lên nhưng chưa thể giữ vững thế, quay cổ, định hướng chưa tốt nên hay bị kẹt mắc vào vải, chất lót đệm ổ. Đặc biệt lưu ý khi để đàn chó ở góc tường, mẹ nằm sát dễ kẹp, đè chết con vừa do bị đè nén, về do ngạt thở.

2. Các chỉ số sinh lý, hoạt động cơ bản của chó sơ sinh?

Nhịp tim 160 – 200 lần /phút

Nhịp thở 15 – 35 lần/ phút

Thân nhiệt 34,5 – 36,1oC – Sau 4 tuần tuổi thân nhiệt mới đạt 38oC. Vì thế chó con thường hay nằm áp vào da bụng mẹ vừa dễ bú vừa giữ ấm cho mình.

Mở mắt từ 10 – 14 ngày. Khả năng nhìn và nghe phản xạ với âm thanh hoàn chỉnh sau 25 ngày tuổi.

Biết liếm láp và tập ăn được trong máng ăn vào 21 ngày tuổi.

3. “Sữa đầu” của mẹ quan trọng như thế nào?

Trong vòng 36 giờ sau khi sinh, sữa mẹ có chất lượng đặc biệt gọi là “sữa đầu” hay ” sữa non”. Sữa đầu có hàm lượng vitamin, khoáng chất và protein rất cao.Đặc biệt là kháng thể miễn dịch ban đầu IgG có khả năng bảo vệ, miễn nhiễm với các bệnh truyền nhiễm cho chó con. Nếu chó mẹ được tiêm vaccine một tháng trước khi mang thai, kháng thể miễn dịch qua sữa mẹ sẽ bảo vệ cho chó con tới lúc 16 tuần tuổi với các bệnh Parvovirus, Carrê và các bệnh truyền nhiễm khác.Nguyên nhân chính của chó sơ sinh chết yểu là do không bú được hoặc rất ít sữa đầu của chó mẹ.

Chính vì vậy, những chó nào mà sớm bị tách mẹ hoặc mất mẹ thì thường không được bú sữa mẹ, sẽ rất thiệt thòi cho chó ấy. Chính vì thế chúng ta cần có cách quan tâm và chăm sóc đàn chó sơ sinh này một cách đặc biệt.

4.Quan niệm về “ăn dặm” – Ăn ngoài sữa mẹ của chó sơ sinh ?

Cũng giống như ở người, ” không gì thay thế được sữa mẹ !” đặc biệt là sữa đầu. Việc cho chó con ăn dặm sớm là điều bất tắc dĩ, cần cân nhắc và có tư vấn của các bác sĩ Thú y.

Trong vòng 36 giờ đầu, tuyệt đối không được cho chó con ăn dặm. Một số chủ chó quá cẩn thận sợ chó con đói đã tự ý cho ăn dặm rất sớm làm cho chó con chán sữa mẹ ( vì độ ngọt của đường lactose sữa mẹ kém hơn sữa ăn dặm). 80- 90 % chó sơ sinh chết yểu do không bú sữa đầu của mẹ.

Hai tuần đầu nếu có trục trặc vì chó mẹ mất sữa hoặc đàn con quá đông thì biện pháp tách đàn hoặc tìm chó “vú em” là biện pháp tốt nhất thay thế “ăn dặm”. Khái niệm “ăn dặm” và “tập cho chó ăn” vào 21 ngày tuổi nên hiểu là giống nhau.

5.Các nguy cơ gây chết yểu chó sơ sinh là gì ? *Do chất lượng chó mẹ:

Chó mẹ phối giống ngay lần động dục đầu tiên , cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, chó mẹ vụng nuôi chăm con. Chó mẹ ốm yếu, đặc biệt khi mang thai hoặc mắc các bệnh mạn tính như : Ghẻ demodex ( xà mâu ), viêm da lở loét, viêm, u tử cung…Chó mẹ tuổi cao trên 6 năm. Chó mẹ có vấn đề về gien: lai đồng huyết, cận huyết. Chăm sóc kém trong thời kì mang thai.

Đẻ quá nhiều con : Các giống chó nhỏ như chihuahua, phốc sóc…số lượng con 3-4/đàn, các giống chó to GSD, GD, Rottweiler… 6 – 8 con / đàn. Vượt quá số con trên, trọng lượng chó sơ sinh quá nhỏ so với bình thường là bất lợi cho sức khỏe của đàn con. Do điều kiện chăm sóc của chủ chó trước và sau khi đẻ không hợp lý.Sức khỏe chó con yếu, bị nhiễm giun tròn nặng qua bào thai. Cho ăn dặm quá sớm…

Xã hội hóa là 1 quá trình xuyên suốt cuộc đời chú chú chó. Đây là 1 quá trình phải được thực hiện tù khi bạn đón chó con về cho tới khi 6 tháng tuổi. Theo nghĩa đen, thì xã hội hóa là giúp chú chó của bạn sống thật hòa đồng với xung quanh, xã hội hóa chú chó của bạn có ý nghĩa là hãy dành thời gian cho nó, chăm sóc và quan tâm tới nó, giới thiệu nó với mọi người xung quanh. Hãy yêu quý, gọi nó 1 cách thân mật với cái tên mình đã chọn. Hãy hướng dẫn trẻ em trong nhà cách yêu quý và chăm sóc chúng.

Cho chúng tới lớp huấn luyện

Đến chơi những chú chó đáng yêu khác

Đưa chúng đi theo bạn trong những ngày đẹp trời. ( luôn nhớ rằng, không bao giờ bỏ chúng ngoài xe 1 mình trong thời tiết nóng, điều này có thể khiến chúng không thở được).

Giới thiệu chúng với những người khách của bạn.

Cách chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho chó sơ sinh nói chung

Đây là bước đặc biệt quan trọng trong cách chăm sóc chó con mới đẻ. Có 2 cách phòng bệnh mà bạn cần quan tâm là tiêm vaccine và tẩy giun:

1.Tiêm phòng:

Trong giai đoạn mới sinh, chó con có lượng kháng thể rất thấp nên dễ mắc các bệnh nguy hiểm, cho nên tiêm phòng là bước thiết yếu. Có 3 loại, phòng 3 bệnh, 5 bệnh và 7 bệnh. Nên chọn loại 5 hoặc 7 bệnh vì hiệu quả phòng bệnh cao hơn rất nhiều. Loại 5 bệnh sẽ phòng các bệnh: Care, Pravo, viêm gan truyền nhiễm, phó cúm, ho cũi chó, trong đó 2 bệnh nguy hiểm và dễ gặp nhất là Care và Pravo. Ngoài ra, loại 7 bệnh có thêm Leptospria và Coronavirus.

Chó con khoảng 3 tuần tuổi nên bắt đầu tiêm mũi đầu tiên, 6 tuần tiêm mũi thứ 2. Thông thường, đến mũi thứ 2 là có thể ngưng nhưng nếu muốn chắc chắn hơn thì có thể tiêm tiếp mũi thứ 3 vào 9 tháng tuổi. Khoảng 12 tuần tuổi có thể tiêm phòng dại và mỗi năm một lần. Bạn có thể mang cún tới các cơ sở thú y để tiêm, giá của mỗi mũi dao động từ 120 – 200 nghìn đồng.

2.Tẩy giun sán: Tẩy giun cho chó con cần phải thực hiện từ sớm và thường xuyên theo chu kỳ với từng độ tuổi nhất định. Với chó dưới 6 tháng tuổi, nên tẩy giun cho chó mỗi tháng 1 lần, riêng 4 lần đầu tiên tẩy 2 tuần 1 lần, bắt đầu từ 2 tuần tuổi (2 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần). Chó trên 6 tháng tuổi cứ 3 – 4 tháng 1 lần cho đến khi được 1 tuổi thì chỉ cần lặp lại mỗi năm 1 lần.

Chế độ dinh dưỡng và điều kiện sống cho chó sơ sinh mới mất mẹ hoặc sớm tách mẹ

Những chú chó con khi mới được sinh ra do một lý do nào đó mà không được nuôi bởi mẹ của chúng như: mẹ mất sữa, mẹ không đủ sức khỏe để chăm hoặc rời mẹ chuyển sang chỗ khác sống… Như vậy, để chó con sinh trưởng và phát triển sớm bạn cần phải học cách nuôi chó con mất mẹ và thực hiện công việc này. Việc chăm sóc chó con phải đặc biệt chú ý về nguồn thức ăn bên cạnh đó còn là môi trường sống, vệ sinh cho chó và có phương pháp phòng chống bệnh hiệu quả.

1.Dùng loại thực phẩm nào để nuôi chó con mất mẹ

Sữa của chó mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho chó con. Nếu có thể hãy cho chó con bú sữa mẹ trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh. Như vậy sau này dù không có chó mẹ bên cạnh thì việc chăm sóc chó con cũng sẽ dễ dàng hơn. Theo như kinh nghiệm nuôi chó con mất mẹ thì mỗi một giai đoạn khác nhau. Chó con sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau và bạn cần phải lưu ý.

2.Cách nuôi chó sơ sinh mất mẹ trong 2 tuần đầu tiên

Trong thời kỳ này, chó con cần được bổ sung chất dinh dưỡng. Để hệ miễn dịch được đảm bảo tốt nhất.

Bạn có thể mua các loại sữa dành cho cún con để cho chúng ăn. Sản phẩm này được bán ở các cửa hàng thú cưng hiện nay rất phổ biến. Nên bạn không cần lo lắng về nguồn cung cấp sữa.

Một số loại sữa dành cho cún mà bạn có thể tham khảo để mua như: Esbilac PetAg, sữa PetLac,…

Công thức để pha sữa cho chó con là: 1 cốc sữa 200ml sẽ cho 1 chút muối ăn, 3 lòng đỏ trứng, 1 thìa canh dầu bắp, 1 thìa café vitamin tổng hợp lỏng.

Cách cho chó con uống sữa: Bạn hãy cho sữa đã pha vào bình sữa của trẻ và để chó con uống từ từ.

Theo như kinh nghiệm nuôi chó con mất mẹ. Bạn hãy chia nhỏ phần sữa ra để trong một ngày uống nhiều lần. Và để ý để cho cún con uống đúng thời gian. Phù hợp nhất là một ngày từ 5 đến 6 lần. Mỗi lần uống khoảng 15 đến 25ml và cách nhau 2 đến 3 tiếng.

Bạn có thể pha sẵn sữa để vào tủ lạnh cho cún dùng dần.

3.Thức ăn cho chó con trong từ 3 đến 6 tuần tuổi

Nếu vẫn duy trì cho chó con uống sữa thì hãy giãn thời gian ra từ 3 đến 4 tiếng 1 lần.

Đến tuần thứ 3, hãy bắt đầu cho chó làm quen với cháo. Bạn nên trộn 2 thìa thức ăn khô vào hỗn hợp sữa vẫn pha cho chó và trộn đều cho sền sệt như cháo và cho chó con dùng xen với sữa.

Duy trì cho chó con ăn cháo đến khi được 6 tuần tuổi. Tăng số lần cho ăn cháo trong ngày và bỏ hẳn thói quen uống sữa.

4.Cách giúp chó con đi vệ sinh

Khi còn nhỏ, chó con không thể kiểm soát được việc đi vệ sinh của mình do hệ tiêu hóa còn non nớt của nó. Nếu còn mẹ, mẹ sẽ giúp cho chó con đi vệ sinh đều. Đây là bản năng nuôi con của chó. Tuy nhiên nếu chó con bị tách mẹ từ sớm hãy học cách giúp chó đi vệ sinh.

Thời gian thích hợp nhất để giúp chó con đi vệ sinh là sau khi cho chúng ăn. Bạn hãy lấy giấy ướt và lau nhẹ vào hậu môn để kích thích. Hãy duy trì việc này cho đến khi cún con đủ 3 tuần tuổi. Song song với việc cho cún đi vệ sinh hãy theo dõi chất lượng phân. Để kiểm soát tình hình sức khỏe của chúng.

5.Tạo môi trường sống phù hợp cho chó con

Chó con không thể tự điều chỉnh thân nhiệt của mình. Vì thế để cún con có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Bạn nên chú ý tạo một môi trường có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.

Theo kinh nghiệm nuôi chó con mất mẹ hãy lắp đèn hoặc lò sưởi ấm cho cún. Tuy nhiên, hãy lót một lớp đệm để tránh nguồn nhiệt tiếp xúc trực tiếp làm chó bị bỏng.

6.Nơi ở của chó con

Cần đảm bảo nơi ở của chó con luôn được sạch sẽ, khô thoáng và ấm, lót một lớp vải vừa đủ dưới chỗ nằm, chuồng chó. Những ngày đầu không được để chúng nằm điều hòa hoặc nằm trước quạt vì rất dễ bị cảm lạnh. Thường xuyên vệ sinh nơi ở và thay lớp vải lót. Lưu ý trong 2 tuần đầu tiên không tắm cho cún mà chỉ cần lau nhẹ nhàng bằng vải/ khăn ướt. Khi được một tháng tuổi, bạn nên bắt đầu dạy chúng cách đi vệ sinh, việc này hết sức quan trọng vì nếu để lâu chúng sẽ đi vệ sinh lung tung trong nhà rất bất tiện.

Ngoài môi trường sống, người nuôi chó cũng cần phải quan tâm đến sự phát triển tâm lý ở thú cưng. Đặc biệt với những bé mới tách mẹ, nên thường xuyên vuốt ve và chơi với chúng. Nếu cún của bạn có dấu hiệu ủ rũ quá lâu thì rất dễ dẫn đến bỏ ăn, bị bệnh.

Chó con cũng không khác gì một đứa trẻ, đặc biệt những đàn chó con tách mẹ sớm hoặc mất mẹ lại càng cần được có chế độ chăm sóc đặc biệt. Hi vọng sau bài viết này, sẽ giúp các bạn có được cách chăm sóc cho con mất mẹ đúng chuẩn giúp đàn chó phát triển khỏe mạnh.

952 views

Cách Nuôi Chó Con Mới Đẻ Bị Mất Mẹ

Hướng dẫn cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ từ A đến Z Thức ăn cho chó con

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho chó con mới ra đời. Khi vừa sinh ra, tốt nhất chó con nên được bú sữa mẹ trong 24 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, nếu đó là chú chó không may mắn khi vừa được sinh ra đã mất mẹ thì bạn sẽ phải chăm sóc thay cho mẹ của chúng. Mỗi giai đoạn phát triển của chó sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau mà bạn nên lưu ý.

Cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ trong 2 tuần đầu tiên:

Đây là giai đoạn mà chó con cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho hệ miễn dịch của chúng được tốt nhất. Bạn hãy mua các loại sữa dành cho chó con để làm thức ăn chính cho chúng. Một số loại sữa tốt nhất bạn có thể tham khảo như Esbilac PetAg, sữa PetLac,…

Pha sữa cho cún con theo công thức: 1 cốc sữa 200ml sẽ cho 1 chút muối ăn, 3 lòng đỏ trứng, 1 thìa canh dầu bắp, 1 thìa café vitamin tổng hợp lỏng.

Cho cún con uống sữa rất đơn giản, bạn chỉ cần cho sữa đã pha vào bình của trẻ nhỏ và để cho chúng uống từ từ.

Theo lời khuyên của những người có kinh nghiệm chăm sóc chó con thì bạn nên chia nhỏ sữa ra để 1 ngày uống nhiều lần. Nên cho cún con uống sữa đúng thời gian, tốt nhất ngày uống từ 5-6 lần, mỗi lần uống khoảng 15-25ml và cách nhau 2-3 tiếng. Bạn cũng có thể pha sẵn sữa và để tủ lạnh cho cún uống dần.

Thức ăn cho cún con từ 3-6 tuần tuổi:

Khi cún con đã được trên 3 tuần tuổi thì bạn nên cho cún uống sữa khoảng 3-4 tiếng 1 lần và tập cho chúng thói quen với việc ăn cháo.

Bạn hãy trộn 2 thìa thức ăn khô vào hỗn hợp sữa pha cho chúng uống, trộn cho sền sệt như cháo và cho cún dùng xen với sữa.

Hãy duy trì việc ăn cháo cho đến khi cún con được 6 tuần tuổi. Tăng số lần ăn cháo trong ngày để bỏ hẳn thói quen uống sữa.

Tạo môi trường sống cho chó con

Chó con không thể tự điều chỉnh thân nhiệt của chúng cho nên bạn cần tạo cho chúng môi trường sống phù hợp để chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Khi không có sự chăm sóc của chó mẹ, chó con sẽ trở nên yếu ớt và dễ bị lạnh. Vì vậy bạn cần lắp đèn hoặc lò sưởi cho chúng, hãy lót một lớp đệm để tránh nguồn nhiệt tiếp xúc trực tiếp làm bỏng da cún con.

Bạn nên thường xuyên ôm ấp, vuốt ve chó con để chúng dần quen với chủ, khi lớn lên chúng sẽ rất trung thành. Bạn cũng nên cho chúng chơi với những con chó nhỏ cùng lứa để chúng quen với môi trường, thích nghi với hoàn cảnh sống và hòa nhập với cuộc sống xung quanh.

Cách cho chó con đi vệ sinh

Chó con sẽ không thể tự kiểm soát được việc đi vệ sinh của chúng do hệ tiêu hóa còn non nớt. Thường thì việc đi vệ sinh của chó con sẽ do chó mẹ giúp đỡ nhưng nếu không có chó mẹ thì bạn hãy tập cho cún con cách đi vệ sinh từ sớm.

Thời gian lý tưởng để giúp chó con đi vệ sinh là sau khi ăn. Khi cho cún con ăn xong, bạn hãy lấy giấy ướt lau nhẹ vào hậu môn của cún để kích thích đi vệ sinh. Thực hiện cách này cho đến khi cún được 3 tuần tuổi.

Khi cún con đi vệ sinh, bạn hãy quan sát chất lượng phân để kiểm soát tình hình sức khỏe của cún.

Cún con khỏe mạnh sẽ có nước tiểu màu vàng nhạt và trong, nếu nước tiểu màu vàng đậm hoặc cam cho thấy cún con bị thiếu ăn, cần cho chúng ăn thêm đủ chất.

Bình thường phân cún con sẽ có màu nâu và sệt, nhưng nếu phân có màu xanh thì cún con đã bị nhiễm khuẩn, bạn nên đưa cún đi tiêm vacine. Còn nếu thấy phân quá đặc thì khẩu phần ăn của chúng thiếu hoặc quá nhiều dinh dưỡng, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn và không nên cho cún ăn quá nhiều trong một ngày.

Phòng bệnh cho chó con

Lúc còn bé, hệ miễn dịch của chó con rất yếu cho nên bạn cần quan tâm chăm sóc chúng thật chu đáo. Bạn nên thường xuyên mang cún con đến bác sĩ thú y để kiểm tra định kỳ và phát hiện cũng như điều trị bệnh sớm nhất.

Nên dẫn cún con đi tiêm phòng đầy đủ và tẩy giun đúng thời gian. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về chế độ ăn, tẩy giun và tiêm chủng cho chó con. Chó con nên bắt đầu được tiêm chủng ngừa từ 4-6 tuần tuổi và cứ sau đó hai tuần một lần cho đến khi bé được 18 tuần tuổi.